Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học các môn tâm lý học, giáo dục học đại cương

Nâng cao nhận thức và ý thức đối với ngành nghề bản thân đang theo học; hiểu rõ ý nghĩa của môn học đối với ngành nghề và bản thân; thường xuyên tham gia các câu lạc bộ học thuật cũng như hội thảo về phương pháp học đại học; tích cực chủ động trong học tập và quan tâm trao đổi những vướng mắc đối với giảng viên. Nghiên cứu này cho thấy tính tích cực học tập của sinh viên trong hoạt động dạy học môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan và chủ quan, qua thái độ nhận thức và hành vi của sinh viên, nó cho thấy tính tích cực học tập của sinh viên hiện nay chưa cao. Vì vậy, giảng viên khi giảng dạy cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên nhằm tác động đến tính tích cực của sinh viên trong quá trình dạy học các môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương, mang đến chất lượng học tập cho các em.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học các môn tâm lý học, giáo dục học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 28 Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật Số 23, tháng 9/2016 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN TÂM LÝ HỌC, GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG PROMOTING STUDENTS’ ACTIVENESS IN TEACHING AND LEARNING PSYCHOLOGY AND GENERAL EDUCATION Tóm tắt Tính tích cực học tập của sinh viên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và giảng dạy các môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương. Vì vậy, bài viết trình bày thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học các môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp góp phần phát huy tính tích cực học tập sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Từ khóa: Tính tích cực học tập, Tâm lý học, Giáo dục học đại cương. Abstract The activeness of students in learning directly affects teaching and learning Psychology, General Education subjects. Therefore, this article presents the current situation and the factors that affect student’s activeness in learning and teaching Psychology, Education Foundation subjects therebyproposing a number of measures to promote the activeness of students in learning at Tra Vinh University. Keywords: Active learning; Psychology; General Education. 1. Đặt vấn đề1 Tính tích cực học tập là một phẩm chất vô cùng quý giá của người học (sinh viên) trong xã hội hiện đại. Thực tế đã chứng minh: dạy học chỉ thành công khi và chỉ khi sinh viên chuyển hóa được những “yêu cầu học tập” của nhà giáo dục thành “nhu cầu học tập” của bản thân, chuyển “quá trình đào tạo” thành “quá trình tự đào tạo”, lúc này việc học mới trở thành niềm hạnh phúc thực sự đối với sinh viên và tính nhân văn trong giáo dục được biểu hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Tính tích cực học tập khơi dậy sự hứng thú và một khi sinh viên có sự hứng thú sẽ tạo ra tính tích cực giúp sinh viên nhận thức trong quá trình học tập nói chung và học môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương nói riêng. Nội dung môn học này đa phần là lý thuyết trừu tượng nếu quá trình dạy học không tích cực rất khó để phát huy tính chủ động sáng tạo học tập giúp sinh viên chiếm lĩnh tri thức. Do đó, tính tích cực trong học tập giữ một vai trò đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương của sinh viên không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường mà còn là nhiệm vụ của từng giảng viên khi tham gia giảng dạy. