Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - đại học huế - Hồ Thị Trúc Quỳnh

3. KẾT LUẬN Thực trạng thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD chưa cao. Trong đó, sự thích ứng với hoạt động NCKH biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ đạt mức trung bình. Sự thích ứng với hoạt động NCKH biểu hiện ở mặt kĩ năng còn hạn chế. Sinh viên khoa TLGD còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện những kĩ năng mang tính thực tiễn như kĩ năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu, xử lý và trình bày thông tin, viết báo cáo khoa học. Đây là những kĩ năng phức tạp, ít quen thuộc. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có tương quan thuận có ý nghĩa về mặt thống kê giữa nhận thức và kĩ năng thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất một số ý kiến như sau: Nhà trường cần gắn hoạt động NCKH của sinh viên vào các môn học, các hoạt động giảng dạy của nhà trường, của giảng viên. Việc NCKH phải là hoạt động thường xuyên của cả thầy và trò. Sinh viên cần sớm được hợp tác với giảng viên trong NCKH. Tập dượt NCKH của sinh viên cần phải được tiến hành trong suốt quá trình học ở nhà trường. Nhà trường cần có những hình thức khuyến khích đối với hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên như tặng giấy khen, lấy NCKH làm tiêu chí để đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm sinh viên, hỗ trợ kinh phí thích đáng. Nhà trường cần bố trí thời gian và có hoạt động hợp lý cho sinh viên tập làm quen với những công việc cụ thể của hoạt động NCKH có sự kết hợp giữa yêu cầu của chương trình đã quy định với tình hình thực tế của trường, của địa phương. Trong khi xây dựng chương trình và trong giảng dạy và học tập chuyên đề Phương pháp luận NCKH, cần đầu tư một cách hợp lý để sinh viên có thể có thời gian để vừa tiếp thu lý thuyết vừa thực hành chuyên đề. Với những kĩ năng mang tính thực tiễn như thu thập thông tin thực tiễn, xử lý và trình bày thông tin thu được, viết phần lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn, viết báo đăng các tạp chí. nhà trường cần có những buổi tập huấn để hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng này. Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường cũng nên tổ chức những hội thảo học tập và trao đổi kinh nghiệm trong NCKH cho sinh viên. Đối với giảng viên, khi giảng dạy chuyên đề phải luôn chú ý coi trọng việc tự nghiên cứu, tự học của sinh viên, phải thông qua việc dạy kiến thức để dạy phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Giảng viên cần tạo điều kiện cho sinh tự học, tự nghiên cứu một cách thường xuyên và hợp lý, đặc biệt là những nội dung mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu trên thực tiễn. Trong quá trình hướng dẫn sinh viên NCKH và thực hiện đề tài, giảng viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể gần gũi để học hỏi một cách thoải mái. Mỗi sinh viên cần ý thức rằng, NCKH là có vai trò quan trọng đối với nghề nghiệp tương lai của mình. Chỉ khi nào ý thức được tầm quan trọng của NCKH thì mới có nổ lực phấn đấu để có những tri thức, hiểu biết và kĩ năng cần thiết đối với hoạt động NCKH. Qúa trình tập nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm mục đích hình thành khả năng thích ứng với hoạt động NCKH cho sinh viên bởi vậy kết quả bài làm phải là công sức, là thành quả lao động của chính sinh viên. Độc lập, tích cực, tự giác trong quá trình sưu tầm, tìm tòi, điều tra nghiên cứu là yêu cầu hàng đầu đối với