Nông nghiệp - Chương 4: Chăn nuôi lợn đực giống

QUI TRÌNH CHĂM SÓC LỢN THỊT 6.5.1. Vận động Đối với lợn thịt cho vận động tự do trong chuồng hoặc sân lát. Ở giai đoạn còn nhỏ cho lợn tăng cường vận động. Giai đoạn vỗ béo nên giảm vận động để tập trung năng lượng cho việc lên cân, chóng lớn. 6.5.2. Tắm chải: - Ngày nắng nóng: tắm chải cho lợn 2 lần vào lúc 9-10 giờ và 13 giờ. - Mùa lạnh hoặc ngày rét thì không nên tắm mà chỉ nên xoa chải để tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất tốt hơn. 6.5.3. Chống nóng và chống rét cho lợn - Lợn là loài gia súc có lớp mỡ dưới da tương đối dày, khả năng chịu rét tương đối tốt. Song để tập trung năng lượng cho việc tăng trọng thì cần chú ý chống rét cho lợn băng cách che chắn chống lạnh vào những ngày rét hoặc có gió mùa Đông Bắc. - Ngày nắng nóng đảm bảo chuồng thoáng mát: Thiết kế quạt thông gió trong chuồng; làm hệ thống phun sương làm mát mái chuồng v.v.

pdf54 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông nghiệp - Chương 4: Chăn nuôi lợn đực giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảy ra ở mép âm hộ là lợn bắt đầu đẻ phải theo dõi và đỡ đẻ ngay. - Khi lợn nái đẻ: người đỡ ngồi quan sát, chỉ can thiệp khi có sự cố: Lợn con có bọc (nhanh chóng xé bọc rồi thả ngay vào gần vú mẹ), đẻ khó . Khi thấy con đầu tiên ra, cứ kệ nó(có thế lau mồm, mũi để tránh ngạt thở), không động vào, lợn con sẽ tự tìm đến vú mẹ. Động tác bú mẹ của con đầu tiên gây kích thích lên thần kinh lợn mẹ rất mạnh, làm tăng nồng độ oxytoxin trong máu, gây co thắt cơ trơn tử cung, làm lợn nái đẻ dễ dàng và nhanh. Sau khi lợn nái đẻ xong, lấy nhau đi và tiến hành các thao tác kỹ thuật khác: - Cắt rốn: dùng chỉ buộc cách rốn của lợn con 2-3 cm, sau đó dùng kéo cắt rốn cách chỗ buộc 1cm rồi dùng cồn Iod 5% sát trùng vết cắt. - Bấm nanh: dùng kìm bấm tất cả các răng của lợn. Khi đẻ lợn con có 8 răng (4 răng nanh, 4 răng cửa sau). - Đánh số tai: áp dụng cho lợn con để làm giống, để thí nghiệm, cắt bấm lỗ tai theo thứ tự qui định, ghi sổ sách theo dõi. - Cân: để cân trọng lượng sơ sinh của lợn con. - Xử lý các trường hợp đẻ khó. Lợn nái đẻ lứa đầu thường đẻ khó hơn nái rạ. Trường hợp lợn nái đã vỡ ối từ 2-3 giờ mà mà không thấy lợn con ra mặc dù lợn nái vẫn rặn đẻ. Trường hợp này ta phải can thiệp bằng 2 phương pháp: + Phương pháp 1: sát trùng tay, bôi vazơlin hoặc xà phòng vào tay và kiểm tra xem cổ tử cung đã mở hết chưa. Nếu đã mở cho tay vào xoanh chậu kiểm tra. Nếu thấy có lợn con thì có thể kéo ra, không thấy thì có thể tiêm oxitoxin để kích thích đẩy thai với liều 2-3 ml. Nếu đầu ra trước thì dùng 2 ngón tay, ngón tay trỏ đệm dưới hàm, còn ngón tay cái đưa vào trong miệng. Kẹp 2 ngón tay ép lấy hàm dưới kéo thai ra ngoài. Nếu 2 chân sau ra trước thì ta dùng ngón tay giữa đưa vào giữa hai chân sau, ngón trỏ và ngón áp út kẹp chặt vào 2 chân sau rồi kéo ra theo nhịp rặn của lợn nái mẹ. + Phương pháp 2: nếu kiểm tra bằng tay không thấy lợn con mà âm hộ, cổ tử cung và xoang chậu rộng không có biểu hiện đẻ khó do thai quá lớn thì dùng thuốc oxitoxin tiêm cho lợn với liều 10-15 UI/80-100 kg trọng lượng lợn nái. Tiêm oxitoxin chỉ áp dụng trong trường hợp lợn nái đã đẻ 1-2 con nhưng đẻ chậm hoặc những lợn nái rạ tuy đẻ được nhưng rặn đẻ kém sau 2-3 giờ mới ra 1 con. Đối với lợn con đẻ ra bị ngạt thì dốc ngược lợn con, móc hết nhớt, xoa lồng ngực theo từng nhịp để kích thích tim đập và hô hấp nhân tạo cho lợn con. - Cho lợn con bú: đối với nái hiền lành thì khi lợn con đẻ ra 20-30 phút có thể cho bú sữa đầu ngay. Cho bú ngay có tác dụng như sau: Lợn con chóng khoẻ do bú được sữa đầu. 65 Khi lợn mẹ cho bú do kích thích của lợn con lên bầu vú, lượng oxitoxin tiết ra nhiều hơn do đó lợn nái đẻ nhanh hơn. Do có lợn con bú nên lợn nái nằm yên, do đó tiện cho việc đỡ đẻ. Trường hợp cho lợn con bú ngay mà lợn mẹ dữ không cho con bú hoặc cắn lợn con thì phải ngừng không cho bú ngay. Nhưng không nên để quá 2 giờ mới cho con bú vì như thế lợn con dói dễ cứng hàm không bú được và có thể chết. Cách cho bú: lau sạch bầu vú mẹ, cho từng con bú. Để mồm lợn con ngậm vào núm vú ít nhất 1 lần sau đó sẽ quen. Cho con yếu nhỏ bú vú ở hàng vú ngực, cho con to khoẻ bú vú phía bụng bởi vì vú phía ngực nhiều sữa hơn vú phía bụng, vú hàng bên phải nhiều sữa hơn vú hàng bên trái. Cho bú cố định như vậy đàn lợn con lớn đồng đều và lợn nái tiết nhiều sữa hơn do những con khoẻ kích thích nhiều nên những vú ít sữa cũng có nhiều sữa. Thời gian cố định đầu vú khoảng 3 ngày. - Lấy nhau thai: sau khi đẻ 30 phút đến 2 giờ là nhau ra hết. Nếu quá 2 giờ mà nhau chưa ra thì dùng oxitoxin liều 10-30UI/100kg P. Tránh không cho lợn mẹ ăn nhau thai. - San đàn ghép ổ: + Ưu điểm: kinh tế, dễ làm. + Phương pháp: đối với nái đẻ ít con thì cho lợn nái nuôi 2-3 ổ hoặc đối với nái đẻ quá nhiều con thì có thể san cho nái khác đẻ ít con. + Nguyên tắc san đàn ghép ổ: Cả 2 đàn lợn nái hoặc một trong 2 đàn nái đều không mắc bệnh truyền nhiễm Tuổi của 2 đàn lợn không chênh lệch nhau quá 1 tuần nên 3-4 ngày là tốt nhất. Trước khi ghép phải cho lợn con được bú sữa đầu. Nên ghép vào ban đêm và trước khi ghép nên phun dầu hôi lên cả 2 đàn con để lợn mẹ không phân biệt được mùi của lợn con. * Chăm sóc lợn mẹ đẻ: - Chống viêm tử cung: tử cung rất dễ bị viêm nhiễm sau đẻ. Thường sau 24 giờ nếu bị viêm sẽ có mủ chảy ra ở âm hộ. lợn bị viêm sẽ kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, lượng sữa kém, dễ bị lây viêm vú, lợn con đói, còi cọc. Để phòng viêm tốt nhất sau đẻ 1-2 giờ cần thụt rửa vào tử cung lợn 1-2 lít nước muối 10% hoặc thuốc tím 0,1% để sát trùng chống viêm cho đến khi nước ra sạch không hôi thối, làm như vậy 1-3 ngày. Nếu có viêm tiếp tục điều trị. - Nếu lợn nái mỏi hay nằm trong 3 ngày đầu, lợn mẹ ít đi lại, nằm lâu một bên thì cần trở mình cho lợn nái hoặc đập cho lợn nái dậy ăn uống, đi đại tiểu tiện từ 1-2 giờ/lần. 66 - Bổ sung thức ăn đầy đủ dinh dưỡng như nấu cháo, có nhiều đạm, cá, trứng, sữa cho những con ăn ít để đủ sức cho con bú, có thể tiêm các loại thuốc trợ sức như B1, C, ADE, Strychnin - B1, B.comlex b. Chăm sóc lợn nái nuôi con. - Khai thác triệt để các núm vú của lợn mẹ: Mục đích: nhằm làm cho bầu vú phát triển cân đối, thu được nhiều sữa, đàn con đồng đều về khối lượng. - Vận động: những ngày đầu nên hạn chế vận động để đỡ đè vào lợn con do con còn yếu. Sau 10 ngày có thể cho vận động tự do. Những núm vú quá xệ nên giảm vận động. - Tắm chải: để hạn chế độ ẩm cao trong chuồng nuôi thì không nên tắm cho lợn nái trong suốt thời gian nuôi con. Mùa hè có thể tắm cho lợn nái ( không tắm cho lợn con). - Vệ sinh chuồng trại: chuồng trại phải quét khô, lau khô thường xuyên, bảo đảm thoáng, sạch, khô, ấm. - Cho lợn nái ăn, uống: số bữa ăn/ngày: 3 - 4 bữa/ngày. Do thành phần của sữa nhiều muối vì vậy cần cho lợn nái uống đủ nước để đủ sữa, nên cho lợn uống tự do. c. Chăm sóc lợn con theo mẹ: *. Giữ ấm cho lợn con - Lợn con sau khi sinh cần đưa vào ô úm, thùng úm hoặc lò sưởi. