Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi

Phân tích CBA chủ yếu là tìm xem liệu một dự án có khiến cho mọi người trở nên giàu có hơn hay không. Các dự án thay đổi tổ hợp hàng hoá mà mọi người tiêu dùng, giảm bớt số lượng của loại hàng này và tăng số lượng của một loại hàng khác. Trong khi mục tiêu của chúng ta là phải đưa ra được những lời tuyên bố với cả cộng đồng khẳng định xem cộng đồng đó có trở nên khá giả hơn nhờ dự án hay không. Chúng ta phải bắt đầu phân tích ở cấp độ mỗi cá nhân và hỏi xem liệu một dự án có làm cho một người trở nên giàu có hơn hay không. Chương này bắt đầu với một thảo luận lý thuyết về các thay đổi trong độ thoả dụng cá nhân. Bằng cách nào mà một dự án có thể khiến cho một cá nhân trở nên khá giả hơn hay nghèo khó hơn. Làm cách nào để đo lường được giá trị của những thay đổi này. Từ đó, chúng ta sẽ bàn xem cần phải làm gì để đánh giá các dự án trong trường hợp có nhiều bên liên quan với điều kiện có thông tin hoàn hảo về sở thích của mỗi cá nhân và các tác động của dự án. Cuối cùng, chúng ta sẽ chuyển từ những ý tưởng có vẻ như trừu tượng về độ thoả dụng và phúc lợi xã hội cá nhân sang những cách tiếp cận thực tế hơn để quyết định xem liệu các dự án có đáng được triển khai xét trên phương diện kinh tế hay không. Các khái niệm được thảo luận trong chương này tạo thành cơ sở cho các kỹ thuật thực tế mô tả trong các chương VI và V. Quan trọng hơn, các khái niệm này giúp bạn đọc có thể quyết định được đâu là thời điểm thích hợp để áp dụng trực tiếp các kỹ thuật thực tế hơn vào phân tích chi phí-lợi ích, lúc nào thì phân tích sẽ mang lại những kết quả không chuẩn xác.

pdf14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe Phiên dịch: Lê Thủy Phân tích CBA chủ yếu là tìm xem liệu một dự án có khiến cho mọi người trở nên giàu có hơn hay không. Các dự án thay đổi tổ hợp hàng hoá mà mọi người tiêu dùng, giảm bớt số lượng của loại hàng này và tăng số lượng của một loại hàng khác. Trong khi mục tiêu của chúng ta là phải đưa ra được những lời tuyên bố với cả cộng đồng khẳng định xem cộng đồng đó có trở nên khá giả hơn nhờ dự án hay không. Chúng ta phải bắt đầu phân tích ở cấp độ mỗi cá nhân và hỏi xem liệu một dự án có làm cho một người trở nên giàu có hơn hay không. Chương này bắt đầu với một thảo luận lý thuyết về các thay đổi trong độ thoả dụng cá nhân. Bằng cách nào mà một dự án có thể khiến cho một cá nhân trở nên khá giả hơn hay nghèo khó hơn. Làm cách nào để đo lường được giá trị của những thay đổi này. Từ đó, chúng ta sẽ bàn xem cần phải làm gì để đánh giá các dự án trong trường hợp có nhiều bên liên quan với điều kiện có thông tin hoàn hảo về sở thích của mỗi cá nhân và các tác động của dự án. Cuối cùng, chúng ta sẽ chuyển từ những ý tưởng có vẻ như trừu tượng về độ thoả dụng và phúc lợi xã hội cá nhân sang những cách tiếp cận thực tế hơn để quyết định xem liệu các dự án có đáng được triển khai xét trên phương diện kinh tế hay không. Các khái niệm được thảo luận trong chương này tạo thành cơ sở cho các kỹ thuật thực tế mô tả trong các chương VI và V. Quan trọng hơn, các khái niệm này giúp bạn đọc có thể quyết định được đâu là thời điểm thích hợp để áp dụng trực tiếp các kỹ thuật thực tế hơn vào phân tích chi phí-lợi ích, lúc nào thì phân tích sẽ mang lại những kết quả không chuẩn xác. 3.1 Phân tích các mức Thay đổi độ Thoả dụng Cá nhân Một đánh giá CBA chính xác đối với một dự án phải được dựa trên tác động của dự án đối với mọi người. Tuy nhiên, vì phúc lợi của nhóm hay phúc lợi xã hội lại phụ thuộc vào độ thoả dụng cá nhân nên thảo luận của chúng ta bắt đầu với các tác động của một dự án đối với mỗi một cá nhân. Các tác động thật của một dự án là những thay đổi trong tiêu dùng mà nó tạo ra. Nếu một dự án tiêu dùng một loại hàng hoá và sử dụng nó như một đầu vào