Rất cần tổ chức lại, mở rộng thẩm quyền xét xử và nâng cao năng lực của
Toà Hành chính để xử lý các khiếu kiệncủa doanh nghiệp đối với các quyết định
không đúng luật pháp của cơ quan hành chính nhà n-ớc, hình thành nền nếp "dân
kiện quan" nếu "quan" có sai lầm, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay,
những tr-ờng hợp tranh chấp đ-ợc phép kiện ra Toà Hành chính còn rất hạn chế,
doanh nghiệp ch-a tin ở Toà Hành chính là do: quá ít loại tranh chấp thuộc thẩm
quyền của Toà, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định chỉ
có 9 loại vi phạm hành chính mà doanh nghiệp, ng-ời dân có quyền khiếu kiện ra
Toà Hành chính; thủ tục và điều kiện khởi kiện phức tạp: phải có quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu của cơquan hành chính, do vậy, nếu cơ quan này cố tình
hoặc "quên" không ra quyết định giải quyết lần đầu thì doanh nghiệp cứ phải
chờ; thời hạn khởi kiện quá ngắn chỉ có 30 ngày từ khi có quyết định hoặc có
hành vi hành chính bị kiện cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn khiếu
kiện; không có biện pháp c-ỡng chế nào đối với việc thi hành án của các cơ quan
nhà n-ớc, không ít tr-ờng hợp án tuyên rồi bỏ đó.; thẩm phán hành chính còn
tâm lý e ngại, dè dặt khi giải quyết các vụ án đụng chạm đến cơ quan hành chính
các cấp, các cơ quan nhà n-ớc còn bao che cho nhau, v.v.
92 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c (12 triệu USD), Hồng Kông (9 triệu USD), Hà Lan (8 triệu USD), Bỉ
(7,5 triệu USD), Anh (6,7 triệu USD), Hàn Quốc (6,4 triệu USD), Mỹ (5 triệu
USD), Trung Quốc (4 triệu USD).
4.2. Ngày 24 tháng 11 năm 2000, Thủ t−ớng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 132/2000/QĐ-Ttg "về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành,
nghề nông thôn"; đây là một quyết định có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mở
mang các DNNVV kinh doanh ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
trong nông thôn, góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng hàng hoá phục
vụ nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn.
Hiện nay ở nông thôn, ngoài số ng−ời không có việc làm thì nhiều ng−ời
còn thiếu việc làm: các cuộc điều tra về lao động và việc làm tại thời điểm 1-7
hằng năm cho thấy lao động trong độ tuổi ở nông thôn th−ờng chỉ sử dụng trên
70% thời gian lao động (năm 1996, sử dụng 72,3%, 1997: 73,1%, 1998: 71,1%,
1999: 73,6%, 2000: 74,2%); riêng ở vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, tỷ
lệ này chỉ có 66%. Một số không nhỏ lao động thất nghiệp rơi vào nhóm lao
động trẻ, sẽ gây ra nhiều hậu quả về kinh tế và xã hội, gây ra các tệ nạn xã hội.
Có thể nêu ra nhiều ví dụ về những tác dụng hết sức thiết thực cũng nh−
tiềm năng phát triển rất to lớn của DNNVV ở khắp các vùng trong cả n−ớc.
Tỉnh Hà Tây từ lâu đã đ−ợc gọi là "đất trăm nghề", có những sản phẩm nổi
tiếng từ lâu đời, nh−: lụa Vạn Phúc (thị xã Hà Đông), nón Chuông, quạt Vác
(huyện Thanh Oai), chạm khảm Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), đồ gỗ cao cấp
Vạn Điểm, Nhị Khê (huyện Th−ờng Tín), dệt La Phù (huyện Hoài Đức), cót
Nghĩ H−ơng (huyện Quốc Oai), may Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ), bánh dày
Quán Gánh ... Theo thống kê năm 2000, Hà Tây có 972 làng, chiếm 66,6% trong
92
tổng số 1.640 làng thuộc 325 xã, ph−ờng, thị trấn có nghề sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, trong đó 120 làng đạt tiêu chí "làng nghề", nh−ng nhiều hộ gia đình chủ
yếu vẫn là hộ kiêm vừa nông nghiệp, vừa tiểu thủ công nghiệp. Đáng chú ý nhất
là sự phát triển các ngành, nghề đã giải quyết một phần quan trọng lực l−ợng lao
động d− thừa của tỉnh. Số lao động tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp là
107.000 ng−ời, chiếm tới 66,4% tổng số lao động, dịch vụ 12.600 ng−ời (7,9%),
còn thuần nông là 41.300 ng−ời (25,7%). Theo số liệu điều tra năm 2000 về giá
trị sản l−ợng ở các làng nghề cho thấy: tiểu thủ công nghiệp đạt 653,6 tỷ đồng,
chiếm 62,5%; dịch vụ 141 tỷ đồng (13,5%); nông nghiệp 250,8 tỷ đồng (24%).
Thu nhập bình quân cả năm của một lao động tiểu thủ công nghiệp là 4 triệu
đồng, dịch vụ là 3,4 triệu đồng, nông nghiệp là 1,6 triệu đồng. Kết quả phát triển
ngành, nghề ở Hà Tây đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: nông
nghiệp từ 48% giảm xuống còn 41%; tiểu thủ công nghiệp tăng từ 25,3% lên
30,5%; nâng cao thu nhập của từng gia đình, từng lao động, từng doanh nghiệp,
đóng góp đáng kể vào ngân sách địa ph−ơng. Hà Tây đang đề ra mục tiêu đến
năm 2005, đạt cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 35%, công nghiệp 35%, dịch vụ - du
lịch 30%, tập trung sức phát triển tiểu thủ công nghiệp, 80% số làng có nghề, quy
hoạch xây dựng 17 cụm công nghiệp nông thôn. (theo Báo Nhân Dân, số ra ngày
29-3-2001).
Xã La Phù (huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây) là một ví dụ nổi bật về phát triển
ngành, nghề trên phạm vi một xã. Xã này có 1.800 hộ, 4000 lao động, 8.000
nhân khẩu, bình quân ruộng đất chỉ có 275 m2/ng−ời. Xã này đã phát triển 100
hộ chuyên chế biến nông sản nh− làm mạch nha, bột sắn, bánh kẹo, miến mì, mỗi
năm làm ra 6.000 tấn kẹo. Xã còn 1.400 hộ, trong đó có 4 công ty TNHH, 20 tổ
hợp chuyên nghề dệt len, sản phẩm chính là quần áo, mũ, tất, khăn len. Không
những xã tạo công ăn việc làm cho lao động trong xã mà còn đón nhận 3.000 -
4.000 lao động từ nhiều xã bạn đến làm thuê và qua ph−ơng thức gia công, còn
sử dụng hơn 10.000 ng−ời ở các vùng lân cận. Trong hai năm 1999-2000, các cơ
sở sản xuất trong xã đã đầu t− thêm nhiều loại máy dệt, máy thêu hiện đại giá trị
từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/chiếc. Bằng sự cố gắng đó, doanh thu từ sản
phẩm tiểu thủ công nghiệp của xã đã tăng lên nhanh chóng, đem lại cho xã
nguồn thu to lớn: năm 2000, tổng doanh thu đạt 198 tỷ đồng, trong đó giá trị
hàng xuất khẩu đạt 153 tỷ đồng; tính ra, thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp chiếm
85%, từ nông nghiệp chỉ chiếm 15%.
Để phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn, điều quan trọng là phải
phân loại ngành, nghề và có định h−ớng phát triển theo nhu cầu của thị tr−ờng.
- Đối với những sản phẩm mà nhu cầu của thị tr−ờng đang có xu h−ớng
giảm, thì chỉ nên duy trì sản xuất ở một mức độ nhất định, vừa đủ đáp ứng nhu
93
cầu, nh− nghề giấy sắc, tranh dân gian, nghề dệt quai thao, v.v... nhằm mục đích
giữ gìn sản phẩm độc đáo, bí quyết công nghệ, bảo tồn văn hoá dân tộc. Đ−ơng
nhiên, đối với các ngành, nghề này, cũng vẫn cần tổ chức tiếp thị, giới thiệu sản
phẩm với thị tr−ờng trong n−ớc và n−ớc ngoài, tạo ra những nhu cầu mới, đồng
thời tiến hành các công tác chuẩn bị cho b−ớc phát triển trong t−ơng lai.
