Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco)

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Chính vì vậy chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco)”

pdf32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4223 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trọng khác là nhằm đƣa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tƣơng lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tƣơng tự đều nhằm hƣớng vào tƣơng lai. Do đó, ngƣời ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đƣa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tƣơng lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đƣa ra ƣớc tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tƣơng lai. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chí cả việc đọc kỹ lƣỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của ngƣời phân tích. Khi đó, ngƣời ta có thể hỏi tại sao không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nói cách khác là tại sao lại “can thiệp vào các con số” ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiên là, hầu nhƣ luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để “hiểu rõ các con số”. Nhìn chung, đòi hỏi phải có sự phân tích nào đó với tƣ cách là bƣớc đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã đƣợc chuẩn bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ hai, hầu hết các quyết định đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thƣờng là một cách làm Page 4 không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể đƣợc phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý. 1.3. Nội dung phân tích TCDN 1.3.1. Tài liệu liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp Tài liệu đƣợc sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính + Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phƣơng pháp kế toán, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng nhƣ tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nhƣ doanh nghiệp đối với nhà nƣớc về các khoản thuế, phí, lệ phí v.v... trong một kỳ báo cáo. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. + Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) là một báo cáo tổng hợp đƣợc sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chƣa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể đƣợc. Page 5 1.3.2. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Đối với công ty khi áp dụng các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. Để thực hiện đuợc điều này, thì việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theo những phƣơng pháp sau: Thiết lập các báo cáo tài chính khi phân tích thì phân tích theo dạng so sánh theo chiều ngang, theo chiều dọc để có thể đánh giá một cách tổng quan về sự tăng giảm hay tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính công ty cần phân tich. Đánh giá, so sánh các tỷ lệ tài chính khi đã phân tích, chỉ ra sự bién động của các tỷ số theo thời gian, so sánh sự thay đổi giữa các kỳ khác nhau nhƣ thế nào, tốc độ biến động cao hay thấp. Thiết lập các dãy số theo thời gian tuỳ theo quy mô phân tích, kế quả phân tích có thể minh hoạ trên đồ thị để đƣa ra đƣợc các dự báo cần thiết giúp cho việc đƣa ra các quyết định quản trị. Thiết lập các mối quan hệ dự báo về các chỉ số tài chính, chỉ ra mối liên quan giữa chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính dự toán để có quyết định phù hợp nhằm đạt đƣợc mục đích kinh doanh của công ty. Tóm lại, phƣơng pháp báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị đƣa ra các quyết định phù hợp hơn trong tiến trình quản lý của mình và cũng hoàn toàn tƣơng tự với việc quản trị các công ty. 1.3.2.1. Phƣơng pháp phân tích xu hƣớng, biến động kết cấu Đánh giá chung tình hình tài chính : sử dụng phƣơng pháp so sánh. Dựa vào bảng báo cáo cân đối tài sản và bảng kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá So sánh kỳ phân tích với kỳ trƣớc để thấy sự biến động và xu hƣớng thay đổi của tình hình tài chính So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch So sánh số liệu phân tích với số liệu chuẩn của ngành để thấy tình trạng của DN trong ngành nhƣ thế nào Page 6 1.3.2.2. Phƣơng pháp phân tích tỷ số: so sánh các chỉ tiêu để tạo thành tỷ số có ý nghĩa Nhóm I : Các tỷ số khả năng sinh lợi gồm: + Lợi nhuận biên (Tỷ suất lợi nhuận=TN thuần/DT) Ý nghĩa: phản ánh 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận + Thu nhập trên tài sản (đầu tƣ)(ROA=TN thuần/Tổng TS) Ý nghĩa: Phản ánh 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế + Thu nhập trên vốn CSH( ROE=TN thuần/VCSH) Ý nghĩa: Phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để tiến hành hoạt động sxkd tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế Nhóm II: Các tỷ số sử dụng tài sản + Hệ số khoản phải thu (=DT bán chịu/ KPTbq) Ý nghĩa: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp ( tức trong 1 kì NPT luân chuyển bao nhiêu lần) Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt + Kỳ thu tiền trung bình(=360x KPTbq/DT bán chịu) Ý nghĩa: Cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày ta sẽ phải thu khoản nợ khách hàng + Hệ số hàng tồn kho (=DT/HTK bq) Chú ý: Trong trƣờng hợp nếu có thông tin về giá vốn hàng bán thì ta sẽ thay thế Doanh Thu bằng GVHB .Khi đó thông tin về vòng quay HTK sẽ có chất lƣợng hơn Ý nghĩa: Cho biết số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh đƣợc đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tƣ cho hàng tồn kho thấp nhƣng vẫn đạt đƣợc doanh số cao + Hệ số tài sản cố định(=DT/TSCĐ) Ý nghĩa: cho biết 1 đồng đầu tƣ vào TSCĐ tạo ra bao nhiêu doanh thu trong kì + Hệ số tổng tài sản (=DT/Tổng TS) Ý nghĩa: 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu doanh thu trong kỳ Page 7 Nhóm III: Các tỷ số về tính lỏng ( chỉ số về khả năng thanh toán) + Hệ số thanh toán hiện hành( hay hệ số thanh toán nợ ngắn hạn) (=TSLĐ và đầu tƣ ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) Ý nghĩa: Cho biết mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn . Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn Hệ số này không phải càng lớn càng tốt, vì khi đó có một lƣợng TSLĐ tồn trữ lớn , phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ máy này không vận động, không sinh lời, Tính hợp lý của TS này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh + Hệ số thanh toán nhanh(=(TSCĐ-HTK)/Nợ ngắn hạn) ( hay = Tiền + Đầu tƣ CK ngắn hạn+KPT/Nợ ngắn hạn) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa bộ phận của TSLĐ dễ chuyển thành tiền với nợ ngắn hạn( hay khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn) Thông thƣờng chỉ tiêu này =1 là lý tƣởng nhất Nhóm IV: Tỷ số sử dụng nợ + Nợ trên tổng tài sản (=Nợ/Tổng TS) Ý nghĩa: Một đồng vốn để tiến hành hoạt động sxkd thì đƣợc tạo ra từ bao nhiêu đồng vay nợ + Hệ số thu nhập trên lãi vay(=LN trƣớc lãi vay và thuế/LV) Ý nghĩa: cho chúng ta biết đƣợc số vốn đi vay đã sử dụng tốt đến mức đọ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đử bù đắp lãi vay phải trả hay không + Hệ số thu nhập trên các khoản thanh toán cố định (=TN trƣớc khoản thanh toán cố định và thuế/ các khoản thanh toán cố định) Ý nghĩa: phản ánh khả năng của công ty trong việc đáp ứng tất cả các nghĩa vụ cố định hơn là chỉ thanh toán lãi vay ( 1 đồng từ khoản thanh toán cố định đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng TN trƣớc khoản thanh toán cố định và thuế ) Page 8 1.3.2.3. Phƣơng pháp phân tích lợi nhuận DuPont So sánh liên hoàn các chỉ tiêu: Muốn tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng cần làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay vốn Thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến lợi nhuận 1.3.2.4. Phƣơng pháp phân tích nguồn và sử dụng vốn: Sử dụng bảng kê và bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn. Cho biết tổng quát tình hình sử dụng vốn và nguồn hình thành vốn. Từ đó, giúp công ty có những biện pháp thích hợp để sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Page 9 CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRISECO) 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco) Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco) là một trong những CTCK đầu tiên hoạt động trên TTCK Việt Nam. Agriseco chuyển đổi từ Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đƣợc thành lập ngày 20/12/2000 theo Quyết định số 269/QĐ/HĐQT của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Với số Vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng, cán bộ chủ yếu từ Agribank chuyển sang, đến nay Agriseco đã trở thành công ty chứng khoán (CTCK) hàng đầu của Việt Nam: mạng lƣới (3 Chi nhánh, 4 Phòng giao dịch, 46 Điểm cung cấp dịch vụ), về Vốn điều lệ (2.120 tỷ đồng). Thông tin về Công ty: - Tên Công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Tên tiếng Anh: Agribank Securities Joint – Stock Corporation - Tên viết tắt AGRISECO - Vốn điều lệ: 2.120.000.000.000 (hai nghìn một trăm hai mƣơi tỷ) đồng - Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà Artex, Số 172 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 6276 2666 - Fax: (84-4) 6276 5666 - Email: agriseco@agriseco.com.vn - Website: www.agriseco.com.vn - Giấy phép hoạt động: Số 343/UBCK-GP do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc ban hành ngày 20/08/2010. - Mã số thuế: 0101150107 - Ngành nghề kinh doanh: Page 10  Môi giới chứng khoán;  Tự doanh chứng khoán;  Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán;  Bảo lãnh phát hành chứng khoán;  Lƣu ký chứng khoán. - Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agriseco đƣợc thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agriseco Mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển: Năm 2000: • 20/12/2000: Agribank ban hành Quyết định số 269/QĐ-HĐQT thành lập Agriseco. Năm 2001: • 09/01/2001: Tiếp nhận Vốn điều lệ 60 tỷ đồng. CHỦ TỊCH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Kiểm tra, kiểm soát nội bộ P. Phân tích và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán Phòng kinh doanh P. Kế toán và lƣu ký chứng khoán P. Hành chính tổng hợp Phòng kinh doanh P. Kế toán và lƣu ký chứng khoán P. Hành chính tổng hợp Chi nhánh Tp. HCM Phòng giao dịch Ngọc Khánh Page 11 • 04/05/2001: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp Giấy phép kinh doanh, Agriseco trở thành công ty chứng khoán thứ 8 gia nhập thị trƣờng. • 05/11/2001: Khai trƣơng hoạt động tại Hà Nội. • 23/11/2001: Thành lập Chi nhánh đầu tiên của Agriseco tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003: • 30/10/2003: Thành lập Phòng giao dịch đầu tiên tại Ngọc Khánh, Hà Nội. Năm 2004: • 14/01/2004: Nâng Vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng. • 15/09/2004: Đƣa sản phẩm REPO ra thị trƣờng. Năm 2005: • 10/04/2005: Đƣa sản phẩm REREPO ra thị trƣờng. • 11/11/2005: Khai trƣơng Đại lý nhận lệnh cấp huyện đầu tiên tại Huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá. • 21/11/2005: Nâng Vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng. Năm 2006: • 07/04/2006: Nhận Cờ Thi đua của Thủ tƣớng Chính phủ, là CTCK duy nhất đạt đƣợc thành tự này. Năm 2007: • 19/06/2007: Nâng Vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng. • 24/07/2007: Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hoá Agriseco. • 16/08/2007: Ký Bản ghi nhớ Hợp tác chiến lƣợc với Guotai Junan - Tập đoàn chứng khoán hàng đầu Trung Quốc. • Khai trƣơng Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Trỗi, trực thuộc Chi nhánh Tp.HCM Năm 2008: • Khai trƣơng Phòng Giao dịch Quang Trung: Phòng giao dịch thứ hai tại Hà nội. • 24/06/2008: Agribank quyết định phê duyệt phƣơng án và chuyển Agriseco thành Công ty cổ phần. • 19/10/2008: Nhận Giải thƣởng - Cup Vàng “Thƣơng hiệu Chứng khoán Uy tín” 2008 của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam. Page 12 • 04/05/2008: Khai trƣơng Chi nhánh Đà nẵng, đánh dấu sự hiện diện đầy đủ của Agriseco tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc. Năm 2009: • 06/01/2009: Hoàn thành Đấu giá lần đầu ra bên ngoài cổ phần của Agriseco, khởi