của dự án thì lượng cung loại hàng đó sẽ giảm. Nếu một dự án sản xuất ra một mặt hàng, tức là đầu ra của dự án thì lượng cung mặt hàng đó sẽ tăng. Dù trong trường hợp nào thì các quyết định tiêu dùng cá nhân cũng có khả năng thay đổi do tác động của dự án. Chúng ta có thể phân tích tác động của một dự án lên mỗi cá nhân bằng cách sử dụng các đường bàng quan. Ví dụ như nếu một người tiêu thụ nhiều hơn một mặt hàng và giữ nguyên một mặt hàng khác thì độ thoả dụng của người đó sẽ tăng (đơn giản có nghĩa là người đó sẽ trở nên giàu có hơn) do tác động của dự án. Mặt khác, nếu một người tiêu thụ ít hơn một loại hàng hoá trong khi giữ nguyên lượng tiêu thụ đối với các loại hàng hoá khác thì độ thoả dụng của anh ta sẽ giảm. Trường hợp thường gặp là dưới tác động của dự án, một người sẽ tiêu dùng nhiều hơn một số loại hàng hoá trong khi tiêu dùng ít đi một số loại hàng hoá khác . Điều này khiến cho tác động của dự án lên độ thoả dụng trở nên mơ hồ. Có nghĩa là một dự án như vậy có thể tăng, giảm hay không thay đổi độ thoả dụng của một người. Trước hết, chúng ta sẽ xét tình huống mà một dự án không có tác động lên giá thị trường. Tiếp đó, chúng ta sẽ chuyển sang tình huống mà một dự án tác động đến giá cả hoặc của đầu vào hoặc của đầu ra. Hình WW-1 mô tả các tác động của một thay đổi trong mức tiêu dùng lên độ thoả dụng cá nhân. Tăng lượng tiêu dùng mặt hàng Y tạo ra di chuyển từ A đến B đẩy cá nhân lên đường bàng quan cao hơn. Điều này là dấu hiệu cho thấy rằng họ đã trở nên giàu có hơn. Mức tiêu dùng mặt hàng Y di chuyển từ A đến C, tức là giảm đi khiến cho mỗi cá nhân trở nên nghèo hơn. Nếu một dự án tăng lượng tiêu dùng của một mặt hàng và giảm lượng tiêu dùng của một mặt hàng khác thì tác động lên độ thoả dụng hay phúc lợi là mờ nhạt. Tăng lượng tiêu dùng mặt hàng X và giảm lượng tiêu dùng mặt hàng Y có thể dẫn đến tình trạng một cá nhân giàu có (dịch chuyển từ A đến E) hơn hay nghèo khó hơn (dịch chuyển từ A đến D) tuỳ thuộc vào từng thay đổi cụ thể và thị hiếu của mỗi cá nhân. Hình W-1 Trong kinh tế, độ giàu có, độ thoả dụng được đánh giá theo thứ tự nhiều hơn là đo lường chính xác bằng số lượng. Điều này có nghĩa là không có giá trị số nào cho phép việc đo lường xem mức độ một người giàu lên, nghèo đi là bao nhiêu do thay đổi trong tiêu dùng. Điều duy nhất có thể nói được là liệu một người có trở nên giàu có hơn (độ thoả dụng tăng) hay nghèo khó đi (độ thoả dụng giảm) do tác động của một thay đổi trong tiêu dùng. 3.2 Các Tác động của Dự án khi Giá cả Không đổi Xét một dự án tiêu dùng một số mặt hàng (đầu vào) và tạo ra một số mặt hàng khác (đầu ra) mà không ảnh hưởng gì đến mức giá thị trường. Điều này sẽ xảy ra nếu như dự án có quy mô đủ nhỏ trong tương quan với thị trường để không gây ra một thay đổi nào trong giá cả. Trong trường hợp đó, có thể sẽ là thích hợp khi chỉ đơn giản xét tác động đối với tiêu dùng của một cá nhân với giả định rằng mức giá không thay đổi. Những thay đổi trong mức tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến sự giàu có hay độ thoả dụng. Giá trị của một đồng đô la có thể gắn liền với thay đổi dựa trên thay đổi trong giá trị của hàng hoá được tiêu dùng. Ví dụ như hãy tưởng tượng rằng có một chương trình phân phối phó mát thừa. Nếu phó mát được bán ở chợ với mức giá là $4/pao và chương trình phân phát 5 pao phó mát cho một người thì giá trị của lượng phó mát mà một người được nhận có thể là $20[1] nếu như người nhận phó mát thờ ơ giữa việc nhận phó mát và nhận một lượng tiền mặt tương ứng và chương trình không gây ra thay đổi trong mức giá phó mát trong tương đối với giá của các loại hàng hoá khác. Nói một cách khác, $20 có thể là giá trị thích hợp cho lượng phó mát được phân phát nếu một người sẽ tiêu dùng một lượng phó mát tương tự nếu họ được cung cấp $20 tiền mặt. Đây