Đại hội XI chỉ rõ:” Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy
mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững”
1. Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu
tố con người luôn là yếu tố cơ bản:
Để tăng trưởng kinh tế cần có 5 yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và công
nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó con
người là yếu tố quyết định, bởi:
Trong các yếu tố đó, chỉ có con người có khả năng sáng tạo, sử dụng và tạo
ra các yếu tố khác:
Thứ nhất, yếu tố vốn là rất quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ ở dưới dạng
tiềm năng, chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực khi con người biết sử
dụng, khai thác chúng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
Thứ hai, khoa học, công nghệ là sản phẩm của trí tuệ con người; được phát
triển và áp dụng bởi con người. Khoa học và công nghệ càng phát triển thì con
người càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba, từ kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy sự thành công của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định chính sách, đường lối chủ
trương cũng như tổ chức thực hiện.Điều này càng thể hiện vai trò quan trọng của
yếu tố con người bởi chính sách, đường lối chủ chương là do con người đề ra và
cũng do con người tổ chức, thực hiện.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích quan điểm của Đảng lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích quan điểm của Đảng lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu
tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
Đại hội XI chỉ rõ:” Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy
mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững”
1. Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu
tố con người luôn là yếu tố cơ bản:
Để tăng trưởng kinh tế cần có 5 yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và công
nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó con
người là yếu tố quyết định, bởi:
Trong các yếu tố đó, chỉ có con người có khả năng sáng tạo, sử dụng và tạo
ra các yếu tố khác:
Thứ nhất, yếu tố vốn là rất quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ ở dưới dạng
tiềm năng, chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực khi con người biết sử
dụng, khai thác chúng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
Thứ hai, khoa học, công nghệ là sản phẩm của trí tuệ con người; được phát
triển và áp dụng bởi con người. Khoa học và công nghệ càng phát triển thì con
người càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba, từ kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy sự thành công của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định chính sách, đường lối chủ
trương cũng như tổ chức thực hiện.Điều này càng thể hiện vai trò quan trọng của
yếu tố con người bởi chính sách, đường lối chủ chương là do con người đề ra và
cũng do con người tổ chức, thực hiện.
Thứ tư, nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ là nguồn lực vô tận, có khả
năng tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là sự nghiệp của toàn dân
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại của nhân dân
ta, đất nước ta nhằm mục đích” dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.Vì vậy, nó không phải là công việc riêng của một bộ phận, một giai cấp
mà là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện. Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đòi hỏi phải huy động cao độ sức mạnh của toàn dân về mọi mặt: sức lao động,
tiền vốn, trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm, kỹ thuật
Qua đó, có thể thấy yếu tố con người là yếu tố cơ bản, quyết định trọng sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Bởi vậy, trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, một trong năm quan điểm phát triển
của Đảng ta là “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người
là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”
2. Vấn đề phát huy nguồn lực con người:
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 xác định phát
triển nhanh nguồn nhân lực là một trong 3 khâu đột phá chiến lược. Để làm được
điều đó cần phải:
- Quan tâm đến giáo dục, đào tào để nâng cao giá trị của nguồn lực con người:
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của
xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân
chủ hoá và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều
kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.
Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ
chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học,
công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của
công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Chú trọng phát hiện,
bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
- Thực hiện tốt công bằng, bình đẳng xã hội:
Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi
người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực
hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả
năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất
nước
Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ
phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân
- Quan tâm đến lợi ích vật chất của con người:
Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập
tốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều
tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá
nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền,
các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách
đối với người và gia đình có công với nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao
động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời
sống những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi.
Hạn chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội.
I. Trình bày quan điểm cá nhân về thực trang nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện
nay, liên hệ trực tiếp với ngành đang học ( tài chính ngân hàng )
1. Quan điểm cá nhân về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay:
a) Thực trạng
Nguồn nhân lực dồi dào
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến 01/01/2014 là 47,49
triệu người.Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm
2013 ước tính 52,40 triệu người. Dân số trung bình cả nước năm 2013 ước tính
89,71 triệu người. Như vậy, tỷ lệ người nằm trong độ tuổi lao đông chiếm 52.93%
tổng dân số. Có thể thấy Việt Nam đang trong thời kì” dân số vàng”, với lực lượng
lao động khá dồi dào.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến mâu thuẫn giữa lượng và chất
Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam
hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á
tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp
hạng.
Tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật và công nhân kỹ thuật không có
bằng cấp chiếm đến 83,54% trong cơ cấu nguồn cung lao động của Việt Nam. Lao
động có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp còn
chiếm tỷ lệ khá thấp với tỷ lệ tương ứng là 2,56%, 1,61% và 3,61% Tỷ lệ này cho
thấy lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội dẫn đến tình trạng mất cân đối
cung cầu thị trường lao động, dư thừa lao động phổ thông không qua đào tạo, thiếu
lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Cơ câu phân bổ lao động trong ngành nghề mất cân đối:
Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng
thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều
ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực
hiện đang thiếu nhân lực chất lượng cao như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng,
kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo...
Giải pháp:
Thứ nhất: xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế
quốc tế. Mỗi bộ, ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực
đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình và hiện thực hóa Chiến
lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể.
Thứ hai, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát
triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con
người trong thời đại hiện nay
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ tư, cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn nhân lực theo hướng
rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát
triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới
Thứ năm, cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt
Nam.
Thứ sáu, cần đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn nhân lực
Việt Nam
2. Liên hệ trực tiếp với ngành tài chính ngân hàng:
a) Các vấn đề về nhân lưc của ngành tài chính ngân hàng hiện nay
- Thừa nhân sự:
những năm gần đây sinh viên đổ xô học ngành tài chính - ngân hàng do dư âm
của thời kỳ tăng trưởng nóng trước năm 2008. Hầu như các trường đại học đều mở
khoa tài chính - ngân hàng. Bởi ngành nghề này vẫn được cho là”hot” mặc dù nhu
cầu nguồn nhân lực lại rất hạn chế
Hiện tại cung về số lượng lực lượng lao động trong lĩnh vực Tài chính- Ngân
hàng đã vượt xa nhu cầu thực tế của các tổ chức tài chính - tín dụng, nhất là trình
độ cử nhân. Theo số liệu của Viện Nhân lực Ngân hàng tài chính (BTCI), lượng
sinh viên trong ngành ra trường trong năm học 2012- 2013 khoảng 29000 đến
32000 và đến năm 2016 là 61000 người. Số sinh viên được tuyển dụng khoảng
15000 đến 20000 người.
- Thiếu chất lượng:
Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ đạo tạo trong ngành ngân hàng cao hơn các
ngành khác, tuy vậy tỷ lệ đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn các ngành khác. Cụ
thể, nguồn nhân lực có trình độ đại học ngân hàng là 30,06%, ngành khác 34,9%,
cao học ngân hàng 1,35%, ngành khác 1,75%.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia về đào tạo, nguồn nhân lực ngành ngân
hàng hiện vẫn có một thực tế là vừa yếu, vừa thiếu, cụ thể: Khối kiến thức bổ trợ
(tin học, ngoại ngữ) yếu; kiến thức chuyên môn, và kỹ năng giao tiếp hạn chế. Hầu
hết các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô trung bình trở xuống thiếu đội ngũ
quản trị điều hành, lãnh đạo cấp chi nhánh, phòng giao dịch. Trình độ chuyên môn,
khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lí các vấn đề thực tế không
cao, hầu như chỉ làm tác nghiệp, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng lập dự
án, thiếu kĩ năng dân sự
b) Giải pháp
- Cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng
viên.
- Tạo điều kiện nhiều để sinh viên có thể tiếp cận nhiều kĩ năng mềm như: kĩ
năng nói, kĩ năng viết, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị sử dụng lao động (các ngân hàng, tổ
chức tài chính, doanh nghiệp ) và các trường đào tạo nguồn nhân lực tài
chính - ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_quan_diem_cua_dang_lay_phat_huy_nguon_luc_con_nguoi_lam_yeu_to_co_ban_cho_su_phat_trien_nh.pdf