sinh viên khi làm NCKH. Tính độc lập, tự giác quyết định đến mức độ, tốc độ của sự thích ứng. Đối với sinh viên, độc lập nghiên cứu là cần thiết nhưng khi tham gia học tập và nghiên cứu thì sinh viên cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy cô bởi vậy sinh viên phải chú ý theo sát giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu của mình. Đây là nhiệm vụ của sinh viên và cả giảng viên vì vậy trò cũng không nên ỷ lại thầy và cũng nên tranh thủ sự giúp đỡ của các thầy, các cô. Sự giúp đỡ của thầy cô sẽ là định hướng tích cực cho nội dung và chiều hướng hình thành khả năng nghiên cứu của sinh viên. Sinh viên cần tăng cường tham khảo, tìm đọc các bài tập NCKH của các khóa trước. Điều đó giúp sinh viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cách viết, các trình bày báo cáo tổng kết đề

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - đại học huế - Hồ Thị Trúc Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 96-105 SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ HỒ THỊ TRÚC QUỲNH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động quan trọng và đặc trưng ở các trường đại học.Với mong muốn đóng góp thêm cơ sở thực tiễn cho lĩnh vực nghiên cứu về hoạt động nghiên NCKH của sinh viên, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu về sự thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa Tâm lý Giáo dục (TLGD) trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế (ĐHSP - ĐHH). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thích ứng của sinh viên khoa TLGD đối với hoạt động NCKH chỉ ở mức trung bình. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào trường Đại học là bước vào môi trường với phương thức học tập mới, khác xa với phương thức học tập truyền thống ở phổ thông. Đặc điểm của hoạt động học tập ở đại học là học tập – nghiên cứu. Vì vậy, sinh viên cần phải thích ứng nhanh với phương thức học tập này, đặc biệt phải có khả năng thích ứng với hoạt động NCKH ở trường đại học. Trong xã hội khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì NCKH lại càng có vai trò quan trọng đối với người giáo viên. Hoạt động NCKH sẽ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của giáo viên. NCKH ở người giáo viên đòi hỏi phải được thích ứng càng sớm càng tốt, đặc biệt từ khi còn là sinh viên. Sự thích ứng này rất cần thiết đối với sinh viên khoa TLGD, vì họ sẽ là những giảng viên đại học và cao đẳng tương lai, có thể sẽ giảng dạy học phần “phương pháp luận NCKH giáo dục” cho sinh viên các khoa cơ bản. Thích ứng là quá trình con người gia nhập vào môi trường, vào hoạt động mới nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử để hình thành những hành vi mới. Trên cơ sở đó, điều khiển, điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới của môi trường [3], [4]. Nghiên cứu khoa học (hay hoạt động NCKH) là hoạt động sáng tạo của những người có khả năng nhằm nhận thức về hiện thực, về các quy luật khách quan của thế giới qua đó tạo ra những tri thức có giá trị để sử dụng vào việc cải tạo thế giới, phục vụ nhu cầu sống của nhân loại [1], [2], [5]. Bằng việc phân tích những nội dung về thích ứng và về NCKH, chúng tôi hiểu sự thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên là quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên với những kinh nghiệm về hoạt động NCKH. Sự thích ứng của sinh viên với hoạt động SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 97 NCKH được thể hiện ở mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt kĩ năng trong hoạt động NCKH. Để nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD, chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi để nghiên cứu trên 93 sinh viên thuộc ba khối (năm 2, 3 và 4) của khoa TLGD, trường ĐHSP - ĐHH. Phần nội dung chính của bảng hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đánh giá theo các mức độ gợi ý. Cách đánh giá sự lựa chọn của khách thể ở từng câu hỏi theo hướng dẫn cụ thể. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia và nghiên cứu sản phẩm hoạt động để bổ trợ cho phương pháp điều tra. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng về sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được xem xét trên ba mặt: nhận thức, thái độ và kĩ năng. 2.1. Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học biểu hiện ở nhận thức của sinh viên Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học biểu hiện ở nhận thức của sinh viên được thể hiện ở bảng 2.1 Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên khoa TLGD về hoạt động NCKH Nội dung Khối lớp Kinh nghiệm NCKH Chung ĐTB F(2,90) ĐTB t(91) ĐTB ĐLC Năm 2 Năm 3 Năm 4 NCKH Chưa NCKH ND1 1,94 2,14 2,52 18,38*** 2,35 2,07 3,486*** 2,14 0,457 ND2 1,89 2,05 2,48 14,40*** 2,37 2,12 2,864** 2,09 0,503 ND3 1,32 2,19 2,44 55,72*** 2,31 2,73 4,449*** 1,82 0,691 ND4 1,23 2,19 2,28 51,24*** 2.35 2,78 4,651*** 1,73 0,694 ND5 1,17 2,05 2,20 38,16*** 2,50 2,78 2,927** 1,65 0,717 ND6 1,26 2,05 2,24 38,33*** 2,38 2,73 3,552*** 1,70 0,672 ND7 1,17 2,00 2,12 39,73*** 2,42 2,78 3,753*** 1,61 0,660 ND8 1,13 1,90 2,12 39,66*** 2,46 2,83 4,009*** 1,57 0,666 ND9 1,17 1,90 2,20 39,33*** 2,40 2,83 4,681*** 1,61 0,676 ND10 1,45 1,95 2,04 11,77*** 2,33 2,59 2,536*** 1,72 0,614 ND11 1,40 1,95 2,04 14,87*** 2,29 2,63 3,488*** 1,70 0,604 Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ ĐTB ≤ 3); ĐLC: Độ lệch chuẩn; **: p<0,01; ***: p<0,001; ND1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu ND7:Thu thập thông tin thực tiễn HỒ THỊ TRÚC QUỲNH 98 ND2: Xác định đối tượng nghiên cứu ND8:Vận dụng các phương pháp nghiên cứu ND3: Xác định nhiệm vụ nghiên cứu ND9:Xử lý và trình bày thông tin ND4: Xây dựng đề cương nghiên cứu ND10:Viết phần lý luận của vấn đề nghiên cứu ND5: Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu ND11: Viết phần kết quả nghiên cứu thực tiễn ND6: Thu thập các kiến thức liên quan * Nhận xét chung Kết quả thu được ở bảng 2.1 cho thấy, sinh viên nhận thức các nội dung của hoạt động NCKH ở mức trung bình (1,0 ≤ ĐTB ≤ 2,4). Nội dung “lựa chọn phương pháp nghiên cứu”, “thu thập các thông tin thực tiễn”, “vận dụng các phương pháp nghiên cứu” và “xử lý và trình bày thông tin” được sinh viên nhận thức ở mức độ yếu (ĐTB < 1,7). Kết quả này có thể do đặc điểm, tính chất của hoạt động học tập ở đại học. Khác với hoạt động học tập ở phổ thông, đặc điểm của hoạt động học tập ở đại học là học tập – nghiên cứu. Do đó, NCKH là hoạt động mới lạ đối với sinh viên. Bảng 2.1 cũng cho thấy, mức độ nhận thức của sinh viên về các nội dung cụ thể của hoạt động NCKH là không đồng đều. Điều này có thể xuất phát từ mức độ quen thuộc của mỗi nội dung hoạt động đối với sinh viên. Những nội dung gần gũi với hoạt động học tập hàng ngày của sinh viên được họ dễ nhận thức. Ngược lại, những nội dung xa lạ với hoạt động học tập hàng ngày, ít tiếp xúc, ít tập dượt nên sinh viên nhận thức còn hạn chế. * Xét theo kinh nghiệm nghiên cứu khoa học Kết quả cho thấy, nhóm sinh viên đã làm NCKH nhận thức về tất