Tính chất không ổn định của chế độhai bản vị đã kìm hãm sựphát triển nhanh của nền kinh tế
tưbản chủnghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủnghĩa tưbản chưa có đủ điều kiện khách quan để
thực hiện một chế độbản vị đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu
thông tiền tệbằng vàng, do đó, phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông.
Mãi tới thếkỷ18 sang thếkỷ19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước mới có đủ
điều kiện chuyển từchế độhai bản vịsang chế độbản vịvàng. Anh là nước có nền kinh tếvà
thương mại phát triển nhất lúc bầy giờ, là nước đầu tiên thực hiện chế độbản vịvàng, spng cũng
phải trải qua một hời kỳchuyển tiếp lâu dài từ1717 đến 1821. Pháp lệnh của nhà nước Anh công
bốthực hiện chế độbản vịvàng vào năm 1816 nhưng mãi tới năm 1821 mới được thi hành.
85 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4256 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những thuật ngữ tài chính cơ bản(hay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được thay bằng công
thức gần đúng, trong đó vốn đầu tư được coi là bằng vốn sử dụng (Capital Employed):
Vốn đầu tư = Vốn sử dụng = Tổng tài sản - Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng - Return On Capital Employed
Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng là chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một doanh
nghiệp dựa trên lượng vốn đã sử dụng. Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng được tính theo công thức:
ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Vốn sử dụng
Trong đó:
Vốn sử dụng = Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
ROCE là một chỉ số tốt để so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó ROCE
cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ: Giả sử rằng công ty A kiếm được khoản lợi nhuận là 100 tỷ VN Đ trên doanh thu 1000
tỷ VN Đ, công ty B kiếm được 150 tỷ VN Đ tiền lãi trên tổng doanh thu là 1000 tỷ VN Đ. N ếu xét về
mức sinh lợi đơn thuần, B có biên lợi nhuận là 15%, A có biên lợi nhuận là 10%. Tuy nhiên, nếu giả
sử rằng lượng vốn mà A sử dụng là 500 tỷ VN Đ, B sử dụng là 1000 tỷ VN Đ. Khi đó tỉ lệ ROCE
của A và B tương ứng là 20% và 10%. N hư vậy rõ ràng là công ty A đã sử dụng vốn hiệu quả hơn
công ty B.
Các nhà đầu tư cũng nên so sánh ROCE của một công ty với chi phí vay vốn hiện tại. N ếu một
nhà đầu tư gửi tiết kiệm ngân hàng 100 triệu VN Đ với mức lãi suất là 8% một năm, như vậy thu
nhập trên vốn của anh ta là 8 triệu VN Đ. Khi đầu tư 100 triệu VN Đ này vào một doanh nghiệp, nhà
đầu tư bao giờ cũng kì vọng sẽ thu về một khoản tiền lời cao hơn nhiều so với mức 8 triệu
VN Đ như trên. N hưng để tạo ra mức lãi cao, một công ty phải huy động vốn theo một cách ít tốn
kém nhất, và ROCE đo lường khả năng này của công ty.
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
72
Không có một điểm quy chuNn nào cho các doanh nghiệp, nhưng thông thường thì ROCE ít
nhất phải cao gấp đôi tỉ lệ lãi suất. Công ty nào có ROCE thấp hơn thì có nghĩa là nó đang sử dụng
vốn một cách không hiệu quả.
Tính nhất quán là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động của một công ty. N ói cách khác,
các nhà đầu tư nên tránh việc đầu tư dựa trên số liệu ROCE trong chỉ một năm, thay vào đó hãy
xem xét chỉ số này qua các năm. N ếu một doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi đồng vốn sử dụng
tăng qua các năm thì doanh nghiệp đó sẽ có giá hơn các doanh nghiệp khác. N hưng cũng hãy cNn
thận với sự sụt giảm ROCE vì đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang mất đi lợi thế của mình.
Vì được dùng để đo lường mức sinh lợi của một công ty so với lượng vốn mà nó sử dụng nên
ROCE là chỉ số rất quan trọng đối với các công ty có mức độ tập trung vốn cao như các công ty
truyền thông, năng lượng, các công ty công nghiệp nặng, và đặc biệt quan trọng đối với các công ty
xăng dầu.
Tuy nhiên, ROCE cũng có thể phản ánh không chính xác hiệu quả của các doanh nghiệp có
lượng tiền dự trữ lớn. Lượng tiền này được tính là một phần của số vốn mà doanh nghiệp sử dụng
thậm chí ngay cả khi nó chưa được dùng tới, vì thế mà nó làm thổi phồng lượng vốn sử dụng của
doanh nghiệp và làm giảm ROCE.
Ví dụ: một công ty có lợi nhuận là 15 tỷ VN Đ trên lượng vốn sử dụng là 100 tỷ VN Đ, tức là
ROCE = 15%. Trong 100 tỷ VN Đ tiền vốn thì có 40 tỷ VN Đ vừa được huy động và hiện vẫn chưa đầu
tư sản xuất. N ếu chỉ tính lượng vốn thực sử dụng thì con số ROCE còn ngoạn mục hơn, lên tới 25%.
N hững người theo trường phái bảo thủ còn cho rằng các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn
hiệu, R&D không được tính là bộ phận cấu thành vốn sử dụng (capital employed), vì thế phải trừ
các khoản này đi.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu - Account Receivable Turnover Ratio
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ
số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính
bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu / bình quân các khoản phải thu
Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của
doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như
lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa.
Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường, khách
hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối
cùng thì tiền vẫn thuộc về doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng
chiếm dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần tăng lượng
hàng sản xuất, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng mua nguyên vật liệu, kéo theo yêu cầu phải
có lượng tiền nhiều hơn, trong khi thời điểm đó lượng tiền của doanh nghiệp không đủ và đáng ra
nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có đủ số tiền cần
thiết để mua đủ số lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu. Do đó, trong trường hợp này, doanh nghiệp
phải đi vay ngân hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có hoặc chỉ sản xuất với số lượng tương ứng
với số lượng nguyên vật liệu được mua vào từ số tiền hiện có của doanh nghiệp, điều này đương
nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tính toán hệ số này chính xác hơn, người ta dùng doanh thu không thanh toán ngay trong kỳ
thay cho doanh thu trong kỳ. Số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ được tính bằng cách lấy
trung bình của số dư đầu kỳ các khoản phải thu của tháng đầu tiên, số dư cuối kỳ các khoản phải thu
của tháng đầu tiên và số dư cuối kỳ các khoản phải thu của các tháng tiếp theo trong kỳ. N ếu không
có số liệu về số dư các khoản phải thu hàng tháng, có thể thay số dư bình quân các khoản phải thu
bằng số dư cuối kỳ các khoản phải thu.
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Thuật ngữ tài chính Chi tiết
73
N ói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh
nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp
cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động
trong sản xuất. N gược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày
càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc
tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ
thêm cho nguồn vốn lưu động này.
Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số ngày thu tiền bình quân bằng cách
lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu. N gược lại với chỉ số vòng quay các
khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của
doanh nghiệp càng nhanh.
Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của
doanh nghiệp, cần so sánh hệ số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công
nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho - Inventory Turnover Ratio
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn
kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho
được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho.
Trong đó
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau:
Trong đó
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị
hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa
trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu
ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là
tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng
tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn
kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho
không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách
hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các
khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng
tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Thuật ngữ tài chính Chi tiết
74
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần
được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…,
cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
Hệ số vòng quay tổng tài sản - Asset Turnover Ratio
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty.
Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh
thu được tạo ra. Công thức tính Hệ số vòng quay tổng tài sản như sau:
Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các
hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một
công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản
bình quân của ngành.
Hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin - tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần),
có nghĩa là hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại.
Khả năng thanh toán nhanh - Quick Ratio
Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể
chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi,
tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản có thể chuyển đổi thành tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn (cổ phiếu, trái phiếu). N ợ đến hạn và quá hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn
phải trả, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ. Khả năng
thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ
ngắn hạn
Hàng tồn kho là hàng hóa, thành phNm, hàng gửi bán, vật tư chưa thể bán nhanh, hoặc khấu trừ,
đối lưu ngay được, nên chưa thể chuyển thành tiền ngay được.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá
tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn
hạn nhỏ hay lớn. Tuy nhiên khi sử dụng hệ số thanh toán nhanh phải lưu ý một số điểm:
Thứ nhất, công thức này vô hình chung đã triệt tiêu năng lực thanh toán "không dùng tiền"
của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa tính đến khả năng doanh nghiệp
dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được hoặc xuất đối lưu;
cũng như chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù trừ khoản nợ phải
trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư
ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa, thành phNm tồn kho có thể bán ngay
bất cứ lúc nào lớn, khoản phải thu có thể bù trừ ngay được cho các khoản phải trả nhiều, mà lại
đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp.
Thứ hai, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. N ợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh
nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả
lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý.
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
75
N hìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn
hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ
trong kỳ.
Khoản nợ - Debt
Khoản nợ là lượng tiền mà một cá nhân hoặc một công ty nợ một cá nhân hoặc một tổ chức khác.
Các khoản nợ phát sinh từ việc vay tiền để mua hàng hóa dịch vụ hoặc các tài sản tài chính
khác. Một khoản nợ được tạo ra khi một người cho vay đồng ý cho người đi vay vay một lượng tài
sản nhất định.
Trong xã hội ngày nay người cho vay thường yêu cầu người đi vay trả lãi trong thời gian vay. Có
rất nhiều loại nợ khác nhau trong đó bao gồm khoản nợ bằng tiền, bằng trái phiếu hoặc bằng kì phiếu.
N ợ, đặc biệt là các khoản nợ lớn có thể được thực hiện thông qua thế chấp hoặc bảo đảm bằng
chính tài sản của người đi vay và do vậy mà chủ nợ sẽ có quyền đối với tài sản đó trong trường hợp
người đi vay không có khả năng trả nợ.
N ợ tiền là hình thức nợ phổ biến nhất trong đó người cho vay cam kết sẽ cho vay một lượng
tiền nhất định trong một khoảng thời gian cố đinh, và sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định.
Lãi đối với các khoản vay được tính bằng tỉ lệ phần trăm của khoản nợ ban đầu, thời gian tính
là theo năm. Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ được phát hành bởi một số cơ quan nhất định
như là các công ty hoặc chính phủ.
Khoản phải thu - Accounts Receivable
Khoản phải thu là khoản mà khách hàng (cá nhân hay công ty) phải trả cho một doanh nghiệp
cho những sản phNm hay dịch vụ đã được chuyển đến hay đã được sử dụng mà chưa được trả tiền.