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con: Ngày đầu mới sơ sinh là: 350C Ngày thứ 2: 330C Ngày thứ 3: 310C. Ngày thứ 4: 290C. Ngày thứ 5: 270C. Ngày thứ 6: 250C. Ngày thứ 7: 230C. Ngày thứ 8- cai sữa: 210C. Để giữ ấm cho lợn con nên che kín chuồng, tránh gió lùa trực tiếp, không rửa chuồng để giảm độ ẩm. *. Bảo đảm số lần bú trong ngày: Thường 30 phút đến 1 giờ lợn con bú một lần. Nếu để lâu lợn con bị ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng, lợn con sẽ bị còi cọc. Sau 7 ngày nên để lợn con bú tự do. 67 Trước 7 ngày sau đẻ nếu nhốt riêng thì phải đảm bảo số lần bú 30 phút đến 1 giờ/lần bú. *. Thiến hoạn: - Thời gian thiến hoạn cho lợn đực từ 10-14 ngày. Nếu thiến sớm quá hòn cà nhỏ, khó thiến. Nếu thiến muộn hơn 20 ngày trở đi thì lúc này lượng sữa giảm, lợn con dễ bị ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng, hơn nữa thường dịch hoàn già dễ bị chảy máu, vết thiến lâu lành. Lợn thiến lúc 10-14 ngày tuổi là tốt nhất vì dịch hoàn to vừa phải, dễ thiến, lợn con đỡ đau hơn, vết thiến chóng lành, sữa mẹ đang tăng không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng. *. Cai sữa cho lợn con - Tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng của từng vùng và mỗi hộ gia đình, có thể cai sữa lợn con ở các lứa tuổi 25-30; 35-40; 40-45; 45-50; 50-55 ngày tuổi; trong chăn nuôi công nghiệp hiện nay thường cai sữa cho lợn con lúc 28 ngày tuổi. Vì vậy phải tập cho lợn con tập ăn sớm. Tập cho lợn con ăn sớm: Tập cho lợn con ăn sớm là cách giảm khoảng cách giữa khả năng cho sữa của mẹ với sự tăng trưởng cuả lợn con, không bị ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của lợn con. Tập ăn cho lợn con ăn sớm chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: 5-7 ngày sau khi đẻ, có thể tập cho lợn con làm quen với thức ăn. Thức ăn hạt được đem rang thơm, nghiền nhỏ để ở ô nuôi lợn con riêng để chúng ngửi, liếm tự do, không ép ăn. Lợn con vẫn bú sữa mẹ. Giai đoạn này kéo dài 3-5 ngày. + Giai đoạn 2: tập cho lợn con ăn thêm trước khi bú mẹ. Thời gian tập khoảng 1 tiếng, ngày đầu 2-3 lần, sau đó tăng dần thời gian ở chỗ tập ăn 2-3 tiếng. Trong khi đó vẫn cho lợn mẹ ăn như thường lệ, ăn xong mới thả lợn con về với mẹ. Thời gian tập ăn có thể kéo dài 20-25 ngày, nếu cai sữa lợn con ở 50-55 ngày tuổi. Trong thời gian này lợn con vẫn được về với mẹ vào ban đêm. Có thể cai sữa sớm trước 45 ngày tuổi, đây là giai đoạn chuyển tiếp cần đặc biệt chú ý chăm sóc và thức ăn đủ chất. Lợn con quen ăn thức ăn thêm ngoài, lợn mẹ giảm số lần cho con bú sữa, sự hao mòn cơ thể lợn mẹ ít bị ảnh hưởng. Cho lợn con tập ăn thức ăn hỗn hợp trộn dễ tiêu. Những ngày đầu lợn con chưa quen, ăn chưa hết thì chuyển cho lợn mẹ ăn. Cai sữa ở lứa tuổi nào cũng phải đảm bảo lợn con nuôi tiếp đến 2 tháng tuổi đạt 14-15 kg ở lợn lai và lợn ngoại. 68 - Khi chuẩn bị tách lợn mẹ khỏi đàn con, hạn chế lợn con bú sữa mẹ, tăng cường bữa ăn thêm. Tiến hành tách mẹ trong thời gian 3-5 ngày bằng cách hạn chế số lần bú mẹ. Ngày thứ nhất, con bú mẹ 4-5 lần. Ngày thứ 2, con bú 3-4 lần Ngày thứ 3, con bú mẹ 2-3 lần Ngày thứ 4, con bú mẹ 1-2 lần Chỉ cho bú sữa mẹ sau khi tập cho ăn ngoài 1-2 tiếng. ép cho lợn con ăn thức ăn tập ăn lúc còn đói. Trong thời gian chuẩn bị cai sữa lợn con, không cho lợn mẹ ăn rau xanh và củ quả 5-6 ngày trước khi cai sữa. Sau đấy cho lợn mẹ giảm ăn để giảm hẳn tiết sữa. Lợn nái đã cạn sữa cho ăn đầy đủ dinh dưỡng và chuẩn bị phối giống. Có thể tiêm vitamin ADE cho lợn nái mẹ với liều l5 ml/nái nhằm giúp lợn mẹ mau phục hồi chóng động dục trở lại. *. Công tác thú y đối với lợn con: - Lợn con đẻ ra cần được tiêm bổ sung sắt: + Lần 1: tiêm vào 3-4 ngày tuổi: 1 ml/con + Lần 2: tiêm vào 13-14 ngày tuổi: tiêm 2 ml/con ( 1 ml = 10 mg) - Lợn con chưa được tiêm phòng thì phải tiêm phòng trước khi xuất chuồng các loại vacxin sau: + 21 ngày tuổi tiêm vacxin phòng phó thương hàn. + 28 ngày tuổi tiêm nhắc lại vacxin phó thương hàn lần 2 và vacxin tụ dấu. + 35 ngày tuổi tiêm vacxin dịch tả. 5.6. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN NÁI - Trong chăn nuôi lợn nái, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái nuôi con cần phải có hiểu biết, tinh thần trách nhiệm và có đủ sức khoẻ. Vì vậy cần phải chọn những lao động có sức khoẻ tốt, có tinh thần trách nhiệm và có hiểu biết để ưu tiên nuôi lợn nái nuôi con. - Cần phải tổ chức khoán đến sản phẩm cuối cùng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngời lao động. - Phân công trách nhiệm đến từng tổ, đội sản xuất, có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm để nhằm khắc phục những sai sót, yếu kém kịp thời. 5.7. VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO LỢN NÁI - Đảm bảo công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ thường xuyên. 69 - Định kỳ tiêu độc mỗi tháng một lần bằng các thuốc sát trùng - Tiêm các vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm : Bệnh tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn, dịch tả theo qui định. - Chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng lúc và đúng cách các bệnh xảy ra - Kiên quyết xử lý các bệnh truyền nhiễm có tiên lượng xấu CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 1. Nêu các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lợn nái? 2. Trình bày kỹ thuật chọn lọc lợn nái hậu bị, nái kiểm định và nái cơ bản để làm giống 3. Nêu nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái chửa. 4. Nêu nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho nái nuôi con. 5. Trình bày kỹ thuật chăm sóc lợn nái hậu bị và nái chửa. 6. Trình bày kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ 7. Trình bày kỹ thuật chăm sóc lợn nái nuôi con và chăm sóc lợn con theo mẹ. 70 CHƯƠNG 6: CHĂN NUÔI LỢN THỊT Mục tiêu: - Nhớ được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của thịt trong chọn lợn nuôi thịt. - Lựa chọn được lợn nuôi thịt có tiêu chuẩn tốt. - Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của từng loại lợn nuôi thịt ; - Thực hiện được qui trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt. - Vận dụng linh hoạt trong việc lựa chọn giống lợn nuôi thịt và sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn thịt. Nội dung tóm tắt: - Đặc điểm quy luật tích luỹ nạc – mỡ ở lợn - Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật - Chọn lợn nuôi thịt - Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn thịt - Chuồng trại và dụng cụ - Qui trình chăm sóc lợn thịt - Tổ chức phân công lao động trong chăn nuôi lợn thịt - Vệ sinh và phòng trừ dịch bệnh cho dàn lợn thịt 6.1. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT Giống lợn Thời gian nuôi (tháng) P xuất chuồng (kg) Tăng trọng trung bình (g/ngày) Tiêu tốn thức ăn (kg TĂ/kg tăng trọng) Lợn nội 8-10 65 - 4,5-5 Lợn lai(1/2 máu ngoại) 4-5 90-95 480-540 3,61-4,26 Lợn lai(3/4 máu ngoại) 4-5 90-95 550-575 3,44-3,77 Lợn lai(7/8 máu ngoại) 4-5 90-95 566-587 3,27-3,63 Lợn ngoại thuần 4-5 90-95 735 3,0 Ngoại x Ngoại 4-5 90-95 563-656 3,0-3,3 ( Nguồn: PGS.TS Nguyễn Thiện. Giống lợn và các công thức lai lợn mới ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2006) 6.2. CHỌN LỢN NUÔI THỊT 6.2.1. Chọn giống - Tuỳ theo mục đích chăn nuôi và tập quán sử dụng mỡ hay nạc mà chọn giống lợn nuôi cho phù hợp. 71 - Để chọn được giống lợn thịt phù hợp thì cần phải biết rõ nguồn gốc lợn thịt, qua đó mới xác định được tỷ lệ máu trong cơ thể lợn thịt, mới chọn được lợn nuôi thịt có ngoại hình chuẩn của giống. - Những nơi có điều kiện kinh tế khá, tập quán chăn nuôi tốt, có thói quen sử dụng nhiều thịt nạc nhiều thì nên chọn giống lợn nuôi là F1, F2. - Những nơi chăn nuôi lợn tập trung với mục đích xuất khẩu có điều kiện chăn nuôi tốt thì nên nuôi các giống lợn thuần chủng cao sản hoặc lợn lai giữa các giống lợn ngoại như: Yorshire, Landrace 6.2.2. Về ngoại hình: - Chọn những con có mình dài, các bộ phận kết cấu hài hoà, cân đối, nhanh nhẹn, hiền lành, hay ăn. Có trọng lượng cai sữa cao. Nên chọn những con của nái đẻ từ lứa thứ 3 trở đi. Lợn đực thường chóng lớn hơn lợn cái. - Có 6 cặp vú , da hồng hào, lông thưa bóng mượt, mềm. Khối lượng lợn con cai sữa 28-35 ngày tuổi có trọng lượng 7-8 kg trở lên hoặc lúc 2-3 tháng tuổi đạt 15- 20kg trở lên. Khối lượng lúc 2 tháng tuổi phải đạt 15-20 kg. - Lợn phải được tiêm phòng các bệnh: dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn trước. Không chọn những con kém ăn, mắc các bệnh truyền nhiễm vì sẽ tăng trọng chậm, chi phí thuốc cao. 6.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO LỢN THỊT * Đặc điểm qui luật tích luỹ nạc - mỡ của lợn: Trong cơ thể lợn cũng như các loại gia súc khác, giữa các cơ quan tổ chức khác nhau có một sự ưu tiên cung cấp các chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau. Trong đó sự ưu tiên tích luỹ ở cơ bắp và tổ chức mỡ lại thấp nhất. Chính vì vậy phải đảm bảo nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất mới có thể thu được sản phẩm. Nếu mức độ dinh dưỡng giảm 20% thì sự tích luỹ mỡ sẽ ngừng lại, giảm 40% thì sự sinh trưởng và tổ chức mỡ, cơ bắp ngừng lại. Giữa 2 sản phẩm nạc và mỡ thì sự hình thành nạc sớm hơn sự hình thành mỡ. Do đó nếu kết thúc sớm thời gian nuôi vỗ béo sẽ thu được nhiều nạc hơn và ngược lại. 72 Mỡ Cơ bắp Bộ xương Não,hệ thần kinh Nhau Bào thai thai Dinh dưỡng Hình 6.1. Sơ đồ qui luật tích luỹ nạc- mỡ ở lợn 6.3.1. Giai đoạn sau cai sữa 3-4 tháng tuổi ( 15-30 kg): Đây là giai đoạn khủng hoảng nhất của lợn khi thức ăn chuyển từ bú sữa và thức ăn bổ sung sang nguồn thức ăn tự túc hoàn toàn(chủ yếu do con người cung cấp). Vì vậy cần chú ý cho lợn ăn và chăm sóc chu đáo. Giai đoạn 3-4 tháng tuổi: sự tăng trọng của lợn con chủ yếu tăng về xương và thịt nạc. Vì vậy nhu câù về các chất dinh dưỡng chủ yếu là Protein, vitamin, khoáng. a. Nhu cầu dinh dưỡng: - Năng lượng: 3000 Kcal ME/1 kg TĂ - Protein thô: đối với lợn lai: 17% Pr thô/kg thức ăn; lợn ngoại:18-19% Pr thô/kg TĂ - Nhu cầu về các chất khoáng vi lượng: Fe: 120 mg/con/ngày đêm Cu: 12 mg/con/ngày đêm Co: 1,2 mg/con/ngày đêm Zn: 30 mg/con/ngày đêm Iod: 0,12 mg/con/ngày đêm 73 - Nhu cầu về vitamin: + Vitamin A(Retinol): 3000 UI/1kg thức ăn. Có thể bổ sung bằng cách cho ăn các loại thức ăn giàu vitamin A hoặc tiêm cho lợn 1 ml ADE/con/lần. + Vitamin D: Bổ sung 300 UI/1 kg thức ăn, có thể bổ sung bằng cách cho lợn con tắm nắng từ 1-3 giờ vì trên da lợn dưới tác dụng của tia cực tím ánh nắng mặt trời thì: Tia cực tím 7-Dehydrocolesterol Vitamin D3 ánh nắng mặt trời Vitamin D có nhiều ở cá biển, dầu gan cá; lòng đỏ trứng gà, vịt; nấm và men bia. - Vitamin B:B1: 0,9 mg/con/ngày đêm B2: 1,86 mg/con/ngày đêm B3: 15mg/con/ngày đêm B6: 1,3 mg/con/ngày đêm B12: 15,6 mg/con/ngày đêm b. Thức ăn: Thức ăn được chế biến cho lợn phải tốt, không mốc và bị ôi. Rau xanh nên dùng rau non, ít xơ. Bảng 6.1: Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt ( lợn lai 3/4 máu ngoại và lợn lai F1 nuôi thịt) Giai đoạn nuôi thịt 10-30 31-60 61-95 Mức ăn(kg) 0,5-0,7 1,5-2,0 2,5-3,0 NLTĐ (Kcal/kg thức ăn) 2900-3000 2900-3000 2900-3000 Protein thô (%) 17 15 13 Xơ thô (%) 5 6 7 Canxi (%) 0,8 0,7 0,7 Photpho (%) 0,6 0,5 0,5 Lyzin (%) 0,9 0,75 0,6 Metionin (%) 0,5 0,4 0,35 Muối (%) 0,35 0,5 0,5 74 Bảng 6.2: Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu chuẩn ăn cho lợn ngoại và lợn lai: (Ngoại x Ngoại ) nuôi thịt Giai đoạn nuôi thịt 10-30 kg 31-60 kg 61-95 kg Mức ăn (kg) 0,7-0,9 1,5-1,9 2,0-2,9 NLTĐ (Kcal/kg thức ăn) 2900-3100 2800-3000 2900-3000 Protein thô (%) 19-17 17-15 15-13 Xơ thô (%) 5 6 7 Canxi (%) 0,9 0,8 0,7 Photpho (%) 0,6 0,5 0,5 Lyzin (%) 0,95 0,9 0,8 Methionin (%) 0,55 0,5 0,5 Muối (%) 0,35 0,5 0,5 6.3.2. Giai đoạn lợn 31-60 kg: Giai đoạn này hệ cơ và xương cũng đang phát triển. Nên hạn chế những loại thức ăn giàu năng lượng để lợn không béo sớm. Đối với lợn cái thiến có thể cho ăn tự do vì lợn tích luỹ mỡ ít. Còn đực thiến và cái thiến thì nên cho ăn hạn chế để hạn chế sự tích luỹ mỡ sớm. a. Nhu cầu dinh dưỡng: - Năng lượng: 3000 Kcal ME/1 kg TĂ - Protein thô: đối