Phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (1991-2012)

Cùng với các chính sách và giải pháp đã và đang được Đảng, Nhà nước và TP.HCM triển khai, từ thực tiễn hoạt động kinh tế trên địa bàn TP.HCM, nhóm tác giả đề xuất và nhấn mạnh đến 5 nhóm chính sách và giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy CDCCKT, đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm góp phần tăng trưởng bền vững trên địa bàn TP.HCM như sau: Thứ nhất, cần đổi mới tư duy về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước thông qua việc sử dụng công cụ kế hoạch hóa phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường. Thứ hai, sử dụng hiệu quả công cụ chính sách kinh tế - tài chính để thúc đẩy quá trình CDCCKT và tái cấu trúc nội bộ các ngành kinh tế. Thứ ba, sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước như công cụ để khắc phục và hạn chế những khuyết tật của thị trường. Thứ tư, chuyển từ cơ cấu kinh tế địa phương sang cơ cấu kinh tế vùng. Thứ năm, đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền đô thị trong khuôn khổ tổ chức hệ thống chính quyển địa phương theo phương mở rộng tính tự chủ và chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (1991-2012), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN (1991-2012) Vũ Thị Hậu1*, Mai Văn Tân2 1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên, 2Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII TÓM TẮT Dựa trên những lý thuyết cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tăng trưởng kinh tế, bài viết tập trung phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 1991 - 2012. Đồng thời, trên cơ sở định hướng, bài viết trình bày một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế theo hướng bền vững trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Từ khóa: Cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, tăng trưởng kinh tế, mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU* Với mục tiêu nghiên cứu là phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) tác động đến tăng trưởng kinh tế, từ đó đưa ra định hướng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) trong thời gian tới, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu đó, cần hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và mô hình thực nghiệm về cơ cấu ngành kinh tế, mối quan hệ và cơ chế tác động giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế, từ đó đưa ra đánh giá thành tựu và hạn chế, phân tích môi trường phát triển trong dài hạn và định hướng phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới. Có thể tóm tắt quá trình nghiên cứu theo khung nghiên cứu sau đây: Cơ sở lý luận về quan hệ giữa Cơ sở thực tiễn CDCCKT và Tăng trưởng kinh tế Số liệu Mô hình thực nghiệm Phân tích định tính: CDCCKT, tăng trưởng Phân tích định lượng: Phương pháp véc tơ; kinh tế; so sánh, đối chiếu. mô hình kinh tế lượng Đánh giá tính phù hợp Đánh giá mức độ tác động Thành tựu, hạn chế, Mục tiêu tăng Môi trường và nguyên nhân trưởng bền điều kiện vững Định hướng, giải pháp Kiến nghị Hình 1. Khung nghiên cứu mối quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả * Tel: 0912 373777, Email: vuthihau@tueba.edu.vn 69 Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73 Cơ cấu Số lượng: GDP - GDP; - GDP/người; Cơ cấu Tăng trưởng Cơ cấu kinh tế kinh tế lao động Chất lượng: - NSLĐ, ICOR - Cơ cấu ngành Cơ cấu -Cấu trúc tăng xuất khẩu trưởng Hình 2. Cơ chế tác động giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả Quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh Thứ tư, phản ánh được xu hướng phát triển tế thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các hướng quốc tế hóa và khu vực hóa; chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của Thứ năm, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm nó đến các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, thước đo kết quả cuối cùng của một cơ cấu môi trường. Một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu kinh tế tối ưu. quả cần phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí chất MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU lượng tăng trưởng. