Hiện trạng kỹ thuật ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) tại An Giang

- Cần có nghiên cứu về mật độ ương để tìm ra mật độ ương cá giống phù hợp nhất nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cá giống, tăng hiệu quả kinh tế của mô hình ương cá tra giống trong ao. - Các cơ quan chức năng cần khuyến cáo các hộ ương phải xây dựng hệ thống ao lắng lọc. Đưa ra các quy định và chế tài chặt chẽ về việc thải bùn đáy và nước ao ương cá tra trực tiếp ra môi trường. Quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản và phải đảm bảo đầy đủ hệ thống cấp thoát nước đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. - Cơ quan cấp tỉnh ban hành chính sách ưu đãi về cơ sở vật chất và vốn cho sản xuất giống, chính sách ưu tiên cho phát triển khoa học và công nghệ, thiết lập chuỗi giá trị ngành hàng cá tra trong đó có sản xuất giống. Ngoài ra, cần có cơ chế và chính sách bình ổn giá cá giống.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng kỹ thuật ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) tại An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 183 HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT ƯƠNG GIỐNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) TẠI AN GIANG STATUS OF TECHNICAL ASPECTS TRA CATFISH (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) NURSING IN AN GIANG PROVINCE Võ Hồng Thanh Trúc1, Phạm Quốc Hùng2 Ngày nhận bài: 05/02/2015; Ngày phản biện thông qua: 15/4/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Đề tài hiện trạng kỹ thuật ương giống cá tại tỉnh An Giang đã được thực hiện từ tháng từ 9/2013 đến 6/2014. Có 30 hộ ương cá tra giống đã được phỏng vấn. Kết quả điều tra cho thấy: các hộ ương có diện tích từ 1.000 ÷ 5.000m2 chiếm tỷ lệ 70%. Trung bình độ sâu mực nước trong ao ương là 2.45 ± 0.750m. Các hộ ương nuôi cá giống từ 1 - 3 vụ/năm. Nguồn cá bột lựa chọn cho ương cá giống chủ yếu từ Đồng Tháp chiếm 76.67%. Đa số hộ ương đều thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ ương. Mật độ thả cá tra bột ở các hộ ương dao động từ 500 ÷ 1.200 con/m2, trong đó có 70% số hộ thả với mật độ 1.000 con/m2. Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 28 - 40%. Liều lượng, thời điểm sử dụng của từng loại thức ăn trong quá trình ương rất khác nhau giữa các các hộ ương. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) trung bình là 1 ± 0.07. Tỷ lệ sống trung bình 11.9 ± 3.86%, sản lượng đạt 53.118 ± 41.686 (kg/năm), lợi nhuận 294.208 ± 169.411 triệu đồng. Từ khóa: Kỹ thuật, hiện trạng, giống cá tra, hệ thống ương nuôi, An Giang ABSTRACT Project on status of technical aspects in tra catfi sh (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) nursing in An Giang province was carried out from september, 2013 to June, 2014. Total of 30 nursing farms were interviewed. Data analysis shows that: there are 70% of nursing farms with area 1.000 ÷ 5.000 m2. The depth of the level water average in pond is 2.45 ± 0,750m. Nursing farmers applied from 1 to 3 crops/year. 76.67% of larval fi sh was selected from Dong Thap for nursing. Most of nursing farms practised technical aspects pond preparation befor nursing. Stocking density change from 500 to 1200 tails/m2 and 70% of farms stock 1000 tails/m2. Feed of fi sh are industrial with protein of feed from 28 to 40%. Dosage and time for using feeds differ among nursing farms. Average of feed convertion ratio is 1 ± 0.07. Average of survival rate is 11.9 ± 3.86%, fi sh production is 53.118 ± 41.686 (kg/year), the profi t VND 294.208 ± 169.411 milion. Keyword: Techniques, status, tra catfi sh fi ngerlings, rearing system, An Giang 1 Võ Hồng Thanh Trúc: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2012 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) là đối tượng được nuôi nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á [3]. Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm kinh tế thủy sản của Việt Nam. Nghề nuôi cá tra đã trở thành một bộ phận kinh tế chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long, vì thế nó tác động rất lớn đến kinh tế xã hội của toàn vùng [4]. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá tra đặt ra một yêu cầu cao về số lượng cũng như chất lượng con giống [1]. Tuy nhiên, chất lượng cá tra giống hiện nay còn quá thấp, kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi còn hạn chế, nên tỷ lệ cá giống bị hao hụt rất lớn. Việc điều tra đánh giá kỹ thuật ương nuôi giống cá tra tại tỉnh An Giang là rất cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững nghề này cho địa phương. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 184 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG II.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu Cá tra được ương nuôi từ giai đoạn cá bột đến giai đoạn cá giống. 2. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng kỹ thuật ương giống cá tra trong ao đất và hiệu quả kinh tế. 3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Số liệu thu được thông qua phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ ương nuôi cá giống về hiện trạng kỹ thuật ương cá tra giống trong ao dựa trên bộ câu hỏi đã được xây dựng. Chọn hộ phỏng vấn theo phương pháp Yamane Taro. - Số liệu thứ cấp: Số liệu đã được công bố của UBND tỉnh An Giang, Sở NN&PTNT An Giang, Cục thống kê An Giang, Chi cục Thủy Sản, Phòng NN&PTNT các huyện thị và các tài liệu có liên quan. Phương pháp xử lý số liệu - Kết quả phỏng vấn được mã hóa và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excell để kiểm tra, điều chỉnh trước khi xử lý và phân tích số liệu. Các số liệu được thể hiện thống kê mô tả tóm tắt các dữ liệu thành bảng. Sử dụng các công thức trong Excell để tính các giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation). - Điều tra ngẫu nhiên 30 hộ ương giống cá tra tại: Tp. Long Xuyên 15 hộ, huyện Thoại Sơn 15 hộ. Phương pháp ước tính mẫu cho điều tra hộ ương giống cá tra Sử dụng phương pháp Yamane Taro (1967) để tính cỡ mẫu cho điều tra [2]. Công thức tính: n = N 1+N.e2 Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra. N: Tổng số mẫu. e: Mức độ chính xác mong muốn. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thông tin chung về ương giống Bảng 1. Thông tin về công trình ương Chỉ tiêu Số hộ ương Trung bình Khoảng dao động Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) 4.383 ± 3.320 500 ÷ 16.000 < 1.000 2 6.67 1.000 - 5.000 21 70 > 5.000 7 23.33 Độ sâu (m) 2.45 ± 0.75 1.5 ÷ 3.5 1.5 - 2.0 13 43.33 2.0 - 3.0 12 40 3.0 - 3.5 5 16.67 Số vụ ương 30 1 ÷ 3 Nguồn cá bột An Giang 7 23.33 Đồng Tháp 23 76.67 (Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn) Diện tích ao ương được thể hiện ở bảng 1, các hộ ương có diện tích từ 1.000 ÷ 5.000m2 chiếm tỷ lệ lớn nhất 70%, diện tích trên 5000m2 chiếm 23.33% và diện tích dưới 1.000m2 là 6.67%. Những hộ ương có diện tích lớn là do ao ương cá được chuyển từ diện tích đất ruộng canh tác sẵn có. Độ sâu của các hộ ương tương đối phù hợp cho việc ương cá tra giống. Độ sâu mực nước thả cá bột trung bình là 2.45 ± 0.750m, dao động từ 1.5 ÷ 3.5m. Số vụ ương cá giống dao động từ 1 ÷ 3 vụ/năm. Tùy theo thị trường và giá cả mà số vụ ương của các hộ thay đổi. Tại thời điểm thị trường cá tra giống có giá cao, các hộ ương cá sẽ thu hoạch cá giống sớm để bán nên số vụ ương nuôi trong năm nhiều. Ngược lại, nếu giá cá tra giống thấp thì hộ ương cá sẽ ương giữ cá trong ao lâu, có thể đến vụ tiếp theo nằm đợi giá cá tăng. Vì vậy nên số vụ ương nuôi trong năm đó thấp. Mặt khác, số vụ thả cá còn chịu sự chi phối của nhu cầu thả giống trong nuôi cá tra thương phẩm và nguồn cá tra bột sản xuất từ các trại sản xuất giống. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 185 Nguồn cá bột lựa chọn cho ương cá giống chủ yếu từ khu Hồng Ngự (Đồng Tháp) chiếm 76.67% do ở đây cá giống có giá thành thấp, tỷ lệ sống cao và tăng trưởng tốt. 2. Kỹ thuật ương nuôi cá tra giống 2.1. Kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ ương Qua điều tra, các hộ ương cá ở địa phương thường sử dụng biện pháp hút bùn bằng máy hoặc làm thủ công để đưa chất lắng đọng hữu cơ ra khỏi ao nuôi. Sau khi vét bùn đáy trong ao, các hộ ương thường sử dụng vôi để cải tạo ao và diệt cá tạp với liều lượng 10 - 15 kg/m2. Các hộ ương đều gây thức ăn tự nhiên. Một số hộ ương sử dụng thức ăn chế biến bán sẵn của các công ty để gây màu nước nhưng tỷ tệ sử dụng chưa cao. 2.2. Kỹ thuật thả giống Các hộ ương đều thực hiện thuần hóa cá bột khoảng 15 - 20 phút trước khi thả vào ao ương. Đa số các hộ ương thả cá vào buổi tối từ 19 – 22 giờ. Bảng 2. Mật độ ương giống cá tra tại An Giang Mật độ ương (con/m2) Số hộ ương Tỷ lệ (%) < 1.000 3 10 1.000 21 70 > 1.000 4 13.33 Ao ương có mật độ thả cá 1.000 con/m2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 70%, ao có mật độ trên 1.000 con/ m2 chiếm 13.33% và thấp nhất là ao ương với mật độ dưới 1.000 con/m2 chiếm 10%. Mật độ ương nuôi trung bình là 996.667 ± 129.942 con/m2, dao động 500 ÷ 1.200 con/m2. Đa số mật độ ương cá giống phụ thuộc vào các yếu tố như: diện tích ao ương, kinh nghiệm và giá cá bột trên thị trường (giá cá bột rẻ thì thả nhiều, giá cao thì thả ít). Tuy nhiên, một số hộ khác cho rằng trong quá trình ương nuôi lúc nào cũng xảy ra tình trạng hao hụt. Do đó, họ thả cá bột nhiều cho dù hao hụt xảy ra cao thì họ cũng còn lại một phần cá trong ao để xuất bán. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ sống của cá. 2.3. Thức ăn và cách cho cá ăn Hiện nay các hộ ương cá giống tại An Giang đều sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 28 - 40% và kích cỡ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của đàn cá mà lựa chọn cho phù hợp. Sử dụng thức ăn công nghiệp có nhiều ưu điểm như thành phần dinh dưỡng cân đối và ổn định, ít tan trong nước, đa dạng về chủng loại và thời gian bảo quản được lâu. Các hộ ương nuôi cá tra giống ở An Giang thường cho cá ăn 4lần/ngày ở giai đoạn đầu và giảm dần 2 lần/ngày giai đoạn sau. Theo điều tra, các hộ ương có nhiều cách cho cá ăn, nhưng thường chủ yếu là 2 phương pháp: bơi xuồng cho cá ăn và cho ăn tập trung tại chân cầu (gom cầu). Khẩu phần và số lần cho ăn phụ thuộc vào kích cỡ của cá. Trong những ngày đầu, các hộ ương đều dùng các loại nguyên liệu giàu đạm như bột sữa, bột đậu nành, bột cá để bổ sung vào ao. Các loại nguyên liệu này được các hộ ương pha loãng với nước và tát đều ao. Từ ngày ương thứ 15 trở đi, các hộ ương đã tập cho cá ăn hoàn toàn 100% các loại thức ăn công nghiệp dạng viên với kích cỡ viên và liều lượng thức ăn tùy theo sự tăng trọng và tỷ lệ sống của cá (thường thì sau 1 tuần là tăng kích cỡ viên thức ăn lên 1 cấp). Có nhiều hộ sử dụng chất bổ sung như vitamin C, E, vitamin tổng hợp và khoáng chất nhằm làm cá tăng sức đề kháng và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) trung