Khu vực các địa phương hai bên biên giới
Việt - Trung còn nhiều khó khăn là do địa
hình phức tạp, dân cư thưa thớt, kinh tế
chưa thực sự tăng trưởng cao so với các khu
vực ngoài biên giới. Mặc dù vậy, được sự
quan tâm tạo điều kiện của Chính phủ hai
nước Việt – Trung khu vực biên giới này
ngày càng được củng cố và phát triển mạnh,
ngày càng khẳng định được vị thế của khu
vực trong sự dõi theo của cả hai nước Việt -
Trung. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải
đưa ra được những định hướng và giải pháp
để thực thi những định hướng ấy nhằm đưa
mối quan hệ giữa các địa phương hai bên
quốc giới ngày một tiến lên tầm cao mới
của sự hợp tác cùng phát triển.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế biên mậu các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc: Thực trạng và vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 157 - 161
157
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN MẬU CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ
Nguyễn Thị Minh Nguyệt*, Đỗ Vũ Sơn
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Các địa phương hai bên quốc giới Việt – Trung cũng đang tận dụng những tiềm năng sẵn có để
giao lưu hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực. Mối quan hệ biên giới này hết sức quan trọng và thu
hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu chuyên môn. Mặc dù còn tồn tại những vấn đề, thiếu xót song
quan hệ hai bên đã có những tiến bộ hết sức tốt đẹp, về kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch,... Sự
tiến bộ trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên đã làm thay đổi bộ mặt của hai nước nói chung và
với các địa phương hai bên quốc giới nói riêng. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải đưa ra được những
định hướng và giải pháp để thực thi những định hướng ấy nhằm đưa mối quan hệ giữa các địa
phương hai bên quốc giới ngày một tiến lên tầm cao mới của sự hợp tác cùng phát triển.
Từ khoá: Phát triển kinh tế, biên giới Việt – Trung, hợp tác
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới
trên đất liền là 1449,566 km (đường biên giới
trên đất liền: 1065,652 km, đường biên giới đi
theo sông suối: 383,914 km). Đường biên giới
đi qua 07 tỉnh phía Bắc Việt Nam là: Điện
Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh [6].
Biên giới phía Trung Quốc tiếp giáp với Việt
nam ở hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Vân
Nam là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Trung
Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam
tiếp giáp ở 4 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai
Châu và Điện Biên. Quảng Tây là khu tự trị
nằm ở phía Nam của Trung Quốc, có đường
biên giới chung với Việt Nam và chung Vịnh
Bắc Bộ. Quảng Tây có 8 huyện thị tiếp giáp
với 17 huyện thuộc ba tỉnh: Quảng Ninh,
Lạng Sơn và Cao Bằng của Việt Nam, có hệ
thống giao thông thuận lợi, “núi liền núi, sông
liền sông”, gồm cả đường ô tô, đường sắt,
đường thủy, đường biển và đường hàng
không. Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế như hiện nay, đây là điều kiện
thuận lợi để hai nước thúc đẩy phát triển kinh
tế, xã hội.
*
Tel:0988 686257, Email: minhnguyetdhsptn@gmail.com
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐỊA
PHƯƠNG HAI BÊN QUỐC GIỚI VIỆT – TRUNG
- Hoạt động thương mại trong các cửa khẩu,
kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế và giao lưu buôn bán
hai bên
Tại Hội nghị “Tổng kết hoạt động thương mại
biên giới phía Bắc giai đoạn 2006 - 2011”
ngày 18 tháng 11 năm 2011 có đại diện Lãnh
đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành liên
quan, đại diện Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các
tỉnh biên giới phía Bắc, đại diện các Sở Công
Thương và các cơ quan quản lý chuyên ngành
tại các cửa khẩu biên giới đã ghi nhận: Trong
giai đoạn 2006-2011, kim ngạch trao đổi hàng
hóa qua biên giới Việt - Trung không ngừng
phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình
29% một năm. Năm 2006, tổng kim ngạch
thương mại trao đổi hàng hóa qua biên giới
Việt - Trung đạt 2,8 tỷ USD, nhưng đến năm
2011 đã tăng lên hơn 7,1 tỷ USD và 9 tháng
đầu năm 2011 đạt trên 6,3 tỷ USD. Kết quả
này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển Kinh
tế - Thương mại giữa hai nước, đưa Trung
Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam trong nhiều năm liền. Đáng chú
ý là trong các năm gần đây, với việc đẩy
mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực
phẩm của Việt Nam qua biên giới đã góp
phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc, làm giảm nhập
siêu của Việt Nam từ Trung Quốc [7].
162Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 157 - 161
158
Bảng 1: Các cặp cửa khẩu chính giữa Việt Nam – Trung Quốc [3]
Cửa khẩu Việt Nam Cửa khẩu Trung Quốc
Tên cửa khẩu Thuộc tỉnh Tên cửa khẩu Thuộc tỉnh
Móng Cái Quảng Ninh Đông Hưng Quảng Tây
Hoành Mô Quảng Ninh Đông Trung Quảng Tây
Chi Ma Lạng Sơn Ái Điểm Quảng Tây
Hữu Nghị Lạng Sơn Hữu Nghị Quan Quảng Tây
Đồng Đăng Lạng Sơn Bằng Tường Quảng Tây
Bình Nghi Lạng Sơn Bình Nghi Quảng Tây
Tà Lùng Cao Bằng Thuỷ Khẩu Quảng Tây
Thanh Thuỷ Hà Giang Thiên Bảo Vân Nam
Lào Cai Lào Cai Hà Khẩu Vân Nam
Bảng 2: Các khu kinh tế cửa khẩu [8]
Tỉnh Tên khu kinh tế cửa khẩu
Quảng Ninh Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô-Đồng Văn
Lạng Sơn Đồng Đăng-Lạng Sơn, Chi Ma
Cao Bằng Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang
Hà Giang Thanh Thủy
Lào Cai Lào Cai
Lai Châu Ma Lù Thàng
Hoạt động trong các cửa khẩu : Sau khi mở
cửa quan hệ với Trung Quốc hoạt động thương
mại diễn ra sôi động, tiềm năng của mỗi cửa
khẩu ngày càng được phát huy. Theo Hiệp
định tạm thời giữa hai nước trên toàn tuyến
biên giới Việt – Trung có 21 cặp cửa khẩu, đến
nay đã có 9 cặp cửa khẩu chính thức được mở
cửa để thông thương (xem Bảng 1).
Ngoài các cửa khẩu đã được mở theo Hiệp
định còn có các cặp cửa khẩu ngoài Hiệp định
như: Đàm Thuỷ (Cao Bằng), Bản Vượt (Lào
Cai), Thượng Phùng (Hà Giang), Ka Long,
Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh), Tân Thanh,
Cốc Nam (Lạng Sơn). Riêng cửa khẩu Tân
Thanh của Lạng Sơn và cửa khẩu Ka Long
của Quảng Ninh tuy không nằm trong 21 cặp
cửa khẩu chính nói trên nhưng hoạt động
thương mại qua hai cửa khẩu này rất phát
triển và có nhiều thuận lợi cho việc trao đổi
hàng hoá giữa hai nước.
- Hoạt động trong các khu Kinh tế cửa khẩu
(KTCK) của Việt Nam
Nhằm thúc đẩy phát triển khu vực biên giới,
đã có 11 khu KTCK được Chính phủ quyết
định phê duyệt thành lập ở khu vực biên giới
Việt Nam – Trung Quốc (xem Bảng 2).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch,
hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ phát
triển nhanh ở tuyến biên giới Việt – Trung,
lượng khách xuất nhập cảnh chiếm 90% so
với toàn tuyến. Các khu vực KTCK này phát
triển theo hướng phát huy ưu thế của thương
mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh có khu KTCK cũng như của
các tỉnh bên trong nội địa. Với lợi thế về phát
triển sớm và sự hình thành các khu KTCK ở
đây đều có mạng giao thông kết nối với các
hậu phương qua các trục quốc lộ liên vùng
như khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn được
nối với Hà Nội và các nơi khác qua quốc lộ
1A, 1B. Khu KTCK Móng Cái với các nơi
khác qua quốc lộ 18, khu vực KTCK Lào Cai
qua quốc lộ 70. Các khu KTCK Đồng Đăng –
Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái trở thành cửa
ngõ thông thương giữa các tỉnh trong cả nước
với Trung Quốc; đây cũng là cầu nối quan
trọng của hai hành lang kinh tế: Nam Ninh –
Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Côn
Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tại các khu vực KTCK có cửa khẩu quốc tế:
Lào Cai, Móng Cái và Lạng Sơn việc đầu tư
163Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 157 - 161
159
kết cấu hạ tầng bên trong khu KTCK theo quy
hoạch đã được quan tâm, và đang hình thành
rõ các phân khu chức năng. Nhiều công trình
thiết yếu được đầu tư như Khu kiểm hóa cửa
khẩu, các trạm kiểm dịch, bãi đỗ xe, khu
thương mại, các công trình hạ tầng công nghệ
thông tin, mạng Internet dùng chung, sàn giao
dịch thương mại điện tử, cổng giao tiếp điện
tử được hình thành và phục vụ trực tiếp cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác của các cấp, các
ngành, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay
đổi hẳn bộ mặt khu KTCK, có tác dụng lan
tỏa thúc đẩy sự phát triển các vùng lân cận.