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý cần thỏa Mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa trên mãn các yêu cầu như sau [1], [5], [6]: phương diện lý luận và nghiên cứu thực Thứ nhất, phản ánh đúng các quy luật khách nghiệm mối quan hệ giữa CDCCKT với tăng quan bao gồm các quy luật tự nhiên, kinh trưởng kinh tế của Tp.HCM. Tập trung phân tế-xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thị tích thực trạng tác động của CDCCKT đến trường như: quy luật cung cầu; quy luật tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM bằng phân cạnh tranh; quy luật lưu thông tiền tệ; các tích định lượng. Từ đó trình bày khuyến nghị quy luật của tái sản xuất (quy luật năng suất và đề xuất giải pháp thực hiện CDCCKT lao động, quy luật tích lũy); nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững trên địa bàn Tp.HCM. Thứ hai, đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của cả nước, các ngành các Phương pháp nghiên cứu áp dụng là địa phương và lãnh thổ qua các phương án phương pháp thống kê, phân tích; phương sản xuất kinh doanh; pháp hệ số véc tơ và phương pháp định lượng tác động của CDCCKT đến tăng Thứ ba, sử dụng được ngày càng nhiều lợi trưởng kinh tế thông qua ước lượng mô thế tuyệt đối và lợi thế so sánh giữa các hình kinh tế lượng. nước, các vùng và các khu vực. Vai trò này gắn liền với việc hình thành “cơ cấu kinh tế PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG mở”. Ở góc độ vĩ mô phải gắn với việc xây CỦA CDCCKT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG dựng chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, KINH TẾ CỦA TP.HỒ CHÍ MINH GIAI đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt ĐOẠN 1991 - 2012 hàng trong nước sản xuất không hiệu quả, Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa CDCCKT gắn với sự phân công lao động và thương và tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, nhóm mại quốc tế. tác giả nghiên cứu sự tác động của CDCCKT 70 Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73 làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giai là biến đại diện cho cơ cấu ngành. Xt là tỷ lệ đoạn (1991-2012). Yêu cầu đặt ra, cần so xuất khẩu sản phẩm thô trong tổng giá trị xuất sánh tương tác giữa chúng thông qua phương khẩu (%). Yếu tố tài nguyên thiên nhiên khi pháp véc tơ phân tích động thái của khai thác sẽ được bổ sung vào vốn đầu tư; yếu CDCCKT theo từng thời kỳ ảnh hưởng đến tố công nghệ không được đo lường trực tiếp tăng trưởng kinh tế, ta có: mà sẽ tính gián tiếp. Dạng hàm hồi quy cụ thể như sau: Thời kỳ (1991-1995) có tỷ lệ CDCCKT 2,9%; thời kỳ (1996 - 2000), giá trị Cosφ = 0,997, ln GDPt = α + β1 lnIt + β2 lnLt + β3lnARt + tương ứng tỷ lệ CDCCKT là 4,86%; thời kỳ β4lnXt + ut (1) (2001-2005), với giá trị Cosφ = 0,9987 tương Trong đó: GDPt - Tổng Sản phẩm nội địa ứng CDCCKT là 3,12% và thời kỳ (2006 - của thành phố năm t; lnIt là tăng trưởng vốn 2012) với Cosφ = 0,9977 thì tương ứng đầu tư năm t; lnLt là tăng trưởng lực lượng lao CDCCKT 4,3%. động năm t; lnARt là tỷ t r ọng ngành nông Bảng 1. So sánh tỷ lệ CDCCKT và nghiệp trong GDP của thành phố; lnXt - Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm thô trong giá trị xuất khẩu . Tỷ lệ Tốc độ tăng Thời kỳ Khi hồi quy mô hình cho TP.HCM, số liệu sử CDCCKT trưởng kinh tế dụng là số liệu thống kê của Thành phố trong 1991 - 1995 2,9% ---- giai đoạn (1993-2012) được lấy từ nguồn Cục Thống kê TP.HCM. GDP được lấy theo giá 1996 - 2000 4,86% 10,3% cố định 1994 (tỷ đồng); Lực lượng lao động 2001 - 2005 3,12 % 11,0% là số lao động thực tế tham gia hoạt động kinh tế trong năm (nghìn người); Hệ số giảm phát 2006 - 2012 4,3% 10,4% đầu tư lấy hệ số giảm phát GDP thay thế; Vốn Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả đầu tư xã hội giá cố định được tính bằng cách Qua bảng trên cho thấy quá trình tăng trưởng lấy vốn đầu tư xã hội giá hiện hành / hệ số của TP.HCM cũng chịu tác động của giảm phát đầu tư (tỷ đồng); Tỷ lệ xuất khẩu CDCCKT trong thời kỳ trung hạn. Thời kỳ thô được tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu (1991 -1995), chuyển dịch cơ cấu thấp (2,9%) hàng năm của thành phố (%); Tỷ trọng ngành dẫn đến tăng trưởng kinh tế thời kỳ sau đạt nông nghiệp trong