là tình huống được mô tả ở Hình W-2. Hình W-2 Có thể có một số chương trình phân phối trực tiếp các mặt hàng mà mọi người hoặc không tiêu dùng hoặc có tiêu dùng song là những lượng rất nhỏ. Nếu người nhận không thể bán lại những gì họ nhận được thì có thể không hợp lý khi định giá đầu ra của chương trình theo mức giá thị trường. Đặc biệt hơn là trường hợp dự án trao một lượng lớn hàng hoá cho mọi người. Trong trường hợp này sẽ là thích hợp để định giá đầu ra của dự án theo mức giá thị trường khi người hưởng lợi từ dự án dùng toàn bộ số tiền được cấp phát để mua duy nhất mặt hàng đó nếu họ được cho tiền thay vì cấp hàng. Nói đến ví dụ trước, hãy tưởng tượng là thay vì được cung cấp 5 pao phó mát, một đối tượng tiếp nhận của chương trình được phân phát 500 pao phó mát và vì nhiều lý do khác nhau người này không thể bán lại lượng phó mát được phân phát. Giả định rằng những người tiếp nhận sẽ không vì thế mà tiêu dùng được ngần đó phó mát, giá trị chính xác của lợi ích này có thể ít hơn giá trị tiền mặt tương ứng, tức là $2000.[2] Một ví dụ khác là xét một dự án chung cư[3] cung cấp nhà ở tương ứng với lượng nhà do tư nhân cung cấp trị giá $1500/tháng. Có thể người ta sẽ muốn gắn giá trị $1500/tháng cho các đơn vị nhà ở dự án cung cấp. Tuy nhiên, điều này chỉ thích hợp nếu như cư dân khi được cho $1500 một tháng sẽ tiêu tất cả khoản tiền đó vào nhà ở. Nếu một người chỉ chi một phần trong khoản $1500 vào nhà ở thì giá trị đúng gắn cho nhà ở sẽ nhỏ hơn. Mức độ nhỏ hơn bao nhiêu tuỳ thuộc vào một số giả định kỹ thuật về các thị hiếu của cá nhân. Song chắc chắn là giá trị đó sẽ nhỏ hơn $1500. Một cách tiếp cận khác khá hữu hiệu trong việc xác định giá trị của lợi ích. Đó là hình dung xem một người hưởng lợi có sẵn sàng trả tiền để mua phó-mát hay không. Trong các ví dụ trên, thì giá trị chính là số tiền mà người tiếp nhận sẵn sàng chi trả để có được 5 pao phó-mát, 100 pao phó-mát hay một căn hộ có mức giá thuê trên thị trường là $US 1500. Chính độ sẵn sàng để chi trả (Willing To Pay ~ WTP) là giá trị của lợi ích dự án. Giả định ngầm ở đây là người hưởng lợi không có quyền gì với lợi ích trước dự án nên giá trị phải dựa trên các điều kiện trước dự án. Hay có thể giả định rằng người hưởng lợi có quyền được hưởng lợi ích trước dự án. Nếu dự án không được thực hiện, họ sẽ có quyền được đền bù. Trong giả định này, giá trị của lợi ích là mức đền bù cần thiết để độ thoả dụng tương đương với độ thoả dụng mà dự án đem lại nếu nó được triển khai. Đó là độ sẵn sàng chấp nhận (Willing To Accept ~ WTA), giá trị của lợi ích do dự án mang lại. Giá trị này phải dựa trên các điều kiện có được sau dự án. Nhìn chung, giá trị WTP của lợi ích sẽ ít hơn giá trị WTA. Tuy nhiên, trong những tình huống mà các mức giá không đổi, giá trị WTP của lợi ích sẽ giống và ngang với mức giá thị trường. Ví dụ: Chung cư Hãy tưởng tượng rằng một dự án chung cư sẽ cung cấp 100 căn hộ cho một người. Để mọi thứ tương đối đơn giản, giả định rằng một căn hộ được xác định là có mức giá thị trường là US $1. Tất cả các hàng hoá khác (một tổ hợp của tất cả những thứ khác mà một cá nhân tiêu dùng) đều được định giá ở mức tương tự US $1/căn hộ. Phải xác định giá trị của 100 căn hộ chung cư như thế nào? Chỉ đơn thuần định giá một căn hộ ở mức $1/căn hộ (tức là tổng giá trị cho tất cả các căn hộ là $100) có thể sai. Xét biểu đồ dưới đây mô tả tác động của dự án nhà ở lên ngân sách của một người. Việc cung cấp cho một người 100 đơn vị nhà khiến cho đường ngân sách di chuyển ra bên ngoài, tăng lượng nhà tối đa mà một cá nhân có thể tiêu dùng song lại không mấy ảnh hưởng đến số lượng tối đa của các loại hàng hoá khác. Nếu đường bàng quan (indifference curve) không tiếp tuyến với phần dốc xuống của đường ngân sách (budget) tại một điểm thì kết cục là người đó sẽ chọn tiêu