Phát triển kinh tế và mở rộng không gian đô thị của thành phố Vinh, giai đoạn 2000-2009

Trong giai đoạn 2000 - 2009, phát triển đô thị là một trong những chủ trương phù hợp tạo nên động lực tăng trưởng và sức lan tỏa trong phát triển với các khu vực lân cận, góp phần thúc đẩy tăng trưởng với tốc độ cao. Với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An, trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, thành phố Vinh đang từng bước khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh để phát triển và hội nhập.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế và mở rộng không gian đô thị của thành phố Vinh, giai đoạn 2000-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N. T. Hoài PHáT TRIểN KINH Tế Và Mở RộNG .... tr. 35 - 39 35 PHáT TRIểN KINH Tế Và Mở RộNG KHÔNG GIAN ĐÔ THị CủA THàNH PHố VINH, GIAI ĐOạN 2000 – 2009 Nguyễn Thị Hoài (a) Tóm tắt. Bài báo phân tích thực trạng phát triển kinh tế và mở rộng không gian đô thị của thành phố Vinh giai đoạn 2000 – 2009 dựa trên các chỉ tiêu: quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế; phát triển công nghiệp, dịch vụ; sự mở rộng không gian đô thị. Đồng thời cũng làm rõ những tồn tại trong quá trình phát triển và hướng khắc phục. 1. Đặt vấn đề. Một trong những hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sự ra đời của hệ thống đô thị và vai trò của chúng không ngừng được nâng cao, tạo thành những trung tâm – động lực tăng trưởng, thúc đẩy và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến sự phát triển của các lãnh thổ kế cận. Thành phố Vinh là thủ phủ lâu đời của tỉnh Nghệ An và đã được công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 05/9/2008. Đến hết năm 2009, thành phố có diện tích 104,9 km2, dân số 311 nghìn người, mật độ dân số 2990 người/km2, tỉ lệ dân thành thị đạt 71,2% (chiếm 0,6% về diện tích, 9% về dân số, gấp 15 lần mật độ dân số chung của toàn tỉnh). Sự phát triển của Thành phố Vinh không chỉ khẳng định vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An, mà còn là đô thị đầu mối quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ đang từng bước chiếm lĩnh vị trí thành phố trung tâm kinh tế, văn hóa hàng đầu của vùng. 2. Nội dung 2.1. Sự phát triển kinh tế thành phố Vinh giai đoạn 2000 - 2009 Vận động trong sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Nghệ An và cả nước, Thành phố Vinh đã và đang phát huy các thế mạnh của mình để phát triển và hội nhập kinh tế. Qua 10 năm phát triển và hội nhập (2000 - 2009), kinh tế Thành phố đã có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn đạt hai con số, trung bình giai đoạn là 12%/năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ), trong đó: giai đoạn 2000 – 2005 đạt 12,5%, giai đoạn 2005 – 2009 là 11,4%. Quy mô kinh tế không ngừng được mở rộng. Theo giá thực tế, GDP tăng từ 1214,1 tỉ đồng năm 2000 lên 3727,4 tỉ đồng năm 2005 và đạt 9011,9 tỉ đồng năm 2009 [1]. Thu nhập bình quân đầu người theo đó cũng tăng lên nhanh chóng: từ 5,6 triệu đồng/người năm 2000 lên 15,6 triệu đồng/người năm 2005 và đạt 30,3 triệu đồng/người năm 2009 (tăng gấp 5,4 lần so với năm 2000). Trong cơ cấu GDP của Thành phố, khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) chiếm tỉ trọng không đáng kể và đang có xu hướng giảm; khu vực III (dịch vụ) chiếm ưu thế tuyệt đối và tỉ trọng đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, khu vực II vào những năm gần đây tỉ trọng trong cơ cấu GDP giao động trong khoảng 23,4% - 23,5%. So với năm 2007, năm 2009 tỉ trọng nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp có tăng và nhóm ngành dịch vụ giảm nhẹ. Đó là do sự mở rộng không gian của Thành phố về phía những vùng sản xuất nông nghiệp. Mặc dù tỉ trọng khu vực II trong cơ cấu GDP có xu hướng Nhận bài ngày13/12/2010. Sửa chữa xong 14/06/2011. Cơ cấu GDP Thành phố Vinh giai đoạn 2000 – 2009 (Đơn