Các khoản phải thu thường dưới dạng tín dụng và thường trong thời gian ngắn, từ vài ngày cho đến
1 năm. Trong các bản cân đối kế toán của công ty đại chúng, khoản phải thu thường được ghi như một
tài sản bởi nó thể hiện sự ép buộc pháp luật lên khách hàng để hoàn trả khoản nợ ngắn hạn của mình.
N ếu một công ty có khoản phải thu, điều đó có nghĩa là nó đã bán hàng nhưng chưa thu được
tiền. Hầu hết các công ty đều cho phép một phần lượng bán của mình dưới hình thức trả chậm. Hình
thức bán hàng này thường được áp dụng cho một số khách hàng thường xuyên hay một số khách
hàng đặc biệt được gửi hóa đơn định kỳ, và tránh được những rắc rối về thanh toán khi một giao
dịch được thực hiện. N ói cách khác, đó là khi khách hàng ghi giấy nhận nợ với công ty cho những
sản phNm hay dịch vụ đã nhận.
Khoản phải trả - Accounts Payable
Khoản phải trả là một khoản mục kế toán thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiêp phải trả toàn bộ
số nợ ngắn hạn của mình cho các chủ nợ.
Trong bảng cân đối kế toán, khoản phải trả được gọi là khoản nợ (liabilities) của doanh nghiệp.
Cũng giống như tài sản, nợ của doanh nghiệp được chia làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. N ợ dài hạn
là các khoản nợ và các nghĩa vụ về mặt tài chính khác mà doanh nghiệp phải trả sau một khoảng
thời gian từ một năm trở lên kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán.
N ợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong khoảng thời gian từ 1
năm trở xuống. N ợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả.
Thuật ngữ Accounts Payable đôi khi cũng được sử dụng làm tên gọi của phòng ban hoặc bộ
phận chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cho các nhà cung cấp hoặc các
chủ nợ khác. Khoản phải trả là khoản nợ phải trả trong một thời hạn nhất định để tránh việc vỡ nợ.
Trong tài chính doanh nghiệp, khoản phải trả đề cập đến các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
đối với nhà cung cấp và ngân hàng.
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
76
Thuật ngữ "Khoản phải trả" không chỉ sử dụng giới hạn cho tài chính doanh nghiệp. Ở mức độ hộ
gia đình chúng ta cũng sẽ phải chi trả các hoá đơn hàng hoá dịch vụ tiêu dùng hàng tháng. Ví dụ như
tiền điện thoại, tiền ga, tiền nước. Mỗi công ty cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp dịch vụ trước, hoá đơn
thanh toán được gửi sau khi ta đã sử dụng. Mỗi khi có yêu cầu thanh toán các hoá đơn thì phải thanh
toán ngay. N ếu cá nhân hoặc công ty mà không thanh toán hoá đơn của mình thì sẽ bị coi là vỡ nợ.
Tài sản ngắn hạn - Current assets
Tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán
bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm. Tài sản ngắn
hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và những tài sản có tính thanh khoản khác.
Tài sản ngắn hạn rất quan trọng trong kinh doanh bởi đó là những tài sản được sử dụng trong
cho hoạt động hàng ngày và chi trả cho các chi phí phát sinh.
N gười ta thường so sánh tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn để xác định khả năng thanh toán
ngắn hạn và vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.
Thu nhập ròng - Net Income
Thu nhập ròng là tổng thu nhập của một doanh nghiệp, hay còn gọi là lợi nhuận thuần. Thu
nhập ròng được tính toán từ tổng thu nhập có điều chỉnh thêm các khoản chi phí hoạt động, khấu
hao, lãi suất, thuế và các chi phí khác liên quan đến họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu
này được thể hiện trên báo cáo thu nhập, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp, đó là số liệu tính toán nằm ở dòng cuối cùng nên còn được gọi bằng tên tiếng Anh là "the
bottom line". Chỉ số này cũng được sử dụng để tính toán thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS).
Theo các chuNn mực kế toán Việt N am, thu nhập ròng (lãi ròng) được tính theo công thức sau:
Thu nhập ròng = I1 + I2 + I3 - C1 - C2 - C3 - C4 - C5
Trong đó:
• I1 = Doanh thu thuần
• I2 = Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
• I3 = Các khoản thu nhập bất thường
• C1 = Giá vốn hàng bán
• C2 = Chi phí bán hàng
• C3 = Chi phí quản lý doanh nghiệp
• C4 = Các khoản chi phí bất thường
• C5 = Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Cũng giống các tài khoản kế toán khác, thu nhập ròng cũng có thể được làm đẹp hơn thông qua
các thủ thuật kế toán bằng cách làm tăng tổng doanh thu hoặc che giấu các khoản chi phí. Khi đưa
ra quyết định dựa trên số liệu về thu nhập ròng, các nhà đầu tư cần phải xem xét lại chất lượng của
các số liệu trong công thức tính toán ra kết quả này.
Xét về phương diện tài chính cá nhân, sau khi trừ các khoản thuế, trả nợ, các khoản khấu trừ... thì
có thu nhập chịu thuế. Thu nhập này sau khi trừ đi khoản thuế phải nộp ta được thu nhập ròng. Ví dụ,
giả định rằng bạn có tổng thu nhập là 500.000.000VN Đ, tổng các khoản giảm trừ và trả nợ là
200.000.000VN Đ. N hư vậy bạn sẽ có thu nhập trước thuế là 300.000.000VN Đ. Giả sử rằng bạn phải
đóng 50.000.000VN Đ thuế thu nhập, số tiền 250.000.000VN Đ còn lại chính là thu nhập ròng của bạn.
