Việc sử dụng những cây thuốc vào mục
đích chữa bệnh chủ yếu tập trung vào
những cây dễ thu hái như cây chồi trên thấp
(Na) hoặc, cây chồi trên (Mi) nhỏ hay dạng
cây leo (Lp) với tỷ lệ khác nhau. Điều này
làm cho nguồn cây thuốc dần bị cạn kiệt
cùng với việc khai thác, chặt phá rừng bừa
bãi của đồng bào dân tộc nơi đây dẫn tới
mất hệ cân bằng sinh thái. Vì vậy, đòi hỏi
phải có những biện pháp để bảo vệ nguồn
tài nguyên dược liệu, đồng thời tuyên
truyền, phổ biến nâng cao ý thức, nhận thức
của nhân dân địa phương về vấn đề bảo tồn
nguồn gen cây thuốc, đặc biệt là các loài
cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn ở
Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích dạng sống và yếu tố địa lý của thực vật làm thuốc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đinh Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 137 - 142
137
PHÂN TÍCH DẠNG SỐNG VÀ YẾU TỐ ĐỊA LÝ CỦA THỰC VẬT LÀM THUỐC
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Đinh Thị Lan Hương, Lê Thị Thanh Hương*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua điều tra về dạng sống và yếu tố địa lý của hệ thực vật làm thuốc theo kinh nghiệm của người
Dao ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, hệ thực vật làm thuốc nơi đây được cấu thành bởi 5 yếu
tố chính: nhiệt đới, ôn đới, đặc hữu, yếu tố thế giới và yếu tố cây trồng. Dạng sống của thực vật
làm thuốc chủ yếu là nhóm cây chồi trên với 171 loài, nhóm cây chồi nửa ẩn với 23 loài, nhóm cây
chồi ẩn có 15 loài, nhóm cây một năm có 9 loài và nhóm cây chồi sát đất ít nhất có 2 loài.
Từ khóa: dân tộc Dao, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, dạng sống, yếu tố địa lý.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đồng Hỷ là một huyện miền núi được thiên
nhiên ưu đãi, có diện tích rừng tự nhiên khá
lớn nên hệ thực vật phát triển đa dạng và
phong phú. Đồng thời, nơi đây có nhiều dân
tộc anh em cùng chung sống như Kinh, Tày,
Nùng, Dao, Sán Dìu nên có sự giao lưu văn
hóa giữa các tộc người, đặc biệt là y học dân
tộc. Dân tộc Dao ở huyện Đồng Hỷ từ lâu đã
có kiến thức y học bản địa đặc sắc được các
ông lang, bà mế người địa phương đúc kết trải
qua nhiều thế hệ. Nghiên cứu về dạng sống và
yếu tố địa lý của thực vật làm thuốc của
người Dao ở huyện Đồng Hỷ góp phần định
hướng cho việc khai thác, sử dụng và bảo tồn
nguồn tài nguyên cây thuốc của địa phương.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra thực địa, thu thập và
xử lý mẫu vật: Dựa theo phương pháp của
Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) [9].
Phương pháp đánh giá đa dạng về yếu tố địa
lí thực vật: Việc xây dựng phổ các yếu tố địa
lí, dựa trên khung phân loại của Nguyễn
Nghĩa Thìn, 1999 [9].
Phương pháp đánh giá đa dạng về phổ dạng
sống: Sử dụng thang phân chia phổ dạng sống
của Raunkiaer (1934), có bổ sung của Nguyễn
Nghĩa Thìn (2006) [9], [11].