đầu chuyển đổi Agriseco từ công ty TNHH 100% vốn Nhà nƣớc sang công ty cổ phần. • 03/02/2009: Chuyển Trụ sở chính về Tầng 5, Toà nhà Artex, Số 172 Ngọc Khánh, Hà Nội. • Tháng 02/2009 : Khai trƣơng Chi nhánh Giải phóng, Hà nội • 22/06/2009: Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. • 10/07/2009: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh số 108/UBCK-GP cho Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. • 11-12/10/2009: Nhận Giải thƣởng - Cúp Vàng “Thƣơng hiệu Chứng khoán Uy tín” 2009 của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam; nhận giải thƣởng “Công ty chứng khoán tiêu biểu” và “Thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ tiêu biểu trên thị trƣờng chứng khoán” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tƣ (VIR) phối hợp tổ chức. Agriseco là CÔNG TY CHỨNG KHOÁN DUY NHẤT NHẬN CẢ 3 DANH HIỆU. • 10/12/2009: Chính thức đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, mã giao dịch AGR. Năm 2010: • Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liên tục nhân kỷ niệm 10 năm hoạt động của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh. • Bằng khen của Bộ Tài chính về việc có nhiều đóng góp cho thị trƣờng nhân kỷ niệm 10 năm thành lập TTCK VN. • Hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 1.200 (một nghìn hai trăm) tỷ đồng lên 2.120 tỷ (hai nghìn một trăm hai mƣơi tỷ) • 12/9/2010: Lần thứ 3 liên tiếp nhận Giải thƣởng – Cup vàng “Thƣơng hiệu chứng khoán uy tín” Page 13 Năm 2011: - 21/02/2011: Khai trƣơng Phòng Giao dịch Linh Đàm trực thuộc Trụ Sở chính - Tiếp nhận bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đã có nhiều thành tích trong xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán giai đoạn 2000-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (Quyết định số 320- QĐ/TTg ban hành ngày 02/03/2011). - Lọt vào Top 500 Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất Việt Nam - Fast500 do Vietnamnet kết hợp với Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố. - Hết quý II/2011: Chứng khoán Nông nghiệp là một trong số ít Công ty chứng khoán có lãi. - 21/07/2011: Khai trƣơng Phòng Giao dịch Nguyễn Thị Minh Khai trực thuộc Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. - 15/10/2011: Công ty Chứng khoán Nông nghiệp đã vinh dự lọt vào Top 200 Thƣơng hiệu Sao Vàng đất Việt 2011 và là công ty chứng khoán duy nhất nhận đƣợc giải thƣởng này. Page 14 2.2. Phân tích tài chính của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2.2.1. Báo cáo tài chính 2.2.1.1. Bảng cân đối kế toán (Đơn vị: triệu đồng) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2010 Năm 2009 Tài Sản Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 785,201 452,890 Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 357,545 135,968 Các khoản phải thu ngắn hạn 8,115,722 5,283,175 Hàng tồn kho 127 152 Tài sản ngắn hạn khác 30,675 40,133 TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,289,269 5,912,318 Các khoản phải thu dài hạn N/A N/A Tài sản cố định (Giá trị hao mòn lũy kế) 13,895 -40,488 10,363 0 Bất động sản đầu tƣ N/A N/A Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 4,754,776 4,623,061 Tổng tài sản dài hạn khác 110,467 84,113 Lợi thế thƣơng mại N/A N/A TỔNG TÀI SẢN 14,168,407 10,629,855 Nợ Phải Trả Nợ ngắn hạn 9,823,012 7,274,673 Nợ dài hạn 2,000,201 2,000,113 Tổng Nợ 11,823,214 9,274,786 Nguồn Vốn Vốn chủ sở hữu 2,344,581 1,354,934 Nguồn kinh phí và quỹ khác 612 135 Tổng Nguồn Vốn 2,345,193 1,355,069 Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A TỔNG NGUỒN VỐN 14,168,407 10,629,855 Page 15 - Về tổng nguồn vốn và tài sản: Qua bảng báo cáo tài chính năm 2010 và 2009, ta nhận thấy sự tăng lên của tổng nguồn vốn ( từ 10629885 triệu đồng năm 2009 đến 141687407 triệu đồng năm 2010) đạt 133,2%. Đây là tốc độ tăng trƣởng cao, phù hợp với giai đoạn hiện nay. Khi mà nhu cầu của nền kinh tế đang tăng nhanh và sự khan hiếm vốn ở thị trƣờng trong nƣớc đang ở giai đoạn cao. Công ty làm việc trên thị trƣờng chứng khoán, đòi hỏi công ty phải không ngừng tăng cƣờng lƣợng vốn đang có để có thể đáp ứng với nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ chính hoạt động của công ty. Sự tăng cƣờng tài sản của công ty chủ yếu ở các khoản mục về tài sản ngắn hạn (tăng từ 5912318 triệu đồng đến 9289269 triệu đồng: tăng tuyệt đối 3376951 triệu đồng, đạt tăng trƣởng tƣơng đối là 157%). Trong đó tăng nhanh nhất là tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền(năm 2010 tăng tuyệt đối 332311 triệu đồng, đạt 173% so với năm 2009). Bên cạnh đó, khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn cũng có sự tăng trƣờng lớn với mức tăng tuyệt đối năm 2010 so với năm 2009 là 221577 triệu đồng, tăng hơn 263%. Tuy vậy, các khoản mục liên quan đến đầu tƣ dài hạn của công ty gần nhƣ không tăng. Tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn tổng tài sản của công ty ( 55% ở năm 2009 và là 65% ở năm 2010). Điều này là khá phù hợp với một công ty làm việc ở lĩnh vực chứng khoán. Đây là lĩnh vực liên quan đến thị trƣờng vốn và ít cần đến sự đầu tƣ về tài sản cố định. Mặt khác, năm 2009 và 2010, thị trƣờng chứng khoán việt nam sụt giảm khá nghiêm trọng với khá nhiều tiêu cực sau khủng hoảng 2008. Lúc này, sự nắm giữ tiền và các tài sản mang tính thanh khoản cao đồng thời dừng các khoản đầu tƣ dài hạn là rất cần thiết. - Về nguồn hình thành tài sản : - Nguồn vốn của công ty tăng năm 2010 so với năm 2009 xuất phát từ sự tăng cƣờng vốn chủ sở hữu, và khoản nợ ngắn hạn của công ty. vốn chủ sở hữu công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 tuyệt đối là 989647 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 73% . Khoản tiền này đƣợc gộp bằng lợi nhuận năm 2009. sự tăng cƣờng vốn của công ty là cần thiết khi thị trƣờng đang khan hiếm vốn. Nợ ngắn hạn của công ty tăng khoảng 35% so với năm 2009, giá trị tuyệt đối tăng 2548339 triệu đồng. Page 16 Nợ ngắn hạn của công ty tăng lên là sự tất yếu của việc mở rộng hoạt động của công ty ở các lĩnh vực khác. 