dùng tại điểm góc (corner point) của đường hạn chế ngân sách của họ. Vấn đề là ở chỗ người đó sẽ nằm trên một đường bàng quan mà với một lượng tiền mặt tài trợ ít hơn, người đó vẫn có thể giữ được đường bàng quan như vậy. Như được minh hoạ dưới đây, người đó có thể đạt được mức thoả dụng tương tự với một khoản tiền tài trợ ít hơn, ví dụ như $80 chẳng hạn. Lúc đó, giá trị chính xác gắn cho các đơn vị nhà ở là $80. Ví dụ: Chương trình Phân phát Muối Một ví dụ cực đoan hơn. Hình dung rằng một tổ chức các nhà sản xuất muối thuyết phục được các quan chức triển khai một chương trình mua và phát cho mỗi công dân trong đất nước 1000 pao muối. Nếu muối có giá trị là $1/pao, thì một nhà phân tích ngây thơ sẽ có xu hướng định giá lợi ích mà chương trình này mang lại ở mức $1000/người. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều sẽ gắn một giá trị thấp hơn mức $1000 rất nhiều cho lợi ích này. (TQ hiệu đính: vì không có ai rồ đến nổi phải ăn 1000 pao hay 500 kilo muối cả. Số lượng muối 1 người cần dùng tất nhiên là ít hơn 1000 pao rất nhiều. Phần dư thừa không có làm lợi cho người không tiêu dùng.) Việc chỉ ra điều kiện cần thiết cho phân tích này là một việc đáng làm. Điều kiện đó là người tiếp nhận lợi ích không thể bán lại lợi ích cho người khác (vì bất kỳ lý do gì). Nếu có thể bán được tất cả các loại hàng hoá này với mức giá thị trường thì chương trình sẽ có tác động tương tự như một chuyển nhượng tiền mặt vì bất kỳ người nào nhận được một số lượng dư thừa có thể dễ dàng chuyển đổi nó sang tiền mặt. Việc không thể chuyển đổi hàng hoá sang tiền (và tiếp đó là sang các loại hàng hoá khác) giảm giá trị của mặt hàng đó đến một độ nào đó. Hình vẽ này mô tả quá trình định giá cho chương trình muối. Cho một người 1000 đơn vị muối chỉ có giá trị thực là $500 nếu không thể bán lại được số muối này. Tuy nhiên, nếu có thể bán lại muối với mức giá thị trường là $1/pao thì chương trình đồng nghĩa với việc cho người hưởng lợi $1000 tiền mặt. Kết cục là người hưởng lợi dừng lại ở đường bàng quan cao hơn. Phân tích các chi phí dự án cũng giống như phân tích các lợi ích của dự án. Nếu các mức giá không bị ảnh hưởng bởi một dự án thì các đầu vào phải được định giá theo mức giá thị trường. Chi phí của đầu vào dự án là giá trị mà người tiêu dùng có thể gắn cho đầu vào. Với tổng lượng đầu vào không đổi thì việc dự án tiêu dùng bất kỳ một lượng đầu vào nào cũng nhất thiết khiến người tiêu dùng cá thể giảm lượng tiêu dùng đầu vào đó. Giả định rằng người tiêu dùng có xu hướng tối đa hoá độ thoả dụng, giá trị cận biên trong điều kiện cân bằng phải ngang với mức giá thị trường của đầu vào. Ví dụ, nếu có một lượng lao động cố định được cung cấp trong thị trường và dự án dùng 1000 giờ lao động thì các nhà tuyển dụng tư trong vùng sẽ thấy mất đi một lượng lao động mà họ có thể thuê là 1000 giờ lao động. Giá trị mà nhà tuyển dụng gắn cho lượng lao động này là chi phí sử dụng lượng lao động đó trong dự án. Xét một ví dụ khác. Hãy hình dung rằng lượng điện có sẵn trong một khu vực là một lượng cố định. Nếu dự án lấy đi một lượng điện trong tổng số điện đó (có thể là sử dụng điện hay giảm khả năng cung cấp điện) thì giá trị mà người tiêu dùng cá thể gắn cho lượng điện này sẽ là chi phí của việc dùng điện trong dự án. Nếu các thị trường vận hành tốt[4], các mức giá của đầu vào phải là thước đo giá trị của đầu vào. Nếu quy mô của dự án là tương đối nhỏ so với thị trường thì mức giá đầu vào có thể sẽ không thay đổi khi có dự án. Cũng như với lợi ích, giá cả là cách đo giá trị của đầu vào chuẩn xác nhất song cũng phải xét dưới hai góc độ. Nếu như đầu vào chỉ đơn giản chuyển từ tay một cá nhân sang dự án thì giả định rằng sẽ là dự án có quyền sở hữu với đầu vào. Lúc đó, những người vận hành dự án phải đưa ra một mức chào giá mà người đó sẵn