*
Tel: 0988478975
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hệ thống các yếu tố địa lý của thực vật
làm thuốc
Mỗi khu hệ thực vật được hình thành ngoài
mối tương quan với các sinh vật và các điều
kiện môi trường cũng như các yếu tố địa lý,
địa chất nó còn phụ thuộc vào các điều kiện
đã tồn tại trong quá khứ mà nay không còn
nữa, chính các yếu tố này đã góp phần tạo nên
sự đa dạng sinh học. Việc phân tích tính đa
dạng về yếu tố địa lý của các cây thuốc định
hướng cho ta thấy nguồn nguyên liệu và sự
phân bố của cây thuốc để dễ dàng trong việc
khai thác và sử dụng. Từ đó đưa ra các chính
sách và biện pháp phù hợp cho quá trình khai
thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn
tài nguyên này. Dựa theo phân loại hệ thống
các yếu tố địa lý trong “Các phương pháp
nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn
[9]. Kết quả ở bảng 1 và hình 1 cho thấy các
loài cây thuốc của đồng bào Dao ở huyện
Đồng Hỷ chủ yếu nằm trong hệ thống nhiệt
đới châu Á với 131 loài chiếm 58,48%. Một
số loài được dùng chữa bệnh như: Mật đất
(Picria fel – terrae (Lour.) điều trị ung thư,
tắm mụn nhọt, chữa lao lực, hộc máu; Thâu
kén thon (Helicteres lanceolata DC.) chữa
đau bụng, đi ngoài; Dây gân bông hẹp
(Gouania leptostachya DC.) chữa nhức mỏi
chân tay, đau lưng, đau người. Tiếp đến là các
loài đặc hữu với 42 loài chiếm 18,75% phân
bố rải rác ở các họ Hoa hồng (Rosaceae) như:
Ngấy hương (Rubus cochinchinensis Tratt.)
Đinh Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 137 - 142
138
chữa băng huyết cho phụ nữ, Dum không đổi
(Rubus etropicus (Hand.-Mazz.) N.V.Thuan)
chữa bệnh về gan; họ Cà phê (Rubiaceae) như:
An điền nón (Hedyotis pilulifera (Pitard) chữa
đái dắt, đái buốt, viêm họng sưng amidan,
Găng nghèo (Fagerlindia depauperata (Drake)
Tirveng.) chữa mụn ở đầu ngón tay, Vĩ đà la
(Vidalasia tonkinensis (Pitard) Tirveng.) chữa
gan; họ Râu hùm (Taccaceae): Phá lủa (Tacca
subflabellata P. P. Ling & C. T. Ting) chữa
bệnh tim; họ Trung quân (Ancistrocladaceae)
như: Trung quân Nam bộ (Ancistrocladus
cochinchinensis Gagnep) dùng tắm mồ hôi
trộm
Bảng 1. Các yếu tố địa lý của hệ thực vật làm thuốc ở KVNC
Kí
hiệu Yếu tố địa lí Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%)
1 Yếu tố thế giới 1 0,45 1 0,45
2 Liên nhiệt đới 7 3,13 Liên nhiệt đới
2.3 Nhiệt đới châu Á và châu Mĩ 5 2,23 12 5,36
3 Cổ nhiệt đới Cổ nhiệt đới
3.1 Nhiệt đới châu Á và châu Úc 19 8,48
22 9,82
3.2 Nhiệt đới châu Á và châu Phi 3 1,34
4 Nhiệt đới châu Á 48 21,43 Nhiệt đới châu Á
4.1 Đông Dương - Malezi 17 7,59
131 58,48
4.2 Đông Dương - Ấn Độ 36 16,07
4.3 Lục địa Đông Nam Á 3 1,34
4.4 Đông Dương - Nam Trung Hoa 20 8,93
4.5 Đông Dương 7 3,13
5.1 Đông Á - Bắc Mỹ 2 0,89 Ôn đới
5.2 Ôn đới cổ thế giới 1 0,45
10 4,46 5.3 Ôn đới Địa Trung Hải 1 0,45
5.4 Đông Á 6 0,45
6 Đặc hữu Việt Nam 1 0,45 Đặc hữu Việt Nam
6.1 Cận đặc hữu 41 18,30 42 18,75
7 Các loài cây trồng 1 0,45 1 0,45
Không xác định 5 2,23 5 2,23
Tổng số 224 100 224 100
Hình 1. Các yếu tố địa lý của hệ thực vật làm thuốc ở KVNC
22
11
12
131
42
10
0
20
40
60
80
100
120
140
1 2 3 4 5 6 7
1
2
3
4
5
6
7
Đinh Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 137 - 142
139
Các loài thuộc yếu tố địa lý còn lại chiếm số
lượng nhỏ, vùng ôn đới Địa Trung Hải - Đông
Á - Bắc Mỹ có 10 loài chiếm 4,46%; yếu tố
cây trồng và yếu tố thế giới chỉ có 1 loài
chiếm 0,45%. Trong đó, đặc biệt chú ý đến
loài A luân cung (Croton maieuticus
Gagnep.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
là duy nhất thuộc nhóm đặc hữu Việt Nam
được người Dao nơi đây sử dụng chữa bệnh
trúng phong, trúng gió. Như vậy, thực vật làm
thuốc của đồng bào Dao ở Đồng Hỷ tập trung
chủ yếu ở nhóm nhiệt đới châu Á nằm trong
khu hệ Đông Dương - Ấn Độ - Nam Trung
Hoa. Đây cũng là những vùng có nguồn thảo
dược đa dạng, phong phú và nền y học dân
tộc phát triển.