2.2.1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ( Đơn vị: triệu đồng) Kết Quả Kinh Doanh Năm 2010 Năm 2009 Doanh thu hoạt động chứng khoán Doanh thu môi giới chứng khoán cho nhà đầu tƣ 48,479 65,264 Doanh thu hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn 624,998 527,986 Doanh thu hoạt động uỷ thác đấu giá N/A N/A Doanh thu bảo lãnh phát hành 3,000 13,360 Doanh thu đại lý phát hành chứng khoán 4,650 N/A Doanh thu tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán cho nhà đầu tƣ 157 6,164 Doanh thu lƣu ký chứng khoán cho nhà đầu tƣ N/A N/A Hoàn nhập dự phòng và các khoản trích trƣớc N/A N/A Doanh thu khác 975,324 369,779 Doanh thu cho thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin N/A N/A Các khoản giảm trừ doanh thu 103 423 Doanh Thu Thuần 1,656,506 982,131 Giá Vốn Hàng Bán 1,363,177 702,414 Lợi Nhuận Gộp 293,328 279,717 Chi phí hoạt động Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay N/A N/A N/A N/A Chi phí bán hàng N/A N/A Chi phí quản lý doanh nghiệp 30,654 28,292 Tổng Chi phí hoạt động 30,654 28,292 Tổng doanh thu hoạt động tài chính N/A N/A Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 262,674 251,425 Lợi nhuận khác N/A 90 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 262,674 251,515 Chi phí lợi nhuận Chi phí thuế TNDN 68,724 38,664 Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A Tổng Chi phí lợi nhuận 68,724 38,664 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 193,950 212,851 Page 17 - Về doanh thu : Doanh thu thuần năm 2010 tăng so với năm 2009 tuyệt đối 674375 triệu đồng. Nhìn chung đây là mức tăng phù hợp với tốc độ lạm phát của nền kinh tế. Trong các khoản mục doanh thu, có sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu thu giữa 2 năm: Các khoản mục : Doanh thu môi giới chứng khoán cho nhà đầu tƣ, Doanh thu tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán cho nhà đầu tƣ, Doanh thu bảo lãnh phát hành đều giảm mạnh. Điều này thể hiện sự ảm đạm của thị trƣờng chứng khoán việt nam. Công ty agiseco cũng không ngoại lệ, khi mà các ngành kinh tế đều không phát triển đƣợc do sự lạm phát kéo dài. Ngành chứng khoán và các hoạt động liên quan đến chứng khoán sẽ sụt giảm. Nhu cầu của thị trƣờng hƣớng đến những tài sản có tính thanh khoản cao nhƣ vàng và ngoại tệ. Mặt khác : nhận thấy dấu hiệu này, công ty đã tăng cƣờng đầu tƣ những khoản mục khác, do đó có sự tăng lên của những khoản mục doanh thu khác ( tăng tuyệt đối 605545 triệu đồng) Đây cũng là bƣớc đi đúng đắn của công ty để duy trì mức doanh thu hợp lý. - Về lợi nhuận: Tuy rằng có sự tăng cao của doanh thu nhƣng lợi nhuận của năm 2010 không tăng so với năm 2009. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 chỉ đạt 193,950 triệu đồng giảm 18901 triệu đồng. điều này cho thấy sự sụt giảm chung của nền kinh tế việt nam trong thời kì lạm phát. Nguyên nhân : Năm 2010, thị trƣờng chứng khoán việt nam nói chung có xu thế đi xuống. Đặc biệt các hoạt động chứng khoán của những công ty mô giới giảm nghiêm trọng. Vì thế Agiseco cũng nằm trong hoàn cảnh tƣơng tự. Những hoạt động siêu lợi nhuận không còn phát triển đƣợc bởi nhu cầu đầu tƣ vào chứng khoán giảm xuống. Những thị trƣờng đầu tƣ khác nhƣ bất động sản cũng trong tình trạng tƣơng tự. Mặt khác, doanh thu của công ty tăng lên là do lạm phát và chi phí tăng cao, vì thế doanh thu tuy tăng nhƣng lợi nhuận lại giảm. 2.2.2. Phân tích sự biến động cơ cấu tài sản và nguồn vốn  Đánh giá về mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Đối với một doanh nghiệp khi lên bảng báo cáo tài chính phải đảm bảo nguyên tắc chung là Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn. Page 18 Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoản cao, thì sẽ đƣợc báo cáo trƣớc, hay nói cách khác là tài sản đƣợc xếp theo thứ tự thanh khoản giảm dần. Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trƣớc sẽ đƣợc báo cáo trƣớc. Nhƣ khi ta nhìn trên bảng báo cân đối kế toán ta thấy phần nguồn vốn thì phần Nợ phải trả sẽ đƣợc báo cáo trƣớc sau đó mới tới nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng cân đối kế toán trên ta thấy rằng: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn có nhiều biến động. Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 3,538,552 triệu đồng tƣơng ứng với 33.3%. Năm 2010 công ty đã đi vào hoạt động một cách bền vững hơn. Do đó tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tăng hơn so với năm 2009. 2.2.2.1. Sự biến động và kết cấu tài sản của doanh nghiệp (Đơn vị tính: triệu đồng) Tài sản Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4)=(3)-(2) (5)=(4):(2) A. Tài sản ngắn hạn 5,912,318 9,289,269 3,376,951 57.12 1. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 452,890 785,201 332,311 73.38 2. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 135,968 357,545 221,577 163 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 5,283,175 8,115,722 2,832,547 53.6 4. Hàng tồn kho 152 127 (25) ( 16.45) 5. Tài sản ngắn hạn khác 40,133 30,675 (9,458) (23.57) B. Tài sản dài hạn 1. Các khoản phải thu dài hạn N/A N/A - - 2. Tài sản cố định ( Giá trị hao mòn lũy kế) 10,363 0 13,895 -40,488 3,532 34.1 3. Bất động sản đầu tƣ N/A N/A - - 4. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 4,623,061 4,754,776 131,715 2.8 5. Tổng tài sản dài hạn khác 84,113 110,467 26,354 31.33 6. Lợi thế thƣơng mại N/A N/A - - Tổng tài sản 10,629,855 14,168,407 3,538,552 33.3 Bảng : Bảng phân tích tình hình tài sản của công ty Agriseco Page 19 Nhìn vào bảng cân đối kế toán phần Tổng tài sản thì gồm có 2 phần tác động đến Tổng tài sản: Phần 1- Tài sản ngắn hạn Phần 2 – Tài sản dài hạn Đây là 2 phần chính quyết định đến sự tăng giảm của Tổng tài sản. - Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và đƣợc ƣu tiên trƣớc trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản. Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3,376,951 triệu đồng, tƣơng ứng là 57.12%. Tài sản ngắn hạn thay đổi do các yếu tố sau: + Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Ta dễ dàng nhận thấy đƣợc tài sản bằng tiền của công ty tăng dần qua các năm. Đặc biệt năm 2010 tài sản bằng tiền tăng mạnh so với năm 2009 là 332,311 triệu đồng, tƣơng ứng 73.38 %. Điều này chứng tỏ công ty có tình hình tài chính ngày càng lớn mạnh, đang trên đà phát triển, việc thu lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán ngày càng tăng. Một lƣợng tiền lớn cũng thể hiện công ty đang rất ổn định về mặt tài chính. + Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn Khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng một cách mạnh mẽ từ 135,968 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 357,545 triệu đồng năm 2010, tỷ lệ tăng là 163 %. Một sự chênh lệch đáng kinh ngạc, điều này có thể nói lên rằng công ty chứng khoán Agriseco ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình cả về quy mô và chất lƣợng, mặt khác cũng thể hiện doanh nghiệp không dự trữ quá nhiều tiền ( vì dự trữ nhiều tiền chƣa hẳn đã tốt). + Các khoản phải thu ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 2,832,547 triệu đồng, tƣơng ứng 53.6%. Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy rằng khả năng thu hồi vốn của công ty là tốt. Công ty tăng cƣờng thu hồi nợ, giảm bớt lƣợng vốn ứ động trong khâu thanh toán cũng nhƣ hạn chế bị chiếm dụng vốn. + Hàng tồn kho Lƣợng hàng tồn kho năm 2010 giảm 25 triệu đồng ứng với 16.45% so với năm 2009. Page 20 - Phân tích sự biến động của tài sản dài hạn. (Đơn vị tính: triệu đồng) B. Tài sản dài hạn Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ lệ % 1. Các khoản phải thu dài hạn N/A N/A - - 2. Tài sản cố định ( Giá trị hao mòn lũy kế) 10,363 0 13,895 -40,488 3,532 34.1 3. Bất động sản đầu tƣ N/A N/A - - 4. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 4,623,061 4,754,776 131,715 2.8 5. Tổng tài sản dài hạn khác 84,113 110,467 26,354 31.33 6. Lợi thế thƣơng mại N/A N/A - - Tổng tài sản dài hạn 4,717,537 4,879,138 161,601 3.4 Bảng: Bảng phân tích sự biến động tài sản dài hạn của công ty Tài sản dài hạn là tài sản gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tƣ, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác. Qua bảng phân tích ta thấy rằng Tài sản dài hạn của công ty năm 2010 tăng 161,601 triệu đồng ứng với 3.4% so với năm 2009. Và đƣợc thể hiện cụ thể: Tài sản cố định và các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn tăng lên, đặc biệt là tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên 3,532 triệu đồng với tỷ lệ tăng 34.1%. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp đƣợc tăng cƣờng. Khoản đầu tƣ tài chính dài hạn tăng 131,715 triệu đồng với tỷ lệ tăng 2.8% thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp khá dồi dào, doanh nghiệp đã dùng vào việc đầu tƣ tài hính dài hạn và hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều này cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính. Kết luận: Nhƣ vậy việc phân bố tài sản của doanh nghiệp có sự cải thiện rõ nét: tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực kinh doanh, giảm các loại tài sản không cần thiết để tạo điều kiện sử dụng nguồn tài sản hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn, hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền. Page 21 2.2.1.2. Sự biến động và kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (Đơn vị: triệu đồng) Nguồn vốn Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ lệ (1) (2) (3) (4)=(3)–(2) (5)=(4):(2) Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 7,274,673 9,823,012 2,548,339 35.03 2. Nợ dài hạn 2,000,113 2,000,201 88 0.0044 Tổng nợ 9,274,786 11,823,214 2,548,428 27.48 Nguồn vốn 1. Vốn chủ sở hữu 1,354,934 2,344,581 989,647 73.04 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 135 612 477 353.3 Tổng nguồn vốn 1,355,069 2,345,193 990,124 73.07 Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A - - Tổng Nguồn Vốn 10,629,855 14,168,407 3,538,552 33.29 Bảng: Bảng phân tích sự biến động của nguồn vốn Nguồn vốn của công ty là một vấn đề không chỉ các chủ doanh nghiệp quan tâm mà còn là vấn đề của các chủ đầu tƣ quan tâm tới, ngoài ra nguồn vốn còn cho biết tình hình và khả năng huy động vốn, sử dụng vốn và thấy đƣợc tài chính của công ty. Thông qua bảng cân đối kế toán qua các năm thì ta nhận thấy nguồn vốn của công ty tăng lên một cách rõ rệt. Và sau đây là việc phân tích các chỉ tiêu tác động đến nguồn vốn đồng thời có biện pháp ổn định và làm nguồn vốn công ty ngày càng tăng. Hình 1. Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn - Phân tích sự biến động của nợ phải trả Là khoản nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vậy muốn biết đƣợc khả năng chi trả của công ty ta sẽ đi so sánh khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Để Page 22 thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của khoản nợ phải trả đến tổng nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn nhƣ thế nào đến công ty. Và qua đó thấy đƣợc khả năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không? Hay nói cách khác là qua sự phân tích sẽ giúp ta thấy rõ hơn về khả năng sử dụng “ đòn bẩy tài chính” có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không? Nợ phải trả có sự biến động nhƣ sau: Năm 2010 tăng 2,548,428 triệu đồng so với năm 2009, tƣơng ứng 27.48%. Khi công ty bỏ ra một khoản nợ phải trả khá lớn thì công ty cần trang bị cho mình một lƣợng tiền vốn để chi trả cho phần lãi của khoản nợ phải trả. Nhƣ theo tình hình ta thấy rằng rõ ràng khoản vốn bằng tiền của công ty khá lớn nên khoản nợ phải trả của công ty có xu hƣớng tăng dần đó cũng là điều có thể chấp nhận đƣợc. Vì khi đối với một doanh nghiệp khi khoản nợ phải trả quá lớn thì khi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản vốn để trang trải cho phần lãi vay, cho nên nó sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau. Còn khoản nợ phải trả dài hạn năm 2009 phát sinh 2,000,113 triệu đồng, năm 2010 khoản nợ phải trả dài hạn là 2,000,201 triệu đồng. Thực ra con số này không tăng là mấy, có thể nói là chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty vì vậy khoản nợ này công ty có thể duy trì đƣợc thời gian trả nợ. Tuy nhiên, công ty nên trả nợ đúng hạn để giữ uy tín. - Phân tích sự biến động của vốn chủ sở hữu Năm 2010 vốn chủ sở hữu của công ty tăng 989,647 triệu đồng ứng 73.04% so với năm 2009. Dựa vào biểu đồ trên thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công ty đã ngày càng đƣợc cải thiện. Cuối cùng ta phân tích một cách tổng quát nhất thì thấy: Tổng nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng 3.538.552 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 33.29 % so với năm 2009. Thể hiện rằng tình hình tài chính của công ty ngày càng vững mạnh và đƣợc đầu tƣ nhiều hơn để mở rộng quy mô và chất lƣợng của hoạt động kinh doanh chứng khoán. Page 23 2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính 2.2.3.1. Các tỷ số khả năng sinh lời Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tƣ, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tƣợng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. - Lợi nhuận biên (Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) Từ bảng kết quả kinh doanh: (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Doanh Thu 1,656,506 982,131 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 193,950 212,851 Năm 2009: Lợi nhuận biên = 212,851/982,131= 21.67 % Phản ánh 100 đồng doanh thu mà doang nghiệp thực hiện trong kỳ tạo ra 21.67 đồng lợi nhuận Năm 2010: Lợi nhuận biên = 193,950/1,656,506 = 11.71% Phản ánh 100 đồng doanh thu mà doang nghiệp thực hiện trong kỳ tạo ra 11.71 đồng lợi nhuận Qua số liệu của 2 năm, ta thấy tỷ suất lợi nhuận còn thấp, so với năm 2009 thì năm 2010, tỷ suất này giảm đáng kể, giảm 9.96%. - Thu nhập trên tài sản ( đầu tƣ) (ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản) (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 TỔNG TÀI SẢN 14,168,407 10,629,855 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 193,950 212,851 Năm 2009: ROA = 212,851/10,629,855 = 2.28% Phản ánh 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra 2.28 đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2010: ROA = 193,950/14,168,407 = 1.36% Page 24 Phản ánh 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1.36 đồng lợi nhuận sau thuế ROA của 2 năm đều rất thấp, so với năm 2009 thì năm 2010 con số này giảm xuống 0.92% - Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE= Lợi nhuận sau thuế/ VCSH) (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Vốn chủ sở hữu 2,344,581 1,354,934 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 193,950 212,851 Năm 2009: ROE = 212,851/1,354,934 =15.71% Phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 15.71 đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2010: ROE = 193,950/ 2,344,581= 8.27% Phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 8.27 đồng lợi nhuận sau thuế Qua cách tính toán, ROE năm 2010 cũng giảm xuống 7.44% so với năm 2009 Công ty cần xem lại cách kinh doanh và cách quản lý vốn đầu tƣ cũng nhƣ chi phí để đƣa ra các biện pháp phù hợp để kinh doanh có hiệu quả hơn, sinh ra lợi nhuận cao hơn nữa. 2.2.3.2. Các tỷ số sử dụng tài sản - Hệ số hàng tồn kho ( = Doanh thu/ Hàng tồn kho bình quân) (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Doanh thu thuần 1,656,506 982,131 Hàng tồn kho 127 152 Ta có Hàng tồn kho bình quân = ( 127 + 152)/2 = 139.5 Năm 2010: Hệ số hàng tồn kho = 1656506/139.5 = 11874.59 Có 11874 lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. - Hệ số tài sản cố định ( = Doanh thu/ Tài sản cố định) (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Doanh thu thuần 1,656,506 982,131 Tài sản cố định 13,895 10,363 Hệ số tài sản cố định 119.22 94.77 Page 25 Ý nghĩa: Năm 2009: Một đồng đầu tƣ vào tài sản cố định sẽ tạo ra 94.77 đồng doanh thu trong kỳ. Năm 2010: Một đồng đầu tƣ vào tài sản cố định sẽ tạo ra 119.22 đồng doanh thu trong kỳ. Ta thấy, Hệ số tài sản cố định từ năm 2009 đến năm 2010 tăng lên 24.45 đồng. Công ty sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. - Hệ số tổng tài sản ( = Doanh thu/ Tổng tài sản) (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Doanh thu thuần 1,656,506 982,131 Tổng tài sản 14,168,407 10,629,855 Hệ số tổng tài sản 0.12 0.09 Ý nghĩa: Năm 2009 : 100 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra 12 đồng doanh thu trong kỳ. Năm 2010 : 100 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra 9 đồng doanh thu trong kỳ. Hệ số này cũng tăng lên 0.03 từ năm 2009 đến năm 2010 Công ty sử dụng vốn kinh doanh ngày càng có hiệu quả, Tuy nhiên hệ số này còn thấp. Do vậy, Công ty cần đƣa ra các biện pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm thu doanh thu và lợi nhuận cao hơn. 2.2.3.3. Các tỷ số về tính lỏng - Hệ số thanh toán hiện hành (hay hệ số thanh toán nợ ngắn hạn) Chỉ số này đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lƣu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mƣợn thêm. Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành: (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Tổng tài sản ngắn hạn 9,289,269 5,912,318 Nợ ngắn hạn 9,823,012 7,274,673 Hệ số thanh toán hiện hành 0.95 0.81 Nhìn vào bảng ta thấy, hệ số thanh toán hiện hành của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2009, hệ số này là 0.81 nhƣng sang năm 2010 nó tăng lên 0.95. Page 26 Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn nợ ngắn hạn. Cụ thể từ năm 2009 sang 2010, tài sản ngắn hạn tăng lên 3376951 triệu đồng trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng 2548339 triệu đồng. Hệ số này tăng dần, nó phản ánh việc sử dụng tài sản của công ty ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, hệ số này nhỏ hơn 1, nó cho ta thấy Công ty sử dụng tài sản hiệu quả chƣa cao, Công ty cần phải xem lại bộ máy quản lý để có những biện pháp khắc phục kịp thời. - Hệ số thanh toán nhanh ( = (Tài sản cố định – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn) ( hay = Tiền + Đầu tƣ CK ngắn hạn + Khoản phải thu/Nợ) Ta có bảng phân tích hệ số này của Công