Phân tích hình thức chính thể của nhà nước ở Trung Quốc cổ đại (thời kì Tây Chu)

MỤC LỤC Trang MỞ BÀI .1 NỘI DUNG .1 I.SƠ LƯỢC VỀ TRIỀU ĐẠI TÂY CHU (TK XI – 771 TCN) .1 II. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỦA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI THỜI KÌ TÂY CHU 2 1.Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng để xác lập hình thức chính thể nhà nước Tây Chu 1.1. Cơ sở kinh tế 2 1.2. Cơ sở chính trị - xã hội 2 1.3. Cơ sở tư tưởng . 2 2. Phân tích chính thể quân chủ chuyên chế quý tộc của nhà Tây Chu 2.1. Vua . 3 2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước . 4 KẾT BÀI . 4

doc6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3837 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hình thức chính thể của nhà nước ở Trung Quốc cổ đại (thời kì Tây Chu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI Chế độ công xã thị tộc tan rã, thời kì mới bắt đầu với sự xuất hiện những tư hữu. Đây cũng chính là lúc loài người từ dã thời kì mông muội với cuộc sống thấp kém bấp bênh để bước vào ngưỡng cửa văn minh. Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông. Do những đặc thù của chế độ nô lệ phương Đông nên đã ảnh hưởng tới hình thức chính thể của các nhà nước phương Đông cổ đại, đó là chế độ quân chủ chuyên chế (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ…). Nhưng đặc biệt hơn nhà nước Trung Quốc cổ đại lại mang hình thức chính thể quân chủ chuyên chế quý tộc, điển hình là nhà nước Tây Chu. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này chúng em đã chọn đề tài “Phân tích hình thức chính thể của nhà nước ở Trung Quốc cổ đại (thời kì Tây Chu)” cho bài tiểu luận của nhóm. NỘI DUNG I. SƠ LƯỢC VỀ TRIỀU ĐẠI TÂY CHU (TK XI – 771 TCN) Sau Hạ-Thương là nhà Chu, triều đại thứ ba trong thời cổ Trung Quốc, nhà Chu được thành lập vào khoảng năm 1027 TCN, đến năm 256 TCN thì bị nhà Tần tiêu diệt. Lấy việc dời đô về phía đông của nhà Chu làm ranh giới thì thời kỳ đầu của nhà Chu là Tây Chu, thời kỳ sau là Đông Chu. Đông Chu lại được chia làm hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc. Tây Chu bắt đầu từ năm 1027 TCN và đến năm 771 TCN. Thiên tử đầu tiên của nhà Chu là Vũ Vương sau khi dời đô đến Cao , đã dẫn đại quân đi diệt nhà Thương, và xây dựng lên triều đại Nhà Chu. Sau khi Chu Thành Vương kế vị, do tuổi nhỏ không điều hành được đại cục và do người chú là Chu Công Đán nhiếp chính. Chu Công sau khi ổn định nội chính đã dẫn đại quân đông chinh, dẹp yên phiến loạn. Dưới sự điều hành của Chu Công lại áp dụng một loạt biện pháp củng cố những thành quả thắng lợi. Thời Chu Thanh Vương và Chu Khang Vương nhiệp chính được các nhà sử học gọi là “Thành Khang chi trị”. Đến cuối thời Tây Chu, vì U Vương là một kẻ ăn chơi xa xỉ, say đắm nàng Bao Tự nên đã dẫn đến một cuộc bạo loạn ở kinh đô, U Vương bị giết chết, ngay sau đó, con là Bình Vương nối ngôi, rồi dời đô sang Lạc Aáp ở phía đông. Thời Tây Chu kết thúc, Thời Đông Chu bắt đầu. II. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỦA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI THỜI KÌ TÂY CHU. Hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của một quốc gia. Có hai loại hình thức chính thể là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà, quân chủ gồm quân chủ chuyên chế và quân chủ hạn chế còn cộng hoà gồm cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc. Nhà nước Trung Quốc cổ đại, cụ thể là thời kì Tây Chu mang hình thức chính thể kết hợp là “quân chủ chuyên chế quý tộc” . 1.Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng để xác lập hình thức chính thể nhà nước Tây Chu 1.1. Cơ sở kinh tế Ở một số nước ở phương Tây cổ đại (như Aten…) không có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp kém phát triển còn Trung Quốc có hai dòng sông lớn chảy qua là Hoàng Hà ở phía Bắc và Trường Giang ở phía Nam, đã bồi đắp lên các đồng bằng phù sa màu mỡ rất thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển. Nhưng các con sông này ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt thì hàng năm người dân cũng phải chịu không ít thiên tai, lũ lụt. Vì vậy cần phải xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đê điều vững chắc để chống chọi với lũ bão bảo vệ mùa màng. Vậy đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo nhân dân làm những công việc đó và như thế, quyền lực tập trung trong tay người đứng đầu nhà nước là vua. Hầu hết ruộng đất trong cả nước thuộc về sở hữu của nhà vua. Công xã nông thôn tồn tại bền vững và được quyền sở hữu thực tế ruộng đất của vua. Đó là cơ sở và tiềm lực kinh tế của chế độ quân chủ chuyên chế. 1.2. Cơ sở chính trị - xã hội Hệ thống quan lại Trung Quốc cổ đại hình thành và củng cố theo chế độ tông pháp (quan hệ tông tộc) và chế độ cha truyền con nối ( quan hệ thế tập), thời kì Tây Chu thể hiện rất rõ các nguyên tắc này. Hầu hết các chức vụ quan trọng từ trung ương đến địa phương đều do những người thuộc họ hàng nhà vua nắm giữ. Phẩm tước cao hay thấp phụ thuộc vào quan hệ thân tộc gần hay xa. Sở dĩ như vậy là vì nhà Chu cho rằng đất đai mà mình chinh phục được quá rộng lớn để một người có thể cai trị, họ đã chia đất đai thành những vùng và lựa chọn một người thân hay một người có thể tin tưởng nào đó để cai trị dưới danh nghĩa của mình (chư hầu). Như vậy có thể nói rằng đây là chính thể quân chủ chuyên chế quý tộc. 1.3. Cơ sở tư tưởng Các vị vua sáng lập nhà Chu đã tuyên truyền với những người bị mình chinh phục rằng nhà Chu đã đuổi tiền nhân các vua nhà Thương ra khỏi thiên đường đã bị vị thần tối cao của họ chiếm giữ, vị thần mà họ gọi là “ Thượng Đế ” đã ra lệnh cho sự sụp đổ của nhà Thương. Chính vì tư tưởng này mà nhà Chu đã coi sự thống trị của mình là tối cao, càng làm thiết lập chặt chẽ hơn chế độ quân chủ chuyên chế quý tộc, bắt mọi người dân phải phục tùng theo mình. 2. Phân tích chính thể quân chủ chuyên chế quý tộc của nhà Tây Chu 2.1. Vua Về hình thức, thời Tây Chu vua được gọi là Vương hay Thiên tử (tức là con trời). Vua là người được trời phái xuống để làm chủ dân chúng. Về thực chất, vua có quyền lực tối cao. Vua cắt đất phân phong cho con cháu, thân thuộc, khi phong đất còn kèm theo phong tước. Những người được phong đất và tước trở thành các chư hầu của nhà Chu. Đến lượt các chư hầu cũng phong cấp cho bề tôi của mình. Các nước chư hầu hàng năm phải nộp thuế (hay hoa lợi ) về cho triều đình. Hệ quả về chính trị của chế độ phân phong là triều Chu tạo nên một hệ thống thống trị dựa trên đẳng cấp quý tộc huyết thống và sử dụng hệ thống các nước chư hầu để cai trị trong nước và bành trướng ra bên ngoài. Ngoài ra, vua còn nắm độc quyền về các mặt hàng quan trọng của thủ công nghiệp…Có thể thấy thời này, nhà vua có quyền lực kinh tế rất lớn và từ đó chi phối nhiều các quyền lực trong các lĩnh vực khác. Về chính trị, nhà vua là người đứng đầu có quyền sinh, sát trong tay. Vua có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức quan trong triều. Vua còn có quyền ban tặng ruộng đất và các vật phẩm đồng thời cũng có quyền thu hồi những thứ mình đã ban tặng. Để bảo vệ địa vị của vua và giai cấp thống trị, bộ máy bạo lực bao gồm hệ thống quan lại, quân đội, nhà tù đựơc thiết lập và từng bước được củng cố, tăng cường. Về pháp luật, nhà Chu đặt lễ bên cạnh hình pháp vì cơ chế chính trị của nhà Chu là sự điển hình cho cơ chế dựa trên quan hệ đẳng cấp huyết thống (chế độ tông pháp). Lễ phân biệt sang hèn, định trật tự tôn ti, những nghi thức về ăn ở, hội họp, ma chay, cưới xin, cung tế. Lễ đến thời Tây Chu đã trở thành một thể chế chính trị. Hình trừng trị những gì mà lễ không cho phép, tức là bị cấm đoán. Hình phạt của nhà Chu cũng rất tàn bạo, bao gồm 5 thang bậc, được gọi là “Phép ngũ hình ”. Thích chữ vào chán, cắt mũi chặt chân, thiến, chém đầu. Phép ngũ hình được quy định bằng 3000 điều. Trong đó hình phạt thích chữ 1000 điều, chặt chân 500 điều, thiến 