Dạng sống của cây thuốc
Theo hệ thống phân chia dạng sống thực vật
của Raunkiaer (1934) [11], thực vật có
các nhóm dạng sống chính, phân biệt theo vị
trí của chồi mầm trong mùa khắc nghiệt nhất
đối với sinh trưởng thường niên của chúng.
Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác
định được 5 nhóm chính: Nhóm cây chồi trên
(Ph), nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), nhóm cây
chồi ẩn (Cr), nhóm cây một năm (Th), nhóm
cây chồi sát đất (Ch). Kết quả được thể hiện
qua bảng 2 và hình 2.
Bảng 2. Dạng sống của các loài cây thuốc của người Dao ở huyện Đồng Hỷ
Ký hiệu Dạng sống Số loài Tỷ lệ (%) SB
Ph Nhóm cây chồi trên 171 76,34 77,73
Hm Nhóm cây chồi nửa ẩn 23 10,27 10,45
Cr Nhóm cây chồi ẩn 15 6,70 6,82
Th Nhóm cây một năm 9 4,02 4,09
Ch Nhóm cây chồi sát đất 2 0,89 0,91
Chưa xác định 4 1,79 -
Tổng 224 100 100
Như vậy, phổ dạng sống của hệ thực vật làm thuốc của cộng đồng người Dao ở huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên là: SB = 77,73Ph + 10,45Hm + 6,82Cr + 4,09Th + 0,91Ch.
171
23
15 9 2 4 Ph Nhóm cây chồi trên
Hm Nhóm cây chồi nửa ẩn
Cr Nhóm cây chồi ẩn
Th Nhóm cây một năm
Ch Nhóm cây chồi sát đất
Ch Chưa xác định
Hình 2. Tỷ lệ dạng sống các loài cây thuốc ở KVNC
Theo thống kê ở bảng 2 và hình 2 các loài cây thuốc tại huyện Đồng Hỷ chủ yếu thuộc cây chồi
trên (Ph) với 171 loài chiếm 76,34% tổng số loài cây thuốc. Trong tổng số 224 loài cây thuốc có
4 loài chưa xác định được phổ dạng sống chiếm 1,79%. Tiếp đó, nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) có
23 loài chiếm 10,27%; cây chồi ẩn (Cr) 15 loài chiếm 6,70%; cây một năm (Th) có 9 loài chiếm
4,02%; cây chồi sát đất (Ch) có 2 loài chiếm 0,89%. Đồng thời, chúng tôi đánh giá phổ dạng sống
Đinh Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 137 - 142
140
SB (Spectrum of Biology) đối với các loài đã xác định được, trong đó nhóm chồi trên chiếm tỉ lệ
cao nhất (77,73%) điều này phản ánh đặc trưng bản chất sinh thái của hệ thực vật ở huyện Đồng
Hỷ có diện tích rừng tự nhiên lớn thuận lợi, cho sự phát triển của các loài cây thuốc thuộc nhóm
chồi trên (Ph) được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Dạng sống của nhóm cây chồi trên (Ph)
Ký hiệu Dạng sống Số loài Tỷ lệ (%) SB
Na Cây chồi trên lùn 84 49,12 49,12
Lp Dây leo 46 26,90 26,90
Mi Cây chồi trên nhỏ 15 8,77 8,77
Hp Cây chồi trên thân thảo 15 8,77 8,77
Me Cây chồi trên nhỡ 6 3,51 3,51
Ep Cây bì sinh 2 1,17 1,17
Pp) Cây kí sinh 2 1,17 1,17
Mg Cây chồi trên to 1 0,58 0,58
Tổng 171 100 100
Qua bảng 3 cho thấy, đồng bào dân tộc Dao ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên chủ yếu sử
dụng cây bụi (Na) làm thuốc chữa bệnh với
84 loài chiếm 49,12% tổng số cây trong nhóm
chồi trên (Ph). Một số loài có công dụng chữa
bệnh cho trẻ em như: Dây tấm cám (Stixis
fasciculata (King) Gagnep.) chữa trẻ em
chậm biết đi; Khế rừng (Rourea minor ssp.