Thu nhập ròng trên cổ phần - Earnings Per Share
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
77
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành
trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh
nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu
thông
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân
trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế
người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào
thời điểm cuối kì (khi đó EPS tính được gọi là EPS pha loãng - diluted EPS). Có thể làm giảm EPS
dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào
lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây
cũng chính là bộ phận chủ yếu cNu thành nên tỉ lệ P/E.
Ví dụ: giả định rằng một công ty có thu nhập ròng là 25 tỷ VN Đ. N ếu công ty trích 1 tỷ VN Đ để
trả cổ tức ưu đãi và có khoảng 10 triệu cổ phần trong nửa năm đầu, có 15 triệu cổ phần trong nửa năm
còn lại, khi đó EPS của công ty được tính như sau: EPS = 24 tỷ/12,5 triệu = 1920 VN Đ. Trong đó 24
tỷ VN Đ là số tiền còn lại sau khi chia cổ tức ưu đãi (25 tỷ -1 tỷ); 12,5 triệu là bình quân gia quyền của
số cổ phiếu lưu hành trên thị trường trong kì tính toán = 0,5 x 10 triệu + 0,5 x 15 triệu = 12,5 triệu.
Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu
nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỉ lệ EPS nhưng
một trong hai có thể có ít cổ phần hơn_tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. N ếu như
các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh
nghiệp có thể lợi dụng các kĩ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng
cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là
không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính
và các chỉ số khác.
Nên điều chỉnh EPS khi nào?
Thật đơn giản nếu EPS của các CP đều được tính theo công thức trên. N hưng trên thực tế có
những trường hợp tách, gộp CP, phát hành thêm CP, chia cổ tức bằng CP, thưởng CP, phát hành
quyền mua CP mới… thì EPS cơ bản sẽ không phản ánh đựơc chính xác số lựợng CP đang lưu
hành. Do có sự thay đổi về số lượng CP đang lưu hành nên ta cần điều chỉnh EPS cơ bản.
Sau đây là các trường hợp Điều chỉnh EPS:
• Trường hợp tách, gộp cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu: trong
ngày giao dịch không hưởng quyền, EPS cơ bản sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp, trả
cổ tức hay tỷ lệ thưởng cổ phiếu mới.
• Trường hợp phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu: EPS cơ bản sẽ
được điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao
dịch không hưởng quyền
Các trường hợp điều chỉnh EPS cơ bản vào kỳ báo cáo kế tiếp:
• Mua bán cổ phiếu quỹ.
• Phát hành cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên hay cho một số cổ đông riêng lẻ.
Hiện nay, EPS cơ bản đang được thực hiện theo phương pháp bình quân trọng số khối lượng
đang lưu hành 4 quý gần nhất.
Công Thức Tính Hệ số điều chỉnh
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
78
Hệ số điều chỉnh = giá trước ngày giao dịch không hưởng quyền / giá tham chiếu cho ngày
giao dịch không hưởng quyền
Trong đó
Giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền = (Giá trước ngày giao dịch không
hưởng quyền x KL cổ phiếu được nhận quyền mua + Giá phát hành cổ phiếu mới x KL phát hành
thêm) / (KL cổ phiếu được nhận quyền mua + KL phát hành thêm)
Ví dụ 1:
EPS cơ bản tính Công ty cổ phần A đến hết quý 2-2006 là 6.360 đ/cp. N gày 02/08/2006, cổ
phiếu của công ty giao dịch không hưởng quyền mua thêm cổ phiếu với giá 10.000 đ/cp, tỷ lệ phân
phối cho cổ đông hiện hữu là 5:1. Giá đóng cửa gần nhất là 66.500 đ/cp. Giá tham chiếu cho ngày
02/08 là (65.000 x 5 + 10000 x 1) / (5+1) = 57.083 đ/cp.
Hệ số điều chỉnh = 66.500 / 57.083 = 1,1650.
Do đó EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360 / 1,1650 = 5.459 đ/cp.
Trường hợp Công ty trả cổ tức trong cùng ngày giao dịch không hưởng quyền thì phải điều
chỉnh giảm với mức cổ tức.
Ví dụ 2:
EPS cơ bản Công ty cổ phần A tính đến hết quý 2-2006 là 6.360 đ/cp. N gày 31/07/2006, cổ
phiếu của công ty giao dịch không hưởng cổ tức 800 đ/cp và quyền mua thêm cổ phiếu với giá
33.600 đ/cp, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 3:1. Giá đóng cửa gần nhất là 45.000 đ/cp. Giá
tham chiếu cho ngày 31/07 là 41.550 đ/cp.
Hệ số điều chỉnh = (45.000 – 800) / 41.550 = 1,0638.
Do đó EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360 / 1,0638 = 5.978 đ/cp.
Ví dụ 3:
EPS cơ bản Công ty cổ phần A tính đến hết quý 2-2006 là 6.360đ/cp. N gày 05/07/2006, cổ
phiếu A của công ty giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng, tỷ lệ phân phối cho cổ
đông hiện hữu là 10:3.