300 điều, chém 200 điều. Về tôn giáo, vua được các người hành nghề tôn giáo thần thánh hóa vị trí của mình để thẩm quyền kết hợp với vương quyền mang lại quyền lực càng lớn cho nhà vua. 2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước * Bộ máy quan lại Trung ương: Thời Tây Chu, bộ máy quan lại triêù đình đi vào quy củ. Vua thiết lập Tam công để giúp vua quản lí triều đình. Tam công bao gồm ba chức quan lớn theo thứ tự cao thấp: Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Sau đó, nhà Tây Chu bỏ Tam công và lập ra sáu chức quan cao cấp trong triều đình (6 khanh), đó là Thái tể có quyền hành như Tam công, Tư đồ chuyên quản lí công việc lao động của nô lệ, công việc chinh phạt và mở rộng đất đai, hoạch định địa giới của các chư hầu, Tòng bá trông coi việc tế lễ, chiêm tinh, giáo dục và ba chức quan cuối cùng là Tư mã, Tư khấu, Tư không lần lượt có nhiệm vụ là coi việc quân chính trong triều và đối ngoại, coi việc hình pháp và cuối cùng là coi việc sản xuất thủ công nghiệp và thuỷ lợi. Song song với lục khanh có thái sử liêu gồm: Tả sử ( ghi chép lời nói của vua), Hữu sử ( ghi chép lại những sự kiện lớn của quốc gia). * Bộ máy quan lại ở địa phương: Cấp hành chính trực tiếp dưới trung ương, do chính sách phân phong nên nhà Tây Chu có thêm một cấp địa phương là các nước chư hầu ( đã nêu ở trên), đây là cấp địa phương cao nhất. Bộ máy chính quyền của chư hầu là hình ảnh thu nhỏ của chính quyền Trung ương. Chính quyền cấp cơ sở thì thôn trưởng vẫn do công xã bầu ra, nhưng phải được chính quyền cấp trên phê chuẩn. * Về quân đội: Giai cấp thống trị Trung Quốc rất chú ý xây dựng lực lượng quân đội. Ngay từ nhà Thương, quân đội nhà vua đã được chia làm ba sư: hữu, trung, tả. Ngoài quân đội của Trung ương, quý tộc địa phương và các chư hầu cũng có lực lượng vũ trang riêng. KẾT BÀI Như vậy, Trung Quốc cổ đại, dù có thời kì bị phân chia thành nhiều quốc gia, thì các nước đó đều là những nhà nước quân chủ chuyên chế, thể hiện rất rõ ở nhà nước Tây Chu, đặc biệt mang hình thức chính thể quân chủ chuyên chế quý tộc, đặc trưng bởi hình thức, thực chất quyền lực của vua, tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ tông pháp. Bài tiểu luận có thể còn nhiều sơ sài nhưng cũng đã giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về hình thức chính thể của nhà nước Trung Quốc cổ đại thời kì Tây Chu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 1997. Lịch sử thế giới cổ đại, Lương Ninh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006. Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc, Ngô Vinh Chính, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 1994. 4. Các trang web: www. daihocluatk11a.com vi.wikipedia.org diendan.zing.vn tailieu.vn MỤC LỤC Trang MỞ BÀI.....................................................................................................................1 NỘI DUNG ...............................................................................................................1 I.SƠ LƯỢC VỀ TRIỀU ĐẠI TÂY CHU (TK XI – 771 TCN).............................1 II. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỦA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI THỜI KÌ TÂY CHU....................................................................................................2 1.Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng để xác lập hình thức chính thể nhà nước Tây Chu 1.1. Cơ sở kinh tế………………………………………………………………………………2 1.2. Cơ sở chính trị - xã hội ………………………………………………………………....2 1.3. Cơ sở tư tưởng……………………………………………………………….……………2 2. Phân tích chính thể quân chủ chuyên chế quý tộc của nhà Tây Chu 2.1. Vua…………………………………………………………………………….……………3 2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước………………………………………………….……………4 KẾT BÀI……………………………………………………….……………………..4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hình thức chính thể của nhà nước ở Trung Quốc cổ đại (thời kì Tây Chu).doc