- Cơ chế và chính sách
• Các hình thức kinh doanh ở khu vực biên
giới Việt – Trung: Từ sau khi mở cửa biên
giới Việt - Trung các hoạt động buôn bán diễn
ra rất sôi động với 3 hình thức: chính ngạch,
tiểu ngạch và buôn bán dân gian.
Buôn bán chính ngạch phải tuân thủ Hiệp
định Thương mại được kí kết giữa Chính phủ
hai nước ngày 07/11/1991, theo đó buôn bán
biên giới theo hình thức này được thực hiện
thông qua hợp đồng kí kết giữa các công ty
ngoại thương và các thực thể kinh tế khác có
quyền kinh doanh ngoại thương của Việt Nam
và Trung Quốc theo quy định của Hiệp định
Thương mại, theo Luật pháp của mỗi nước và
theo tập quán thương mại quốc tế.
Theo Thông tư số 05/TMDL-QLTT ngày
07/05/1992 của bộ Thương mại đã quy định
thì “đối tượng làm xuất nhập khẩu tiểu ngạch
là người buôn bán có hộ khẩu thường trú tại
các xã giáp biên giới và trị giá hàng hóa mỗi
lần xuất hoặc nhập không vượt qua
500.000VNĐ, tương đương trị giá 200kg gạo
tẻ theo thời giá”.
Để cải tiến các hình thức kinh doanh ở khu
vực biên giới Việt - Trung, Bộ Công Thương
có thông tư số 14/2001/TT - BTM thay thế
cho thông tư 05/TMDL- QLTT ngày
07/05/1992. Hàng hóa buôn bán qua biên giới
không khống chế về khối lượng và chủng
loại, chỉ cần phù hợp với nội dung trong giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh, trừ những
mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu. Đối tượng
cũng mở rộng là tất cả thương nhân Việt Nam
và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
được thành lập theo quy định của pháp luật,
kể cả hộ kinh doanh cá thể.
• Các phương thức mậu dịch: Trong những
năm đầu mở cửa hình thức mậu dịch chủ yếu
là hàng - hàng. Từ những năm 1992 hai nước
kí kết hiệp định hợp tác và một loạt các văn
bản kinh doanh nên phương thức mậu dịch
cũng phát triển, các hình thức thanh toán ngày
càng đa dạng như thanh toán ngân hàng,
thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ theo giấy
phép do ngân hàng Nhà nước cấp, thanh toán
trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt
USD/NDT/VNĐ, thanh toán qua tư nhân,
chuyển khoản, tạm nhập tái khẩu, gia công,...
trao đổi tại khu vực biên giới chiếm một tỉ
trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, quan hệ kinh tế Việt - Trung
vẫn đang trên đà phát triển tốt, đặc biệt là các
địa phương biên giới của hai nước hàng ngày
vẫn diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, nhằm
thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị hai bên
phát triển hơn nữa, vẫn còn rất nhiều vấn đề
phải nghiên cứu, đó là:
- Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN
chính thức hình thành. Các tỉnh Vân Nam và
Quảng Tây là “đầu cầu” để Trung Quốc hướng
ra Đông Nam Á, còn Việt Nam là “cầu nối”
liên kết Trung Quốc với các nước ASEAN.
Làm thế nào để phát huy vai trò đầu cầu và cầu
nối của các địa phương biên giới sau khi thành
lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN
là vấn đề cần nghiên cứu.