vị tính: %) 2000 2005 2007 2009 Nông – Lâm – Ngư 3,4 2,1 0,7 1,5 Công nghiệp – xây dựng 34,9 23,5 23,5 23,4 Trường đại học vinh tạp chí khoa học, tập 40, số 2b - 2011 36 Dịch vụ 61,7 74,4 75,8 75,1 Nguồn [2,4,5] giảm nhưng Thành phố Vinh vẫn là trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Nghệ An nói riêng, của vùng Bắc Trung Bộ nói chung và là một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong nhiều năm liền đạt ở mức cao 17% – 18%. Giá trị tăng thêm của ngành được nâng lên không ngừng và đóng góp ngày càng lớn trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2005, giá trị tăng thêm của ngành đạt 874,5 tỉ đồng đến 2009 tăng lên 2110,4 tỉ đồng (tăng 2,4 lần), đóng góp trong tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp của toàn tỉnh tăng tương ứng 33% lên 40% [2]. Thành phố hiện có 5 khu, cụm công nghiệp, trong đó khu công nghiệp Bắc Vinh diện tích 60,16 ha, cơ bản được lấp đầy và tạo việc làm cho hơn 1.548 lao động; khu công nghiệp Hưng Đông đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật; ba cụm công nghiệp (Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc) với diện tích 24,9 ha đang hoạt động trên cơ sở các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định và phát triển. Các cơ sở sản xuất công nghiệp khác trên địa bàn Thành phố chủ yếu là công nghiệp sạch; những cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã và đang được di chuyển ra các khu công nghiệp tập trung. Các doanh nghiệp như: doanh nghiệp sản xuất bia, dầu ăn tinh luyện, dệt may, cơ khí, gỗ mỹ nghệ, xay xát bột mỳ, phân vi sinh NPK, da chế biến... đã thực hiện cổ phần hoá, tăng cường đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt. Các sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài được đánh giá có chất lượng cao: thuỷ hải sản, dệt may, chế biến gỗ, dầu ăn tinh luyện, bột đá siêu mịn... Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng ngày càng phát triển, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Đến nay, trên địa bàn Thành phố có 2 làng nghề chiếu cói ở Hưng Hoà được công nhận, các nghề khác tiếp tục được duy trì, phát triển, như: nghề thêu ren, móc đan sợi xuất khẩu, mây tre đan xuất khẩu, mộc mỹ nghệ. Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao và có xu thế ngày càng tăng. Nếu giai đoạn 2000 - 2005 tăng trưởng bình quân của khu vực này là 9,9%/năm thì giai đoạn 2005 - 2009 tăng với 14,2%/năm. Năm 2009, giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ của thành phố đạt 5183,9 tỉ đồng, đóng góp 39,4% giá trị chung của tỉnh [2]. Nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao xuất hiện, giúp mở rộng nền sản xuất xã hội trên địa bàn. Hoạt động thương mại diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2009 ước đạt trên 88 nghìn tỷ đồng, chiếm 45% giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh và khoảng 12,5% của vùng Bắc Trung Bộ. Hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng, không chỉ có sản phẩm hàng hóa trên địa bàn, hay thu hút từ các vùng miền khác trong nước mà còn có các loại hàng hóa nhập khẩu từ Lào qua các cửa khẩu và từ các nước khác qua các cảng Cửa Lò, Lạch Quèn, Bến Thủy. Từ thành phố Vinh, hàng hóa được phân phối tới các trung tâm thương mại lớn của khu vực như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, các trung tâm thương mại ở các huyện khác của tỉnh Nghệ An và xuất đi các nước: Lào, Trung Quốc... Hoạt động thương mại của thành phố Vinh đã có sức chi phối trong vùng Bắc Trung Bộ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2009 đạt 5183,9 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000 – 2009 đạt 12%/năm [2]. Điều này cho thấy khu vực dịch vụ của Thành phố khá phát triển, là tiền đề để trở thành trung tâm dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 2 siêu thị lớn (Maximark, Intimex), siêu thị BigC dự