với lợn lai: 15% Pr thô/kg thức ăn; lợn ngoại:16-17% Pr thô/kg TĂ - Nhu cầu về chất khoáng - Nhu cầu khoáng đa lượng: Ca: 0,7-0,8%; P: 0,5% - Nhu cầu về khoáng vi lượng: Fe: 210 - 250 mg/con/ngày đêm Cu: 21 mg/con/ngày đêm Zn: 4,2 mg/con/ngày đêm Iod: 0,42 mg/con/ngày đêm - Nhu cầu về vitamin: Vitamin A: 2000-2300 UI/kg thức ăn D: 250-300 UI/kg thức ăn 75 B1: 3 mg/kg ngày đêm B2: 4-5 mg/ngày đêm B3: 35-40 mg/con/ngày đêm B12: 25-30 microgam/con/ngày đêm b. Thức ăn: - Ở giai đoạn lợn choai cần đảm bảo tỷ lệ xơ nhất định cho từng giống lợn nuôi không quá theo tiêu chuẩn khẩu phần qui định. Bổ sung chất xơ có thể dùng cám gạo hoặc rau xanh. - Thức ăn chế biến cho lợn phải có chất lượng tốt, thức ăn có mùi thơm ngon không ôi mốc. Hạn chế sử dụng các loại rau già, nhiều xơ như cây chuối, bèo già. 6.3.3. Giai đoạn vỗ béo ( 61-95 kg) - Giai đoạn vỗ béo là giai đoạn mà cơ thể lợn chủ yếu tăng trọng là mỡ. Vì vậy giai đoạn này cần có tỷ lệ protein hợp lý và cần nhiều tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn, các loại rau xanh, các loại củ quả. - Cần chú ý tăng số bữa ăn/ngày (4 bữa/ngày) - Những ngày nắng nóng hoặc rét, do vận chuyển cần bổ sung thêm vitamin và axit amin trong khẩu phần để tăng cường sức đề kháng cho các loại lợn. 6.4. CHUỒNG TRẠI VÀ DỤNG CỤ: 6.4.1. Điều kiện chuồng trại cho lợn thịt - Diện tích chuồng nuôi: + Lợn từ 15-30 kg: 0,3-0,4 m2/con + Lợn từ 31-60 kg: 0,5-0,6 m2/con + Lợn từ 61-95 kg: 0,8-1 m2/con Hoặc 1-2 m2/con với qui mô chăn nuôi nhỏ - Sân vận động: chỉ áp dụng cho lợn từ 2-3 tháng tuổi. Nếu chăn nuôi theo lối công nghiệp thì không cần sân vận động. 6.4.2. Dụng cụ sử dụng: - Xẻng hót phân - Chổi quét máng ăn, máng uống - Xô xách nước - Xe chở thức ăn - Chổi quét chuồng - Cân để cân trọng lượng 76 - Sổ sách ghi chép - Xe chở phân - Kìm bấm số tai - Bàn chải tắm cho lợn - Vòi nước và các dụng cụ dùng cho thú y 6.5. QUI TRÌNH CHĂM SÓC LỢN THỊT 6.5.1. Vận động Đối với lợn thịt cho vận động tự do trong chuồng hoặc sân lát. Ở giai đoạn còn nhỏ cho lợn tăng cường vận động. Giai đoạn vỗ béo nên giảm vận động để tập trung năng lượng cho việc lên cân, chóng lớn. 6.5.2. Tắm chải: - Ngày nắng nóng: tắm chải cho lợn 2 lần vào lúc 9-10 giờ và 13 giờ. - Mùa lạnh hoặc ngày rét thì không nên tắm mà chỉ nên xoa chải để tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất tốt hơn. 6.5.3. Chống nóng và chống rét cho lợn - Lợn là loài gia súc có lớp mỡ dưới da tương đối dày, khả năng chịu rét tương đối tốt. Song để tập trung năng lượng cho việc tăng trọng thì cần chú ý chống rét cho lợn băng cách che chắn chống lạnh vào những ngày rét hoặc có gió mùa Đông Bắc. - Ngày nắng nóng đảm bảo chuồng thoáng mát: Thiết kế quạt thông gió trong chuồng; làm hệ thống phun sương làm mát mái chuồng v.v. 6.5.4. Ánh sáng Trong thời gian nuôi vỗ béo cần nuôi trong chuồng tương đối yên tĩnh, tối, tạo điều kiện tốt cho lợn nghỉ ngơi. 6.5.5. Phân lô, chia đàn. - Ưu điểm: có tác dụng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nhân lực, lợn đua nhau ăn dẫn đến lợn ăn được nhiều, béo nhanh. Cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau. + Căn cứ vào giai đoạn phát dục khác nhau mà chia theo thể chất, khối lượng đực cái. + Khối lượng các con trong đàn không chênh lệch nhau quá 5-8 kg. + Sau khi phân đàn một thời gian có thể xuất hiện chênh lệch về khối lượng, cần điều chỉnh kịp thời cho đạt đồng đều về khối lượng. + Số lượng con có thể nhốt 2-20 con/1 ô chuồng trong giai đoạn nhỏ, sau đó có thể phân đàn tiếp. 77 6.5.6. Kiểm tra khối lượng - Nên kiểm tra khối lượng của đàn lợn hàng tháng để theo dõi mức độ tăng trọng của đàn lợn. Thông qua khối lượng để chúng ta có căn cứ điều chỉnh khẩu phần ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng cho hợp lý. - Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra mẫu: con to + con bé và chia bình quân. Nên cân vào lúc trước khi cho ăn, thường vào buổi sáng. 6.6. TỔ CHỨC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG - Tổ chức phân công lao động phải hợp lý, cần dựa vào các giai đoạn phát triển của lợn thịt mà phân công , khoán đầu công việc. Ví dụ: + Nhóm lao động nuôi lợn giai đoạn: Lợn con - choai + Nhóm lao động nuôi lợn thịt giai đoạn lợn choai. + Nhóm lao động nuôi lợn thịt giai đoạn lợn choai đến khi xuất chuồng. - Tổ chức các tổ lao động: xây dựng lịch trình chăn nuôi để đảm bảo nguyên tắc chung trong qui trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt là: + Đúng giờ + Đúng bữa + Đúng tiêu chuẩn khẩu phần + Đúng tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Ví dụ: 6h đến 6h 30’ kiểm tra đàn lợn, quét dọn chuồng, máng ăn, máng uống. 7h đến 7h 30’ cho lợn ăn. 9h30’ đến 10h30’ làm công tác thú y + tắm cho lợn. 11h đến11 h 30’ cho lợn ăn, uống nước 15h cho dọn vệ sinh, tắm cho lợn. 17h đến 17h 30’ cho lợn ăn, uống nước ... 6.7. VỆ SINH VÀ PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH 6.7.1. Vệ sinh chuồng trại: - Hàng ngày quét dọn chuồng trại 2-3 lần/ngày. - Dọn thức ăn thừa trong máng ăn, thay nước uống cho lợn - Hàng tháng phải tiến hành tiêu độc chuồng trại bằng vôi bột hoặc các dung dịch sát trùng. 6.7.2. Phòng trừ dịch bệnh - Phải có nội qui, qui, qui định người ra vào trại. 78 - Có bảo hộ lao động phục vụ cho người công nhân chăn nuôi lợn riêng như phải có giày, ủng, dép, áo, mũ, khẩu trang. - Hạn chế người ra vào tham quan. - Định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm. - Định kỳ tẩy giun sán cho lợn: 2 tháng 1 lần. - Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ở chuồng tân đáo (chuồng cách ly) và được tiêm phòng các bệnh trước khi đưa vào chuồng nuôi chính là 15 ngày. - Phát hiện kịp thời và cách ly con bệnh để xử lý, điều trị kịp thời. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 1. Trình bày kỹ thuật chọn lợn nuôi thịt. 2. Nêu nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn thịt.. 3. Trình bày qui trình chăm sóc lợn thịt. 4. Để chăn nuôi lợn thịt đạt được hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phòng dịch như thế nào? 79 CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI LỢN Mục tiêu: - Xác định được cách thức tính toán xây dựng kế hoạch chăn nuôi lợn thịt, lợn sinh sản. - Xây dựng được kế hoạch chu chuyển đàn lợn thịt, lợn sinh sản; tính toán và xây dựng được các kế hoạch về thức ăn, kế hoạch lao động và các kế hoạch khác trong chăn nuôi lợn thịt và lợn sinh sản. Nội dung tóm tắt: - Xây dựng kế hoạch chăn nuôi lợn thịt - Xây dựng kế hoạch nuôi lợn sinh sản 7.1. KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI LỢN THỊT Để có kế hoạch trong việc bán sản phẩm, chuẩn bị cung ứng thức ăn, chuồng trại, lao động, tiền vốn thì phải tiến hành xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn - Đó là kế hoạch của mọi kế hoạch. Trước khi xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn, ta cần nắm vững được các chỉ tiêu - kế hoạch về giao nộp sản phẩm, về phương hướng sản xuất, về con giống, về số đầu kỳ và số cuối kỳ, về tình hình sản xuất con giống và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. 7.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật a.Chỉ tiêu về bán sản phẩm: - Dựa vào nhu cầu của thị trường - Dựa vào các hợp đồng kinh tế để xác định Ví dụ: Một trại lợn thịt có nhiệm vụ bán sản phẩm trong một năm là 41 tấn thịt hơi. b. Chỉ tiêu cơ cấu đàn: - Căn cứ vào khả năng của trại và nhu cầu dự báo của năm tới để xác định Ví dụ trên ta xác định: cuối năm cơ cấu đàn lợn thịt là 220 con đủ các tháng tuổi để đảm bảo nhu cầu của thị trường. c. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Phải căn cứ vào điều kiện giống, trình độ kỹ thuật và thực tế của những năm trước để xác định: Ví dụ: Lợn nuôi thịt là lợn lai - Thời gian nuôi là 6 tháng nuôi và 8 tháng tuổi. - Trọng lượng xuất bán là 100 kg. 80 7.1.2. Xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn: - Để xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn cần phải tìm được số đầu kỳ. Đây là số liệu của cuối kỳ năm trước (31/12/năm trước) về số đầu con, về tháng tuổi của từng nhóm. - Cần phải biết dựa vào bảng kế hoạch phối giống sinh đẻ của nhóm lợn nái để biết số lượng đàn con được bổ sung vào các tháng như thế nào? Ví dụ: Theo số liệu báo cáo của năm trước thì đầu kỳ có số lượng như sau: Tổng số: 151 con bao gồm: 3 tháng tuổi: 20 con 6 tháng tuổi: 30 con 4 tháng tuổi: 21 con 7 tháng tuổi: 30 con 5 tháng tuổi: 20 con 8 tháng tuổi: 30 con Theo kế hoạch phối giống và sinh sản của đàn lợn lợn nái thì số lượng lợn con 3 tháng tuổi được bổ sung vào các tháng trong năm như sau: Tháng 1: 42 con tháng 5: 48 con tháng 9: 28 con 2: 48 con 6: 42 con 10: 46 con 3: 42 con 7: 36 con 11: 42 con 4: 42 con 8: 36 con 12: 33 con - Sau khi biết được số liệu trên ta tiến hành lập bảng kế hoạch chu chuyển đàn như sau: 81 Bảng 7.1. Kế hoạch chu chuyển đàn lợn thịt Tháng Chỉ tiêu Số đầu kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biến động tăng (+), giảm (-) Số cuối kỳ - Số có mặt thường xuyên 151 163 181 193 215 242 264 258 246 232 236 230 263 - Số chuyển đến do lợn con 42 48 42 42 48 42 36 36 28 46 42 33 +485 - Số mua vào (nếu có) - Lợn 3 tháng tuổi 20 42 48 42 42 48 42 36 36 28 46 42 33 33 - Lợn 4 tháng tuổi 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36 28 46 42 42 - Lợn 5 tháng tuổi 20 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36 28 46 46 - Lợn 6 tháng tuổi 30 20 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36 28 28 - Lợn 7 tháng tuổi 30 30 20 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36 36 - Lợn 8 tháng tuổi 30 30 30 20 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36 Xuất bán 30 30 30 20 21 20 42 48 42 42 48 42 -415 Nhìn vào bảng chu chuyển đàn lợn thịt ta thấy: Số có mặt thường xuyên hàng tháng = số đầu kỳ tháng trước + Số chuyển đến - số bán + Mũi tên chỉ hướng chu chuyển của nhóm lợn từ tháng này cho đến tháng khác đến khi xuất bán. Để cân đối xem có đúng kế hoạch đề ra hay không ta xem xét: - Kế hoạch ghi xuất bán: 38 tấn thịt thì ta có: Bán trong năm qua các tháng là: 383 con x 100kg/con= 38,3 tấn thịt lợn hơi. Như vậy là đạt kế hoạch. 82 - Kế hoạch ghi số con của kỳ là 320 con đủ các tháng tuổi, ta có 319 con số cuối kỳ, như vậy là đạt kế hoạch. Nếu không đạt thì ta có thể bổ sung thêm hoặc bớt đi để điều chỉnh cho đúng kế hoạch. 7.1.3. Dự trù kế hoạch chuồng trại cho đàn lợn thịt Muốn dự trù kế hoạch chuồng nuôi ta phải nắm được định mức chuồng nuôi cho đàn lợn thịt: Bảng 7.2. Tiêu chuẩn định mức chuồng nuôi cho đàn lợn thịt Giai đoạn Lợn nội Lợn lai + lợn ngoại 2-6 tháng tuổi 0,4m2/con 0,5m2/con 7-10 tháng tuổi 0,7m2/con 0,8m2/con Sau đó cần tính số đầu lợn trung bình từng tháng của 2 nhóm lợn từ 2-6 tháng và từ 7-10 tháng rồi nhân với định mức để tính ra dự trù chuồng trại (về diện tích). Theo kế hoạch chu chuyển đàn lợn thịt ở bảng 7.1 ta có: - Số lợn (Z) từ 3-5 tháng tuổi bình quân trong năm: Z 3 tháng tuổi + Z 4 tháng tuổi + Z 5 tháng tuổi Z = 12 485 + 472 + 451 Z = = 117,33  117 con/tháng 12 - Số lợn từ 6-8 tháng bình quân trong năm: 425 + 472 + 428 Z = = 106,08  106 con/tháng 12 Như vậy diện tích chuồng nuôi cần là: 117 x 0,5m2 = 58,5 m2  59 m2 106 x 0,8m2 = 84,8 m2  85 m2 Cộng = 144 m2 Nếu mỗi ô chuồng có diện tích = 4 m2 thì số ô cần là: 144 : 4 = 36 ô chuồng 83 Ngoài ra cần xem xét đến số ô chuồng dự phòng, vì số lượng lợn thịt trong các tháng có thể không bằng nhau. Vì vậy nên dự phòng 1-2 ô chuồng cho những tháng có số lợn cao và có thể phải để trống để sửa chữa. 7.1.4. Dự trù kế hoạch thức ăn cho đàn lợn thịt * Đối với nhu cầu 1 ngày, 1 tháng thì thường tính tỷ mỷ dựa trên định mức tiêu chuẩn ăn từng con/1 ngày x số con x số ngày * Đối với nhu cầu tương đối dài hạn như nhu cầu hàng quý, nửa năm hay một năm thì tính đơn giản hơn bằng cách lấy số định mức cho một đàn lợn x số con bình quân trong năm, vì nếu tỷ mỷ thì chỉ rắc rối thêm mà cũng không thật chính xác. Sau đây dựa trên thí dụ trên ta có thể tính như sau: Bảng 7.3. Định mức thức ăn cho đàn lợn thịt từng ngày. Tháng tuổi Tăng trọng ngày (gam/ngày) Định mức thức ăn 1 con/ngày (kg) 3 300 0,8 4 400 1,0 5 400 1,4 6 530 1,7 7 600 2,6 8 700 3,2 Bảng 7.4. Tính nhu cầu của tháng cho đàn lợn trên ta có: Loại lợn Số con Số ngày trong tháng Định mức thức ăn 1con/ngày Lượng thức ăn cần (kg) 3 tháng 42 31 0,8 1041,6 4 tháng 20 31 1,0 620,0 5 tháng 21 31 1,4 911,4 6 tháng 20 31 1,7 1054,0 7 tháng 30 31 2,6 2418,0 8 tháng 30 31 3,2 2976,0 Cộng 9021,0 84 Để tính từng loại thức ăn ta có thể nhân với tỷ lệ % các loại thức ăn theo công thức hỗn hợp là tính được các loại nguyên liệu cần thiết. Khi tính được lượng thức ăn của từng tháng ta chỉ cần cộng lại là tính được lượng thức ăn của cả năm. 7.1.5. Nhu cầu thức ăn cho đàn lợn thịt cả năm Trước tiên ta tính định mức thức ăn cho 1 đàn lợn thịt: - Qua nhiều thí nghiệm cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở một trại lợn là 3,56 kg thức ăn (TĂ). Như vậy để tăng trọng được 90 kg cần: 90 x 3,56 = 320,4321 kg thức ăn hỗn hợp (dự kiến vượt hơn). Thời gian nuôi là 6 tháng, vậy 1 năm thì cần: 321 x 2 = 642 kg TĂ cho 1 đầu lợn thịt/năm. Vậy vấn đề còn lại là tính số con có mặt thường xuyên trong năm: Số có mặt thường xuyên trong năm = số con ở các tháng cộng lại và chia cho 12 tháng: 1 + 2 + 3 + .