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện khảo sát trên 110 1 Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Trà Vinh sinh viên năm thứ nhất nhằm đánh giá thực trạng và các yếu tố hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đối với môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương, tác giả xây dựng phiếu đánh giá và triển khai khảo sát đối với sinh viên của Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả chỉ số Cronbach’s Alpha=0.868. Chỉ số Cronbach’s Alpha của từng Item giao động từ 0.828 đến 0.889. Như vậy, bộ công cụ dùng để đánh giá có độ tin cậy cao, có thể sử dụng để điều tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực hoạt động dạy học môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương. Phép thống kê mô tả: biểu hiện về mức độ tích cực trong học tập của sinh viên được khảo sát thông qua tự đánh giá của sinh viên ở năm mức độ (1- Không tích cực, 2- Ít khi tích cực, 3- Thỉnh thoảng, 4-Tích cực, 5- Rất tích cực). Điểm trung bình được tính cho mỗi item và cho từng thang đo để đánh giá mức độ tích cực theo năm mức: * ĐTB <=1,9: biểu hiện không tích cực * ĐTB <=2,9: biểu hiện ít khi tích cực * ĐTB<= 3,9: biểu hiện thỉnh thoảng tích cực * ĐTB<= 4,5: biểu hiện tích cực * ĐTB<= 5,0: biểu hiện rất tích cực 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Lí luận về tính tích cực học tập của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Xuân1 29 29 Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật Số 23, tháng 9/2016 a. Tính tích cực học tập là thái độ, nhận thức, hành vi đặc biệt của chủ thể (sinh viên) đối với hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân (Trần Bá Hoành, 2003). Ở trường đại học, việc học tập của sinh viên là một quá trình nhận thức đặc biệt, trong đó sinh viên đóng vai trò chủ thể của hoạt động này. Tính tích cực học tập có vai trò quyết định hiệu quả học tập của sinh viên. Sinh viên chỉ có thể hiểu sâu sắc tài liệu học tập và biến nó thành giá trị riêng nếu họ kiên trì và nỗ lực hoạt động trí tuệ trong học tập để tự “khám phá” phát hiện ra tri thức. Tính tích cực học tập môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương của sinh viên là sự nhận thức và ý thức tự giác của sinh viên về mục đích học tập môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương, thông qua đó sinh viên huy động ở mức độ cao kỹ năng để giải quyết các nhiệm vụ học tập hiệu quả. b. Biểu hiện của tính tích cực: theo nghiên cứu tính tích cực học tập môn Tâm lý học của sinh viên, Đỗ Thị Coỏng (2004) cho rằng tính tích cực học tập môn Tâm lý học của sinh viên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan là quyết định trực tiếp đến tính tích cực học tập của sinh viên. Học là một hoạt động nhận thức tích cực, tự học, tự sáng tạo của người học. Do đó, sức học, sức tự học, tự ý thức là nội lực quyết định sự phát triển của bản thân người học, tác động của người dạy, của môi trường xã hội là ngoại lực, thúc đẩy, xúc tác và tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Vì thế để phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, người giảng viên phải tổ chức quá trình dạy học có nội dung môn học hấp dẫn, phương pháp dạy học tích cực, Giảng viên vui vẻ hòa đồng, làm cho sinh viên hiểu rằng muốn chiếm lĩnh được tri thức tâm lý học và giáo dục học đại cương thì phải tự giác đề ra mục đích, tự tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của mình một cách khoa học. Trên cơ sở đó trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. c. Tâm lý học và Giáo dục học đại cương là một trong những môn học đại cương của sinh viên năm thứ nhất một số ngành, đa phần là lý thuyết các nội dung của môn học khá trừu tượng dễ làm cho sinh viên ít hứng thú trong học tập, vì vậy để tìm ra biện pháp phát huy tính tích học tập là cơ sở để sinh viên nhận thức và có thái độ cũng như phương pháp học tập phù hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy-học đối với môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương. d. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan trong quá trình học tập của sinh viên trong Trường Đại học Trà Vinh cụ thể: +Yếu tố chủ quan là sự nhận thức và ý thức tự giác trong hành vi học tập trên lớp cũng như ở nhà của sinh viên khi mới bắt đầu lên giảng đường đại học, để nâng cao tính tích cực sinh viên cần phải tự giác tìm hiểu sắp xếp, tìm cách thích nghi và hoàn thành nhiệm vụ mà giảng viên giao, bản thân có phương pháp học tập phù hợp, lập thời gian biểu cho việc học tập, suy nghĩ và tự tìm lời giải đối với vấn đề thầy cô đưa ra, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, nêu những thắc mắc của mình với thầy/cô, tranh luận với giảng viên khi có quan điểm khác với những quan điểm giảng viên đưa ra, xây dựng phát biểu bài học, ghi chép nội dung bài học theo cách hiểu của mình, tìm hiểu ý nghĩa của môn học đối với cuộc sống thường ngày, chủ động đọc thêm tài liệu tham khảo từ đó khơi dậy niềm say mê học tập các môn học nói chung cũng như môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương. Bên cạnh đó, một số yếu tố chủ quan khác như sở thích, động cơ, nhu cầu và tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến tính tích cực của sinh viên trong hoạt động học tập, các mối quan hệ mới trong môi trường đại học như mối quan hệ với thầy cô, bạn bè,... + Yếu tố khách quan là yếu tố tác động làm cho sinh viên có hay không có tích cực hoạt động học tập như: Yếu tố môn học: nội dung môn học có tác động đến tính tích cực học tập của sinh viên dựa trên cơ sở và phù hợp với nhận thức của họ, hữu ích đến ngành nghề của họ. Yếu tố giảng viên: tính tích cực của sinh viên được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi cán bộ giảng viên, cùng với trình độ tri thức chuyên môn thì phương pháp sư phạm của giảng viên cũng là một yếu tố tác động mạnh đến tính tích cực đối với môn học này. Thực tế cho thấy, cùng một bài giảng như nhau nhưng giảng viên sử 30 30 Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật Số 23, tháng 9/2016 dụng phương pháp dạy học khác nhau sẽ dẫn đến thái độ tiếp thu của sinh viên có sự khác nhau. Yếu tố nhà trường như phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động dạy học. Bên cạnh đó, sinh viên cần hiểu rõ ngành nghề, những yêu cầu phẩm chất tiêu biểu mà nghề đòi hỏi cũng như đam mê yêu thích ngành nghề bản thân đang chọn. 3.2. Biểu hiện về mức độ tích cực trong học tập các môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương thông qua hành vi học tập trên lớp Bảng 1: Khảo sát về mức độ tích cực học tập trên lớp của sinh viên STT Hành vi học tập trên lớp ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Đi học đúng giờ 4.25 0.64 1 2 Tập trung chú ý vào bài học 4.03 0.63 2 3 Nghe giảng và ghi chép bài theo cách hiểu của mình 3.37 0.85 4 4 Nêu những thắc mắc của mình với thầy cô trong giờ học 2.58 0.90 9 5 Phát biểu ý kiến trong giờ học 2.90 1.03 8 6 Suy nghĩ và tự tìm lời giải đối với vấn đề thầy cô đưa ra 3.83 0.86 3 7 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 2.95 1.05 7 8 Đọc những tài liệu có liên quan đến môn học 3.10 1.00 6 9 Làm bài tập giảng viên giao đúng hạn 3.20 0.96 5 Trung bình chung 3.65 0.7 (Ghi chú: 1- Không tích cực, 2- Ít khi tích cực, 3 - Thỉnh thoảng, 4- Tích cực, 5- Rất tích cực; ĐTB càng thấp mức độ tích cực của sinh viên càng ít) Nhìn chung theo kết quả khảo sát mức độ tích cực học tập trên lớp của sinh viên có (ĐTB =3.65) cho thấy sinh viên chưa tích cực nhiều trong việc học tập các môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương cụ thể: Hành vi “nêu những thắc mắc của mình với thầy, cô trong giờ học” (ĐTB=2,58) cũng cho thấy sinh viên chưa tích cực suy nghĩ, chỉ bằng lòng với kiến thức trong bài giảng, chưa chủ động mạnh dạn nêu những thắc mắc để tìm hiểu. Do đó, hành vi học tập trên lớp còn rất đơn giản, chưa thật sự trở thành một lớp học mang tính trao đổi, đào sâu vấn đề giữa giảng viên và sinh viên. Điều này làm cho sinh viên xem nhẹ việc học tập