cả các nội dung của hoạt động NCKH tốt hơn nhóm sinh viên chưa từng làm NCKH. Kết quả này là do nhóm sinh viên có kinh nghiệm NCKH quan tâm tìm hiểu những vấn đề liên quan, họ đã tiếp xúc, làm quen và tập dượt với các dạng hoạt động NCKH. Hơn nữa, nhận thức của các nhóm sinh viên theo kinh nghiệm NCKH còn phụ thuộc vào học lực của họ. Theo điều tra, có 61,45% sinh viên khá – giỏi có kinh nghiệm NCKH, 38,55% sinh viên khá, 80% sinh viên học lực trung bình, 100% sinh viên học lực yếu chưa có kinh nghiệm NCKH. * Xét theo khối Quan sát bảng 2.1 ta thấy, sinh viên năm 4 nhận thức về tất cả các nội dung của hoạt động NCKH tốt hơn sinh viên năm 2 và 3. Điều này có thể là do sinh viên năm 4 có thời gian làm quen, tiếp xúc với hoạt động NCKH nhiều hơn năm 2 và 3. Hơn nữa, sinh viên năm 4 đã từng tham gia nhiều hoạt động NCKH như bài tập lớn, tiểu luận, đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường hơn sinh viên năm 2 và 3. Cụ thể: SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 99 Bảng 2.2. Các hình thức NCKH của sinh viên khoa TLGD Các hình thức Năm 2 (SL) Năm 3 (SL) Năm 4 (SL) Tổng (SL) Bài tập lớn 7 18 7 32 Tiểu luận 0 10 24 34 Khoá luận 0 0 14 14 Đề tài cấp khoa 0 4 2 6 Đề tài cấp trường 0 0 8 8 2.2. Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học biểu hiện ở thái độ của sinh viên * Nhận xét chung: Với kết quả bảng 2.3 ta thấy: Thái độ của sinh viên đối với đa số các nội dung của hoạt động NCKH là ở mức “trung bình” (1,7≤ ĐTB ≤ 2,4). Điều này có thể là do sinh viên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động NCKH, sinh viên chưa thực sự quan tâm và hứng thú với hoạt động NCKH. Cũng có thể là do nhà trường chưa có những hình thức khuyến khích thích hợp đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Nội dung “Ghi chép bài đầy đủ khi nghe giảng Phương pháp NCKH” sinh viên có thái độ tốt (ĐTB >2,4) và “Hăng hái xây dựng bài khi học Phương pháp NCKH”đạt mức trung bình. Sinh viên thường xuyên phát biểu xây dựng bài chứng tỏ họ có thái độ say mê, hứng thú học tập và nghiên cứu môn học này. Một số sinh viên khi được hỏi về vấn đề này thì trả lời rằng: Các em cũng muốn phát biểu xây dựng bài nhưng nhiều câu hỏi của thầy (cô) quá khó nên không trả lời được. Có những câu hỏi khi các em suy nghĩ và trả lời được thì các bạn khác trả lời rồi. Như vậy, sinh viên có thái độ tốt với việc học tập chuyên đề nhưng do khả năng còn hạn chế nên biểu hiện của thái độ chưa cao. Thái độ của sinh viên ở nội dung “Viết bài báo khoa học cho báo trường” ở mức yếu (ĐTB < 1,7). Theo chúng tôi, đó là công việc khó và cần nhiều kĩ năng tổng hợp mà không phải ai cũng làm được. Từ khâu làm bài tập NCKH, lấy kết quả đó để viết báo rồi đến được đăng là cả một quá trình lâu dài và phức tạp. Nhiều sinh viên tự nhận thấy rằng, mình chưa đủ khả năng viết các bài báo khoa học để công bố kết quả nghiên cứu. * Xét theo khối Từ bảng 2.3 ta thấy, thái độ đối với hoạt động NCKH của ba khối lớp có sự khác biệt lớn ở nhiều nội dung (trừ nội dung “Hăng hái xây dựng bài khi học Phương pháp NCKH”). Trong đó, nội dung “Ghi chép bài đủ khi nghe giảng về Phương pháp NCKH” và “Đọc và thu thập các tài liệu khoa học” ĐTB của năm 3, 4 cao hơn năm 2. Các nội HỒ THỊ TRÚC QUỲNH 100 dung như “Tham gia hoạt động khoa học ở trường”; “Viết bài báo khoa học cho báo trường”; “Nghiên cứu các tác phẩm khoa học một cách hứng thú”; “Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống có khoa học” thì sinh viên năm 4 có ĐTB cao hơn năm 2 và