sàng chấp nhận đánh đổi để cho đầu vào của mình được sử dụng trong dự án. Với những giả định này, giá trị gán cho đầu vào là độ sẵn sàng chấp nhận của mỗi cá thể tư (WTA). Tầm quan trọng của giả định là người hưởng lợi có quyền đối với đầu vào trước khi tiến hành dự án. Bởi vậy, giá trị được dựa trên các điều kiện tiền dự án. Một tình huống khác, có thể giả định là cá thể tư không có quyền định trước đối với các đơn vị đầu vào. Với giả định này, cá thể tư có thể sẽ phải chi tiền để mua loại đầu vào đó. Sẽ có một khối lượng tối đa nào đó mà cá thể này sẵn sàng trả tiền mua để có được mức thoả dụng tương tự như khi không có cơ hội để mua. Giá trị này là độ sẵn sàng chi trả của cá thể tư (WTP). Giả định ngầm ẩn ở đây là người hưởng lợi không có quyền sở hữu đối với đầu vào trước khi tiến hành dự án. Bởi vậy, giá trị được dựa trên các điều kiện sau dự án.[5] Như trước đây, trong khi thường thì đúng là giá trị WTP của một đầu vào sẽ ít hơn giá trị WTA của đầu vào đó thì trong những trường hợp mà giá cả không thay đổi, những giá trị này thường sẽ giống nhau và ngang với mức giá thị trường. Có thể đưa ra một quy tắc riêng cho những loại hàng hoá độc đáo ở một đặc điểm nào đó. Hai ví dụ quan trọng là mặt hàng bất động sản và mặt hàng liên quan đến một giá trị tình cảm nào đó. Một ngôi nhà trưng dụng để phục vụ một dự án có thể có giá trị thị trường hợp lý trong khả năng dự đoán của nhà thẩm định. Song nếu như mảnh đất vì một lý do nào đó là độc đáo và cư dân của căn nhà đó gắn bó một cách vô cùng chặt chẽ với căn nhà thì giá trị WTP hay WTA của cư dân có thể vượt xa hơn mức thẩm định rất nhiều. Trong những trường hợp như vậy, giá trị thị trường hợp lý phải được coi là ở mức thấp hơn so với giá trị của mặt hàng. Việc đánh giá các tác động của một dự án trở nên phức tạp hơn khi có khả năng là các mức giá sẽ thay đổi do triển khai dự án. 3.3 Tác động của Dự án khi Giá Thay đổi: Biến động Bù đắp và Biến động Tương đương Thường thì các đầu vào (input) và đầu ra (output) của dự án được mua bán trao đổi trên thị trường. Điều này có nghĩa là cơ quan thực thi dự án mua đầu vào và phân phối đầu ra thông qua các thị trường. Hay một chương trình có thể buộc các cá thể tư phải mua bán trong các thị trường. Điều này có thể tạo ra thay đổi giá cả nhất là nếu dự án có quy mô tương đối lớn so với kích cỡ của thị trường. Thay đổi trong tiêu dùng do dự án tạo ra có thể là kết quả của thay đổi giá cả hơn là của việc phân bổ trực tiếp đầu vào hay đầu ra. Có thể lấy ví dụ từ một số dự án. Êtanol, một chất thay thế cho xăng được làm từ ngô. Chất này được một số dự án của chính phủ sản xuất và bán trên các thị trường xăng dầu thông thường. Sản phẩm điện do các dự án thuỷ điện liên bang làm ra được bán trên các thị trường điện vùng. Nếu đầu ra của các dự án này có số lượng đủ lớn so với kích cỡ các thị trường tương ứng thì chúng sẽ tạo ra thay đổi giá cả. Việc sản xuất và bán chất êtanol có thể làm giảm giá chất đốt và tăng tiêu dùng. Việc bán điện sản xuất từ các đập do bang tài trợ sẽ giảm giá điện và trong trường hợp này cũng vậy khiến tiêu dùng tăng. Các mức giá thấp hơn sẽ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng những loại hàng hoá này vì tiết kiệm chi phí từ mỗi đơn vị mà họ đáng lẽ ra họ đã phải trả thêm khi mua sản phẩm và bởi giá trị mà họ gắn cho mỗi đơn vị gia tăng mà họ tiêu dùng. Hoặc một điều luật bắt đội mũ bảo hiểm có thể tăng nhu cầu đối với mũ bảo hiểm một cách đáng kể đủ để tăng giá mũ bảo hiểm. Giá tăng sẽ gây thiệt hại cho người sử dụng mũ bảo hiểm. Giá trị của một thay đổi giá cả đối với người tiêu dùng bằng với giá trị độ sẵn sàng chi trả (WTP) cho thay đổi giá cả đó (dù là để tạo ra một sự giảm giá hay tránh sự lên giá) hay giá trị độ sẵn sàng chấp nhận (WTA) để đổi lại thay đổi giá cả (bù đắp cho một sự