GDP (%). Quy trình phân tích được tiến hành theo hai bước: thấp (10,3%); đến thời kỳ (1996 -2000), chuyển dịch cơ cấu nhanh hơn nên tạo tăng Bước 1: Phân tích hồi quy để xác định hệ số trưởng cao hơn (11%); giai đoạn (2001- co dãn và thực hiện các kiểm định; 2005), chuyển dịch cơ cấu chậm (3,12%) dẫn Bước 2: Xác định đóng góp của từng yếu tố đến tăng trưởng ở giai đoạn (2006 -2012) đạt đối với tốc độ tăng trưởng GDP. thấp (10,4%). Như vậy về cơ bản, mối quan Phân tích hồi quy: Phương pháp ước lượng hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng của α, β, γ, θ từ phương trình (1), lấy Logarith hai TP.HCM tuân theo quy luật chung [3]. vế ta sẽ có phương trình tương đương: Để minh chứng cho mối quan hệ giữa LnY=LnA+ αln I + βlnL + γlnAR+ θln (2) CDCCKT và tăng trưởng kinh tế của Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất TP.HCM, trên cơ sở nghiên cứu của (Ordinary Least Square, OLS) trong kinh tế M.Peneder (2002), nhóm tác giả đề xuất mô lượng để ước lượng α, β, γ và θ (sử dụng phần hình phân tích định lượng các nhân tố đầu vào mềm SPSS để ước lượng). Mô hình ước cơ bản truyền thống bao gồm: Yt là GDP của lượng có dạng Logarit-tuyến tính: thành phố (tỷ đồng); It là tổng vốn đầu tư (tỷ đồng); Lt là số lao động (nghìn người); ARt là LnY = LnA+ αln I + βlnL + γlnAR + θlnX tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (%), + Ut (3) 71 Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73 Hệ thống kiểm định: Để mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, ta cần cậy là 99%. thực hiện các kiểm định chính bao gồm: kiểm (5). Hiện tượng cộng tuyến: Kết quả nghiên định tương quan từng phần của các hệ số hồi cứu cho thấy độ phóng đại phương sai (VIF) quy, mức phù hợp của mô hình, hiện tượng đa đều nhỏ hơn 10. Như vậy, các biến độc lập về cộng tuyến, hiện tượng phương sai phần dư cơ bản không có tương quan với nhau, không thay đổi. Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để có hiện tượng đa cộng tuyến. Sau khi loại chạy mô hình ta có kết quả hồi quy, trên cơ sở biến tỷ lệ xuất khẩu thô (Xt ) ra khỏi mô hình, đó phân tích về mức độ quan trọng ảnh hưởng căn cứ kết quả kiểm định với mô hình còn lại của các biến độc lập tác động đến tăng trưởng 3 biến độc lập (It, Lt và Art) với giá trị của kinh tế như sau: R2 hiệu chỉnh, hệ số co dãn của các biến, Sig. (1). Về mức độ giải thích của các biến số: Kết và VIF của mô hình mới đều phù hợp và đáp quả nghiên cứu cho thấy R2 hiệu chỉnh ứng các điều kiện của kiểm định hồi quy đa (Adjusted R Square) là 0,986. Như vậy, bốn biến ta, từ đó ta rút ra nhận xét về mức độ biến độc lập giải thích được 98,6% sự thay quan trọng của các biến như sau: đổi của tăng trưởng kinh tế (Yt). (6). Về mức độ quan trọng của các biến: Từ (2). Phân tích ý nghĩa các hệ số hồi quy: Kết kết quả hồi quy ta có kết luận về đóng góp quả hồi quy chưa được chuẩn hóa của từng biến độc lập tới tăng trưởng như sau: (Unstandardized Coefficients) ta có hệ số co Biến Vốn đầu tư (I t ) đóng góp 48,24%, biến dãn của hàm Cobb-Douglas. Đối với vốn đầu Lao động (Lt) đóng góp 23,05% và biến tư (It), hệ số là 0,479; biến lao động (Lt), hệ Chuyển dịch cơ cấu (Art) đóng góp 28,71% số là 0,238; đối với biến CDCCKT (ARt), hệ vào tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong số là -0,276; đối với biến Tỷ lệ xuất khẩu thô giai đoạn (1993-2012). (Xt ), hệ số là - 0,033. Xét về dấu của các hệ Như vậy, trong mô hình nghiên cứu ban số hồi quy cho thấy, quan hệ giữa Vốn đầu tư, đầu, nhóm tác giả đưa ra 4 biến độc lập Lao động, Tỷ trọng nông nghiệp và Tỷ lệ xuất trong đánh giá tác động đến tăng trưởng khẩu thô trong GDP là phù hợp. Vốn và lao kinh tế. Sau khi phân tích độ tin cậy và động có quan hệ thuận còn tỷ trọng nông nhân tố, kết quả quả chỉ còn 3 biến. Trong nghiệp và tỷ lệ xuất khẩu thô có quan hệ đó, nhân tố vốn đầu tư có tác động mạnh nghịch với tăng trưởng GDP. nhất đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM (3). Phân tích kiểm định (Kiểm định hồi quy): rồi đến CDCCKT và cuối cùng là lao động. Xét mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy: Biến I t có Điều này cũng đã phản ánh khá đúng thực Sig. < 0,01. Do đó, biến It tương quan có ý trạng vì CDCCKT