- Quan hệ láng giềng hữu nghị giữa biên giới
của hai nước cũng là một bộ phận cấu thành
quan trọng của quan hệ Việt - Trung. Làm thế
nào để vừa không đi ngược phương châm
chính trị phát triển quan hệ Việt - Trung mà
hai Đảng, hai Chính phủ đã xác định, vừa có
sự phát triển mang tính sáng tạo quan hệ giữa
chính quyền địa phương, đưa quan hệ láng
giềng hữu nghị lên một tầm cao mới cũng cần
được đi sâu nghiên cứu.
164Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 157 - 161
160
- Trong quan hệ láng giềng hữu nghị giữa các
tỉnh, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại là
trọng điểm. Tuy nhiên, sự phát triển của quan
hệ văn hoá vẫn chưa thực sự được quan tâm.
Hai nước có rất nhiều nét tương đồng về văn
hóa, tập quán sinh sống nên việc tăng cường
giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, tư
tưởng có vai trò vô cùng quan trọng đối với
việc thúc đẩy phát triển quan hệ Việt - Trung.
Làm thế nào để trong khi hợp tác phát triển
kinh tế thương mại thì giao lưu và hợp tác
trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng vẫn được
tăng cường là một vấn đề cần giải quyết.
- Trong hợp tác kinh tế thương mại giữa các
địa phương biên giới, thương mại song
phương vẫn là bộ phận quan trọng nhất. Tuy
nhiên đối với Vân Nam, Quảng Tây - Trung
Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta
có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao
động phong phú, tương lai hợp tác kinh tế kỹ
thuật vô cùng rộng mở, làm thế nào để đẩy
mạnh mức độ hợp tác kinh tế kỹ thuật cũng
đáng để suy nghĩ.
- Đẩy nhanh tiến trình xây dựng các khu hợp
tác kinh tế xuyên biên giới Bằng Tường
(Trung Quốc) - Đồng Đăng (Việt Nam) và
Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Hà Khẩu
(Trung Quốc) – Lào Cai (Việt Nam) trên
tuyến đường biên giới Trung - Việt là trọng
điểm hợp tác kinh tế thương mại giữa các tỉnh
biên giới, song đó chỉ là một mặt. Việc xây
dựng “Hai hành lang một vành đai kinh tế”
vẫn còn nhiều việc phải làm, cần các chuyên
gia, học giả hai nước Trung - Việt quy hoạch.
Để hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của
Trung Quốc không chỉ quan hệ, phát triển
kinh tế với 7 tỉnh phía Bắc của Việt Nam mà
còn có thể mở rộng phát triển hơn nữa với các
tỉnh ngoài biên giới của Việt Nam và ngược
lại. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu
từ nay về sau.
- Các điều kiện cứng như xây dựng cửa khẩu,
xây dựng đường giao thông nối liền tỉnh Vân
Nam, Quảng Tây - Trung Quốc với các tỉnh
biên giới Đông Bắc Việt Nam được cải thiện,
phía Việt Nam cũng đang khẩn trương xây
dựng cơ sở hạ tầng miền Bắc Việt Nam. Tuy
nhiên, việc cải thiện xây dựng “phần mềm”
như thuận lợi hoá thủ tục thông quan, thuận
lợi hoá lưu động nhân viên xuyên quốc gia
vẫn còn đợi hai bên giải quyết thêm.
- Thu hút nhiều lưu học sinh Việt Nam đến du
học ở Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc
hơn nữa là nội dung quan trọng trong mở cửa
đối ngoại giáo dục của Trung Quốc, song làm
thế nào để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt
hơn, bao gồm điều kiện giáo dục, điều kiện
học tập, điều kiện sinh hoạt, để lưu học sinh
yên tâm và khi học tập trở về nước, họ có thể
trở thành trí thức trẻ chất lượng cao để xây
dựng đất nước, thành sứ giả giao lưu hữu nghị
Trung - Việt cũng là việc hai bên cần nỗ lực
rất nhiều.
- Việc cắm mốc phân định biên giới đã hoàn
thành, “Nghị định thư về phân định biên giới”
và “Hiệp định về chế độ quản lý biên giới” đã
ký kết, xoá bỏ một nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị của
Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, các
hiện tượng xuất nhập cảnh phi pháp, lao động
phi pháp, cư trú phi pháp, kết hôn phi pháp,
buôn lậu diễn ra do nhiều nguyên nhân, sẽ
không hoàn toàn mất đi do đã phân định biên
giới xong. Trong bối cảnh mới, làm thế nào
để tăng cường quản lý khu vực biên giới vẫn
cần hai bên tiếp tục nghiên cứu.
Quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Vân Nam,
Quảng Tây - Trung Quốc và các tỉnh biên
giới Việt Nam đã trải qua sự khảo nghiệm
của thời gian, phát triển phù hợp với lợi ích
của nhân dân hai nước. Quan hệ láng giềng
hữu nghị giữa các địa phương biên giới hai
nước vẫn còn không gian và tiềm lực phát
triển to lớn. Chính phủ hai nước sẽ tiếp tục
đưa ra những định hướng và tìm ra những
giải pháp để tăng cường giao lưu và hợp tác
hữu nghị giữa các địa phương hai bên quốc
giới, vì sự phát triển lành mạnh của quan hệ
Việt - Trung, góp phần vào cục diện mới hợp
tác cùng thắng lợi.
KẾT LUẬN
Các địa phương hai bên quốc giới Việt –
Trung cũng đang tận dụng những tiềm năng
sẵn có để giao lưu hợp tác với nhau trên mọi
lĩnh vực. Mối quan hệ biên giới này hết sức
quan trọng và thu hút sự chú ý của các nhà
nghiên cứu chuyên môn. Mặc dù còn tồn tại
một số vấn đề chưa được giải quyết song
165Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 157 - 161
161
quan hệ hai bên đã có những tiến bộ hết sức
tốt đẹp, về kinh tế thương mại, đầu tư, du
lịch,... Sự tiến bộ trong mối quan hệ hợp tác
giữa hai bên đã làm thay đổi bộ mặt của hai
nước nói chung và với các địa phương hai bên
quốc giới nói riêng.
Khu vực các địa phương hai bên biên giới
Việt - Trung còn nhiều khó khăn là do địa
hình phức tạp, dân cư thưa thớt, kinh tế
chưa thực sự tăng trưởng cao so với các khu
vực ngoài biên giới. Mặc dù vậy, được sự
quan tâm tạo điều kiện của Chính phủ hai
nước Việt – Trung khu vực biên giới này
ngày càng được củng cố và phát triển mạnh,
ngày càng khẳng định được vị thế của khu
vực trong sự dõi theo của cả hai nước Việt -
Trung. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải
đưa ra được những định hướng và giải pháp
để thực thi những định hướng ấy nhằm đưa
mối quan hệ giữa các địa phương hai bên
quốc giới ngày một tiến lên tầm cao mới
của sự hợp tác cùng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Lịch. Quan hệ thương mại Việt
Nam với Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc.
Nxb Thế giới, Hà Nội - 2007.
2. Đặng Văn Phan & nnk (2010), Các khu kinh
tế cửa khẩu Việt Nam: Lợi thế cạnh tranh và phát
triển, Hội thảo Khoa học quốc tế Địa lý Đông
Nam Á lần thứ 10, 11/ 2010, Hà Nội, tr. 127-228.
3. QĐ số 1151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ v/v phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên
giới Việt - Trung đến 2020.
4. Vũ Thị Thủy (2010), Phát triển kinh tế cửa
khẩu Lạng Sơn trong xu thế hội nhập, Luận văn
Thạc sỹ Địa lý.
5. Vũ Như Vân (2010), Tổ chức lãnh thổ KTXH
vùng biên giới Việt – Trung hướng tới mục đích
phát triển bền vững mở, Hội nghị Khoa học Địa lí
toàn quốc, 2010, Hà Nội.
6.
7.
8.
SUMMARY
ECONOMIC DEVELOPMENT IN LOCALITIES ALONG VIETNAM-CHINA
BORDER: STATES AND ISSUES
Nguyen Thi Minh Nguyet*, Do Vu Son
College of Education – TNU
The localities of the two countries along the Vietnam-China border have been taking advantage of
the available potentials to cooperate together in all areas. Border relationship is very important and
attracts the attention of professional researchers. Although there exist problems, omissions, but
relations between the two sides have made progress on economy, trade, investment, tourism...
Progress in cooperation between the two sides has changed the face of the two countries in general
and localities along both sides of the national border in particular. The question now is to provide
the direction and solutions to execute those orientations to bring the relationship between these
localities to a new level of collaboration with development.
Key words: economic development, Vietnam-China border, cooperation
Ngày nhận bài: 04/3/2013; Ngày phản biện: 20/5/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013
*
Tel:0988 686257, Email: minhnguyetdhsptn@gmail.com
166Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_kinh_te_bien_mau_cac_tinh_bien_gioi_phia_bac_viet.pdf