bình là 1 ± 0.07, dao động 1.0 ÷ 1.2. Hệ số tiêu tốn thức ăn của các hộ ương giống khác nhau và sự khác nhau phụ thuộc vào chất lượng của từng loại thức ăn và cách cho ăn cũng như là điều kiện ương nuôi của từng hộ. 2.4. Quản lý ao ương giống Bảng 3. Hoạt động quản lý môi trường của các hộ ương Diễn giải Kết quả điều tra với n=30 Số hộ ương Tỷ lệ (%) 1. Có gây màu nước trước khi thả ương 30 100 2. Có dùng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường nước ao 30 100 3. Có dùng vôi để ổn định pH, sát khuẩn. 30 100 4. Có thay nước ao trong một vụ ương 30 100 Thay định kỳ 16 53.3 Thay khi cá bệnh 3 10 Thay khi chất lượng nước kém 11 36.7 5. Trang bị các dụng cụ đo yếu tố môi trường: pH, to, DO 30 100 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 186 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 3 cho thấy có nhiều biện pháp kỹ thuật với mục đích quản lý chất lượng môi trường nước ao đã được các hộ ương giống cá tra ở An Giang áp dụng. Trong một vụ ương, tất cả các hộ ương cá tra giống đều gây màu nước trước khi thả cá; dùng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường nước ao trong quá trình ương; sử dụng vôi để ổn định pH, sát khuẩn; thay nước ao và trang bị các dụng cụ đo yếu tố môi trường như pH, to, DO. Tuy nhiên, điều tra cho thấy đa số các hộ ương cá giống tại tỉnh An Giang lấy nước trực tiếp vào ao ương mà không qua ao lắng lọc, không kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào ao và chỉ xử lý nước khi đã cấp nước vào ao. Hầu hết các hộ ương đều không có biện pháp xử lý nước thải. 100% số hộ ương xả nước thải của ao ương trực tiếp ra môi trường ngoài ao mà không qua xử lý. Nếu trong nguồn nước thải này có chứa mầm bệnh thì mầm bệnh có thể sẽ phát tán ra môi trường ngoài và lây nhiễm theo nguồn nước cấp sang các ao ương lân cận. Các hộ ương phòng bệnh cho cá giống bằng cách sử dụng thuốc và chất bổ sung để tăng sức đề kháng cho cá giống. Tuy nhiên, hộ ương sử dụng thuốc theo kinh nghiệm và học hỏi từ các hộ ương khác. Một số kỹ thuật khác cũng ít quan tâm như quan sát theo dõi bắt mồi, kiểm tra thức ăn, kiểm tra bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân mà tình hình dịch bệnh ở cá giống trong thời gian gần đây tăng và khó quản lý khi dịch bệnh xảy ra. 3. Tỷ lệ sống và sản lượng Bảng 4. Tỷ lệ sống và sản lượng cá tra giống năm 2013 Chỉ tiêu Số hộ ương Tỷ lệ (%) Trung bình Khoảng dao động 1. Tỷ lệ sống (%) 11.9 ± 3.86 5 - 21 5 - 10 14 46.7 10 - 15 13 43.3 > 15 3 10.0 2. Sản lượng (kg/năm) 53.118 ± 41.686 3.840 ÷ 180.000 < 50.000 15 50.00 50.000 – 100.000 10 33.33 >100.000 5 16.67 (Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn) Tỷ lệ sống và sản lượng của cá giống ở các hộ ương còn thấp. Số hộ ương cá giống có tỷ lệ sống >15% chiếm tỷ lệ thấp nhất 10% và tỷ lệ sống đạt từ 5 - 10% chiếm tỷ lệ cao nhất 46.7%. Trong số 30 hộ ương, có 5 hộ ương (chiếm 16.67%) đạt sản lượng trên 100.000 kg, 10 hộ ương đạt từ 50 - 100.000kg (chiếm 33.33%) và có tới 15 hộ ương có sản lượng dưới 50.000kg (chiếm 50%). Tình hình tiêu thụ cá giống ở An Giang Đa số cá giống được các hộ ương bán trực tiếp cho thương lái chiếm 86.7%, chỉ 13.3% hộ ương là bán cho người dân nuôi thương phẩm. Số liệu này cho thấy việc tiêu thụ cá giống của hộ ương còn phụ thuộc rất nhiều vào thương lái, đồng thời sự liên kết giữa các hộ ương trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm rất kém. Nếu các hộ ương cá giống không liên kết chặt chẽ, lượng cá giống ương được không được bán trực tiếp cho người nuôi mà phải qua khâu trung gian thì lợi nhuận của các hộ ương sẽ giảm. 4. Hiệu quả kinh tế trong ương giống cá tra Bảng 5. Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống cá tra tại An Giang năm 2013 STT Nội dung ĐVT Trung bình Khoảng dao động 1 Sản lượng kg 53.118 ± 41.685 3.840 ± 180.000 2 Doanh thu Triệu đồng 1.175 ± 988 88 ± 4.410 3 Tổng chi phí Triệu đồng 1.005 ± 753 132 ÷ 3.252 4 Lợi nhuận Triệu đồng 294.208 ± 169.411 - 85 ÷ 1.158 5 Giá bán 1 kg sản phẩm Đồng 21.483 ± 2.016 18.000 ÷ 25.000 (Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 187 Sản lượng trung bình đạt 53.118 ± 41.685 kg, lợi nhuận 294.208 ± 169.411 triệu đồng. Giá thành cho 1 kg sản phẩm có sự khác nhau giữa các hộ ương. Tuy nhiên, việc tính toán chi phí, doanh thu và hiệu quả kinh tế ở trên là trong điều kiện ương nuôi bình thường, không có sự cố thiên tai hay dịch bệnh xảy ra. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Công trình của các hộ ương cá tra giống tại An Giang là phù hợp cho việc ương cá tra giống. Nguồn cá bột được các hộ ương lấy tại nơi có chất lượng tốt. - Kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ ương đều được các hộ ương giống chú trọng. Các hộ đã hút bùn, sử dụng vôi cải tạo ao, diệt tạp, gây màu nước và thức ăn tự nhiên trong ao. - Các hộ ương cá giống đã thuần hóa bột trước khi thả cá bột vào ao ương, đảm bảo đúng thời gian thả cho sức sống cá bột tốt nhất. - Thức ăn được sử dụng cho cá ăn là thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, còn bổ sung thêm vitamin C, E, vitamin tổng hợp và khoáng chất cho cá ăn. - Tất cả các hộ ương cá giống có sử dụng các dụng cụ đo yếu tố môi trường: pH, to, DO, sử dụng chế phẩm sinh học, thay nước ao trong một vụ ương. Tuy nhiên, việc quản lý môi trường nước và sức khỏe cá vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều hộ chưa quan tâm tới chất lượng nước trước và sau khi ương cá, cấp nước trực tiếp vào ao ương và thải nước trực tiếp ra ngoài mà không qua kiểm tra, xử lý. Tình hình dịch bệnh của cá trong thời gian gần đây tăng và khó quản lý dịch bệnh khi xảy ra. Vì vậy, tỷ lệ sống của cá bột ương lên cá giống còn thấp. - Sản lượng đạt 53.118 ± 41.685 kg, lợi nhuận 294.208 ± 169.411 triệu đồng. 2. Kiến nghị - Cần có nghiên cứu về mật độ ương để tìm ra mật độ ương cá giống phù hợp nhất nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cá giống, tăng hiệu quả kinh tế của mô hình ương cá tra giống trong ao. - Các cơ quan chức năng cần khuyến cáo các hộ ương phải xây dựng hệ thống ao lắng lọc. Đưa ra các quy định và chế tài chặt chẽ về việc thải bùn đáy và nước ao ương cá tra trực tiếp ra môi trường. Quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản và phải đảm bảo đầy đủ hệ thống cấp thoát nước đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. - Cơ quan cấp tỉnh ban hành chính sách ưu đãi về cơ sở vật chất và vốn cho sản xuất giống, chính sách ưu tiên cho phát triển khoa học và công nghệ, thiết lập chuỗi giá trị ngành hàng cá tra trong đó có sản xuất giống. Ngoài ra, cần có cơ chế và chính sách bình ổn giá cá giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang. 2012. Báo cáo tổng kết năm 2013, triển khai kế hoạch 2014. 2. Yamane, Taro. 1967. Statistics: An Introductory Analysis, 2nd Edition, New York: Harper and Row. 3. Ủy hội sông Mekong. 2005. Báo cáo chuyên đề. Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mekong. 4. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. 2011. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra chất lượng cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_ky_thuat_uong_giong_ca_tra_pangasianodon_hypophth.pdf
Tài liệu liên quan