+ 12 12 Theo thí dụ trên (bảng 7.1.) ta có: 163 + 181+ 193 + 215 + .+ 263 = 2723 2723 : 12 = 226,92 con = 227 con Nhu cầu thức ăn hỗn hợp toàn đàn là: 642 x 226,92 con = 145680,5 kg thức ăn = 145,5805 tấn thức ăn hỗn hợp. Để chủ động về thức ăn và vốn ta cần cộng thêm khoảng 5% số lượng thức ăn để dự trữ thêm. 7.1.6. Dự trù kế hoạch lao dộng cho đàn lợn thịt: Bao gồm: - Xác định được mức lao động trong chăn nuôi lợn thịt (thường khoán): + Công chế biến thức ăn + Công nuôi dưỡng chăm sóc + Công của cán bộ thú y . - Định mức lao động cần căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất của trại; qui mô, các trang thiết bị và mức độ thành thạo của người lao động. Thông thường 1 lao động có thể nuôi dưỡng 100 lợn thịt các loại. Công chế biến thức ăn khoảng 80% số lao động nuôi dưỡng. Theo ví dụ trên thì cần: 227 con : 100 = 2,27 công lao động nuôi dưỡng Chế biến thức ăn: (227:100) x 80% = 1,8160 = 1,82 công lao động Tổng cộng= 4,09 công lao động 85 7.1.7. Các dự trữ kế hoạch khác - Mua sắm các dụng cụ rẻ tiền mau hỏng: bơm tiêm, kim tiêm , chổi quét. - Thuốc thú y: vacxin, các loại thuốc thú y sử dụng phòng và trị bệnh cho lợn. 7.2. KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG VÀ LỢN NÁI Để xây dựng kế hoạch sản xuất của đàn lợn nái và lợn thịt trước tiên phải nắm được các chỉ tiêu kế hoạch qui định nhiệm vụ bán sản phẩm, qui định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt được để đảm bảo nhiệm vụ của trại. 7.2.1. Các chỉ tiêu 7.2.1.1. Chỉ tiêu sản xuất của lợn con - Cần dựa vào năng lực thực tế của đàn nái: sung sức hay già - Cần dựa vào kết qủa sản xuất của những năm trước đó Ví dụ: Nhiệm vụ của trại nái sản xuất trong năm là 568 lợn con, số lợn con này ngoài việc nuôi hậu bị để thay thế đàn, số còn lại chuyển sang nuôi thịt. 7.2.1.2. Chỉ tiêu đầu con đầu kỳ: Theo số liệu đầu kỳ có số đàn nái như sau: Bảng 7.5. Số liệu số đàn lợn đầu kỳ Nhóm lợn Số lượng Nhóm lợn Số lượng Cái hậu bị: Trong đó: 8 tháng tuổi 6 tháng tuổi 4 tháng tuổi 2 tháng tuổi Nái kiểm định: Trong đó: Chửa tháng thứ 1 Chửa tháng thứ 2 Chửa tháng thứ 3 Chửa tháng thứ 4 Nuôi con tháng 1 Nuôi con tháng 2 10 3 2 3 2 8 1 2 1 1 2 (16 con con) 1(8 con con) Nái cơ bản: gồm: Chửa tháng thứ 1 Chửa tháng thứ 2 Chửa tháng thứ 3 Chửa tháng thứ 4 Nuôi con tháng 1 Nuôi con tháng 2 Đực làm việc 24 4 4 4 4 4 (40 con con) 4 (40 con con) 1 Toàn bộ nái kiểm định là lứa đẻ thứ 2: Yêu cầu số con cuối kỳ là giữ nguyên đàn nái sinh sản về cơ cấu. Để tiến hành xây dựng kế hoạch cần phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 86 7.2.1.3. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đàn lợn nái: Bảng 7.6. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đàn lợn nái Nhóm lợn Lứa đẻ/năm Số con/lứa Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ loại thải hàng năm (%) Hậu bị lên kiểm định (%) Kiểm định lên cơ bản (%) Nái cơ bản 1,8 10 90 25 Nái kiểm định 1,6 8 75 75 Nái hậu bị 75 Phải căn cứ vào giống lợn để xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, căn cứ vài trình độ sản xuất và mức độ thành thạo của công nhân. Ví dụ: Trên toàn bộ đàn lợn là lợn ngoại vì vậy thời gian bắt đầu sử dụng đối với lợn hậu bị cái và đực là sau 8-10 tháng tuổi. Lợn kiểm định sau 2 lứa đẻ đạt tiêu chuẩn thì chuyển lên cơ bản, số còn lại thì loại thải. Để xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn cho đàn lợn nái thì cần phải xây dựng kế hoạch phối giống và sinh sản đàn nái. 7.2.2. Kế hoạch phối giống và sinh sản của đàn lợn nái * Để xây dựng được kế hoạch phối giống và sinh sản cần phải dự tính được những biến động như : - Số hậu bị chuyển lên kiểm định vào tháng nào, số lượng bao nhiêu? - Nái kiểm định chuyển lên cơ bản vào tháng nào, số lượng là bao nhiêu? - Nái loại thải vào tháng nào? Số lượng bao nhiêu * Trong ví dụ trên ta có thể nhận thấy như sau: - Nái hậu bị: đủ 10 tháng tuổi chuyển lên kiểm định 75% ta có: + Chuyển kiểm định: Tháng 3: 2 con; tháng 5: 2 con; tháng 7: 2 con; tháng 9: 2 con. + Loại thải: tháng 3: 1 con; tháng 7: 1 con. - Nái kiểm định chuyển lên cơ bản 75% = 8 x 75% = 6,0 con; loại 2 con . Chuyển và loại nái kiểm định vào các tháng như sau: Chuyển lên cơ bản lần lượt 6 con mỗi tháng 1 con: Tháng 1,2,3,4,5,6, Loại 2 con vào tháng 2 và tháng 5. 87 - Nái cơ bản: loại 6 con (vì 24 x 25%) vào các tháng 1,2,3,4,5,6, mỗi tháng 1 con. Trong thực tế việc loại thải phải căn cứ vào thành tích cá nhân của từng con, nhưng vì ở đây là xây dựng kế hoạch nên ta dự kiến như vậy. Sau khi đã dự kiến được các biến động trên ta tiến hành lập bảng kế hoạch phối giống và sinh sản như bảng sau: Tháng Đầu kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng Nái kiểm định Số phối giống 2 1 2 1 2 1 3 2 1 1 16 Số đậu thai 1 1 1 1 1 1 2 2 1 1 12 Chửa tháng 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 1 Chửa tháng 2 2 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 Chửa tháng3 1 2 1 1 1 1 1 1 1 2 2 Chửa tháng 4 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 2 Đẻ 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 11 Nuôi con tháng1 2 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 Nuôi con tháng 2 1 2 1 1 2 1 1 1 1 1 1 Nhận hậu bị đến 0 2 2 2 Chuyển cơ bản 1 1 1 1 1 1 Loại thải 1 1 Số con đẻ ra 8 8 16 8 8 8 8 8 8 8 88 Số con cai sữa 6 12 6 6 12 6 6 6 6 72 Nái cơ bản Số phối giống 4 4 4 5 4 4 5 4 3 6 4 4 51 Số đậu thai 4 4 3 5 4 3 5 4 2 6 3 3 46 Chửa tháng 1 4 4 4 3 5 4 3 5 4 2 6 3 3 Chửa tháng 2 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 2 6 3 Chửa tháng3 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 2 6 Chửa tháng 4 4 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 2 Đẻ 4 4 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 48 Nuôi con tháng1 4 4 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 Nuôi con tháng 2 4 4 4 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 Nhận K.