- Đối với những sản phẩm đang có nhu cầu lớn trên thị tr−ờng, nhất là các
sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, cần tạo mọi điều kiện để ổn định và mở rộng thị
tr−ờng, phát triển sản xuất. Chú trọng cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm đáp
−ng nhu cầu và thị hiếu ng−ời tiêu dùng (nh−ng không để mất tính chất truyền
thống), đồng thời đổi mới công nghệ, đ−a máy móc, thiết bị hiện đại vào những
khâu, những công đoạn sản xuất cần thiết và có hiệu quả tăng năng suất lao động,
giảm nhẹ c−ờng độ lao động và bảo vệ môi tr−ờng.
Quyết định số 132/2000 ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ t−ớng Chính
phủ đã đề ra khá toàn diện các chính sách khuyến khích phát triển ngành, nghề
nông thôn. Ngoài những vấn đề lớn nh−: khai thông thị tr−ờng, khuyến khích
trong các chính sách tín dụng, thuế khoá, trợ giúp trong đào tạo, tôn vinh nghệ
nhân, khuyến khích các dịch vụ t− vấn, v.v... có một số vấn đề bức xúc sau đây
cần đ−ợc đặc biệt quan tâm.
Hình thức tổ chức sản xuất phù hợp nhất đối với các ngành, nghề nông thôn
là các cơ sở kinh tế khu vực dân doanh, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa. Đó là khu
vực kinh tế có tiềm năng rất lớn và rất phong phú, huy động đ−ợc mọi nguồn vốn
rải rác khắp các vùng trong n−ớc, từ ít đến nhiều, phù hợp với chủ tr−ơng phát
huy nội lực cho phát triển kinh tế. Chúng ta khuyến khích tất cả các loại hình tổ
chức sản xuất, từ mỗi hộ gia đình đến các tổ, nhóm sản xuất, hợp tác xã, các loại
hình doanh nghiệp: doanh nghiệp t− nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, v.v... không bỏ sót một sáng kiến kinh doanh nào, dù nhỏ, nhằm huy
động đến mức cao nhất mọi nguồn vốn của dân vào phát triển ngành, nghề nông
thôn. Điều quan trọng là khắc phục t− t−ởng phân biệt đối xử, thậm chí kỳ thị
kinh tế dân doanh, dẫn đến những phiền hà, nhũng nhiễu trong khi thực hiện
chức năng quản lý của các cơ quan công quyền.
Một vấn đề khác không kém bức xúc, đó là thực hiện mạnh mẽ cuộc cải
cách hành chính, bảo đảm cho những chính sách khuyến khích ngành, nghề nông
thôn rất hợp lòng dân của Quyết định 132 thực sự đi vào cuộc sống. Đầu năm
2001 vừa qua, trong các cuộc làm việc giữa Bộ Th−ơng mại với doanh nghiệp tại
ba vùng, các doanh nghiệp đã phát biểu những ý kiến tâm huyết nhằm xoá bỏ
những rào cản, nhất là thuộc lĩnh vực hải quan và thuế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu
mạnh hơn nữa, t−ơng xứng với tiềm năng của kinh tế n−ớc ta, trong đó có hàng
94
thủ công mỹ nghệ đang có nhiều triển vọng. Những ý kiến đó rất cần đ−ợc xử lý
cụ thể, những rào cản cần đ−ợc xoá bỏ càng sớm càng tốt, đó là mong mỏi chính
đáng của cộng đồng doanh nghiệp.
Vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng ở khá nhiều làng nghề, nhất là những nghề làm
giấy, nấu r−ợu, nung gạch, sản xuất đồ gốm sứ cần đ−ợc giải quyết sớm. Điển
hình nh− ở Bắc Ninh, nơi có đến 58 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền
thống. Gây ô nhiễm lớn là nghề sản xuất giấy. Cả xã Phong Khê có 1.600 hộ thì
77% số hộ làm giấy, chủ yếu là giấy vàng mã, giấy vệ sinh, giấy bao gói. Nguồn
n−ớc ở con sông ven làng hàng ngày nhận đ−ợc khoảng 900 - 1.000 m3 n−ớc thải
có hàm l−ợng chất hữu cơ, hoá chất ngâm tẩy giấy rất lớn. Bên cạnh làng giấy
Phong Khê là làng thép Đa Hội cũng bị ô nhiễm không kém, đó là bụi than, xỉ
sắt, khí thải lẫn trong không khí. Mỗi ngày làng này tiêu thụ 200 tấn than, thải ra
50 tấn xỉ sắt.
Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng cả n−ớc, nơi có nghề gốm truyền thống từ
600 năm nay, cũng đang ở trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. Cả làng có 1.600 hộ
thì 1.000 hộ dùng lò đốt bằng than; bụi, khói và nhiều chất độc hại khác hàng
ngày thải ra với khối l−ợng lớn; mức độ ô nhiễm cao hơn 10 lần mức cho phép.
Một số gia đình đã chuyển sang lò đốt bằng ga, vừa bảo đảm vệ sinh môi tr−ờng,
vừa đạt hiệu quả cao hơn do chất l−ợng sản phẩm bảo đảm, tỷ lệ thu hồi cao hơn,
nh−ng chi phí quá cao: một lò 3 m3 tốn 300 triệu đồng, chỉ phù hợp với quy mô
sản xuất lớn.
Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng tr−ớc hết phải dựa vào các hoạt
động khoa học, công nghệ. Khoa học và công nghệ ở đây không chỉ là đổi mới
thiết bị, máy móc, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất l−ợng, mẫu mã sản
phẩm, giảm nhẹ lao động chân tay, mà tr−ớc hết và rất quan trọng là thực hiện
các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng.
Tuy nhiên, tích cực nhất vẫn là, cùng với việc nói trên, tổ chức di chuyển
các cơ sở sản xuất đang ở lẫn trong khu dân c−, gây ô nhiễm ra các khu/cụm tiểu
thủ công nghiệp, vừa chống đ−ợc ô nhiễm môi tr−ờng, lại vừa quy hoạch lại khu
dân c− khang trang, đẹp đẽ hơn. Một số địa ph−ơng nh− Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Hà Nội đã quy hoạch các khu/cụm tiểu thủ công nghiệp quy
mô nhỏ và đang thực hiện việc di chuyển này, có kết quả và kinh nghiệm tốt. Bắc
Ninh quy hoạch 3 cụm làng nghề: cụm làng thép Đa Hội khoảng 10 ha, tập trung
hơn 600 hộ sản xuất cơ khí; cụm đúc đồng Đại Bái khoảng 4-5 ha, thu hút
khoảng 700 hộ; cụm giấy Phong Khê với dây chuyền sản xuất có công suất từ
300-15.000 tấn giấy/năm, có dủ hệ thống xử lý n−ớc thải. Một số nơi đã huy
động các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng các chính sách trợ
95
giúp nh− giảm tiền thuê đất, trợ giúp chi phí di chuyển, v.v... Những kinh nghiệm
tốt tại các vùng này rất nên phổ biến để nhanh chóng hình thành các khu/cụm
tiểu thủ công nghiệp ở các vùng nông thôn.
5. Phát triển mạng l−ới các tổ chức t− vấn
5.1. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức phi chính phủ thực hiện các dịch vụ t−
vấn, xúc tiến, trợ giúp đ−ợc thành lập và hoạt động, hình thành một mạng l−ới đa
dạng và phong phú phục vụ doanh nghiệp. Đại thể có thể chia ra ba lĩnh vực nh−:
(1) t− vấn phát triển kinh doanh (t− vấn về thị tr−ờng, tìm kiếm nguồn lực tài
chính, t− vấn đầu t−, ứng dụng công nghệ mới, lập kế hoạch/dự án sản xuất kinh
doanh, v.v...); (2) t− vấn về quản trị doanh nghiệp (t− vấn về kỹ năng quản lý sản
xuất, quản lý nhân sự, tiền l−ơng, về văn bản pháp luật, v.v...); và (3) mở các lớp
đào tạo ngắn ngày về từng chuyên đề, tổ chức tham quan trong n−ớc và ra n−ớc
ngoài, giúp đỡ triển lãm hàng hoá có chất l−ợng cao, v.v... Hoạt động của các tổ
chức t− vấn đó đã có đóng góp nhất định trong việc trợ giúp doanh nghiệp từ lúc
khởi sự kinh doanh cho đến trong suốt quá trình kinh doanh.