trên lớp môn học đại cương. Hành vi “phát biểu ý kiến trên lớp” chỉ nằm ở mức độ gần với mức độ thỉnh thoảng (ĐTB =2.90). Đây là đều đáng lo ngại vì học tập ở bậc đại học là quá trình trao đổi trên lớp và tính tích cực chủ động của sinh viên sẽ góp phần rất lớn trong việc lĩnh hội nội dung môn học. Điều này cho thấy sinh viên còn thụ động trong quá trình học tập. Hành vi sinh viên thỉnh thoảng “chuẩn bị bài trước khi đến lớp” (ĐTB = 2.95), điều này cho thấy trước khi đến lớp sinh viên thỉnh thoảng chuẩn bị bài, hành vi này ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, trong khi hoạt động học tập ở bậc đại học đòi hỏi sự tích cực, chủ động của sinh viên rất nhiều. “Đọc những tài liệu có liên quan, làm bài tập giảng viên giao đúng hạn (ĐTB từ 3,10-3,20) ở mức độ thỉnh thoảng. Do đó, ngoài giờ học sinh viên cần phải đọc tài liệu có liên quan, hệ thống hóa kiến thức của môn học cũng như phải biết tìm hiểu mối liên hệ giữa các môn học với môn học khác. Tuy nhiên, hành vi “đi học đúng giờ”, “tập trung chú ý vào bài học”, “suy nghĩ và tự tìm lời giải đối với vấn đề giảng viên đưa ra” được sinh viên đánh giá mức độ thỉnh thoảng đến thường xuyên (ĐTB từ 3,85- 4,25). Vì vậy, sinh viên cần phát huy và duy trì các hành vi biểu hiện học tập trên lớp để nâng cao tính chủ động tích cực trong học tập. 3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực trong dạy học các môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương 31 31 Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật Số 23, tháng 9/2016 Bảng 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập sinh viên STT Ảnh hưởng tích cực Tỉ lệ Tỉ lệ Ảnh hưởng tiêu cực Yếu tố % % Yếu tố 1 Nội dung học tập phù hợp với nhận thức của sinh viên 44.6 30.2 Nội dung học tập chưa phù hợp với nhận thức của sinh viên 2 Môn học hữu ích cho bản thân và nghề nghiệp 40.5 41.1 Môn học ít hữu ích cho bản thân và nghề nghiệp 3 Trang thiết bị dạy học đầy đủ 32.5 37.2 Trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ 4 Sách giáo trình tài liệu thư viện phong phú 26.7 60.0 Sách giáo trình tài liệu thư viện chưa phong phú 5 Giảng viên giảng dạy hay, tạo sự tích cực, chủ động cho sinh viên 51.7 10.8 Phương pháp giảng dạy chưa hay, chưa tạo sự tích cực, chủ động cho sinh viên 6 Giảng viên đánh giá công bằng với SV 42.5 14.6 Giảng viên đánh giá chưa công bằng với SV 7 Giảng viên vui vẻ, cởi mở với SV 52.6 9.8 Giảng viên chưa vui vẻ, cởi mở với SV 8 Bản thân thích ứng với phương thức tổ chức bậc đại học 18.6 61.9 Bản thân chưa thích ứng phương thức tổ chức bậc đại học 9 Bản thân có phương pháp học tập phù hợp 19.7 41.2 Bản thân chưa có phương pháp học tập phù hợp 10 Bản thân tích cực tự giác với hoạt động học tập 48.2 37.5 Bản thân chưa tích cực tự giác với hoạt động học tập 11 Hiểu biết về ngành nghề mình đang theo học 30.4 70.1 Ít hiểu biết về ngành nghề mình đang theo học 12 Hiểu vị trí, vai trò của môn Tâm lý học – Giáo dục học trong chương trình học 15.4 64.6 Ít hiểu vị trí, vai trò của môn Tâm lý học – Giáo dục học trong chương trình học Tất cả các yếu tố đều có sinh viên lựa chọn (tỉ lệ>0) từ đó cho thấy trong quá trình dạy học các yếu tố ảnh hưởng khách quan lẫn chủ quan khác nhau, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực hoạt động học tập môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương. Yếu tố khách quan: nhìn vào yếu tố 1,4,5,6,7, sinh viên đánh giá các yếu tố “giảng viên vui vẻ, cởi mở là (52,6%), giảng viên giảng dạy hay, tạo sự tích cực, chủ động cho sinh viên (51,7%), giảng viên đánh giá công bằng với sinh viên (42,5%), bản thân tích cực tự giác với hoạt động học tập (48,2%) có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động học tập của sinh viên cao hơn ảnh hưởng tiêu cực là 9,8%, 10,8%, 14,6%, 18,6%. Điều này cho thấy thái độ của giảng viên cởi mở hòa đồng, mối