giảm giá không xảy ra hay một sự tăng giá đã xảy ra). Chúng ta có thể có được những hiểu biết sâu sắc về những khái niệm này bằng cách phân tích đường bàng quan (indifference curve). Trước hết, xét lợi ích mà một người tiêu dùng thu được từ một sự giảm giá. Nỗ lực ban đầu trong việc xác định giá trị của thay đổi giá cả sẽ chỉ đơn giản là nhân thay đổi giá với số lượng hàng hoá tiêu thụ. Tuy nhiên, việc này sẽ bỏ qua thực tế là có thể lượng tiêu dùng đối với loại hàng này hay loại hàng khác sẽ gia tăng. Nếu mức giá ban đầu của một loại hàng hoá là $20/đơn vị và một người tiêu dùng tiêu biểu mua 100 đơn vị thì giá trị của việc giảm giá xuống mức $18/đơn vị có thể được xác định ở mức $200. Song giá trị này có thể là tương đối có thể làm cho chính xác hơn. Cách xác định giá trị này không tính đến giá trị của bất kỳ một tiêu dùng bổ sung nào mà việc giảm giá có thể tạo ra. Việc xác định giá trị chuẩn xác đối với một thay đổi giá cả kiểu như vậy được thực hiện thông qua phân tích các đường bàng quan. Để đạt được những mục đích mà ví dụ này đặt ra, hãy hình dung rằng một dự án của chính phủ sẽ khiến cho giá rượu giảm. Giá giảm và thay đổi trong mức tiêu dùng sản phẩm rượu và các hàng hoá khác được thể hiện trong hình vẽ dưới đây. Hình W-3 Giảm giá rượu xoay đường ngân sách từ MM sang MM?. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng di chuyển từ điểm A đến điểm B, tiêu dùng nhiều rượu hơn và ít các loại hàng hoá khác hơn. Có hai phương thức xác định sự thay đổi giá cả này: thay đổi tương đương (equivalent variation) và thay đổi bù đắp (compensating variation). Mỗi cách tiếp cận xem xét giá trị của thay đổi giá mặt hàng rượu tính theo đơn vị của các mặt hàng khác. Điểm khác biệt giữa hai cách tiếp cận là thay đổi bù đắp sử dụng các mức giá trước khi chương trình có tác động trong khi thay đổi tương đương lại sử dụng các mức giá sau khi chương trình có tác động. Để đơn giản hoá phân tích này hãy giả định rằng các loại Mặt hàng Khác có giá trị được xác định ở mức $1/đơn vị. Khi đó, một đơn vị Hàng hoá Khác tương đương với $1 chi cho Hàng hoá Khác. Biến đổi tương đương là độ sẵn sàng mà người tiêu dùng chấp nhận để đổi lại việc dự đoán trước được việc giảm giá rượu. Có nghĩa là đây là số lượng tính theo đơn vị các hàng hoá khác mà người tiêu dùng đáng lẽ ra nhận được để đạt được mức giàu có khi không có thay đổi giá cả ngang bằng với mức giàu có khi giá cả thay đổi. Vì thế, các mức giá dùng để tính toán giá trị này là các mức giá trước dự án. Như mô tả trong hình dưới đây, giảm giá rượu dịch chuyển đường bàng quan I0 sang vị trí I1. Giá trị gắn cho việc dịch chuyển này tính theo hàng hoá khác tại tỷ lệ giá ban đầu là N-M. Đây là biến đổi tương đương. (TQ hiệu đính: biến đổi tương đương (equivalent variation) giống với ?ảnh hưởng thu nhập? (income effect) trong kinh tế Vi Mô (microeconomics), nghĩa là, phải tăng thu nhập của họ lên bao nhiêu để họ được có 1 sự tiêu dùng (consumption) tương đương). Hình W-4 Biến đổi bù đắp là độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng khi giá rượu giảm. Đây là lượng tối đa mà người tiêu dùng mong muốn chi để khiến cho giá cả thay đổi. Các mức giá dùng để tính toán giá trị này là những mức giá có hiệu lực sau dự án. Như được mô tả dưới đây, giảm giá rượu dịch chuyển người tiêu dùng từ đường bàng quan I0 sang đường bàng quan I1. Giá trị gắn cho dịch chuyển này tính theo đơn vị các hàng hoá khác tại tỷ lệ giá sau dự án là M-O. Đây là biến đổi bù đắp. (TQ hiệu đính: tương tự, biến đổi bù đắp (compensating variation) cũng giống như sự phân tích ?