Nh− vậy, trên thực tế, thị tr−ờng t− vấn đã hình thành và phát triển d−ới
nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, thị tr−ờng t− vấn đ−ợc hình thành một
cách tự phát, thiếu một chiến l−ợc phát triển dài hạn và một cơ chế hoạt động
thích hợp. Trong tình hình đó, bản thân các tổ chức t− vấn cũng đang phải tự
mình mày mò để hoạt động; đồng thời, cũng còn nhiều doanh nghiệp ch−a có
thói quen sử dụng các loại dịch vụ t− vấn một cách bài bản nh− một loại dịch vụ
cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhiều tổ chức t− vấn mới
ra đời, còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong hoạt động. Các tổ chức t− vấn này
th−ờng hoạt động trong những ngành, nghề đơn lẻ khác nhau; khó có thể đánh
giá đúng đắn chất l−ợng của các loại dịch vụ do các tổ chức t− vấn này cung cấp.
5.2. Đối với các DNNVV, cần khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn nữa các
dịch vụ t− vấn trong hoạt động của mình, từ khi khởi sự kinh doanh cũng nh−
trong toàn bộ quá trình kinh doanh, coi đây là một loại dịch vụ chất xám cung
cấp một cách khách quan và độc lập cho khách hàng nhằm trợ giúp DNNVV xác
định hoặc phân tích các vấn đề liên quan đến quản lý, khuyến nghị các giải pháp
và giúp đỡ thực hiện khi có yêu cầu. Mục đích cuối cùng của t− vấn là nâng cao
hiệu quả và hiệu suất hoạt động của DNNVV, qua đó góp phần nâng cao năng
suất lao động xã hội.
Quá trình t− vấn có thể bao gồm các giai đoạn nh−: thảo luận sơ bộ, điều tra
và nghiên cứu, chẩn đoán sơ bộ, nghiên cứu chi tiết, đề xuất khuyến nghị, giúp
đỡ thực hiện và trợ giúp tiếp theo. Nó cũng bao gồm việc xác định các thiếu sót,
nh−ợc điểm, hạn chế và những vấn đề liên quan ở các cấp quản lý liên quan đến
96
khách hàng. Cần phải có quá trình trình bày, trao đổi thông tin ng−ợc theo từng
b−ớc, soạn thảo và hoàn thành bản báo cáo cuối cùngvề các vấn đề, các khuyến
nghị đ−ợc nhất trí thoả thuận.
Các tổ chức dịch vụ t− vấn cũng nh− đội ngũ chuyên gia t− vấn n−ớc ta đang
thu hút sự quan tâm của khách hàng, chủ yếu là có những lợi thế so với t− vấn
n−ớc ngoài. Đó là: chi phí dịch vụ t−ơng đối rẻ hơn, chất l−ợng t− vấn đang dần
đ−ợc nâng cao do có nhiều lợi thế trong việc kết hợp những nguyên tắc và
ph−ơng pháp quản lý của n−ớc ngoài đã tiếp thu đ−ợc với điều kiện cụ thể của
n−ớc ta. Phát triển và sử dụng có hiệu quả lực l−ợng chuyên gia t− vấn trong
n−ớc, đặc biệt là số đã có quá trình tiếp cận và đào tạo về kinh tế thị tr−ờng, đang
đ−ợc nhiều tổ chức xem xét coi là h−ớng −u tiên quan trọng trong lĩnh vực quản
lý phát triển.
Thực tế chỉ rõ: đây là loại hình dịch vụ cao cấp có vị trí và vai trò rất quan
trọng, do các thành phần kinh tế, chủ yếu là khu vực dân doanh chủ động hình
thành, bằng việc khai thác chất xám của các chuyên gia trong các lĩnh vực để đ−a
ra những lời khuyên đối với DNNVV trong những vụ, việc cụ thể hoặc khi có
tranh chấp. Các tổ chức t− vấn này giúp đỡ doanh nghiệp một cách cụ thể, trực
tiếp, sát hợp với tình hình, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, là những tổ chức cần
đ−ợc khuyến khích và h−ớng dẫn, hình thành một thị tr−ờng t− vấn có tổ chức để
trợ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả thiết thực hơn. Có thể phân ra hai loại hình tổ
chức phi chính phủ đang thực hiện các hoạt động t− vấn trợ giúp doanh nghiệp:
các đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp và các tổ chức dịch vụ t− vấn:
- Một là: các đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp là những tổ chức dân sự
có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh tâm t−, nguyện vọng của
DNNVV, đề xuất kiến nghị về chính sách với Nhà n−ớc, đồng thời, trong các tổ
chức đó, các DNVVN cùng nhau bàn bạc, giúp nhau xử lý các vấn đề liên quan
trong kinh doanh nh− thị tr−ờng, vốn liếng, giá cả, đào tạo, môi giới, t− vấn, v.v...
mà không cần thiết đến sự trợ giúp của chính quyền. Vì vậy, rất cần phát triển và
phát huy tác dụng của các đoàn thể nhân dân (các đoàn thể công đoàn, thanh
niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, v.v... ) và các tổ chức xã hội nh− Phòng
Th−ơng mại và Công nghiệp, Hội Công th−ơng, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp
hội doanh nghiệp trong từng ngành, nghề, các câu lạc bộ doanh nghiệp, các loại
quỹ, v.v...
- Hai là: các tổ chức t− vấn chuyên nghiệp d−ới hình thức các công ty, trung
tâm t− vấn cho DNNVV. Trong thực tế, nhất là ở các thành phố lớn, đã hình
thành nhiều tổ chức t− vấn gồm những chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực chuyên
môn, nhất là t− vấn về thông tin (thông tin về thị tr−ờng, về các văn bản pháp
97
luật, v.v...), t− vấn quản lý, t− vấn về công nghệ, t− vấn thầu phụ và nhất là t− vấn
lập dự án kinh doanh nh− đã nói ở trên. Nhiều tổ chức t− vấn hoạt động có hiệu
quả, do tập trung đ−ợc nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, do
từng nhóm chuyên gia hoặc do tr−ờng đại học, viện nghiên cứu tổ chức.
5.3. Nhà n−ớc có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy mở mang nhanh
chóng ngành dịch vụ t− vấn, cụ thể là 5 điểm sau đây:
- Hình thành khung pháp lý cho các hoạt động dịch vụ t− vấn, khẳng định t−
vấn là một nghề và có những chính sách −u đãi thích hợp, tạo sân chơi bình đẳng
giữa các tổ chức t− vấn thuộc cơ quan nhà n−ớc, các đoàn thể và t− vấn dân
doanh. Nghiên cứu định chế về hoạt động uỷ quyền, tạo điều kiện cho các công
ty t− vấn có thể tiến hành các công việc nh− một đại diện uỷ quyền có t− cách
pháp nhân cho thân chủ.
Xây dựng một hệ thống quy chế về bảo hiểm t− vấn cho hoạt động của tổ
chức t− vấn để tăng sự tín nhiệm của khách hàng; mức độ bảo hiểm và bảo lãnh
đối với từng loại hợp đồng t− vấn phải thật phù hợp, tránh gây khó khăn cho các
nhà t− vấn.
- Về thuế, nên coi đây là một loại dịch vụ chất xám cần đ−ợc khuyến khích,
không nên xếp ngang hàng với các dịch vụ kinh doanh th−ơngmại khác; xem lại
thuế VAT đối với dịch vụ t− vấn; bãi bỏ quy định về giá trần đối với các chi phí
t− vấn hoặc những khoản không hợp lý khác liên quan dến các hoạt động t− vấn
nh− khống chế phí viết điều lệ cho các doanh nghiệp cổ phần hoá nhỏ hơn 2 triệu
đồng.
- Mở rộng việc giới thiệu trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng những
loại hình cũng nh− tổ chức t− vấn đang hoạt động để tạo điều kiện cho doanh
nghiệp dễ dàng lựa chọn và tiếp cận với các tổ chức t− vấn phù hợp, thuận tiện
nhất đối với mỗi doanh nghiệp.