quan hệ thầy trò và phương pháp giảng dạy, sự tích cực, sự tự giác và cách đánh giá công bằng của giảng viên đã thật sự tác động rất lớn đến tính tích cực học tập của sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực như phương pháp giảng dạy chưa hay, chưa tạo chủ động tích cực (10,8%), giảng viên đánh giá chưa công bằng với sinh viên (14,6%). Như vậy, giảng viên cần chú trọng hơn nữa trong việc đổi mới và áp dụng phương pháp giảng dạy học tích cực vào mỗi bài học, bên cạnh đó, giảng viên cần quan tâm việc đánh giá công bằng hơn với sinh viên. Ngoài ra, yếu tố khách quan khác như “sách, giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị” cũng ảnh hưởng đến tính tích học tập của sinh viên, nguồn tài liều chưa phong phú làm cho sinh viên khó có điều kiện nghiên cứu đào sâu kiến thức bài học, môn học. Yếu tố chủ quan: nội dung học tập chưa phù hợp với nhận thức của sinh viên (30,2%), bản thân chưa thích ứng với phương thức tổ chức dạy học bậc đại học (41.2%), ít hiểu biết về ngành nghề mình đang theo học (70.1%), chưa hiểu vị trí, vai trò của môn Tâm lý học và Giáo dục học trong chương trình học (64,6%). môn học ít hữu ích cho bản thân và nghề nghiệp (41,1%). Chính những đều này đã làm cho sinh viên khó tiếp thu, lĩnh hội và tìm hiểu khám phá sâu những tri thức của ngành học cụ thể, yếu tố thứ hai mà sinh viên chọn tỉ lệ cao “chưa hiểu vị trí, vai trò của môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương trong chương trình học” là 64,6%, cho thấy ngoài bản thân sinh viên cần nỗ lực hiểu rõ ngành nghề, môn học trong quá trình đào tạo, trong quá trình giảng dạy giảng viên phải làm cho sinh viên hiểu vị trí, tầm quan trọng của môn học mình phụ trách đồng thời vận dụng kiến thức của môn học vào chính ngành nghề của sinh viên đang học. Tuy nhiên, với cách bố trí một số môn học đại cương của sinh viên năm nhất hiện nay thường ghép lớp học chung nên gây không ít khó khăn cho giảng viên trong quá trình giảng dạy cũng như vận dụng kiến thức chuyên môn vào từng ngành học cụ thể. Chỉ có yếu tố “bản thân sinh viên tích cực tự giác học tập” được sinh viên chọn nhiều nhưng tỉ lệ này chỉ ở mức trung bình 48,2% (<50%). Đây là yếu tố quan trọng để hoạt động học tập của sinh viên đạt kết quả tốt, cần phát huy yếu tố này để việc học được hiệu quả hơn. 4. Kết luận và đề xuất Từ những kết quả nghiên cứu về thực trạng tính tích cực trong học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực trong học tập môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương của sinh viên Trường Đại học Trà 32 32 Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật Số 23, tháng 9/2016 Vinh, có thể kết luận: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực trong học tập môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Trong đó, yếu tố làm cho sinh viên tích cực nhất trong học tập là yếu tố: giảng viên giảng dạy hay, tạo sự tích cực, chủ động cho sinh viên, giảng viên vui vẻ, cởi mở với sinh viên, nội dung học tập phù hợp với nhận thức của sinh viên. Vì vậy, giảng viên cần duy trì phát huy những yếu tố trên trong quá trình dạy học nhằm giúp sinh viên phát huy tích cực trong học tập. Yếu tố làm cho sinh viên chưa thực sự tích cực trong việc học tập là: sách giáo trình tài liệu thư viện chưa phong phú, ít hiểu vị trí, vai trò của môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương trong chương trình học, ít hiểu biết về ngành nghề mình đang theo học. Những yếu tố này làm ảnh hưởng đến sự phát huy tính tích cực học tập của sinh viên và biểu hiện qua hành vi học tập trên lớp như nêu những thắc mắc của mình với thầy cô trong giờ học, phát biểu ý kiến trong giờ học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đây là những biểu hiện cho thấy tính tích cực trong học tập môn Tâm lý học học và Giáo dục học đại cương của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh là chưa cao (ĐTB = 3.65) . Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn và các biểu hiện về mức độ tích cực học tập trong hoạt động dạy học các môn Tâm lý học học, Giáo dục học đại cương và nghiên cứu tài liệu về giáo dục trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm huy tính tích cực học tập trong hoạt động dạy học các môn Tâm lý học, Giáo dục học đại cương của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh như sau: 4.1. Về phía nhà trường - Thường xuyên tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề, câu lạc bộ học thuật về những ngành nghề trường đang đào tạo để sinh viên hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đang đào tạo; bố trí cơ sở vật chất và tăng cường chất lượng sách, tài liệu tham khảo phong phú đa dạng về Tâm lý học và Giáo dục học đại cương, tạo điều kiện sinh viên nghiên cứu sâu kiến thức môn học; hạn chế tình trạng ghép lớp với nhiều chuyên ngành khác nhau. - Các Khoa quan tâm tổ chức chuyên đề hội thảo về phương pháp dạy học đại học, kịp thời giải đáp những vướng mắc để việc học tập trở thành niềm vui cho sinh viên. Đặc biệt, Nhà trường cần nhấn mạnh tầm quan trọng của những môn đại cương như Tâm lý học và Giáo dục học đại cương trong việc gắn kết với kiến thức chuyên ngành. - Các Khoa cần phải xây dựng được một bầu không khí sáng tạo, say mê, giúp đỡ lẫn nhau. Bầu không khí như vậy sẽ giúp cho sự cởi mở trọn vẹn và phát triển được các năng khiếu của sinh viên, kích thích sinh viên tìm kiếm, phát hiện, không ngừng tiến bộ. 4.2. Về phía giảng viên Tác động vào nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập; thiết kế mục tiêu dạy học theo hướng mở; giúp sinh viên hiểu rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của môn học đến chuyên ngành và cuộc sống; hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên; giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tự học của sinh viên, khích lệ sinh viên trong tự học; trong đó, giảng viên cần chú trọng yếu tố “giảng viên vui vẻ, cởi mở, hòa đồng, gần gũi với sinh viên” có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động học tập của sinh viên, chính sự quan tâm chia sẻ, cởi mở hòa đồng sẽ làm thay đổi hành vi của sinh viên giúp cho họ phát huy năng lực sáng tạo trong học tập. 4.3. Về phía sinh viên Nâng cao nhận thức và ý thức đối với ngành nghề bản thân đang theo học; hiểu rõ ý nghĩa của môn học đối với ngành nghề và bản thân; thường xuyên tham gia các câu lạc bộ học thuật cũng như hội thảo về phương pháp học đại học; tích cực chủ động trong học tập và quan tâm trao đổi những vướng mắc đối với giảng viên. Nghiên cứu này cho thấy tính tích cực học tập của sinh viên trong hoạt động dạy học môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan và chủ quan, qua thái độ nhận thức và hành vi của sinh viên, nó cho thấy tính tích cực học tập của sinh viên hiện nay chưa cao. Vì vậy, giảng viên khi giảng dạy cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên nhằm tác động đến tính tích cực của sinh viên trong quá trình dạy học các môn Tâm lý học và Giáo dục học đại cương, mang đến chất lượng học tập cho các em. Tài liệu tham khảo Đỗ, Thị Coỏng. 2003. “Tính tích cực học tập và vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên”. Tạp chí Tâm lý học, số 6/6/2003, tr58-61. Trần, Bá Hoành, Lê, Tràng Định và Phó, Đức Hòa. 2003. Áp dụng dạy và học tích cực trong tâm lý – giáo dục học. Hà Nội: NXB Đại học Sư Phạm. Phạm, Văn Tuân. 2011. “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh, số 2, tháng 9, tr3-4 Nguyễn, Thị Bích Thủy. 2014. “Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Văn hiến Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn, Quang Uẩn .1996. Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftapchiso23_pdf_04_3935_2022761.pdf
Tài liệu liên quan