năm 3. Bảng 2.3. Thái độ của sinh viên khoa TLGD đối với hoạt động NCKH Nội dung Khối lớp Kinh nghiệm NCKH Chung ĐTB F(2,90) ĐTB t(91) ĐTB ĐLC Năm 2 Năm 3 Năm 4 NCKH Chưa NCKH ND1 2,46 2,82 2,52 3,924* 2,63 2,46 1,595 2,56 0,52 ND2 2,28 2,27 2,24 0,06 2,21 2,34 1,274 2,27 0,49 ND3 1,91 2,41 2,36 11,206*** 2,33 1,93 3,919*** 2,15 0,53 ND4 1,39 1,95 2,28 17,825*** 2,08 1,37 5,426*** 1,76 0,73 ND5 1,20 1,55 2,04 13,157*** 1,75 1,20 4,016*** 1,51 0,75 ND6 1,35 1,95 2,40 23,993*** 2,13 1,32 6,231*** 1,77 0,77 ND7 1,87 2,23 2,44 12,041*** 2,31 1,85 4,534*** 2,11 0,54 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ ĐTB ≤ 3); ĐLC: Độ lệch chuẩn; ***: p<0,001 ND1: Ghi chép bài đủ khi nghe giảng về Phương pháp NCKH ND2: Hăng hái xây dựng bài khi học Phương pháp NCKH ND3: Đọc và thu thập các tài liệu khoa học ND4: Tham gia hoạt động khoa học ở trường ND5: Viết bài báo khoa học cho báo trường ND6: Nghiên cứu các tác phẩm khoa học một cách hứng thú ND7: Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống có khoa học * Xét theo kinh nghiệm nghiên cứu khoa học Ở các nội dung: “Đọc và thu thập các tài liệu khoa học”; “Tham gia hoạt động khoa học ở trường”; “Viết bài báo khoa học cho báo trường”; “Nghiên cứu các tác phẩm khoa học một cách hứng thú”; “Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống có khoa học” có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chưa làm NCKH và nhóm đã làm NCKH. Sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên theo khối lớp và theo kinh nghiệm NCKH là do khi sinh viên đã thực hiện hoạt động NCKH thì sinh viên thông hiểu rõ hơn ý nghĩa của các nội dung đó đối với hoạt động NCKH. Hơn nữa, sinh viên khối năm 4 đã làm NCKH nhiều hơn sinh viên năm 2 và 3 nên thái độ đối với các nội dung của hoạt động NCKH cũng tốt hơn (bảng 2.2). Kết quả nghiên cứu sự thích ứng về mặt nhận thức và thái độ của sinh viên khoa TLGD đối với hoạt động NCKH cũng cho thấy, dường như có sự liên hệ giữa mặt nhận thức và SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 101 thái độ đối với hoạt động NCKH giữa các nhóm sinh viên xét theo khối và kinh nghiệm NCKH. Có thể vì sinh viên năm 3, năm 4 và nhóm có kinh nghiệm NCKH có nhận thức đối với hoạt động NCKH cao hơn năm 2 và nhóm chưa có kinh nghiệm NCKH nên thái độ đối với các nội dung của hoạt động NCKH của sinh viên năm 3, năm 4 và nhóm có kinh nghiệm NCKH cũng cao hơn năm 2 và nhóm chưa có kinh nghiệm NCKH . 2.3. Sự thích ứng với hoạt động NCKH biểu hiện ở kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trong quá trình thích ứng, chúng tôi đánh giá kĩ năng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định kết quả của hoạt động NCKH. Kĩ năng NCKH của sinh viên được thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4. Kĩ năng NCKH của sinh viên khoa TLGD Nội dung Khối lớp Kinh nghiệm NCKH Chung ĐTB F(2,90) ĐTB t(91) ĐTB ĐLC Năm 2 Năm 3 Năm 4 NCKH Chưa NCKH KN1 1,28 2,36 2,20 56,887*** 2,25 1,20 12,098*** 1,78 0,673 KN2 1,28 2,36 2,20 51,314*** 2,25 1,20 11,539*** 1,78 0,689 KN3 1,24 2,23 2,24 45,434*** 2,19 1,17 10,425*** 1,74 0,706 KN4 1,22 2,18 2,28 49,069*** 2,17 1,17 9,996*** 1,73 0,709 KN5 1,20 2,23 2,20 56,674*** 2,17 1,12 11,943*** 1,71 0,685 KN6 1,20 2,23 2,20 56,674*** 2,17 1,12 11,943*** 1,71 0,685 KN7 1,17 2,23 2,04 49,920*** 2,10 1,10 11,398*** 1,66 0,667 KN8 1,17 2,14 1,96 36,360*** 2,04 1,07 11,001*** 1,61 0,660 KN9 1,24 2,14 2,00 31,415*** 2,06 1,15 9,763*** 1,66 0,651 KN10 1,30 1,91 2,08 22,295*** 2,02 1,20 