- Có chính sách khuyến khích việc đào tạo những ng−ời hành nghề t− vấn,
nhằm chuyên môn hoá ngành, nghề t− vấn, nâng cao trình độ cũng nh− kiến thức
về nghề nghiệp cho chuyên gia t− vấn. Tạo điều kiện cho chuyên gia t− vấn có cơ
hội giao l−u, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà t− vấn trong n−ớc với t− vấn n−ớc
ngoài đẻ học tập kinh nghiệm và phát triển mối quan hệ giữa các nhà t− vấn. Có
chính sách giữ đ−ợc chuyên gia t− vấn giỏi, khắc phục tình trạng chuyên gia giỏi
chuyển sang làm việc cho tổ chức n−ớc ngoài sau khi đã đ−ợc đào tạo, tích luỹ
đ−ợc kinh nghiệm từ các tổ chức t− vấn trong n−ớc.
- Khuyến khích thành lập hiệp hội các nhà t− vấn (có thể theo từng lĩnh vực)
giúp các tổ chức thành viên hoặc cá nhân chuyên gia t− vấn có điều kiện trao đổi
ý kiến, học hỏi kinh nghiệm cũng nh− nâng cao trình độ nắm bắt nhu cầu của
98
doanh nghiệp, giúp nhau nâng cao chất l−ợng t− vấn cũng nh− bảo đảm và
khuyến khích hoạt động lành mạnh trong tổ chức t− vấn.
6. Tạo dựng tinh thần kinh doanh trong xã hội
Để khuyến khích và thúc đẩy hình thành và phát triển DNNVV trên đất
n−ớc ta, một vấn đề không kém phần quan trọng là phải từng b−ớc tạo dựng tinh
thần kinh doanh trong xã hội, hơn thế nữa, xã hội có thiện cảm với tầng lớp
doanh nhân, những ng−ời "lính xung kích" trên mặt trận kinh tế, phát triển kinh
tế, xã hội.
6.1. Thoát thai từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp, lại
trải qua nhiều năm trong thể chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, trong
xã hội ta, những quan niệm về hàng hoá, giá trị, giá cả, thị tr−ờng, lợi nhuận,
cạnh tranh, v.v... đang còn xa lạ. Thế nh−ng, tinh thần kinh doanh lại rất cần thiết
trở thành một giá trị văn hoá không thể thiếu, để khai thác sức mạnh của cả dân
tộc trong cuộc phát triển kinh tế ngang tầm với đòi hỏi khắc phục nghèo nàn, lạc
hậu của nhân dân ta cũng nh− để chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế
giới.
Khơi dậy tinh thần kinh doanh của mỗi ng−ời, của từng doanh nghiệp,
doanh nghiệp lớn cũng nh− DNNVV và của cả dân tộc là cuộc phấn đấu lâu dài.
Coi trọng tinh thần kinh doanh chính là góp phần phát huy dân khí của dân tộc:
một dân tộc có truyền thống hàng nghìn năm văn hiến, thông minh, cần cù không
thể cam chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu; nhận thức rõ nguy cơ lớn nhất là nguy cơ
tiếp tục tụt hậu xa hơn so với các n−ớc trong khu vực, và vì vậy, phải dốc toàn lực
cho cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, đạt cho đ−ợc mục tiêu "dân giàu,
n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Tinh thần kinh doanh đòi hỏi
coi trọng nghề kinh doanh, loại bỏ tâm lý chỉ quý trọng giới quan chức theo
tháng bậc giá trị "sĩ, nông, công, th−ơng" tr−ớc đây, xem nhẹ thậm chí coi khinh
những ng−ời kinh doanh, kỳ thị kinh tế dân doanh. Tinh thần kinh doanh cũng xa
lạ với t− t−ởng an phận thủ th−ờng, cam chịu số phận, chờ đợi thậm chí mong đợi
sự ban ơn của cấp trên, nói cách khác, là khắc phục sự trì trệ trong t− duy, sự kém
năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh tế. Tinh thần kinh doanh đòi hỏi xoá
bỏ lối đầu t−, sản xuất không tính đến nhu cầu của thị tr−ờng, không lấy lợi
nhuận làm mục tiêu, không tính đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
Đ−ơng nhiên, chúng ta khuyến khích khơi dậy tinh thần kinh doanh kiểu
mới mang các giá trị tinh hoa của truyền thống văn hoá Việt Nam, một tinh thần
kinh doanh phù hợp với pháp luật và đạo đức, văn hoá dân tộc kết hợp với tinh
thần kinh doanh hiện đại. Đó là tinh thần kinh doanh vì lợi ích của toàn nền kinh
tế, xa lạ với kiểu kinh doanh đơn thuần chạy theo lợi nhuận, cá lớn nuốt cá bé,
99
dung d−ỡng độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh, không tính đến hiệu
quả xã hội, chỉ tính đến lợi ích của một đơn vị, một tập thể nhỏ mà không tính
đến lợi ích của cả quốc gia, dân tộc.
Tinh thần kinh doanh thể hiện ra trong bản lĩnh và năng lực kinh doanh của
cả nền kinh tế trong điều kiện khu vực hoá và toàn cầu hoá về kinh tế nh− hiện
nay, đồng thời thể hiện ra trong hoạt động cụ thể của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia
đình, từng doanh nghiệp và của cả dân tộc. Tinh thần kinh doanh tạo ra bản lĩnh
và năng lực kinh doanh, đồng thời lớn lên cùng bản lĩnh và năng lực kinh doanh
của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, từng doanh nghiệp và của cả dân tộc.
6.2. Với mỗi doanh nghiệp, kể cả DNNVV, tinh thần kinh doanh phải đ−ợc
thấm sâu vào trong ph−ơng h−ớng sản xuất kinh doanh, cho đến mỗi ph−ơng án
kinh doanh, mỗi hành vi kinh doanh cụ thể của cả đội ngũ doanh nhân, cán bộ kỹ
thuật cho đến ng−ời lao động. Đó là tinh thần năng động, sáng tạo, luôn luôn tìm
tòi sản xuất những hàng hoá mới, kiểu dáng mới, giá cả hợp lý, phục vụ ng−ời
tiêu dùng ngày càng tốt hơn, mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất, đ−a
hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh ra thị tr−ờng thế giới. Đó cũng là tinh thần kinh
doanh căn cơ, dài hơi, có ph−ơng án làm ăn lâu dài, chứ không phải lối kinh
doanh từng vụ việc, chụp giựt, cò con. Đó là tinh thần kinh doanh lấy chữ "tín"
làm đầu, tôn trọng cam kết với bạn hàng, tôn trọng ng−ời tiêu dùng, triệt để khắc
phục lối kinh doanh gian dối, lừa đảo khách hàng. Đó cũng là tinh thần kinh
doanh theo luật pháp, minh bạch, trong sáng, khắc phục lối kinh doanh trái phép,
những hành vi gian lận th−ơng mại, trốn thuế, lậu thuế. Tinh thần kinh doanh thể
hiện trong lý t−ởng và các nguyên tắc hành động chung của doanh nghiệp - triết
lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, một nguồn lực bảo đảm sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Trên thế giới, đã có nhiều công ty, tập đoàn lớn xây
dựng cho mình những triết lý kinh doanh nổi tiếng qua đó quy tụ đ−ợc mọi ng−ời
trong công ty vào mục tiêu chung; không ít công ty đã nhờ đó mà thành đạt.
Qua hơn m−ời lăm năm đổi mới, do yêu cầu ngày càng khắc nghiệt của thị
tr−ờng, tinh thần kinh doanh đã từng b−ớc thấm vào công việc kinh doanh của
một số doanh nghiệp, rõ nhất là qua những hàng tiêu dùng đạt chất l−ợng cao
đ−ợc ng−ời tiêu dùng bình chọn hàng năm vừa qua, nh−ng khơi dậy tinh thần
kinh doanh vẫn là một vấn đề thời sự.
- Cần thiết đổi mới những quan điểm về kinh doanh, về "bóc lột" cũng nh−
có những nhận thức mới về doanh nhân dân doanh trong điều kiện hiện nay. Lợi
nhuận mà chủ doanh nghiệp thu đ−ợc không chỉ gồm phần thu về theo tài sản và
vốn bỏ ra kinh doanh, mà còn là phần thù lao cho lao động quản lý, cho những
rủi ro gặp phải trong kinh doanh. Lao động quản lý đã thực sự là một loại lao
100
động phức tạp đòi hỏi sự tích luỹ chất xám và c−ờng độ t− duy rất cao, không hề
giản đơn nếu muốn cho hàng hoá của mình đủ sức cạnh tranh trên thị tr−ờng, rất
cần đ−ợc trả công xứng đáng. Rủi ro cũng không ít, khi mà các yếu tố của thị
tr−ờng ch−a đ−ợc hoàn chỉnh, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập; nếu không có
phần bù đắp cho rủi ro, chủ doanh nghiệp sẽ thiếu hăng hái trong kinh doanh.