ảnh hưởng thay thế? (substitution effect) trong Kinh Tế Vi Mô (Microeconomics).) Hình W-5 Các biến đổi bù đắp và tương đương có thể được gán cho ý nghĩa thông thường hơn. Theo thuật ngữ CBA cách nghĩ về vấn đề này là nhận ra rằng xuất phát điểm trong cách tiếp cận biến đổi bù đắp là hiện trạng. Xuất phát điểm trong cách biến đổi tương đương là vị trí mới tiềm năng. Xét một dự án tạo ra tác động làm giảm giá rượu. Biến đổi bù đắp giả định rằng người tiêu dùng không có quyền được hưởng lợi ích đem lại từ việc giảm giá. Họ phải trả một cái giá nào đó để đổi lại sự giảm giá này. Biến đổi tương đương giả định rằng người tiêu dùng có quyền được hưởng lợi ích đem lại từ việc giảm giá và phải được đền bù một cái giá nhất định để từ bỏ quyền này. Đối với mỗi cái lợi thu được từ hiện trạng (như giảm giá rượu) thì độ sẵn sàng chi trả WTP là thước đo biến đổi bù đắp của lợi ích phúc lợi xã hội trong khi độ sẵn sàng chấp nhận WTA là biến đổi tương đương. Biến đổi bù đắp là thước đo thường được sử dụng trong CBA. Bây giờ, xét một dự án khiến cho giá rượu tăng lên. Biến đổi bù đắp giả định rằng người tiêu dùng có quyền đối với hiện trạng, tức là mức giá rượu thấp và phải được đền bù khi giá rượu tăng. Mức bù đắp cần phải có là WTA. Biến đổi tương đương giả định rằng người tiêu dùng không có quyền với hiện trạng cũng không có quyền cản trở việc tăng giá. Nhằm ngăn cản việc tăng giá, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả một lượng lớn hơn WTP. Đối với việc mất đi hiện trạng (như kết cục của việc tăng giá rượu) WTA là thước đo bù đắp của cái mất. Tóm lại, biến đổi bù đắp thường được sử dụng trong CBA. Trong trường hợp được hưởng lợi, đó là WTP. Trong trường hợp chịu mất mát, đó là WTA. Bởi vậy, trong phân tích CBA, nhìn chung đó là trường hợp mà lãi hay lợi ích được định giá bằng việc sử dụng WTP và lỗ hay chi phí được định giá bằng cách sử dụng WTA. Cả hai cách này đều nhất quán với cách sử dụng biến đổi bù đắp. Những ý tưởng này được tóm tắt trong Bảng W-1. Nếu một dự án khiến cho giá hàng hoá tăng, người tiêu dùng loại hàng hoá đó phải chịu thiệt thòi. Nếu bạn giả định rằng những người tiêu dùng này có quyền đối với mức giá thấp hơn (trước dự án) thì mất mát mà người tiêu dùng phải chịu phải được xác định bằng cách sử dụng WTA. Nếu một dự án khiến cho giá của một loại hàng hoá giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ được lợi. Nếu bạn giả định rằng người tiêu dùng không có quyền với mức giá thấp hơn (sau dự án) thì khoản lợi này phải được định giá theo WTP. Cách dùng WTP để tính lợi ích và WTA để tính thiệt hại một cách đúng đắn được thể hiện trong Bảng W-2. Cần lưu ý rằng việc sử dụng biến đổi bù đắp là một phương pháp bảo thủ vì nó bao gồm giá trị thấp hơn đối với lợi ích của dự án và giá trị cao hơn cho chi phí dự án. Bảng W-1 Giá tăng, Người tiêu dùng bị thiệt Giá giảm, Người tiêu dùng được lợi Người tiêu dùng có quyền sở hữu WTA, biến đổi bù đắp, giá trị cao hơn WTA, biến đổi tương đương, giá trị cao hơn Người tiêu dùng không có quyền sở hữu WTP, biến đổi tương đương, giá trị thấp hơn WTP, biến đổi bù đắp, giá trị thấp hơn Bảng W-2 Lợi ích thu được từ Hiện trạng WTP (Biến đổi Bù đắp) Giá trị Thấp hơn Mất do giữ nguyên Hiện trạng WTA (Biến đổi Bù đắp) Giá trị Cao hơn Lợi ích ròng WTP-WTA Bởi vậy, cơ sở để phân biệt giữa Biến đổi Tương đương và Biến đổi Bù đắp là quyền sở hữu hay là khái niệm pháp lý về quyền lợi. Nhận thức được điều này cũng có nghĩa là thừa nhận quy tắc cho rằng phân tích CBA không độc lập đối với luật pháp. Vì các việc định giá không thể tiến hành độc lập với quyền sở hữu nên phải xét đến quyền sở hữu trong phân tích CBA dự án. Xét một ví dụ cực đoan. Coi việc ăn cắp một chiếc xe đạp chỉ là một sự chuyển đổi chiếc xe từ người này sang người khác. Tuy nhiên, quyền pháp lý gắn cho chiếc xe đạp đó một giá trị dương nếu nó ở trong tay chủ nhân hợp pháp, một giá trị bằng 0 nếu ở trong tay tên trộm. Việc này dẫn đến một kết luận rất đúng rằng tên trộm làm giảm phúc lợi xã hội và xã hội không mong