kiến sẽ khai trương vào tháng 10/2010 sẽ là trung tâm thương mại lớn nhất N. T. Hoài PHáT TRIểN KINH Tế Và Mở RộNG .... tr. 35 - 39 37 vùng Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, còn có mạng lưới siêu thị nhỏ kinh doanh tổng hợp với trên 2.000 mặt hàng các loại về điện tử, điện máy, hàng tiêu dùng, đồ gỗ mỹ nghệ, xe máy, quần áo. Hệ thống chợ được quy hoạch và đầu tư nâng cấp, hoạt động có hiệu quả. Đầu năm 2010, chợ Vinh mới sẽ được đưa vào sử dụng, với chức năng là đầu mối bán buôn bán lẻ, xuất nhập khẩu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ. 2.2. Sự mở rộng không gian đô thị Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Thành phố Vinh trong thời gian qua đã lan tỏa tới các vùng ngoại vi và tất yếu là sự mở rộng không gian đô thị. Trước 4/2008, diện tích tự nhiên của thành phố là 67.5 km2 (chiếm 0,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), đến 17/4/2008, địa giới hành chính của thành phố được mở rộng thêm 37,4 km2 theo Nghị định số 45/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Phần diện tích tăng thêm được lấy từ xã Nghi Đức 5,7 km2; xã Nghi Kim 7,4km2; xã Nghi Liên 9,5 km2; xã Nghi Ân 8,7 km2 (huyện Nghi Lộc); xã Hưng Chính (huyện Hưng Nguyên) 4,5 km2; 1,74 km2 của xã Hưng Thịnh được chuyển sang xã Vinh Tân và được thành lập thành phường Vinh Tân. Như vậy, tổng diện tích tự nhiên của thành phố Vinh từ 4/2008 là 104,9 km2 (tăng thêm 0,24% trong tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Sự phát triển kinh tế với việc mở rộng không gian đô thị đã làm cho vùng ảnh hưởng của thành phố được tăng cường, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa Thành phố Vinh với các khu vực lân cận. Từ Vinh vùng ảnh hưởng – liên kết được mở rộng theo các hướng: Cửa Lò – Cửa Hội, Nam Đàn, Quỳnh Lưu – Đô Lương, Nghi Lộc, Thanh Chương - Con Cuông – Tương Dương – Quế Phong (miền Tây). Vinh sẽ là trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, chế biến và xuất nhập khẩu hàng hóa – kết nối thị trường trong và ngoài nước, các vùng ảnh hưởng – liên kết sẽ cung cấp nguồn lực phát triển và sản phẩm chuyên môn hóa. Theo hướng Vinh – miền Tây, phát triển du lịch sinh thái gắn với khu dự trữ sinh quyển toàn cầu Tây Nghệ An (trung tâm là vườn quốc gia Pù Mát và 2 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt), phát triển năng lượng thủy điện, lâm nghiệp. Theo hướng Vinh – Nam Đàn, phát triển du lịch làng quê, nông nghiệp sạch. Theo hướng Vinh – Cửa Lò, phát huy thế mạnh về biển để phát triển các ngành: du lịch biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, cảng biển. Trong tương lai, đô thị ven biển này sẽ trở thành một cực kép của thành phố Vinh. Theo hướng Vinh – Quỳnh Lưu – Đô Lương, phát huy tiềm năng công nghiệp chế biến nông – lâm sản, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch ốp lát). Cùng với sự phát triển kinh tế, mở rộng không gian đô thị, tạo sự liên kết, thành phố Vinh đã, đang và sẽ tạo điều kiện để các lãnh thổ lân cận khai thác thế mạnh của mình, đồng thời tăng cường thêm vai trò đầu não của Thành phố. Tuy nhiên, để việc mở rộng không gian có hiệu quả, sức lan tỏa của Thành phố ngày càng rộng thì việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (đặc biệt là mạng lưới giao thông), nâng cao trình độ lao động đang là khó khăn lớn cần sớm được giải quyết. Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An, Thành phố Vinh còn được xây dựng thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ theo Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Để khẳng định được vai trò trung tâm của vùng, bên cạnh sự nỗ lực phát triển nội thành, nội tỉnh, Vinh còn phải có sự liên kết chặt chẽ trong phát triển với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là hai tỉnh giáp ranh: Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trên thực tế quan hệ của Vinh nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung với vùng Bắc Trung Bộ chưa phát huy được thế mạnh vốn có, thiếu hẳn mối liên kết hỗ trợ, hợp tác để cùng nhau phát triển theo hướng bền vững. Trường đại học vinh tạp chí khoa học, tập 40, số 2b - 2011 38 Hệ quả là không phát huy được lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương, lãng phí trong đầu tư, không hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, thiếu lành mạnh trong cạnh tranh và tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân của tình trạng trên: chưa có được những quy hoạch phát triển vùng mang tính khả thi cao, có cơ sở khoa học xác đáng; chưa có bộ máy quản lý, điều hành sự phát triển của một vùng để các địa phương, các ngành, các lĩnh vực liên quan có thể thực hiện tốt; còn mang nặng tư duy cát cứ hành chính, cục bộ địa phương trong hệ thống tổ chức quản lý và lãnh đạo theo địa giới hành chính, trong khi yêu cầu phát triển kinh tế không chỉ bó hẹp trong một địa phương. Nếu vấn đề liên kết không sớm được giải quyết, vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ của Vinh khó có thể thực hiện được do tốc độ phát triển nhanh của thành phố Thanh Hóa với khu kinh tế Nghi Sơn (ngành chủ lực là lọc hóa dầu), thành phố Hà Tĩnh với khu kinh tế Vũng Áng (ngành chủ lực là luyện kim, cơ khí gắn với mỏ sắt Thạch Khê lớn nhất cả nước và Đông Nam Á) Tình trạng trên không chỉ là vấn đề riêng của thành phố Vinh và vùng Bắc Trung Bộ mà còn là yêu cầu cấp bách cần giải quyết của các vùng kinh tế khác và của quốc gia. Để giải quyết vấn đề, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong và ngoài nước, các cấp chính quyền, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan làm nhiệm vụ đầu mối, chủ trì. 3. Kết luận Trong giai đoạn 2000 - 2009, phát triển đô thị là một trong những chủ trương phù hợp tạo nên động lực tăng trưởng và sức lan tỏa trong phát triển với các khu vực lân cận, góp phần thúc đẩy tăng trưởng với tốc độ cao. Với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An, trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, thành phố Vinh đang từng bước khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh để phát triển và hội nhập. N. T. Hoµi PH¸T TRIÓN KINH TÕ Vµ Më RéNG .... tr. 35 - 39 39 TàI LIệU THAM KHảO [1] Cục Thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê Nghệ An 2009. Vinh 5/2010. [2] Cục Thống kê Nghệ An, Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu qua các năm 2005 - 2008 và ước năm 2009 phân theo huyện, thành phố, thị xã, Vinh 12/2009. [3] Trần Thị Ngân Hà, Sự phát triển không gian đô thị ở thành phố Vinh và cách nhìn mới với các vùng ảnh hưởng. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “50 năm trường đại học Vinh”, Vinh, 10/2009. [4] UBND thành phố Vinh, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2009 và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Vinh 12/2009. [5] UBND thành phố Vinh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Vinh đến năm 2020, Vinh 2007. [6] UBND tỉnh Nghệ An, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015, Vinh 9/2007. [7] UBND tỉnh Nghệ An, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Vinh 12/2007. SUMMARY The situation development of economy and the expansion spatial urban in Vinh city in the period 2000 - 2009 This article analysis the situation development of economy and the expansion spatial urban in Vinh city in the period 2000 - 2009 based on targets: the size, growth rate of Gross Domestic Product, per capita income, economic structure, the development of industry and service; the expansion spatial urban. At once, the existing development also was clarified and the solution was suggested by the author. (a) Khoa Địa lý - Trường Đại học Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_va_mo_rong_khong_gian_do_thi_cua_thanh_ph.pdf
Tài liệu liên quan