- Hơn nữa, ở n−ớc ta, cũng không thể nhìn nhận hoạt động của doanh nhân
dân doanh đơn thuần vì mục đích lợi nhuận, mà còn cần thấy ở đây lòng yêu
n−ớc, tính cộng đồng của lớp doanh nhân mới. Trong số những chủ doanh nghiệp
- doanh nhân của thời kỳ đổi mới, có không ít ng−ời đã từng là cán bộ nhà n−ớc,
cán bộ đoàn thể hoặc chiến sĩ quân đội, nhiều ng−ời tr−ởng thành trong xã hội
mới. Doanh nhân n−ớc ta không chỉ nghĩ đến làm giàu cho bản thân và gia đình,
mà họ còn ý thức khá sâu sắc về nghĩa vụ đối với đất n−ớc cũng nh− trong quan
hệ với ng−ời lao động trong doanh nghiệp, tr−ớc hết với niềm vinh dự và tự hào là
ng−ời Việt Nam trong thời đổi mới. Họ cũng nhức nhối, đau sót khi thấy đất
n−ớc có nhiều tiềm năng mà kinh tế n−ớc ta chịu mãi cảnh tụt hậu so với các
n−ớc xung quanh, dân tộc sống mãi trong cảnh nghèo nàn và lạc hậu tr−ớc những
tiến bộ nhanh chóng của kinh tế khu vực và thế giới.
- Cần tạo ra sự nhìn nhận đúng đắn về doanh nhân. Tr−ớc đây, trong thể chế
kế hoạch hoá tập trung, chỉ có những giám đốc tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm theo kế hoạch do cấp trên giao, không có doanh nhân thực thụ, theo đúng
nghĩa. Ngày nay, trong thể chế mới, một đội ngũ doanh nhân thuộc các thành
phần kinh tế đã xuất hiện và ngày càng giữ vai trò chủ công trên thị tr−ờng. Thực
tế đã chỉ rõ, không có doanh nhân giỏi, sẽ không có thị tr−ờng lành mạnh, không
có kinh tế phát triển. Chúng ta cổ vũ, tôn vinh lớp doanh nhân mới thuộc các
thành phần kinh tế, từ ng−ời chủ một tổ sản xuất, một doanh nghiệp nhỏ, một hộ
gia đình, một trang trại, giám đốc một công ty cho đến một tập đoàn, những
ng−ời đã góp phần tạo nên nhịp độ tăng tr−ởng của nền kinh tế, nhất là những
ng−ời đã tạo nên những hàng hoá độc đáo, làm rạng rỡ nhãn hiệu hàng hoá Việt
Nam trong n−ớc và trên thế giới. Đó là lớp ng−ời phát huy dân trí và dân khí trên
mặt trận kinh tế.
Tình trạng một số doanh nhân làm ăn không chính đáng là có thật, nh−ng
tình trạng đó chỉ có thể đ−ợc giảm bớt và khắc phục khi thị tr−ờng đ−ợc tạo lập
hoàn chỉnh, quy phạm pháp luật đồng bộ, rõ ràng, công khai, đặc biệt là đội ngũ
công chức thật sự trong sạch, vững mạnh, không có sự câu kết, tiếp tay của những
phần tử xấu trong bộ máy công quyền nh− hải quan, thuế vụ, ngân hàng. Đồng
thời, cần có cơ chế bảo vệ doanh nhân, khắc phục khuynh h−ớng hình sự hoá các
quan hệ dân sự đang gây cho không ít doanh nhân tâm trạng không dám mạnh
dạn sáng tạo, không dám chịu rủi ro.
101
- Nêu cao và phát huy tinh thần kinh doanh, khuyến khích các hoạt động
kinh doanh trong xã hội. Cần coi các hoạt động kinh doanh, tạo ra nhiều của cải
cho xã hội, tạo ra nhiều lợi nhuận không phải là cái gì xấu xa, mà lợi nhuận
chính là nguồn gốc của hạnh phúc của mỗi ng−ời và sự giàu có của toàn xã hội,
từ đó mà doanh nhân cần đ−ợc xã hội quý trọng, hơn nữa, biết ơn và tôn vinh.
Tôn vinh doanh nhân là tôn vinh những ng−ời đi đầu khai phá thị tr−ờng, chấp
nhận rủi ro, ngày đêm tâm huyết suy nghĩ nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng
thêm lợi nhuận, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ng−ời lao động, tăng thêm
phần đóng góp cho Nhà n−ớc nhằm mục tiêu chấn h−ng kinh tế đất n−ớc. Sự tôn
vinh thực sự đối với họ không chỉ trên lời nói mà phải đ−ợc thể hiện qua các việc
làm cụ thể, qua các giải pháp của các cơ quan chức năng khắc phục phiền hà, tận
tình h−ớng dẫn, giúp đỡ họ kinh doanh.
Đã có nhiều doanh nhân, nhất là doanh nhân trẻ, v−ợt lên mọi khó khăn,
thành đạt bằng ý chí phát triển và những kiến thức mới trong kinh doanh, sáng
tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh cao trên thị tr−ờng trong n−ớc
và bắt đầu chen chân vào thị tr−ờng thế giới. Họ rất cần đ−ợc tôn vinh. Vừa qua,
giải th−ởng "Sao đỏ" đ−ợc trao cho những doanh nhân trẻ đạt nhiều thành tích
trong kinh doanh đã chứng minh rất rõ khả năng sáng tạo to lớn của doanh nhân
trẻ n−ớc ta. Thế nh−ng, trong Đại hội thi đua thời kỳ đổi mới năm 2000, trong số
67 cá nhân đ−ợc tuyên d−ơng Anh hùng lao động, chỉ có một doanh nhân dân
doanh là anh Võ Quốc Thắng, Tổng giám đốc Công ty Đồng Tâm; hy vọng rằng
rồi đây vị trí của doanh nhân dân doanh sẽ đ−ợc đặt lại, t−ơng xứng với đóng góp
của khu vực dân doanh trong nền kinh tế n−ớc ta.
- Các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn học, nghệ thuật có
vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải những quan niệm mới về vị trí, vai trò
của doanh nhân. Việc biểu d−ơng những doanh nhân làm ăn giỏi, đồng thời phê
phán những doanh nhân vi phạm pháp luật, thiếu đạo đức kinh doanh, đặc biệt là
xây dựng hình t−ợng doanh nhân Việt Nam đúng nh− diện mạo của họ, sẽ tạo
cho xã hội sự nhìn nhận đúng đắn, thiện cảm đối với doanh nhân, góp phần vào
việc hình thành và phát triển tầng lớp doanh nhân n−ớc ta.
7. Phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp
Trong nền kinh tế thị tr−ờng, các tổ chức xã hội nghề nghiệp nh− hiệp hội
doanh nghiệp có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, thể hiện quyền làm chủ của
nhân dân d−ới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà n−ớc, là nơi nhân dân
tự tổ chức, tự hoàn thiện, cùng trợ giúp nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng nh− trong đời sống, là cầu nối giữa nhân dân và Nhà n−ớc, bảo đảm cho
Nhà n−ớc ta thật sự là của dân, do dân và vì dân. Đối với các DNNVV đang còn
102
nhiều yếu kém, việc phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp (d−ới đây gọi
chung là hiệp hội doanh nghiệp) lại càng có vai trò trợ giúp hết sức quan trọng.
7.1. Hiệp hội doanh nghiệp là nơi các doanh nghiệp cùng nhau th−ơng thảo,
thống nhất nhận thức và hành động trong việc khắc phục những khiếm khuyết
của kinh tế thị tr−ờng mà mỗi doanh nghiệp riêng lẻ không thể xử lý đ−ợc, có khi
vì lợi ích riêng t− hoặc không đủ sức mạnh để xử lý, nhằm bảo đảm lợi ích của
toàn xã hội. Đó là những vấn đề nh− th−ơng l−ợng về giá cả (tránh việc tranh
mua, tranh bán, đầu cơ, v.v...), hợp sức nhau trong việc đầu thầu xây dựng, đấu
giá cung ứng hàng hoá, hoặc chống những hành vi độc quyền, tranh chấp thị
tr−ờng, hoặc những hành vi xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp.