Hệ số điều chỉnh = 1,3.
Do đó trong ngày 05/07, EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360/ 1,3 = 4.892đ/cp.
Thu nhập trước lãi vay và thuế - Earnings Before Interest and Tax
Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi
nhuận của công ty, và được tính bằng bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền trả lãi
(chi phí lãi vay) và thuế thu nhập.
Công thức để tính EBIT như sau:
EBIT = Doanh thu - Chi phí hoạt động
Tuy nhiên trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt N am, do khoản chi phí lãi vay
nằm bên trong chi phí tài chính, nên sẽ rất khó tính chi phí hoạt động, vì vậy có thể dùng công thức
sau để thay thế:
EBIT = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay
N ói cách khác EBIT bao gồm toàn bộ các khoản lãi của doanh nghiệp trước khi tính toán các
khoản tiền lãi và thuế thu nhập phải trả.
Một nhân tố rất quan trọng khiến cho EBIT được sử dụng rộng rãi đó là chỉ số này đã loại bỏ
sự khác biệt trong cấu trúc vốn và thuế suất giữa các công ty. Bằng cách loại bỏ đi hai yếu tố là thuế
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
79
và chi phí lãi vay, EBIT trở thành một chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty và do đó khiến
cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các công ty.
Tính toán EBIT là bước tiền đề để tính toán tiếp chỉ số EBITDA.
Lưu ý: Rất nhiều doanh nghiệp Việt N am chỉ nộp báo cáo tài chính tóm tắt, trong đó không ghi
rõ khoản chi phí lãi vay, trong trường hợp này, nếu có thuyết minh báo cáo tài chính thì vẫn có thể
ước tính được chi phí lãi vay. Tuy nhiên nếu cả thuyết minh báo cáo tài chính cũng không có nốt,
thì chúng ta đành phải dùng công thức tính EBIT gần đúng như sau:
EBIT = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao - Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation
and Amortization
Thông thường thì các nhà đầu tư hay chú ý tới dòng tiền, thu nhập ròng và doanh số như là các
thước đo cơ bản về giá trị và sức mạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã
xuất hiện một chỉ số mới trong các báo cáo quý và báo cáo kế toán, đó chính là EBITDA. Đây là
một chỉ số thể hiện tình hình tài chính của một công ty, được tính bởi công thức:
EBITDA = Doanh thu - Các khoản chi phí (trừ tiền trả lãi, thuế, khấu hao)
EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh mức lãi giữa các công ty hoặc các ngành bởi
chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán và tài chính gây ra. EBITDA
ban đầu được sử dụng trong hoạt động sáp nhập, thôn tính vào những năm 80, khi đó chỉ số này chủ yếu
được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nợ của một công ty. Sau đó, nó trở nên phổ biến hơn trong
các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài. N gày nay thì EBITDA được sử dụng
phổ biến trong rất nhiều công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Một nhầm lẫn thường gặp với EBITDA đó là người ta nghĩ chỉ số này thể hiện khả năng thu
tiền. EBITDA là một chỉ số tốt để đánh giá khả năng sinh lợi nhưng không phải là thước đo đánh
giá nguồn tiền. EBITDA cũng không tính đến lượng tiền mặt cần thiết để chi trả các chi phí hoạt
động cũng như thay thế các loại thiết bị cũ, mà khoản chi phí này là tương đối lớn. Do đó chỉ số này
thường được các công ty sử dụng để đánh bóng hình ảnh của mình, tạo ra một con số kế toán tương
đối đẹp về khả năng kiếm lời. Các nhà đầu tư cũng cần phải phân tích kĩ các chỉ số tài chính khác để
chắc chắn rằng công ty không cố tình che giấu sự thật nào đó đằng sau EBITDA.
N hững người khởi xướng ra EBITDA thì cho rằng chỉ số này phản ánh một cách rõ ràng hơn
về tình hình hoạt động của công ty vì nó đã loại bỏ các khoản chi phí có thể sẽ che đi những tiến bộ
thực sự. Lãi suất - một trong các nhân tố quan trọng trong các quyết định tài chính đã bị bỏ qua.
Thuế cũng không được tính đến vì chúng có thể thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào các khoản lãi, lỗ
trong các kì trước, sự biến động này có thể bóp méo thu nhập ròng thực tế. Cuối cùng, EBITDA
loại bỏ đi yếu tố chủ quan, tuỳ ý trong việc tính khấu hao ví dụ như thời gian hữu ích, giá trị thặng
dư, và các phương pháp tính khấu hao khác nhau.
Bằng việc loại trừ các yếu tố này EBITDA khiến cho việc so sánh năng lực tài chính giữa các
công ty dễ dàng hơn. Chỉ số này cũng rất hữu dụng trong việc đánh giá các công ty có cơ cấu vốn,
mức thuế và chính sách khấu hao khác nhau. Đồng thời các nhà đầu tư cũng có thể xác định được
lượng tiền mà một công ty mới mở hoặc công ty vừa cơ cấu lại có thể tạo ra trước khi thanh toán
cho chủ nợ và cơ quan thuế. Lý do chính EBITDA' được sử dụng phổ biến là chỉ số này cho thấy
mức lợi nhuận cao hơn thông thường. Công ty sẽ khiến cho bức tranh tài chính của mình thêm sáng
sủa bằng cách đưa thêm chỉ số EBITDA, đánh lạc hướng chú ý của các nhà đầu tư khỏi tỉ lệ nợ và
chi phí hoạt động cao.
