Nâng cao năng lực bộ phận tài chính để hỗ trợ kinh doanh trong khủng hoảng

Nâng cao năng lực bộ phận tài chính để hỗ trợ kinh doanh trong khủng hoảng Theo như các nghiên cứu được công bố gần đây, các doanh nghiệp niêm yết, tư nhân và quốc doanh ở Việt Nam đều thừa nhận rằng trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu và khu vực, bộ phận tài chính của mình cần có những cải tiến lớn, trong một số công tác như dự báo, lên kế hoạch, lập ngân sách và quan hệ khách hàng.

pdf7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực bộ phận tài chính để hỗ trợ kinh doanh trong khủng hoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao năng lực bộ phận tài chính để hỗ trợ kinh doanh trong khủng hoảng Theo như các nghiên cứu được công bố gần đây, các doanh nghiệp niêm yết, tư nhân và quốc doanh ở Việt Nam đều thừa nhận rằng trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu và khu vực, bộ phận tài chính của mình cần có những cải tiến lớn, trong một số công tác như dự báo, lên kế hoạch, lập ngân sách và quan hệ khách hàng. Cuộc khảo sát của Bộ phận Dịch vụ Nghiên cứu Giám đốc Tài chính của KPMG Quốc tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận ra rằng cần phải nâng cao năng lực bộ phận tài chính để hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngay trong những giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính. Hơn 80% trong số 516 người tham gia cuộc khảo sát đều cho rằng yêu cầu cấp bách đối với bộ phận tài chính là tìm kiếm phương pháp để tăng ảnh hưởng của mình đối với Hội đồng Quản trị trong việc ra quyết định chiến lược. Ông Tommy (Kihoon) Woo - Phó Tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn Rủi ro, công ty KPMG Việt Nam nhìn nhận: "Những gì chúng tôi đang nhận thấy ở các khách hàng Việt Nam là nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi các quy trình, cơ cấu, hệ thống, sự kiểm soát trong bộ phận tài chính & kế toán để đảm bảo Ban Lãnh đạo có thông tin và đường lối lãnh đạo đúng đắn nhằm đối phó với cơn bão tài chính và có được lợi thế cạnh tranh." Hơn 83% người tham gia khảo sát cùng có quan điểm để nâng cao ảnh hưởng của bộ phận tài chính đối với Hội đồng quản trị cần cải thiện các công tác lập kế hoạch, dự báo và lên ngân sách. Kết quả khảo sát cũng cho thấy với các giám đốc tài chính quan tâm đến các nhà đầu tư nhiều hơn, bộ phận tài chính tại các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất luôn coi trọng và ưu tiên báo cáo kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh cho các nhà đầu tư hơn là các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Cuộc khảo sát gần đây của KPMG, với chủ đề "Phát triển, chứ không phải tiếp tục Tồn tại", đã khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn bị tự tiến hành rà soát tổng thể bộ phận tài chính tại doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 60% doanh nghiệp tiến hành cải tổ bộ phận tài chính trong 3 năm qua cho biết hiệu quả công việc của các nhân viên tài chính được nâng cao. Hiệu quả công việc được nâng cao không nằm ngoài dự kiến, nhưng điều ngạc nhiên, theo 55% người tham gia khảo sát là việc nâng cao năng lực nhân viên tài chính đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đề tài đi trước đón đầu luôn được nhắc đến trong bất kỳ một cuộc tranh luận nào về hiệu quả hoạt động của bộ phận tài chính. Theo báo cáo khảo sát, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thường dành nhiều thời gian thu thập và xử lý các dữ liệu không chuẩn để báo cáo một cách hợp lý cho ban Lãnh đạo doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này lún sâu trong lối kiểm soát và tuân thủ truyền thống, những vấn đề đã được thay đổi, cải cách sau những vụ bê bối trong hoạt động kế toán đầu những năm 2000. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tiến bộ lại hài lòng khi cho rằng công việc của Giám đốc Tài chính đơn giản chỉ là ghi lại hay theo dõi các dữ liệu trong quá khứ. Ông Woo cho rằng, "Điều này rất giống các doanh nghiệp ở Việt Nam, khi nhiều giám đốc tài chính không được tận dụng một cách hiệu quả để cung cấp các thông tin tài chính hay tình hình tiền mặt của doanh nghiệp." Các thông lệ tiên tiến hiện nay khuyến khích giám đốc tài chính và bộ phận tài chính phát huy nhiều hơn ảnh hưởng của mình đến qu yết định kinh doanh - vì thế yêu cầu về năng lực dự báo và xây dựng kịch bản cao hơn. Sự bất ổn định kinh tế hiện nay khiến nhu cầu có thông tin chính xác và kịp thời tăng lên, khuyến khích nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các thông lệ tiên tiến này. Sự thiếu thốn nhân tài là vấn đề nan giải cho bất kỳ doanh nghiệp nào dự định cải thiện bộ phận Tài chính theo cách này. Sự khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân các chuyên gia tài chính có năng lực chuyên môn cao là rào cản lớn nhất để thay đổi bộ phận tài chính (55% người tham gia khảo sát đồng ý với quan điểm này). Điều này lý giải tại sao đa số người trả lời phỏng vấn dự định cung cấp các kỹ năng cần thiết thông qua đào tạo hơn là qua công tác tuyển dụng. Để đưa ra khuyến nghị nói chung đối với các doanh nghiệp niêm yết, tư nhân và quốc doanh, ông Woo cho rằng: "Các lãnh đạo cấp cao và Giám đốc Tài chính cần xác định chiến lược kinh doanh chính, đơn giản hoá hệ thống dữ liệu và quy trình để cung cấp các giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh kịp thời, xác định các rủi ro chính của doanh nghiệp, nâng cao quy trình lên kế hoạch và lập ngân sách, và thiết lập năng lực tài chính nội bộ hay thuê các công ty dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNâng cao năng lực bộ phận tài chính để hỗ trợ kinh doanh trong khủng hoảng.pdf
Tài liệu liên quan