Định lên 1 1 1 1 1 1 Loại thải vỗ béo 1 1 1 1 1 1 Số con đẻ ra 40 40 40 40 40 40 30 50 40 30 50 40 480 Số con cai sữa 36 36 36 36 36 36 36 36 27 45 36 27 423 Cộng số con đẻ ra Cộng số con cai sữa 48 42 48 48 56 42 48 42 40 48 40 42 38 36 58 36 48 33 38 51 58 42 48 33 568 495 88 Khi tiến hành lập bảng cần chú ý mấy điểm sau: * Thời gian 1 lứa đẻ của 1 nái được tính tròn là 6 tháng với các thời điểm sau: - Chửa + đẻ + thời gian chờ phối = 4 tháng trong đó: chửa 3 tháng 24 ngày + chờ phối 6 ngày = 4 tháng - Thời gian nuôi con tính bằng 2 tháng. Vì vậy đẻ và nuôi con tháng 1 là giống nhau (sau đẻ lợn nái được tính là nuôi con tháng 1) * Số phối giống= số nái nuôi con tháng thứ 2 trước đó + số chuyển đến + Số phối trượt tháng trước (số không đậu thai tháng trước) * Số đậu thai và chửa tháng 1 là một số. * Số loại thải hoặc chuyển đi sau khi tách con (sau 2 tháng nuôi). Sau khi lập bảng phối giống và sinh sản xong cần kiểm tra lại kết quả xem có đúng không cần phải kiểm tra. * Số nái cuối kỳ= số đầu kỳ + số tăng - số giảm, nếu đúng thì không cần kiểm tra tiếp, nếu không đúng phải kiểm tra các tháng trước cũng bằng cách đó. * Số đậu thai = số phối giống x tỷ lệ phối giống. Ở đây ví dụ ta có nái kiểm định: 16 x 80%= 12,8 như vậy số đúng sẽ là: 11,12 hoặc 13. Ở đây số đậu là 12 có thể chấp nhận. * Nái cơ bản là: 51 x 90% = 45,9 như vậy số đậu có thể là 45, 46 hoặc 47. Trong ví dụ trên 46 như vậy là đạt. Một vấn đề được đặt ra ở đây là xác định được tỷ lệ phối giống bằng cách nào? có thể xác định = số lứa đẻ/năm của một lợn nái. Nếu số lứa đẻ là 2: Tỷ lệ phối giống là 100%. Nếu số lứa đẻ là 1,8: Tỷ lệ phối giống là 90%. Nếu số lứa đẻ là 1,6: Tỷ lệ phối giống là 80%. 7.2.3. Kế hoạch chu chuyển đàn lợn nái Trước khi xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn lợn nái cần phải xác định một số số liệu sau: - Xác định số lượng đàn lợn nái hậu bị: theo bài ra thì để giữ nguyên cơ cấu đàn nái sinh sản thì phải thay 6 nái cơ bản. Số nái kiểm định để thay nái cơ bản cần có 8 con vì ( 8 x 75% = 6,0). - Do vậy nái hậu bị cần: 10 con chuyển lên nái kiểm định là: 10 x 75% = 7,5  8 Trong thực tế 10 con hậu bị của đầu kỳ đã chuyển hết lên kiểm định trong năm, vậy để có đàn hậu bị thay thế cho đàn kiểm định năm sau phải cần có 10 hậu bị khác. Do đó ta có thể dự kiến giữ lại 10 lợn con chuyển lên hậu bị vào các tháng 9 và 10, mỗi tháng 5 con. 89 Do số lượng nái không nhiều , tháng nào cao nhất cũng chỉ cần phối có 9 con (theo kế hoạch phối giống) vì vậy chỉ cần nuôi 1 đực giống là đủ. Song để đảm bảo cho đàn lợn không bị đồng huyết thì cứ 2 năm ta thay đực giống một lần bằng cách mua vào (từ các trại giống) 2 con hậu bị để chọn một con giữ lại sau này. Sau đó ta lập bảng chu chuyển: Bảng 7.7. Chu chuyển đàn lợn nái (con) Nhóm lợn Tháng Đầu kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biến động đực hậu bị Có mặt thường xuyên Mua vào 0 02 02 02 02 02 02 02 02 Đực làm việc Có mặt thường xuyên 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 Nái hậu bị Có mặt thường xuyên Lợn con đến Chuyển kiểm định Loại thải 10 10 10 07 02 01 07 05 02 05 05 02 01 02 05 05 02 10 05 10 10 Nái kiểm định Có mặt thường xuyên Hậu bị chuyển đến Chuyển cơ bản Loại thải 08 07 01 05 01 01 06 02 01 05 01 05 02 01 01 04 01 06 02 06 08 02 08 08 08 +8 -6 -2 Nái cơ bản Có mặt thường xuyên Kiểm định đến Loại thải 24 24 01 01 24 01 01 24 01 01 24 01 01 24 01 01 24 01 01 24 24 24 24 24 24 +6 -6 Lợn con 0-2 tháng tuổi Có mặt thường xuyên 104 104 96 104 104 88 80 76 94 106 86 96 106 Đẻ ra 48 48 56 48 40 40 38 58 48 38 58 48 +568 - Chết + loại 06 08 06 06 08 06 06 04 03 07 06 05 -71 - Cai sữa 42 48 42 42 48 42 36 36 33 51 42 33 -495 - Chuyển hậu bị 0 0 0 0 0 0 0 0 05 05 0 0 -10 - Chuyển nuôi thịt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Bán giống 42 48 42 42 48 42 36 36 28 46 42 33 -485 Khi lập bảng chu chuyển cần chú ý là cần ghi các biến động trên. 90 Ví dụ: Đàn nái hậu bị ta ghi số tăng (số do lợn con chuyển đến) trước rồi ghi số giảm (số chuyển kiểm định + loại thải) sau đó muốn tính đến số có mặt thường xuyên. Số có mặt thường xuyên của tháng này = số có mặt tháng trước + số tăng - Số giảm. Sau khi lập bảng chu chuyển ta cần kiểm tra lại nếu số cuối kỳ đúng. Số cuối kỳ = Số đầu kỳ + Tăng - giảm = Số cuối kỳ do chu chuyển thì bài toán đúng. Ngược lại nếu sai thì phải tìm chỗ sai. Có thể chia ra từng mốc 6 tháng, 3 tháng để kiểm tra. Ngoài ra cũng cần ghi nhớ: những đực loại thải, nái loại thải phải tính toán, thường thì cần ghi lại để đem vỗ béo 3 tháng và nên thiến để cải tiến phẩm chất thịt và mỡ. 7.2.4. Kế hoạch thức ăn, chuồng trại và công lao động 7.2.4.1. Kế hoạch thức ăn - Nhu cầu thức ăn hàng ngày, hàng tháng: nên tính tỷ mỷ, dựa trên định mức do khẩu phần quy định, sau đó nhân với nái và số ngày để tính Đối với nái và đực hậu bị cách tính giống như lợn thịt. Riêng đàn nái thì có thể tính như sau. Bảng 7.8. Định mức lượng thức ăn một ngày/1 nái Loại lợn Nái chửa và không chửa Nái nuôi con Nái kiểm định 2,5 kg 4,5 kg Nái cơ bản 2,08 kg 4,3 kg Bảng 7.9. Định mức lượng thức ăn của 1 tháng Loại lợn Số lượng (con) Số ngày Định lượng thức ăn (kg/con) Lượng thức ăn cả tháng (kg) Nái kiểm định 04 31 2,5 310,00 Nái cơ bản nuôi con 08 31 1,3 1066,40 Nái cơ bản chửa 16 31 2,08 1031,68 Nái kiểm định nuôi con 03 31 4,5 418,50 T ổng c ộng 31 2826,58 91 Nếu đem nhu cầu của 12 tháng cộng lại với nhau ta sẽ có nhu cầu về thức ăn của đàn nái cả năm. Tuy nhiên để tính nhu cầu cả năm một cách nhanh chóng hơn ta sẽ có cách tính: Định mức thức ăn cho một đàn nái x số nái bình quân trong năm. Ví dụ: Có thể tham khảo định mức thức ăn cho một đàn nái như sau: Bảng 7.10. Định mức thức ăn cho một lợn nái/năm Nhóm lợn Khối lượng thức ăn trong một năm (kg) Nái kiểm định Nái cơ bản 1344 1182 Bây giờ ta tìm số nái bình quân trong năm: 7+5+6+5+5+4+6+6+8+8+8+8 Nái kiểm định = = 6,33 con 12 24 x 12 Nái cơ bản = = 24 con 12 Ta sẽ có khối lượng thức ăn như sau: Bảng 7.11. Khối lượng thức ăn cho đàn lợn nái Nhóm lợn Số lượng nái bình quân trong năm (con) Định mức thức ăn (kg) Lượng thức ăn trong năm (kg) Nái kiểm định 6,33 1344 8.507,52 Nái cơ bản 24 1182 28.368,00 