8,552*** 1,66 0,617 KN11 1,26 1,95 2,04 21,481*** 2,02 1,15 8,733*** 1,63 0,656 Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤ 3); ĐLC: Độ lệch chuẩn; ***: p<0,001. KN1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu KN7:Thu thập thông tin thực tiễn KN2: Xác định đối tượng nghiên cứu KN8:Vận dụng các phương pháp nghiên cứu KN3: Xác định nhiệm vụ nghiên cứu KN9:Xử lý và trình bày thông tin KN4: Xây dựng đề cương nghiên cứu KN10:Viết phần lý luận của vấn đề nghi ên cứu KN5: Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu KN11: Viết phần kết quả nghiên cứu thực tiễn KN6: Thu thập các kiến thức liên quan HỒ THỊ TRÚC QUỲNH 102 * Nhận xét chung Bảng 2.4 cho thấy, trong 11 kỹ năng được đề cập thì có 6 kĩ năng của sinh viên đạt mức trung bình, có 5 kĩ năng ở mức yếu. Như vậy, kĩ năng NCKH của sinh viên khoa TLGD còn hạn chế. Kĩ năng NCKH của sinh viên dường như chưa tương ứng với khả năng nhận thức của họ. Sự chênh lệch này chủ yếu do trong giảng dạy môn Phương pháp NCKH nhà trường đã chưa quan tâm thích đáng đến việc rèn luyện kĩ năng NCKH cho sinh viên. Nếu nhà trường chú trọng bố trí thời gian học tập và nghiên cứu thích hợp môn với môn Phương pháp NCKH thì khả năng thích ứng của sinh viên với hoạt động NCKH có thể sẽ tốt hơn. Kết quả cũng cho thấy, sinh viên có mức độ thích ứng với những kĩ năng thiên về thực tiễn (kĩ năng xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xử lý và trình bày thông tin, viết phần lý luận và kết quả nghiên cứu...) thấp hơn những kĩ năng mang tính chất lý luận (như kĩ năng lựa chọn vấn đề nghiên cứu và xác định tên đề tài nghiên cứu, kĩ năng thu thập tri thức có liên quan, xác định đối tượng nghiên cứu). Điều này có thể là do sinh viên có thời gian học, nghe giảng nhưng ít có thời gian cho thực hành, tập dượt những nội dung đã được học. Quỹ thời gian để thực hành khi học tập môn Phương pháp NCKH là hạn chế, không có thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu kỹ từng nội dung cụ thể. * Xét theo khối và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học Số liệu bảng 2.4 cho thấy, kĩ năng NCKH của sinh viên khối năm 3, năm 4 tốt hơn năm 2; nhóm sinh viên có kinh nghiệm NCKH tốt hơn nhóm sinh viên chưa có kinh nghiệm NCKH. Kết quả này có thể liên quan đến thời gian tiếp xúc, tập dượt và thực hành NCKH của các khối lớp năm 3, năm 4 và nhóm sinh viên đã thực hiện NCKH nhiều hơn nên họ có kinh nghiệm và thành thạo hơn trong NCKH so với khối năm 2 và nhóm chưa từng làm NCKH. Hơn nữa, nhận thức và thái độ của nhóm sinh viên đã làm NCKH cao hơn nhóm chưa làm NCKH; khối năm 3, năm 4 cao hơn khối năm 2. Trong khi đó, nhận thức, thái độ, kĩ năng là ba mặt của một hoạt động. Ba mặt này ảnh hưởng, tác động, chi phối lẫn nhau. 3.4. Mối tương quan giữa mặt nhận thức và mặt kĩ năng của sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Tâm lý Giáo dục Bảng 2.5 cho thấy, có mối tương quan thuận có ý nghĩa về mặt thống kê giữa nhận thức và kĩ năng thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD ở đa số các nội dung. Điều này, một lẫn nữa khẳng định sự ảnh hưởng qua lại, tác động và chi phối lẫn nhau giữa nhận thức và kĩ năng thích ứng với hoạt động NCKH. Khi nhận thức tốt thì có sự thành thạo về kĩ năng và ngược lại, nhận thức ở mức độ thấp thì sẽ hạn chế về kĩ năng. Vì vậy, muốn nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD thì cần thiết phải tác động vào mặt nhận thức đối với hoạt động NCKH, trên cơ sở đó phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên. SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 103 Bảng 2.5. Mối tương quan giữa điểm nhận thức và điểm kĩ năng thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD r K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K10 K11 N1 0,33** N2 0,32** N3 0,35** N4 0,39** N5 0,49** N6 0,42** N7 0,44** N8 0,40** N9 0,49** N10 0,39** N11 0,42** Chú thích: r: Hệ số tương quan, **: Tương quan nhị biến có ý nghĩa ở mức 0,01 N1 (hoặc K1): Lựa chọn vấn đề nghiên cứu N7 (K7): Thu thập thông tin thực tiễn N2 (hoặc K2): Xác định đối tượng nghiên cứu N8 (K8): Vận dụng phương pháp nghiên cứu N3 (K3): Xác định nhiệm vụ nghiên cứu N9 (K9): Xử lý và trình bày thông tin N4 ( K4): Xây dựng đề cương nghiên cứu N10 (K10): Viết phần lý luận của vấn đề nghiên cứu N5 (K5): Lựa chọn phương pháp nghiên cứu N11 (K11): Viết phần kết quả nghiên cứu thực tiễn N6 (K6): Thu thập các kiến thức liên quan 3. KẾT LUẬN Thực trạng thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD chưa cao. Trong đó, sự thích ứng với hoạt động NCKH biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ đạt mức trung bình. Sự thích ứng với hoạt động NCKH biểu hiện ở mặt kĩ năng còn hạn chế. Sinh viên khoa TLGD còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện những kĩ năng mang tính thực tiễn như kĩ năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu, xử lý và trình bày thông tin, viết báo cáo khoa học... Đây là những kĩ năng phức tạp, ít quen thuộc. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có tương quan thuận có ý nghĩa về mặt thống kê giữa nhận thức và kĩ năng thích ứng với hoạt động NCKH của sinh viên khoa TLGD. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất một số ý kiến như sau: HỒ THỊ TRÚC QUỲNH 104 Nhà trường cần gắn hoạt động NCKH của sinh viên vào các môn học, các hoạt động giảng dạy của nhà trường, của giảng viên. Việc NCKH phải là hoạt động thường xuyên của cả thầy và trò. Sinh viên cần sớm được hợp tác với giảng viên trong NCKH. Tập dượt NCKH của sinh viên cần phải được tiến hành trong suốt quá trình học ở nhà trường. Nhà trường cần có những hình thức khuyến khích đối với hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên như tặng giấy khen, lấy NCKH làm tiêu chí để đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm sinh viên, hỗ trợ kinh phí thích đáng... Nhà trường cần bố trí thời gian và có hoạt động hợp lý cho sinh viên tập làm quen với những công việc cụ thể của hoạt động NCKH có sự kết hợp giữa yêu cầu của chương trình đã quy định với tình hình thực tế của trường, của địa phương. Trong khi xây dựng chương trình và trong giảng dạy và học tập chuyên đề Phương pháp luận NCKH, cần đầu tư một cách hợp lý để sinh viên có thể có thời gian để vừa tiếp thu lý thuyết vừa thực hành chuyên đề. Với những kĩ năng mang tính thực tiễn như thu thập thông tin thực tiễn, xử lý và trình bày thông tin thu được, viết phần lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn, viết báo đăng các tạp chí... nhà trường cần có những buổi tập huấn để hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng này. Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường cũng nên tổ chức những hội thảo học tập và trao đổi kinh nghiệm trong NCKH cho sinh viên. Đối với giảng viên, khi giảng dạy chuyên đề phải luôn chú ý coi trọng việc tự nghiên cứu, tự học của sinh viên, phải thông qua việc dạy kiến thức để dạy phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Giảng viên cần tạo điều kiện cho sinh tự học, tự nghiên cứu một cách thường xuyên và hợp lý, đặc biệt là những nội dung mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu trên thực tiễn. Trong quá trình hướng dẫn sinh viên NCKH và thực hiện đề tài, giảng viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể gần gũi để học hỏi một cách thoải mái. Mỗi sinh viên cần ý thức rằng, NCKH là có vai trò quan trọng đối với nghề nghiệp tương lai của mình. Chỉ khi nào ý thức được tầm quan trọng của NCKH thì mới có nổ lực phấn đấu để có những tri thức, hiểu biết và kĩ năng cần thiết đối với hoạt động NCKH. Qúa trình tập nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm mục đích hình thành khả năng thích ứng với hoạt động NCKH cho sinh viên bởi vậy kết quả bài làm phải là công sức, là thành quả lao động của chính sinh viên. Độc lập, tích cực, tự giác trong quá trình sưu tầm, tìm tòi, điều tra nghiên cứu là yêu cầu hàng đầu đối với sinh viên khi làm NCKH. Tính độc lập, tự giác quyết định đến mức độ, tốc độ của sự thích ứng. Đối với sinh viên, độc lập nghiên cứu là cần thiết nhưng khi tham gia học tập và nghiên cứu thì sinh viên cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy cô bởi vậy sinh viên phải chú ý theo sát giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu của mình. Đây là nhiệm vụ của sinh viên và cả giảng viên vì vậy trò cũng không nên ỷ lại thầy và cũng nên tranh thủ sự giúp đỡ của các thầy, các cô. Sự giúp đỡ của thầy cô sẽ là định hướng tích cực cho nội dung và chiều hướng hình thành khả năng nghiên cứu của sinh viên. Sinh viên cần tăng cường tham khảo, tìm đọc các bài tập NCKH của các khóa trước. Điều đó giúp sinh viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cách viết, các trình bày báo cáo tổng kết đề tài. SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bernhard Muszynski (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHSP Hà Nội. [2] Nguyễn Sinh Huy và Trần Trọng Thuỷ (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Tài liệu hướng dẫn SINH VIÊN Cao đẳng sư phạm làm bài tập NCKH). [3] Lê Ngọc Lan (2002), Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên, Tạp chí Tâm lí học, (3), tr 11-13. [4] Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển Tâm lí, NXB Ngoại Văn, Hà Nội [5] Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận NCKH, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Title: ADAPTATION TO SCIENTIFIC RESEARCH ACTIVITIES OF STUDENTS OF EDUCATIONAL PSYCHOLOGY DEPARTMENT OF HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION Abstract: Scientific research is an important activity and specificity of all universities. Wishing to contribute more practical basis for research on scientific research activities of students, we introduce the research on adaptation to scientific research activities of students of Psychology and Education Faculty of College of Education - Hue University. Research results show that the adaptation of students of Psychology and Education Faculty for scientific research activities is only average. Based on assessment of the situation, we offer a number of measures to improve the ability to adapt to scientific research activities of the students of Psychology and Education Faculty of College of Education - Hue University. ThS. HỒ THỊ TRÚC QUỲNH Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0987.424.978. Email: hothitrucquynh@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_148_hothitrucquynh_16_bai_bao_quynh_4354_2020932.pdf
Tài liệu liên quan