của TP.HCM đang nghĩa đối với biến Yt, với độ tin cậy là 99%; chuyển sang xu hướng chuyển dịch từ chiều Biến Lt có Sig. <0,01. Do đó, biến Lt tương rộng sang chuyển dịch theo chiều sâu. quan có ý nghĩa đối với biến Yt, với độ tin Bảng 2. Vị trí quan trọng của các yếu tố (hệ số cậy là 99%; Biến ARt có Sig. <0,01. Do đó, hồi quy chuẩn hóa) biến ARt tương quan có ý nghĩa đối với biến Giá trị Phần trăm Biến độc lập Yt, với độ tin cậy là 99%; Biến Xt có Sig. tuyệt đối (%) >0,05. Do đó, biến X t tương quan không có ý It .494 48,24 nghĩa đối với biến Yt (loại khỏi mô hình). Lt .236 23,05 (4). Mức độ phù hợp: Xét kết quả kiểm định, ARt ASB(-.294) 28,71 ta có Sig.<0,01, có thể kết luận rằng mô hình Tổng số 1,024 100 đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ kết quả cách khác các biến độc lập có tương quan chạy mô hình 72 Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ Thứ tư, chuyển từ cơ cấu kinh tế địa phương CẤU NGÀNH KINH TẾ NHẰM THÚC sang cơ cấu kinh tế vùng. ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TP. HỒ Thứ năm, đổi mới tổ chức hoạt động của CHÍ MINH [2], [4]: chính quyền đô thị trong khuôn khổ tổ chức Cùng với các chính sách và giải pháp đã và hệ thống chính quyển địa phương theo đang được Đảng, Nhà nước và TP.HCM phương mở rộng tính tự chủ và chịu trách triển khai, từ thực tiễn hoạt động kinh tế nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. trên địa bàn TP.HCM, nhóm tác giả đề xuất và nhấn mạnh đến 5 nhóm chính sách và TÀI LIỆU THAM KHẢO giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy 1. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế CDCCKT, đổi mới mô hình tăng trưởng phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. nhằm góp phần tăng trưởng bền vững trên 2. Mai Văn Tân (2014), “Một số giải pháp nhằm địa bàn TP.HCM như sau: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Thứ nhất, cần đổi mới tư duy về chức năng Tạp chí Tài chính - Bộ Tài chính, số 593. quản lý kinh tế của Nhà nước thông qua việc 3. Mai Văn Tân (2014), “Quan hệ giữa chuyển sử dụng công cụ kế hoạch hóa phù hợp với sự dịch cơ cấu với tăng trưởng kinh tế của Thành phố vận hành của cơ chế thị trường. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán – Kiểm toán Nhà nước, số 77. Thứ hai, sử dụng hiệu quả công cụ chính sách 4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đột phá từ cơ chế kinh tế - tài chính để thúc đẩy quá trình chính sách, http//:www.muasamcong.vn/. CDCCKT và tái cấu trúc nội bộ các ngành 5.Trần Thọ Đạt, Nguyễn Quang Thắng, Chu kinh tế. Quang Khởi (2005), Sources of Vietnam’s Economic Growth, 1986-2004, Nhà xuất bản Thứ ba, sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà Thống kê, Hà Nội. nước như công cụ để khắc phục và hạn chế 6. Barro, R.J. and sala-i-Martin. X(1995). những khuyết tật của thị trường. Economic Growth, Cambridge, MA: MIT Press. SUMMARY STUDY ON THE RELATIONSHIP BETWEEN ECONOMIC RESTRUCTURING AND ECONOMIC GROWTH OF HOCHIMINH CITY IN THE PERIOD OF 1991 – 2012 Vu Thi Hau*, Mai Van Tan College of Economics and Business Administration - TNU, Regional State Audit Office No VIII Based on literature on economic restructuring, economic growth and the relationship between economic restructuring and economic growth, this paper aims to investigate this relationship in the context of Hochiminh city in the period of 1991-2012. According to the analysis results, this study presents some recommendations for economic restructuring in order to enhance the industrialization and modernization process for economic sustainability development in Hochiminh city for the near future. Keywords: economic structure, industrial structure, economic growth, economic restructuring model, relationship between economic restructuring and economic growth Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:28/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014 Phản biện khoa học: TS. Đỗ Thị Thúy Phương – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN * Tel: 0912 373777, Email: vuthihau@tueba.edu.vn 73

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_moi_quan_he_giua_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_va_tan.pdf
Tài liệu liên quan