Cộng 30,33 36.875,52 Tương tự như vậy ta có thể tính được lượng thức ăn hỗn hợp cần thiết cho đàn lợn con tập ăn, lợn đực giống Để tính ra từng loại thức ăn, ta đem nhân với tỷ lệ % các loại nguyên liệu trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp ta sẽ có từng loại nguyên liệu cần thiết. Tổng nhu cầu thức ăn của tất cả các nhóm lợn lai, ta sẽ có nhu cầu thức ăn của cả đàn lợn từng ngày, từng tháng và cả năm. Tuy nhiên để dự phòng bất trắc ta có thể dự trù thêm khoảng 5% lượng thức ăn được tính để chủ động trong sản xuất. 7.2.4.2 Dự trù chuồng trại cho đàn nái Để tính chuồng trại cho một đàn nái trong năm ta phải xác định mức chuồng trại cho một đầu nái. Sau đó đem nhân với số lượng lợn nái có mặt thường xuyên trong cả năm thì sẽ được nhu cầu chuồng trại trong cả năm. 92 Bảng 7.12. Định mức chuồng trại cho một đàn nái Nhóm lợn Định mức chuồng trại Nội Ngoại Nái hậu bị 3-6 tháng 0,4m2 0,5m2 Nái hậu bị 7-10 tháng 0,7m2 0,8m2 Nái chửa và không chửa 1,0m2 1,25m2 Nái nuôi con (kể cả ô tập ăn) 6m2 7m2 Đực làm việc 7m2 9m2 Bây giờ ta tính số đầu con bình quân trong năm: 12+12+15+10 - Hậu bị 3-6 tháng = = 4,08  4 con 12 7+7+10+10 - Nái hậu bị 7-10 tháng = = 2,83  3 con 12 - Nái chửa và không chửa = 19,66  20 con 4+3+2+2+3+4+4+4+5+6+6+6 - Nái kiểm định = = 4,08 con 12 16+16+15+16+16+15+17++16+14+17+15+14 - Nái cơ bản = = 15,58 con chửa 12 (Nái cơ bản là số nái có chửa hàng tháng cộng lại chia cho 12 tháng) * Nái nuôi con: 9,91  10 Trong đó: 3+2+3+3+1+1+2+2+2+2+2 - Nái kiểm định = = 1,91 con 12 8+8+8+8+8+8+7+8+9+7+8+9 - Nái cơ bản = = 8 con 12 => Ta có nhu cầu chuồng trại như sau: 93 Bảng 7.13. Nhu cầu diện tích chuồng trại cho đàn lợn thịt Nhóm lợn Số con thường xuyên (con) Định mức chuồng (m2/con) Nhu cầu về diện tích của đàn (m2) Nái hậu bị 3-6 tháng 4 0,5 2,0 Nái hậu bị 7-10 tháng 3 0,8 2,4 Nái chửa và không chửa 20 1,25 25,0 Nái nuôi con 10 7,0 70,0 Đực làm việc 1 9,0 9,0 Tổng cộng 108,4m2 Tuy nhiên trong thực tế có lúc số lượng lợn nhiều, có lúc số lượng thấp, do đó có thể dự phòng 1-2 ô chuồng để có thể đủ chuồng và trong trường hợp chuồng hỏng có chỗ nhốt lợn để sửa chữa kịp thời. 7.2.4.3 Kế hoạch công lao động để chăn nuôi lợn nái Giống như dự trù kế hoạch công lao động của đàn lợn thịt, ta cần định mức được công lao động cho thật sát thì dự trù mới sát. - Nếu chăn nuôi lợn nái theo hình thức thủ công thì mức lao động cho lợn nái nói chung là 25 con/1 công lao động. Theo ví dụ trên ta có: + Nái sinh sản tổng bình quân là: 30 con = 1,2 công + Nái hậu bị bình quân : 7 con= 0,07 công + Đực giống : 1 con= 0,08 công + Đực hậu bị : 2con = 1,00 công Cộng: = 2,27 công Nhưng trong chăn nuôi phải bố trí cả ngày lễ và chủ nhật, ngày tết vì vậy số công thực tế là: Công = 2,27 x 365 ngày = 828,5 công Nhưng trong thực tế một công lao động được 280 ngày công/1 năm vì còn nghỉ lễ, tết, chủ nhật, ốm đau nên cần số người thay thế là: 828,5 : 280 = 2,92 người  3 người. => Cần bố trí 3 người để thay thế lẫn nhau. * Lưu ý: Cần phải khoán để nâng cao trách nhiệm của người lao động.. Ngoài những kế hoạch trên cần phải chú ý các kế hoạch khác như kế hoạch vật tư, dụng cụ , thuốc thú y, tiền vốn, kế hoạch bán sản phẩm thì mới có thể tiến hành sản xuất tốt được. 94 BÀI TẬP CHƯƠNG 7 Bài tập 1: Theo số liệu báo cáo của cơ sở năm trước thì đầu kỳ có số lượng là 230 con, bao gồm: 3 tháng tuổi: 50 con 4 tháng tuổi: 40 con 5 tháng tuổi: 40 con 6 tháng tuổi: 50 con 7 tháng tuổi: 50 con Theo kế hoạch phối giống và sinh sản của đàn lợn lợn nái thì số lượng lợn con 3 tháng tuổi được bổ sung vào các tháng trong năm như sau: Tháng 1: 50 con tháng 5: 48 con tháng 9: 36 con 2: 60 con 6:40 con 10: 40 con 3: 50 con 7: 45 con 11: 50 con 4: 40 con 8: 45 con 12: 48 con Hãy lập bảng kế hoạch chu chuyển đàn lợn thịt và xây dựng kế hoạch thức ăn, kế hoạch chuồng trại. Biết rằng kế hoạch giao bán sản phẩm của cơ sở là 60 tấn thịt lợn hơi/năm Yêu cầu về chỉ tiêu sản phẩm: Lợn nuôi thịt là lợn lai 7/8 máu ngoại - Thời gian nuôi là 5 tháng nuôi . - Trọng lượng xuất bán là 90 kg. - Tiêu tốn thức ăn: 3,4 kg Yêu cầu diện tích chuồng nuôi/1 lợn là 0,7m2 Bài tập 2: Theo số liệu đầu kỳ có số đàn nái như sau: Nhóm lợn Số lượng Nhóm lợn Số lượng Cái hậu bị: Trong đó: 8 tháng tuổi 6 tháng tuổi 4 tháng tuổi 2 tháng tuổi Nái kiểm định( đẻ, chửa lứa đầu): Trong đó: Chửa tháng thứ 1 Chửa tháng thứ 2 Chửa tháng thứ 3 Chửa tháng thứ 4 Nuôi con tháng 1 Nuôi con tháng 2 19 5 5 5 4 18 3 3 3 3 4 (32 con con) 2(16 con con) Nái cơ bản: gồm: Chửa tháng thứ 1 Chửa tháng thứ 2 Chửa tháng thứ 3 Chửa tháng thứ 4 Nuôi con tháng 1 Nuôi con tháng 2 Đực làm việc 32 6 6 5 5 5 (50 con con) 5 (50 con con) 1 95 Toàn bộ nái kiểm định là lứa đẻ thứ 1: Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đàn lợn nái của cơ sở: Nhóm lợn Lứa đẻ/năm Số con/lứa Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ loại thải hàng năm (%) Hậu bị lên kiểm định (%) Kiểm định lên cơ bản (%) Nái cơ bản 1,8 10 90 25 Nái kiểm định 1,6 8 75 75 Nái hậu bị 75 Lợn hậu bị bắt đầu sử dụng đối với lợn hậu bị cái và đực là sau 8-10 tháng tuổi. Lợn kiểm định sau 2 lứa đẻ đạt tiêu chuẩn thì chuyển lên cơ bản, số còn lại thì loại thải. Hãy xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn cho đàn lợn nái thì cần phải xây dựng kế hoạch phối giống và sinh sản đàn nái. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phạm hữu Doanh, Kỹ thuật nuôi lợn nái đẻ sai con, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1993. - Phạm Hữu Doanh- Lưu Kỳ, Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. - Trương Lăng, Cai sữa sớm lợn con, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008 - Nguyễn Văn Thiện- Nguyễn Tuấn Anh, Thụ tinh nhân tạo cho lợn, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1993 - PGS.TS. Nguyễn Thiện, Giống lợn và các công thức lai lợn mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2006. - Cẩm nang chăn nuôi gia súc- gia cầm, tập I, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2002. - Cục khuyến nông và khuyến lâm, Quản lý, năng suất chất lượng lợn giống, 1997 - Hội chăn nuôi Việt Nam,Cẩm nang chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. - Trường TH Kỹ thuật Nông nghiệp Trung Ương, Giáo trình chăn nuôi lợn , Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcnlon2014phan2_1836.pdf
Tài liệu liên quan