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu - Long-term Debt to Equity Ratio
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ này được được tính bằng cách chia nợ dài hạn cho vốn chủ sở hữu:
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Thuật ngữ tài chính Chi tiết
80
Trong đó nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được lấy từ báo cáo tài chính kỳ gần nhất (quý gần nhất
hoặc năm gần nhất).
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tuy
nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới.
Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng
vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc
loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu - Sale Growth Rate
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần
trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp doanh
thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là không
xác định. (thường chỉ xảy ra nếu kỳ báo cáo là quý, hoặc trong năm hoạt động đầu tiên của doanh
nghiệp). Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu như sau:
Trong đó DT0 là doanh thu của kỳ hiện tại. DTi là doanh thu của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4
quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Cũng có thể thay doanh thu
bằng doanh thu thuần nếu muốn tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần. Lưu ý là mặc dù doanh thu
âm có thể xuất hiện trong báo cáo kinh doanh quý (trong trường hợp hàng bán của quý trước đó bị
trả lại), nhưng không được phép xuất hiện trong các báo cáo kinh doanh năm.
Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh,
thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên tỷ lệ
tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao.
Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền
vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. N hững doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu ổn
định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu còn có tên tiếng Anh là Sale Growth Ratio, Revenue Growth Rate,
Revenue Growth Ratio.
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận - Income Growth Rate
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối (tính theo phần trăm)
qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp lợi nhuận
của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận là không xác
định. Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận như sau:
Trong đó LN 0 là lợi nhuận của kỳ hiện tại. LN i là lợi nhuận của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4
quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Tùy theo nhu cầu có thể sử
dụng lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận trước hoặc sau thuế để
tính tỷ lệ tăng trưởng của các loại lợi nhuận khác nhau.
Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao thường đang kinh doanh rất tốt, và có khả
năng quản lý chi phí hiệu quả. Cần lưu ý là nếu chỉ xét trong một giai đoạn ngắn, tỷ lệ tăng trưởng
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Thuật ngữ tài chính Chi tiết
81
lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm đột biến vì nhiều lý do, chẳng hạn doanh nghiệp bán thanh lý tài
sản hay trích quỹ dự phòng. Do đó khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tỷ lệ tăng
trưởng trong một giai đoạn đủ dài, đồng thời cần quan tâm đến việc tăng trưởng lợi nhuận của
doanh nghiệp có bền vững hay không.
Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền
vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. N hững doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận ổn
định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Tỷ lệ tăng trưởng tài sản - Asset Growth Rate
Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối (tính theo phần trăm) qua
các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của một trong số các
kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản là không xác định. Công thức tính tỷ lệ
tăng trưởng tài sản như sau:
Trong đó TS0 là tài sản của kỳ hiện tại. TSi là tài sản của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4 quý gần
nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Tùy theo nhu cầu có thể sử dụng tổng
tài sản, tài sản lưu động, tài sản dài hạn, hoặc tài sản cố định để tính tỷ lệ tăng trưởng của các loại
tài sản khác nhau.
Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt. Khi phân tích tỷ lệ
tăng trưởng tài sản chúng ta cần lưu ý tới nhiều yếu tố khác nhau: Mục đích tăng trưởng tài sản, loại
tài sản nào có tăng trưởng, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào, ...
N ếu một doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận chưa chia để tái đầu tư, thì việc tăng trưởng tài sản
thường mang ý nghĩa doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và việc tăng trưởng tài sản thường là
một dấu hiệu tốt.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là vốn vay thì chúng ta lại cần thận trọng. Vì vốn
vay sẽ phải trả cả lãi lẫn gốc, nên việc sử dụng vốn vay để đầu tư mang theo nhièu rủi ro, và quyết
định đầu tư sai lầm có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề hoặc phá sản. Ví dụ một
doanh nghiệp kinh doanh máy tính vay tiền ngân hàng để mua 1 lô hàng lớn với hi vọng bán kiếm
lời, nhưng ngay sau khi hàng về, thì các nhà sản xuất máy tính lại cho ra xê ri mới có tính năng vượt
trội và giá cả hợp lý. Lô hàng mà doanh nghiệp kinh doanh máy tính nói trên hiển nhiên sẽ rất khó
tiêu thụ với giá cũ và doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ nặng nề.
Mối quan tâm đối với tỷ lệ tăng trưởng tài sản giữa các ngành khác nhau rất khác nhau, chẳng
hạn với ngành ngân hàng thì tăng trưởng tài sản là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu
(bên cạnh tăng trưởng tín dụng), nhưng điều này lại không đúng với các ngành khác.
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu - Earnings Per Share Growth Rate
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu cho biết mức tăng trưởng tương đối thu nhập trên cổ
phiếu (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng
âm. Trường hợp thu nhập trên cổ phiếu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ
lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu là không xác định. Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
trên cổ phiếu như sau:
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
82
Trong đó EPS0 là thu nhập trên cổ phiếu của kỳ hiện tại. EPSi là thu nhập trên cổ phiếu của i kỳ
trước. Một kỳ có thể là 4 quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. EPS
được sử dụng là EPS cơ bản (trong một số trường hợp nhất định nếu đủ dữ liệu có thể thay EPS cơ
bản bởi EPS điều chỉnh, hoặc nếu thiếu dữ liệu có thể thay EPS cơ bản bằng EPS pha loãng).