microphylla (Hook.& Arn.) J. E. Vidal) chữa
cho trẻ em lên mụn nhọt, ho ra máu; Tóp mỡ
lá to (Flemingia macrophylla (Willd.) Prain)
chữa cam sài trẻ em Dây leo có 46 loài
chiếm 26,9% gặp nhiều ở các họ Thiên lý
(Asclepiadaceae), họ Tiết dê
(Mernispermaceae), họ Táo (Rhamaceae), họ
Tung (Hernandiaceae), họ Mã tiền
(Loganiaceae) dùng để chữa các bệnh khác
nhau như: Mã tiền láng (Strychnos nitida
G.Don) chữa đau đầu; Thiên kim đằng
(Stephania japonica (Thunb.) Miers) chữa vôi
hóa cột sống, đau bụng; Liên đằng hoa nhỏ
(Illigera parviflora Dunn), Khâu tai (Illigera
dunniana Levl.) dùng tắm cho phụ nữ sau khi
sinh. Dạng cây chồi trên nhỏ (Mi) và cây chồi
trên thân thảo (Hp) đều có 15 loài chiếm
8,77% phân bố chủ yếu ở họ Cam (Rutaceae),
họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) đối với dạng
cây chồi nhỏ (Mi); họ Ô rô (Acanthaceae), họ
Rau dền (Amaranthaceae) đối với dạng chồi
trên thân thảo (Hp). Một số loài dùng để chữa
các bệnh như: Ngưu tất (Achyranthes
bidentata Blume) làm thuốc bổ gan, bổ thận,
hạ huyết áp, chữa viêm khớp, thấp khớp; Bán
tự lông (Hermigraphis hirsuta T. Anders.)
chữa hắc lào; Bưởi bung (Acronychia
pedunculata (L.) Miq.) chữa cảm cúm, ho;
Kim sương (Micromelum minutum (Forst. f.)
Wight & Arn.) chữa bệnh gan, thấp khớp
Các loài cây chồi trên nhỡ (Me) chỉ có 6 loài
được người Dao làm thuốc chữa bệnh như:
Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum (Wall.)
Masam) dùng tắm ngứa, chữa dị ứng; Giâu da
đất (Baccaurea ramiflora Lour.) tắm cho trẻ
em bị rôm sảy; Chòi mòi lá kèm (Antidesma
fordii Hemsl.) chữa đậu lào; Núc nác
(Oroxylum indicum (L.) Kurz) và Rà đẹt bon
(Radermachera boniana Dop) thuộc họ Chùm
ớt (Bignoniaceae) chữa dị ứng, mẩn ngứa, nổi
bìu; Mạn kinh (Vitex quinata (Lour.)) dùng
tắm sài cho trẻ em, chữa đau lưng, đau xương.