Trong các hiệp hội, doanh nghiệp cùng nhau thực hiện việc liên kết, trợ
giúp, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, cùng giúp nhau xử lý các vấn đề cụ thể
về kinh tế, kỹ thuật trong kinh doanh, ví dụ nh− giúp nhau xúc tiến th−ơng mại,
xác định chiến l−ợc cạnh tranh, tìm kiếm thị tr−ờng (kể cả mở rộng thị tr−ờng
xuất khẩu), trợ giúp về vốn liếng, làm các dịch vụ môi giới, t− vấn, giúp nhau kỹ
năng quản lý doanh nghiệp, áp dụng công nghệ mới, đào tạo nâng cao tay nghề
cho ng−ời lao động, v.v... Đó là những vấn đề mà bản thân mỗi doanh nghiệp
không thể tự giải quyết đ−ợc, mà phải dựa vào sức mạnh của cả cộng đồng để
giải quyết. Trong hiệp hội, việc trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong quản lý
kinh doanh thông qua các hình thức hội thảo, đào tạo, chuyển giao kiến thức
quản lý và công nghệ cũng rất thiết thực, đỡ tốn kém.
Hiệp hội doanh nghiệp cũng là các cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà n−ớc,
là nơi phản ánh tâm t−, nguyện vọng của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của doanh nghiệp (kể cả của cộng đồng doanh nghiệp, trong từng ngành,
nghề hoặc trong từng địa ph−ơng). Một việc làm thiết thực nhất để thể hiện chức
năng này là hiệp hội tham gia với cơ quan nhà n−ớc trong việc soạn thảo các văn
bản pháp quy mà doanh nghiệp là đối t−ợng thi hành, để văn bản pháp quy phản
ánh đúng thực trạng cuộc sống, giải đáp đúng những vấn đề bức xúc của cuộc
sống đang đ−ợc đặt ra, cũng tức là những v−ớng mắc trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp.
Làm đ−ợc nh− vậy, các hiệp hội doanh nghiệp thực chất là những tổ chức xã
hội dân sự tự quản d−ới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà n−ớc, là
những tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp trong Nhà n−ớc pháp quyền
của dân, do dân và vì dân, thể hiện khát vọng làm chủ đời sống kinh tế và quyền
tự do kinh doanh theo pháp luật.
7.2 Trong thực tế, qua những năm đổi mới, đã hình thành và phát triển khá
nhiều loại hình tổ chức nghề nghiệp của doanh nghiệp, gọi chung là hiệp hội
103
doanh nghiệp, nh− Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh các
hợp tác xã, Hội Công th−ơng, các hiệp hội ngành, nghề, các hội doanh nghiệp trẻ,
các câu lạc bộ doanh nghiệp (có câu lạc bộ doanh nghiệp nữ), các trung tâm, các
loại quỹ trợ giúp doanh nghiệp, v.v...
Về tổ chức, điều cần nhấn mạnh là các hiệp hội doanh nghiệp cần hết sức
tránh cung cách tổ chức và hoạt động theo lối hành chính; bộ máy nên gọn nhẹ,
tránh lập ra các ban bệ r−ờm rà. Hiệp hội doanh nghiệp đ−ợc bản thân các doanh
nhân tự thành lập nên, vì lợi ích của doanh nghiệp, hoạt động phải rất thiết thực,
luôn luôn bám sát những vấn đề thiết thân của doanh nghiệp. Việc vào, ra hiệp
hội là thật sự tự nguyện, không gò ép; hiệp hội ngành, nghề cần bao gồm những
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không nên chỉ bao gồm doanh
nghiệp nhà n−ớc, "quốc doanh hoá" hiệp hội. Có những hiệp hội có tính chất liên
hiệp của nhiều ngành, nghề, của mỗi địa ph−ơng, nh−ng cũng có những hiệp hội
của từng ngành, nghề riêng biệt để đi sâu vào những vấn đề riêng biệt thiết thực
của mỗi ngành, nghề. Mô hình tổ chức nên hết sức linh hoạt, không cứng nhắc.
Có thể có tổ chức chỉ lập ở cơ sở, hoặc vùng và địa ph−ơng, mà không có tổ chức
ở trung −ơng. Cũng có thể có tổ chức chỉ có ở trung −ơng và một số địa bàn,
không nhất thiết tỉnh nào, thành phố nào cũng có "chân rết" của tổ chức đó, v.v...
Về quy mô, có thể tổ chức từ nhỏ đến lớn, tuỳ thuộc nhu cầu thiết thực của từng
ngành, nghề cụ thể. Trong hiệp hội, ngoài doanh nghiệp, nên có những thành
viên cố vấn là những chuyên gia, nhà khoa học, những ng−ời có tri thức về quản
lý, về pháp luật. Điều này rất có lợi cho việc nâng cao trình độ, chất l−ợng hoạt
động của hiệp hội.
7.3. Để các loại hình hiệp hội doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, về phía
Nhà n−ớc, vấn đề cần phải quan tâm tr−ớc hết có lẽ là tạo cho cơ quan nhà n−ớc
thói quen làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp, có thái độ tôn trọng tiếng nói
của đại diện cộng đồng doanh nghiệp, cùng hiệp hội tổ chức những cuộc đối
thoại thẳng thắn về những vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, giải quyết
các vấn đề xuất phát từ thực tế cuộc sống, tạo thuận lợi đến mức cao nhất cho
doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời bảo đảm sự quản lý cần
thiết của Nhà n−ớc.
Có một số việc Nhà n−ớc nên uỷ quyền cho hiệp hội ngành, nghề thực hiện,
ví dụ nh− để hiệp hội tham gia quá trình phân bổ quota, tham gia hội đồng xét
thầu, cấp chứng chỉ hành nghề, v.v... Những việc có thể uỷ quyền sẽ đ−ợc mở
rộng tuỳ theo sự lớn mạnh của các hiệp hội, của từng hiệp hội ngành, nghề, nhằm
bảo đảm cho các công việc đó đ−ợc thực hiện sát đúng hơn, giảm bớt công việc
sự vụ, cũng tức là bớt quan liêu cho bộ máy nhà n−ớc, để Nhà n−ớc tập trung vào
những việc đích đáng hơn.
104
Để các hiệp hội hoạt động thuận lợi, Nhà n−ớc cần quy định một hành lang
pháp lý rõ ràng cho sự thành lập và hoạt động của hiệp hội, trong đó quy định rõ
ràng chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội, mối quan hệ giữa hiệp hội với cơ quan
nhà n−ớc. Hiệp hội hoạt động chủ yếu bằng kinh phí do hội viên đóng góp, bằng
những khoản thu nhập do doanh nghiệp trả khi hiệp hội thực hiện các dịch vụ cho
doanh nghiệp, v.v... nh−ng trong thời gian đầu, rất cần thiết có sự trợ giúp của
Nhà n−ớc. Hiệp hội doanh nghiệp là tổ chức phi lợi nhuận, không nên phải chịu
thuế thu nhập.
Theo kinh nghiệm của Đài Loan, nên có cơ chế tài trợ cho các hiệp hội
doanh nghiệp. Nhà n−ớc thu một mức thuế rất nhỏ, có thể chỉ 0,1% - 0,2% giá trị
hàng chế biến xuất khẩu, dùng tài trợ cho các hiệp hội doanh nghiệp ngành, nghề
t−ơng ứng để các hiệp hội này thực hiện các việc nh− tổ chức tiếp thị, chuyển
giao công nghệ, đào tạo tay nghề ... Thời gian đầu, Chính phủ cấp vốn bổ sung
t−ơng ứng với số thuế thu đ−ợc; khi hiệp hội đã mạnh và có uy tín, các nhà tài trợ
có khả năng sẽ là nguồn cung cấp vốn đối ứng hoặc sẽ kiến nghị nâng mức thuế
lên chút ít để tăng nguồn kinh phí cho hiệp hội.