muốn việc mất cắp xảy ra. Để áp dụng biến đổi tương đương và biến đổi bù đắp trong một ví dụ, xét trường hợp điện được làm ra từ công trình xây đập thuỷ điện do chính quyền liên bang tài trợ ở Mỹ. Thoạt đầu, tình thế khi đập này mới được xây dựng có thể là một người cuối cùng sẽ là người mua sản phẩm điện không có quyền hợp pháp vốn có nào đối với việc mua điện. Khi đó, câu hỏi giá trị tương đương là, ?Người đó sẵn sàng chi trả gì để có được lượng điện sản xuất?? Đây chính là biến đổi bù đắp. Một khi đập được hoàn thiện và bắt đầu phát điện, người tiêu dùng có thể được xem như là có một số quyền đối với chiếc đập. Có lẽ, nó là kết quả của một tiền lệ. Nếu một đề xuất bán điện cho cư dân nước ngoài được đưa ra thì mức giá điện sẽ ngang với lượng bù đắp mà người tiêu dùng cần có để ở mức độ giàu có ngang với khi không bán điện ra nước ngoài. Tức là độ sẵn sàng chấp nhận của họ. Đây chính là biến đổi tương đương. Đối với mỗi cá nhân, cả Biến đổi Bù đắp lẫn Biến đổi Tương đương đều được coi là những chỉ số thoả dụng chuẩn xác. Điều này có nghĩa là hoặc Biến đổi Bù đắp hoặc Biến đổi Tương đương (tuỳ thuộc vào phân chia quyền sở hữu) sẽ gọi ra các lựa chọn chính xác cho từng cá nhân. Nếu Biến đổi Bù đắp của lợi ích của một dự án là $100 và Biến đổi Bù đắp cho lợi ích của một dự án khác là $150, thì dự án thứ hai sẽ được ưa thích hơn dự án thứ nhất. Bởi vậy, về lý thuyết thì giá trị đúng gắn cho một dự án có tác động đối với tiêu dùng cá nhân thông qua biến đổi giá cả là tính toán những biến đổi tương đương và/hay biến đổi bù đắp cho mỗi loại hàng hoá và cho mỗi người chịu tác động của dự án. Việc thực hiện những tính toán như vậy là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ngay cả khi đó chỉ là tính toán cho một cá nhân. Bởi vậy, cuối cùng chúng ta sẽ bàn về những cách tiếp cận thực tế hơn. Bây giờ thì hãy chuyển từ cân nhắc các tác động của một dự án dựa trên mức độ sung túc của một cá nhân cho đến tác động của dự án lên của cải của một nhóm. 3.4 Phúc lợi Xã hội và Lợi ích ròng Khi xét đến nhiều cá nhân thì tình huống sẽ trở nên hoàn toàn khác biệt. Trong phần trước, chúng ta đã xét đến lợi ích và chi phí của một người. Để đánh giá tác động của một dự án đối với một nhóm người thì phải bằng cách nào đó kết hợp cái được, cái mất của mỗi người trong một nhóm. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Một cách để kết hợp lợi ích và chi phí của các cá nhân là tiêu chuẩn Pareto (Pareto criterion). Tiêu chuẩn Pareto phát biểu rằng nếu một dự án giúp cho ít nhất một người trở nên giàu có hơn và không khiến cho ai trở nên nghèo khó hơn thì dự án đó là đáng được mong đợi. Nếu một dự án khiến cho dù chỉ một người trở nên khốn khó hơn thì dự án bị coi là không đáng được mong đợi. Kết quả là tiêu chuẩn Pareto áp đặt sức nặng vô tận cho bất kỳ một mất mát nào cho dù mất mát đó có nhỏ đến đâu đi chăng nữa trong khi lại áp đặt một sức nặng có hạn cho bất kỳ một lợi ích thu được nào. Hiếm có một dự án nào lại có thể giúp tất cả những đối tượng bị tác động trở nên giàu có hơn hay ít nhất là không khiến cho ai bị nghèo khó đi. Một dự án thoả mãn tiêu chuẩn Pareto khi có lợi cho ít nhất một người trong khi không gây hại cho bất kỳ người nào khác. Về mặt kinh tế mà nói, dự án này là đáng được mong đợi. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này là không thực tế. Thông thường, một dự án sẽ giúp một số người giàu có hơn trong khi khiến một số người khác nghèo khó đi. Thách thức đặt ra là hiển nhiên: làm cách nào để so sánh thay đổi phúc lợi giữa những người này với nhau? Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề này bằng việc giả định rằng có thể cân đong đo đếm được độ thoả dụng. Tiếp đó, chúng ta sẽ hướng tới một hướng đi thực tế hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi.pdf