Cây bì sinh và cây kí sinh chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ
với 2 loài chiếm 1,17% nhưng giá trị làm
thuốc cao: Tắc kè foortun (Drynaria fortunei
(Kuntz ex Mett.) J. Smith) chữa đau dây thần
kinh tọa; Dây lưỡi lợn (Hoya parasitica
(Roxb.) Wall. ex Wight) đắp hạch, chữa mụn
nhọt. Cuối cùng là cây chồi trên to (Mg) có
duy nhất 1 loài chiếm 0,58% là Gáo trắng
(Neolamarckia camdamba (Roxb.) Bosser)
thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Tỷ lệ dạng sống
của nhóm cây chồi trên được thể hiện qua
hình 3, chúng tôi tiến hành lập phổ dạng sống
của nhóm cây chồi trên:
SB = 49,12Na + 26,90Lp + 8,77 Mi + 8,77 Hp
+ 3,51 Me + 1,17 Ep + 1,17 Pp + 0,58 Mg
Đinh Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 137 - 142
141
84
46
15
15 6 2 21
Na Cây chồi trên lùn
Lp Dây leo
Mi Cây chồi trên nhỏ
Hp Cây chồi trên thân thảo
Me Cây chồi trên nhỡ
Ep Cây bì sinh
Pp) Cây kí sinh
Mg Cây chồi trên to
Hình 3. Tỷ lệ dạng sống nhóm cây chồi trên
Việc sử dụng những cây thuốc vào mục
đích chữa bệnh chủ yếu tập trung vào
những cây dễ thu hái như cây chồi trên thấp
(Na) hoặc, cây chồi trên (Mi) nhỏ hay dạng
cây leo (Lp) với tỷ lệ khác nhau. Điều này
làm cho nguồn cây thuốc dần bị cạn kiệt
cùng với việc khai thác, chặt phá rừng bừa
bãi của đồng bào dân tộc nơi đây dẫn tới
mất hệ cân bằng sinh thái. Vì vậy, đòi hỏi
phải có những biện pháp để bảo vệ nguồn
tài nguyên dược liệu, đồng thời tuyên
truyền, phổ biến nâng cao ý thức, nhận thức
của nhân dân địa phương về vấn đề bảo tồn
nguồn gen cây thuốc, đặc biệt là các loài
cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn ở
Việt Nam.
KẾT LUẬN
1. Hệ thực vật làm thuốc theo kinh nghiệm
của người Dao tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên cấu thành bởi 5 yếu tố chính: nhiệt
đới (73,66%), ôn đới (4,46%), thế giới
(0,45%), cây trồng (0,45%), đặc hữu
(18,75%).
2. Công thức phổ dạng sống của hệ thực vật
làm thuốc ở khu vực nghiên cứu là: SB =
77,73Ph + 10,45Hm + 6,82Cr + 4,09Th +
0,91Ch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Huy Bích nnk. (2003), Cây thuốc và động
vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1-2.
2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt
Nam – tập 1, Nxb Y học Hà Nội.
3. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt
Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh,
tập 1-3.
4. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1274.
5. Trần Thị Kim Liên, Thực vật chí Việt Nam, tập
4, Họ Đơn nem – Myrsinaceae R. Br., Nxb Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.
6. Vũ Xuân Phương, Thực vật chí Việt Nam, tập
2, họ Bạc hà – Lamiaceae Lind L. (họ Hoa môi
– Labiatae Juss.), Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội.
7. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001 – 2005),
Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nhà xuất
bản Nông nghiệp Hà Nội, tập 2-3.
8. South - Western Forestry College, Forestry
Department of Yunnan province (1972-1976),
Iconographia Cormophytorum Sinicorum - ICS,
Science Publisher, Beijing, Tomus I-V.
9. Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Các phương pháp
nghiên cứu thực vật, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
10. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Đa dạng tài
nguyên di truyền và tài nguyên thực vật, Nxb
ĐHQG Hà Nội.
11. Raunkiear C. (1934), Plant life forms,
Claredon, Oxford, 104.
Đinh Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 137 - 142
142
SUMMARY
WAVEFORM ANALYSIS FACTORS AND PLANT GEOGRAPHY OF
MEDICINE AT DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE
Dinh Thi Lan Huong, Le Thi Thanh Huong*
College of Sciences – TNU
Through the investigation of forms of life and geographical factors of the medicinal flora of
experience in the Dao in Dong Hy district, Thai Nguyen province, medicinal flora here is
composed of five main elements: tropical , temperate endemic elements and world crop factor.
Life forms of medicinal plants mainly in the group with 171 species of tree buds, shoots half-
hidden group of plants with 23 species, tree buds hidden group of 15 species, a group of tree
species and species groups with 9 buds close to the ground at least 2 species.
Key words: Dao, Dong Hy district, Thai Nguyen, life form, geographical factors.
Phản biện khoa học: PGS.TS. Lê Ngọc Công – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0988478975
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_dang_song_va_yeu_to_dia_ly_cua_thuc_vat_lam_thuoc.pdf