8. Vai trò của Nhà n−ớc trong việc phát triển DNNVV
8.1. Để phát triển doanh nghiệp, kể cả DNNVV, Nhà n−ớc có vai trò cực kỳ
quan trọng. Hiện nay, trong cải cách hành chính, đ−ơng nhiên phải chuyển biến
đồng bộ cả ba mặt thể chế hành chính, bộ máy quản lý và đội ngũ công chức,
nh−ng khó khăn lớn nhất là phải trả lời câu hỏi: nhà n−ớc làm gì trong kinh tế thị
tr−ờng, quan hệ giữa nhà n−ớc với thị tr−ờng, với doanh nghiệp và với dân là thể
nào ? Do vậy, tr−ớc hết, phải chuyển đổi chức năng của Nhà n−ớc, từ Nhà n−ớc
trong thể chế kế hoạch hoá tập trung sang Nhà n−ớc trong thể chế kinh tế thị
tr−ờng. Có ba mặt chuyển biến sau đây:
- Chuyển từ quản lý vi mô sang quản lý vĩ mô, bảo đảm cho doanh nghiệp
thực sự trở thành đơn vị sản xuất hàng hoá kinh doanh tự chủ, tự hạch toán lãi lỗ;
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trong thị tr−ờng. Nhà
n−ớc làm đúng chức năng quản lý vĩ mô, bằng các công cụ nh− kế hoạch hoá, thu
và chi ngân sách, đầu t− phát triển, hệ thống thuế, hệ thống ngân hàng, v.v... Nhà
n−ớc củng cố và hoàn thiện thể chế quản lý, hình thành đồng bộ hệ thống pháp
luật, hoàn chỉnh hành lang pháp lý phục vụ và thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh
doanh đúng luật pháp.
- Chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp, tách bạch giữa Nhà
n−ớc với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng cơ quan nhà n−ớc can thiệp cụ thể
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nh− dự án sản xuất kinh
doanh, hoạt động đầu t−, phân phối lợi nhuận, tiền l−ơng, tiền th−ởng, v.v... Sản
105
xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, bán cho ai, giá cả thế nào, v.v... là do doanh
nghiệp căn cứ vào yêu cầu của thị tr−ờng mà tự quyết định. Nhà n−ớc không can
thiệp, tập trung làm tốt chức năng kiểm tra, giám sát, khuyến khích cạnh tranh
hợp pháp và kiểm soát độc quyền.
- Chuyển từ quản lý theo Bộ sang quản lý theo ngành, nghề (mà lâu nay
th−ờng nói là xoá bỏ cơ chế Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản), xoá bỏ sự
phân biệt doanh nghiệp trung −ơng, doanh nghiệp địa ph−ơng, xoá bỏ sự kỳ thị
đối với doanh nghiệp dân doanh (lâu nay th−ờng gọi là "ngoài quốc doanh"). Mỗi
Bộ, ngành chuyển từ chỗ trực tiếp quản lý những doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành
mình sang quản lý nhà n−ớc theo ngành, phục vụ toàn ngành, tách bạch dứt khoát
Bộ với doanh nghiệp.
Trên thế giới, theo nhiều nhà nghiên cứu ph−ơng Tây, quan hệ giữa nhà
n−ớc với thị tr−ờng đ−ợc mô tả là chuyển từ nhà n−ớc sản xuất hoặc từ nhà n−ớc
can thiệp vào sản xuất một cách quá sâu bằng biện pháp hành chính sang một
nhà n−ớc không sản xuất, không can thiệp sâu nh− vậy, mà là một nhà n−ớc điều
tiết mềm mại, gián tiếp bằng những công cụ kinh tế, những chính sách kinh tế;
chuyển từ một nhà n−ớc ôm đồm, làm thay dân sang nhà n−ớc tạo thuận lợi cho
ng−ời dân làm. Họ gọi đó là "Nhà n−ớc 4 pro": một là, nhà n−ớc dự báo xa (état
prospecteur), vì thị tr−ờng là cận thị, thiếu nhìn xa; hai là, nhà n−ớc khởi x−ớng
(état promoteur), vì nó tạo lập những b−ớc phát triển của kinh tế thị tr−ờng; ba là,
nhà n−ớc bảo vệ kinh tế thị tr−ờng (état protecteur), vì nó chống độc quyền,
chống kinh doanh không lành mạnh, cạnh tranh bất hợp pháp; bốn là, nhà n−ớc
tạo ra những dịch vụ công có lựa chọn (état producteur de services collectifs bien
choisis), không phải là bất kỳ dịch vụ nào. Đó là nững ý kiến rất đáng tham khảo.
Trong công cuộc đổi mới ở n−ớc ta hiện nay, đổi mới kinh tế đang đ−ợc đẩy
mạnh, có những chuyển động rất quan trọng về thể chế kinh tế, nh−ng nền hành
chính nhà n−ớc, kể cả thể chế hành chính, bộ máy quản lý nhà n−ớc và công chức
chuyển không kịp, đang trở thành vật cản đối với công cuộc đổi mới kinh tế. Vẫn
còn nhiều thủ tục hành chính r−ờm rà, nhiêu khê; bộ máy cồng kềnh, chồng
chéo, ch−a đ−ợc sắp xếp lại theo yêu cầu của thể chế mới; không những thế, vẫn
còn không ít công chức l−u luyến cung cách quản lý cũ, không chịu rời bỏ thứ
quyền lực đã nhiều năm gây phiền hà cho doanh nghiệp, càng không chịu mất
những bổng lộc mà doanh nghiệp không thể không cống nạp cho họ.
8.2. Một yêu cầu cấp bách đang đ−ợc đặt ra: đổi mới kinh tế và cải cách
hành chính phải gắn bó chặt chẽ với nhau, phải đ−ợc tiến hành đồng thời, cùng
một nhịp, lồng vào nhau, thậm chí hai việc nh− là một việc, nếu không, đổi mới
không thể thành công. Cuộc cải cách hành chính cần h−ớng vào doanh nghiệp mà
106
xoá bỏ những gì gây phiền hà, trở ngại, gây thêm tốn kém về thời gian và chi phí
cho doanh nghiệp, phải xây dựng cho đ−ợc những thủ tục hành chính tạo thuận
lợi nhiều nhất cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời vẫn bảo
đảm đ−ợc sự quản lý cần thiết của Nhà n−ớc. Bộ máy hành chính nhà n−ớc và
công chức cũng phải đ−ợc cải cách mạnh mẽ theo h−ớng đó.
Nhà n−ớc cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DNNVV trong một số
mặt chủ yếu nh−:
a) Hình thành khung pháp lý đồng bộ cho sự phát triển và hoạt động của các
DNNVV. Đây là một công việc có tầm quan trọng then chốt, đã đ−ợc trình bày
trong những phần trên, nhất là mục 3.
b) Đổi mới các dịch vụ hành chính.
Theo quan niệm của nền hành chính phát triển, các dịch vụ hành chính mà
cơ quan chức năng thực hiện chính là các dịch vụ công mà ng−ời dân, các doanh
nghiệp đóng thuế để nuôi các cơ quan này thực hiện, hoàn toàn không có nghĩa
xin - cho.
Tr−ớc mắt, cần tiếp tục thực hiện những đổi mới quyết liệt trong những lĩnh
vực sau đây:
- Đơn giản hoá các thủ tục đăng ký kinh doanh theo đúng các quy định tại
Nghị định 02/2000 ngày 3-2-2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Ng−ời
dân "đ−ợc làm những gì mà pháp luật không cấm". Nhà n−ớc công bố những
ngành, nghề cấm kinh doanh, những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, những
ngành, nghề cần có vốn pháp định; ngoài những ngành, nghề đó, ng−ời dân có
quyền chủ động đăng ký kinh doanh. Theo định h−ớng của Nhà n−ớc, ng−ời dân
chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, quy mô sản xuất, tự chịu trách nhiệm
về lãi, lỗ, v.v...Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký kinh doanh với thủ tục đơn giản,
giảm bớt khá nhiều thời gian, công sức, kể cả tiền bạc cho việc thành lập doanh
nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký,
ng−ời đăng ký chịu trách nhiệm về những gì mình đã khai báo; các cơ quan chức
năng sẽ kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Phải làm cho mọi công
chức nhận thức đầy đủ rằng họ là những ng−ời do dân, do doanh nghiệp đóng
thuế để nuôi; chức trách của họ là phục vụ dân, phục vụ doanh nghiệp, chứ không
phải là cấp trên, có quyền ban ơn cho doanh nghiệp; họ thi hành công vụ chính là
thực hiện những công việc đ−ợc pháp luật giao cho, họ "chỉ đ−ợc làm những gì
mà pháp luật cho phép" chứ không đ−ợc bày vẽ ra thêm những quy định để sách
107
nhiễu doanh nghiệp. Những hành vi cửa quyền, sách nhiễu của công chức đối với
doanh nghiệp phải đ−ợc trừng trị nghiêm khắc.