ty: (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 785,201 452,890 Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 357,545 135,968 Các khoản phải thu ngắn hạn 8,115,722 5,283,175 Nợ ngắn hạn 9,823,012 7,274,673 Hệ số thanh toán nhanh 0.94 0.81 Tƣơng tự hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh của Công ty cũng tăng lên trong 2 năm, từ 0.81 năm 2009 đến 0.94 năm 2010. Điều này có nghĩa là trong năm 2009, 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảm bằng 0.81 đồng “ Tiền + Đầu tƣ CK ngắn hạn + Khoản phải thu ” còn sang 2010 thì 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 0.94 đồng tiền có khả năng thanh khoản cao. Tình hình này của Công ty cho thấy trong năm 2010, khả năng thanh toán của Công ty tốt hơn so với năm 2009, công ty cần phải phát huy hơn nữa để có thể đạt đƣợc hệ số này ở mức lý tƣởng nhất. 2.2.3.4. Các tỷ số sử dụng nợ - Nợ trên tổng tài sản (=Nợ/Tổng TS) Từ bảng cân đối kế toán, ta có bảng sau: (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2009 Tổng Nợ 11,823,214 9,274,786 Tổng tài sản 14,168,407 10,629,855 Nợ trên tổng tài sản 0.83 0.87 Ý nghĩa: + Năm 2009 : Với 1 đồng vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì đƣợc tạo ra từ 0.87 đồng vay nợ. Page 27 + Năm 2010 : Với 1 đồng vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì đƣợc tạo ra từ 0.83 đồng vay nợ. Tỷ số này giảm cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009. 2.2.4. Nhận xét chung về tình hình tài chính công ty Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam là công ty có vốn điều lệ 2.120 tỷ đồng – đứng ở vị trí thứ 2 so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh trên lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam. Đó là lợi thế rất lớn của công ty vì nguồn vốn điều lệ lớn đảm bảo tiềm lực cho các hoạt động kinh doanh đƣợc thuận lợi và tạo đƣợc uy tín đối với khách hàng. Qua phần phân tích thực trạng, ta nhận thấy công ty đã sử dụng rất có hiệu quả nguồn tài sản của mình, đặc biệt là trong tình hình thị trƣờng chứng khoản rất ảm đạm trong vài năm trở lại đây. Quy mô hoạt động và năng lực kinh doanh của công ty đã đƣợc cải thiện rõ ràng. Agriseco là một trong số ít các công ty chứng khoán vẫn thu đƣợc lợi nhuận trong năm 2010 trong khi phần lớn các công ty trên thị trƣờng chứng khoán đều công bố lợi nhuận âm. Vốn điều lệ của công ty liên tiếp đƣợc tăng lên nhờ ngân hàng mẹ là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Agibank, từ 60 tỷ đồng vào thời điểm mới thành lập năm 2001 lên 2.120 tỷ đồng năm 2011. Ngoài ra, nợ phải trả của công ty ở năm 2010 so với năm 2009 cũng chỉ tăng một tỷ lệ nhỏ, không gây ảnh hƣởng nhiều đến khả năng chi trả của công ty. Qua đó ta có thể nhận thấy thời gian sắp tới, khi thị trƣờng chứng khoán tăng trƣởng trở lại, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khởi sắc hơn đồng nghĩa với tình hình tài chính của công ty cũng sẽ có sự tăng trƣởng ổn định. Page 28 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRISECO) 3.1. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agriseco). Dựa vào việc phân tích số liệu về hoạt động tài chính của công ty trong các năm đồng thời để cải thiện tình hình tài chính của công ty trong những năm sắp tới ngày càng phát triển hơn nhóm chúng tôi đã đƣa ra một số giải nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty nhƣ sau:  Thứ 1: Tăng cƣờng phát triển về trình độ công nghệ Công ty cần hoàn thiện hơn nữa về hệ thống Công nghệ thông tin và ngày càng cung cấp nhiều tiện ích hơn nhƣng vẫn phải đảm bảo an toàn và tính bảo mật cao cho khách hàng.  Thứ 2: Cần thắt chặt việc kiểm tra kiểm soát nội bộ: Công ty cần kiểm tra và kiểm soát việc tuân thủ việc hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ về quản lý rủi ro, đồng thời tạo điều kiện tìm kiếm và khắc phục những sai sót thƣờng gặp trong việc hoàn thiện chất lƣợng sản phẩm / dịch vụ cung cấp  Thứ 3: cần nghiên cứu sản phẩm mới để phát triển thị trƣờng và thƣơng hiệu sản phẩm. Về nghiên cứu sản phẩm mới: ra đời và phát triển trong giai đoạn thị trƣờng chứng khoán việt nam đang chập chững tự hoàn thiện rồi bùng nổ cạnh tranh dữ dội, Agriseco cần có ý thức để tìm tòi phát triển các sản phẩm , dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa lợi ích cho khách hàng. Một số trong nhiều các sản phẩm tiện ích mà Agriseco tiên phong giới thiệu đến khách hàng và đƣợc đánh giá cao: - Repo & rerepo trái phiếu - Rerepo, exrerepo và Bidrerepo cổ phiếu…  Thứ 4: Tăng cƣờng về việc phát triển thị trƣờng Vốn đƣợc biết đến là một công ty chứng khoán đầu tiên xây dựng và có hệ thống mạng lƣới đại lý nhận lệnh lớn nhất cả nƣớc. Hệ thống đại lý nhận lệnh này là nền tảng thu hút và gia tăng cơ sở khách hàng cho Agriseco đối với dịch vụ môi giới và dịch vụ tƣ vấn tài Page 29 chính. Do vậy việc tăng cƣờng phát triển thị trƣờng sẽ giúp công ty ngày càng phát triển tình hình tài chính của công ty trong thời gian sắp thời  Thứ 5: Phát triển về thƣơng hiệu sản phẩm Agriseco đã và đang dần khẳng định hơn nữa vị thế của mình, là 1 công ty chứng khoán có tỷ suất lợi nhuận cao trong số các công ty chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nhà nƣớc nói riêng, đồng thời là đơn vị hàng đầu trong số các công ty con thuộc NHNO & PTNT VN. Thƣơng hiệu Agriseco với hình ảnh bông lúa vƣơn cao từ đồng tiền vàng đã trở nên quen thuộc với khách hàng và nhà đầu tƣ , đặc biệt là tại các thành phố lớn và các khu vực chỉ duy nhất Agriseco thiết lập đại lý nhận lệnh. Do vậy việc phát triển về thƣơng hiệu sản phẩm sẽ giúp thƣơng hiệu công ty ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến đặc biệt là những nhà đầu tƣ chứng khoán  Thứ 6: Tăng cƣờng hoạt động tiếp thị /marketing: Để tăng cƣờng việc hoạt động tiếp thị này công ty phải để ra những chiến lƣợc riêng cho mình. Nhƣ:  Chiến lược phát triển thương hiệu: Việc phát triển thƣơng hiệu tốt sẽ đƣợc mọi ngƣời biết tới nhiều hơn. Để thực hiện tốt chiến lƣợc về phát triển thƣơng hiệu công ty cần thành lập phòng ban riêng để thực hiện các