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp,
tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng được đánh giá cao và ngược lại.
Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh
giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. N hững doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu
nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu - Total Debt to Equity Ratio
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. N ó cho ta
biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả
cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa
chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên
vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu:
DER = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu
Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn . Vốn chủ sở hữu hay vốn
cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng.
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt
động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu
hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn.
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài
chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt
động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ
yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn
vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với
tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này
càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh
nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ,
đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.
Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính
khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không.
Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu
nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay
nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
Một điểm cần lưu ý là khi xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt N am, bạn có thể
thấy một số doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao, có khi lên đến cả chục lần,
nhất là các doanh nghiệp nhà nước có tham gia kinh doanh bất động sản. Trong thuyết minh báo
cáo tài chính thông tin này được lý giải là công ty đã triển khai nhiều dự án bất động sản có hiệu
quả kinh tế cao. Do phần vốn nhà nước hạn chế, doanh nghiệp đã huy động thêm nguồn vốn kinh
doanh từ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư
để thực hiện các dự án này. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ và nội dung báo cáo
quyết toán tài chính của doanh nghiệp thì các khoản thu từ việc huy động nguồn vốn kinh doanh
như trên khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và kết quả sản xuất - kinh doanh thì không tính
vào phần vốn chủ sở hữu, mà phải tính vào khoản nợ phải trả, mặc dù thực chất đây không phải là
khoản nợ phải trả dẫn đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao.
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Thuật ngữ tài chính Chi tiết
83
Từ lưu ý trên bạn cần rất thận trọng trong việc nghiên cứu, theo dõi các chỉ số tài chính cũng
như phương pháp hạch toán, kế toán và các thông tin liên quan để có thể kết luận chính xác tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản - Total Debt To Total Assets Ratio
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối
với các chủ nợ trong việc góp vốn. Công thức tính tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản như sau:
Trong đó tổng nợ và tổng tài sản được lấy từ quý hoặc năm gần nhất, tùy theo bạn định tính tỷ
số này cho quý hay năm.
Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì
khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở
hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền
kiểm soát doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho
chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên
tổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác,
nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp
sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất.
Vốn chủ sở hữu - Owners' Equity
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong
công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh
giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc
lợi... N goài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí
do ngân sách N hà nước cấp phát không hoàn lại...)
Vốn chủ sở hữu có thể được hiểu theo các cách sau:
1. Là cổ phần hoặc bất cứ loại chứng khoán nào khác đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cổ đông.
2. Trên bảng cân đối Kế toán, Vốn chủ sở hữu là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với
các khoản thu được (hoặc trừ đi khoản bị mất).
3. Trong nghiệp vụ mua bán Chứng khoán, là giá trị của chứng khoán trong tài khoản trừ đi
khoản vay từ công ty môi giới.
4. Trong Bất động sản, vốn chủ sở hữu là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại trên thị trường của
tài sản và phần nợ chủ sở hữu loại tàn sản ấy phải trả cho chủ nợ do đã đem tài sản đó đi thế chấp. Vì vậy
vốn chủ sở hữu sẽ là phần chủ sở hữu nhận được sau khi bán đi tài sản đó và trả hết phần nợ thế chấp.
Lưu ý: Cổ phần là vốn sở hữu bởi vì nó đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cá nhân trong công ty,
nhưng Trái phiếu thì lại được coi là nợ bởi vì nó đại diện cho nghĩa vụ trả nợ của công ty (vì công
ty phát hành trái phiếu để huy động vốn cũng chính là nợ chủ sở hữu trái phiếu một khoản tiền hay
tài sản nhất định).
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
84
Tài chính ngân hàng
Các tỷ lệ cân đối kế toán - Balance sheet ratios
Các tỷ lệ cân đối kế toán dùng để đánh giá khả năng tài chính (cho vay và trả nợ) và các thay
đổi vị thế tài chính của của một ngân hàng thương mại dựa trên các dữ kiện báo cáo trong bảng cân
đối kế toán.
Quan trọng nhất là tỷ lệ vốn (đo lường tỷ lệ vốn cổ đông đối với tổng tài sản) và tỷ lệ thanh
toán (đo lường khả năng ngân hàng để trang trải số tiền ký thác được rút ra và chi trả quỹ nhằm
thoả mãn nhu cầu tín dụng của người vay).
Các tỷ lệ hữu ích khác là tỷ lệ tiền vay đối với số ký thác (tổng số tiền vay chia cho tổng số ký
thác), tỷ lệ thanh lý (charge-off ratio), tỷ lệ xoá nợ vì khó đòi (số xoá sổ thuần được tính theo số
phần trăm của tổng số tiền cho vay).
Tỷ lệ dự trữ tiền vay mất đứt (số dự trữ tiền vay mất đứt đối với trên vay có khả năng mất
đứt tính theo số phần trăm tổng số trên cho vay) và tỷ lệ tiền cho vay chưa trả (N onperforming
loans - tiền vay quá hạn chưa trả) đối với tổng số tiền cho vay.
Tỷ lệ kế toán do nhân viên tín dụng ngân hàng dùng để đánh giá sức tín dụng của người vay.