8.3. Đổi mới các hoạt động thanh tra, kiểm tra
Đây là lĩnh vực đang gây rất nhiều phiền hà, làm nản lòng các doanh nhân
chân chính. Từ "tiền kiểm" chuyển sang "hậu kiểm" là một sự chuyển biến rất cơ
bản trong ph−ơng thức quản lý theo kinh tế thị tr−ờng. Ph−ơng thức này hạn chế
đ−ợc khá nhiều tình trạng xin - cho, giảm mạnh tính hình thức trong việc cấp các
loại giấy phép tr−ớc đây, thể hiện đ−ợc sự bình đẳng trong kinh doanh, đề cao sự
tự chịu trách nhiệm, ý thức tôn trọng pháp luật trong kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời cũng tăng c−ờng trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc
kiểm tra doanh nghiệp sau giấy phép.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là phải thực hiện ph−ơng thức "hậu kiểm"
theo đúng Luật Doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn bị ám ảnh bởi những
cuộc thanh tra, kiểm tra đang còn gây quá nhiều phiền hà cho doanh nghiệp và
trong thực tế, những cuộc thanh tra, kiểm tra tuy có giảm nh−ng vẫn còn gây
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cho biết đó là bốn lực l−ợng:
cảnh sát kinh tế, quản lý thị tr−ờng, cán bộ thuế và hải quan. Họ có thể đến
doanh nghiệp vào bất kỳ thời gian nào, buộc giám đốc doanh nghiệp phải tiếp và
hạch sách đủ điều, doanh nghiệp không thể c−ỡng lại và phần sai sót, khuyết
điểm bao giờ cũng thuộc về doanh nghiệp ! Doanh nghiệp không thể không tỏ ra
"biết điều" với các lực l−ợng này; những khoản phong bì này không chỉ làm tăng
giá thành sản phẩm mà nguy hại hơn nữa là đã làm giảm lòng tin của doanh
nghiệp đối với những lời hứa hẹn tốt đẹp của ng−ời đứng đầu cơ quan chức năng
mỗi khi Thủ t−ớng gặp doanh nghiệp.
Chính phủ đã có Nghị định số 61 ngày 15-8-1998 quy định khá chặt chẽ về
công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền; việc thanh tra, kiểm
tra phải theo đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ các các quy định của
pháp luật. Luật Doanh nghiệp cũng quy định rõ: việc thanh tra về tài chính đ−ợc
thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp; thời hạn
thanh tra không quá 30 ngày. Khi thanh tra, phải có quyết định; kết thúc phải có
biên bản kết luận. Công chức lợi dụng thanh tra để sách nhiễu doanh nghiệp thì
phải bị xử lý; nếu gây thiệt hại thì phải bồi th−ờng cho doanh nghiệp. Tuy vậy
trong thực tế, không nhiều doanh nghiệp dám dũng cảm thực hiện quyền của
mình trong tr−ờng hợp thanh tra, kiểm tra không đúng pháp luật.
Khắc phục tình trạng hình sự hoá các quan hệ dân sự. Các cơ quan bảo vệ
pháp luật, khi xử lý các vụ doanh nhân vi phạm pháp luật, cần phân tích toàn
diện, hiểu rõ những khó khăn mà doanh nhân gặp phải trong quá trình sản xuất
108
kinh doanh cũng nh− những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành mà xử lý
đúng ng−ời, đúng tội, có lý có tình, không nên một chiều hình sự hoá các quan hệ
dân sự. Trong lúc tình trạng lạm dụng quyền lực đang là phổ biến, thì khắc phục
việc hình sự hoá các quan hệ dân sự là một việc rất khó khăn, nh−ng không thể
lẩn tránh, để góp phần lấy lại niềm tin của doanh nhân đối với nền hành chính
nhà n−ớc.
8.4. Củng cố Toà Hành chính
Rất cần tổ chức lại, mở rộng thẩm quyền xét xử và nâng cao năng lực của
Toà Hành chính để xử lý các khiếu kiện của doanh nghiệp đối với các quyết định
không đúng luật pháp của cơ quan hành chính nhà n−ớc, hình thành nền nếp "dân
kiện quan" nếu "quan" có sai lầm, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay,
những tr−ờng hợp tranh chấp đ−ợc phép kiện ra Toà Hành chính còn rất hạn chế,
doanh nghiệp ch−a tin ở Toà Hành chính là do: quá ít loại tranh chấp thuộc thẩm
quyền của Toà, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định chỉ
có 9 loại vi phạm hành chính mà doanh nghiệp, ng−ời dân có quyền khiếu kiện ra
Toà Hành chính; thủ tục và điều kiện khởi kiện phức tạp: phải có quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan hành chính, do vậy, nếu cơ quan này cố tình
hoặc "quên" không ra quyết định giải quyết lần đầu thì doanh nghiệp cứ phải
chờ; thời hạn khởi kiện quá ngắn chỉ có 30 ngày từ khi có quyết định hoặc có
hành vi hành chính bị kiện cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn khiếu
kiện; không có biện pháp c−ỡng chế nào đối với việc thi hành án của các cơ quan
nhà n−ớc, không ít tr−ờng hợp án tuyên rồi bỏ đó.; thẩm phán hành chính còn
tâm lý e ngại, dè dặt khi giải quyết các vụ án đụng chạm đến cơ quan hành chính
các cấp, các cơ quan nhà n−ớc còn bao che cho nhau, v.v...
Do vậy rất cần thiết mở rộng các loại vụ việc đ−ợc quyền khởi kiện ra Toà
Hành chính; đơn giản hoá thủ tục kiện ra Toà Hành chính; kéo dài thời hiệu khởi
kiện; tăng thẩm quyền của Toà Hành chính trong nội dung giải quyết khiếu kiện
hành chính ... Việc củng cố và tăng c−ờng Toà Hành chính sẽ tăng thêm tin t−ởng
ở pháp luật trong việc bênh vực những hoạt động đúng luật pháp của doanh
nghiệp, xử lý những cơ quan hành chính có quyết định sai ảnh h−ởng đến kinh
doanh của doanh nghiệp.
8.5. Về cơ quan nhà n−ớc làm nhiệm vụ xúc tiến DNNVV.
Việc quản lý nhà n−ớc theo ngành kinh tế kỹ thuật đối với tất cả các loại
hình doanh nghiệp, trong đó có DNNVV đ−ơng nhiên là chức năng, nhiệm vụ
của các bộ, ngành thuộc Chính phủ; nh−ng đối với các DNNVV, do tầm quan
trọng đặc biệt của các DNNVV, rất cần lập một tổ chức riêng biệt (nh− một Cục)
chuyên trách theo dõi, tổng hợp, đề xuất các thể chế, chính sách khuyến khích
109
DNNVV trong từng thời kỳ và phối hợp với các bộ, ngành trong việc tổ chức thực
hiện. Đồng thời, nên thành lập một tổ chức (nh− Hội đồng) trong đó có các nhà
quản lý, nhà khoa học, các đại diện DNNVV với cơ cấu các nhà quản lý và
doanh nhân là 50/50 hoặc với cơ cấu nhà quản lý, chuyên gia khoa học và doanh
nhân theo tỷ lệ 20/40/40 để t− vấn cho Chính phủ những thể chế, chính sách cần
thiết đối với DNNVV.
*
* *
Tóm lại, với những đổi mới quan trọng trong thể chế kinh tế cũng nh− trong
cải cách hành chính đ−ợc đẩy mạnh theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng
(tháng 4/2001), tin rằng những khó khăn, trở ngại trên con đ−ờng phát triển của
các DNNVV sẽ đ−ợc tháo gỡ, tiếp tục giải phóng sức sản xuất, cởi trói cho kinh
tế dân doanh, hàng vạn, hàng chục vạn DNNVV đ−ợc nảy nở và ngày càng ăn
nên làm ra trên đất n−ớc ta, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất n−ớc.
110
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doanh_nghiep_nho_va_vua_kinh_nghiem_nuoc_ngoai_va_phat_trien_doanh_nghiep_nho_va_vua_tai.pdf