nhiệm vụ marketing và đồng thời phát triển thƣơng hiệu Agriseco – bên cạnh nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển các sản phẩm mới. Công việc thực hiện bao gồm: - Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch marketing từng thời kỳ - Thực hiện các nội dung marketing đƣợc lập và phê duyệt theo chiến lƣợc - Điều chỉnh và bổ sung các kế hoạch và chƣơng trình marketing trong khi tình hình thực tế thay đổi hay có sự biến động nào đó  Chiến dịch thu hút nhà đầu tư Với vai trò trọng tâm, các phòng ban cần liên kết và hỗ trợ nhau trong việc xây dựng các chƣơng trình nhằm thu hút khách hàng thuộc nghiệp vụ mình thông qua các chƣơng trình thu hút rộng rãi nhƣ: - Quảng bá trên diện rộng bằng các chiến lƣợc quảng cáo quy mô đại chúng - Áp dụng chiến lƣợc phí nghiệp vụ mềm dẻo linh hoạt đối với khách hàng lớn Page 30 - Cung cấp các sản phẩm tiện ích miễn phí cho khách hàng ( bản tin ngày, bản tin tuần..)  Tình hình thực hiện đầu tư phát triển Công ty cần đa dạng hóa loại hình đầu tƣ đồng thời chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh đƣa Agriseco trở thành tổng công ty tài chính – chứng khoán lớn trên thị trƣờng  Luôn đảm bảo việc làm và thu nhập cho nhân viên Công ty Agriseco cần phải đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ nhân viên trong công ty và cần có những chế độ đãi ngộ về lƣơng, thƣởng , phúc lợi đối với nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao…  Chú trọng về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo Agriseco cần phải chú trọng trong công tác nghiên cứu và cần tích cực gửi cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên môn trong nƣớc nhằm nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho nhân viên trong công ty đặc biệt đối với đội ngũ nhân viên trẻ. 3.2. Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agriseco). 3.2.1. Kiến nghị về phương hướng phát triển về lĩnh vực kinh doanh của công ty - Tăng cƣờng công tác quản lý các bộ phận kinh doanh, marketing bằng các quy định cụ thể hơn, xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận để hỗ trợ nhau cùng phát triển trong việc kinh doanh - Mở các lớp đào tạo nhân viên trong công ty đặc biệt là đội ngũ trẻ để có thể phát triển công ty trong thời gian sắp tới. - Tăng cƣờng các khâu về bán hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty. Đồng thời công ty cần biết đƣợc nhu cầu của khách hàng để đƣa ra những chiến lƣợc phát triển cho phù hợp ở thời điểm hiện tại. 3.2.2 Kiến nghị về phương hướng nâng cao năng lực tài chính cho công ty Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của công ty Agriseco ở chƣơng II. Ta có thể thấy rằng bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt đƣợc , công ty vẫn còn những hạn chế trong chính sách quản lý gây ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty. Nhóm chúng tôi có đƣa ra một số ý kiến về giải pháp tăng cƣờng phát triển năng lực công ty nhƣ sau: Page 31 Theo phân tích và so sánh số liệu ta thấy các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn công ty tăng lên một cách mạnh mẽ từ 135,968 tỷ đồng - 357,545 tỷ đồng . Số liệu này phần nào đã cho chúng ta thấy đƣợc công ty đã mở rộng kinh doanh của mình về cả quy mô và chất lƣợng. Do vậy công ty cần chú ý đầu tƣ phát triển về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để đảm bảo đƣợc tiến độ thực hiện của công việc giúp mở rộng đƣợc kinh doanh ra các thị trƣờng lớn. Ngoài ta công ty có thể thay đổi một số chính sách – cơ chế kinh doanh của công ty nhƣ: - Thay đổi mục tiêu hoạt động nhƣ: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị cổ đông… - Phát triển hơn nữa các dịch vụ về chứng khoán - Tích cực tăng thêm vốn bằng phát hành thêm, ƣu tiên phát hành cho các đối tác chiến lƣợc của công ty Tài liệu tham khảo: - Giáo trình quản trị tài chính – Trƣờng Đại học Thƣơng Mại - MỤC LỤC CHƢƠNG I: Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........ 2 1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp ...................................................... 2 1.2. Ý nghĩa và mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp ........................ 2 1.3. Nội dung phân tích TCDN .................................................................................. 4 1.3.1. Tài liệu liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................... 4 1.3.2. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................. 5 CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRISECO) .................................................................................................. 9 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco) ......................................................................................... 9 2.2. Phân tích tài chính của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ......................................................................................... 14 2.2.1. Báo cáo tài chính .................................................................................................... 14 2.2.2. Phân tích sự biến động cơ cấu tài sản và nguồn vốn .............................................. 17 2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính ...................................................................... 23 2.2.4. Nhận xét chung về tình hình tài chính công ty .......................................... 27 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRISECO) .......................................................... 28 3.1. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agriseco)............................................................... 28 3.2. Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agriseco). ..................................................... 30 3.2.1. Kiến nghị về phƣơng hƣớng phát triển về lĩnh vực kinh doanh của công ty .......... 30 3.2.2 Kiến nghị về phƣơng hƣớng nâng cao năng lực tài chính cho công ty .................... 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco).pdf
Tài liệu liên quan