Các tỷ lệ thường được sử dụng rộng rãi nhất là: tỷ lệ đo lường sức chứng khoán (Acid test ratio)
hay tỷ lệ thử biết ngay (quick ratio) được tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ hiện hành, tỷ lệ
hiện hành (current ratio) được tính bằng tài sản hiện hành chia cho nợ hiện hành và tỷ lệ trang trải
nợ được tính bằng vốn lưu động chia cho nợ dài hạn.
Tỷ lệ tài chính có thể được đo lường dựa trên các tỷ lệ trong các năm trước hay các chỉ số công
nghiệp để tính cho nhanh và dễ so sánh.
Chế độ bản vị vàng - Gold Standard System
Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong
quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng,
bản vị vàng thỏi và bản vị hối đoái vàng.
Trong chế độ tiền tệ Bản vị vàng, tiền dù ở dưới hình thức nào (đúc bằng vàng, in trên giấy,
tiền điện tử, ...), thì người sở hữu tiền vẫn luôn có một quyền quan trọng: yêu cầu người phát hành
tiền đổi tiền thành vàng theo tỉ lệ đã cam kết.
Lịch sử phát triển
Tính chất không ổn định của chế độ hai bản vị đã kìm hãm sự phát triển nhanh của nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện khách quan để
thực hiện một chế độ bản vị đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu
thông tiền tệ bằng vàng, do đó, phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông.
Mãi tới thế kỷ 18 sang thế kỷ 19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước mới có đủ
điều kiện chuyển từ chế độ hai bản vị sang chế độ bản vị vàng. Anh là nước có nền kinh tế và
thương mại phát triển nhất lúc bầy giờ, là nước đầu tiên thực hiện chế độ bản vị vàng, spng cũng
phải trải qua một hời kỳ chuyển tiếp lâu dài từ 1717 đến 1821. Pháp lệnh của nhà nước Anh công
bố thực hiện chế độ bản vị vàng vào năm 1816 nhưng mãi tới năm 1821 mới được thi hành.
Tương tự như chế độ Bản vị Vàng, còn có chế độ Bản vị Bạc, một đơn vị tiền tệ được đảm bảo
bằng khả năng qui đổi tương đương với một hàm lượng bạc nhất định. Vào năm 1930, N gân hàng
Nguồn: www.stockbiz.vn Biên tập: Monarch Securities
Chi tiết Thuật ngữ tài chính
85
Đông Dương phát hành đồng bạc giấy với tỉ lệ qui đổi: cứ 100 đồng bạc bằng bạc thật thì ngân hàng
được phát hành 300 đồng bạc giấy.
Đến ngày 31/5/1930, một sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương qui định mỗi đồng bạc Đông
Dương có mệnh giá tương đương 655 mg vàng. Lúc này, đồng bạc Đông Dương được chuyển sang
chế độ bản vị Vàng. Vì khi đó, đồng Franc của Pháp cũng theo bản vị Vàng, 1 franc Pháp = 65,5mg
Vàng nên tỷ giá đồng bạc Đông Dương/Franc Pháp là 1/10.
Chế độ hai bản vị - Double Standard System
Chế độ hai bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật của nhà nước quy định hai loại kim loại vàng
và bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ, hai loại tiền vàng và tiền bạc được tự do đúc và có hiệu lực
pháp lý thanh toán vô hạn.
Căn cứ vào cách quy định về mối quan hệ trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng
bạc mà chia chế độ hai bản vị làm hai loại cụ thể:
1. Chế độ bản vị song song: Là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền
vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa
trong hai đồng tiền đó quyết định. Do đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được
thể hiện bằng chỉ hai loại giá cả: Giá cả tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc. Hai loại giá
cả này sẽ thay đổi theo sự thay đổi tỷ giá giữa kim lại vàng và kim loại bạc hình thành tự phát trên
thị trường, vì vậy giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ bị hỗn loạn và dẫn đến sự hỗn loạn của thị trường
2. Chế độ bản vị kép: Là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định cụ thể tỷ giá trao đổi giữa
tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc. Thông thường người ta gọi chế độ hai bản vị chủ yếu là
chỉ chế độ bản vị kép này.
Trong chế độ bản vị kép, N hà nước quy định tỷ giá cố định giữa tiền vàng và tiền bạc để khắc
phục tình trạng không ổn định của lưu thông hàng hóa do chế độ bản vị song song gây ra, nhưng lại
xuất hiện hiện tượng "tiền kém trục xuất tiền tốt" ra khỏi lưu thông làm cho chế độ tiền tệ bị hỗn
loạn nghiêm trọng.
Khi hai loại tiền có giá trị thực tế không bằng nhau mà giá trị danh nghĩa của chúng được N hà
nước quy định tách rời khỏi giá trị thực của nó và cùng lưu thông theo giá trị danh nghĩa đó thì tiền
có giá trị thực tế cao hơn (gọi là tiền tốt) sẽ bị đem nấu chảy thành kim loại để bán, do đó loại tiền
này dần dần rút khỏi lưu thông, còn loại tiền kém là loại tiền có giá trị thực tế thấp hơn thì được đúc
ra để đua vào lưu thông, do đó tràn ngập thị trường.
Dưới tác động của quy luật này, thực tế trong chế độ hai bản vị kép chỉ còn một đồng tiền có
giá trị thấp trong lưu thông. Đây là tiền đề cho sự ra đời của chế độ một bản vị sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những thuật ngữ tài chính cơ bản(hay).pdf