Những nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hải

Gởi giấy báo cho đại diện người vận chuyển hay người nhận ủy thác hàng nếu tổn thất thuộc diện khó phát hiện vào thời gian nhận hàng. - Cần nộp đủ giấy tờ chứng minh để đòi người bảo hiểm bồi thường.

docx15 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Những nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hải Hoạt động bảo hiểm được tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau: - Bảo hiểm mọi rủi ro: Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm mọi rủi ro, nghĩa là nhận bảo hiểm một sự cố tai nạn xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên ngoài ý muốn chứ không bảo hiểm những tổn hại chắc chắn xảy ra. - Trung thực tuyệt đối: Người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải thành thật, tin tưởng lẫn nhau, không lừa dối, lợi dụng lẫn nhau. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực. - Lợi ích bảo hiểm: Người được bảo hiểm mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Đó là quyền lợi đã hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Nó có liên quan tới gắn bó với hay phụ thuộc vào sự an toàn của đối tượng bảo hiểm. - Bồi thường: Người được bảo hiểm phải bồi thường khi xảy ra tổn thất để sao cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi xảy ra tổn thất. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. - Thế quyền: người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm thì có quyền thay mặt người được bảo hiểm đòi người thứ 3 có trách nhiệm bồi thường cho mình. Câu 2: Những rủi ro thông thường trong hàng hải được bảo hiểm Những rủi ro được bảo hiểm là những tổn thất được bồi thường theo đơn bảo hiểm khi mà những tổn thất đó được gây ra một cách trực tiếp do một hiểm họa được bảo hiểm. Các hiểm họa được bảo hiểm chia làm 2 nhóm: 1- Hiểm họa được bảo hiểm không bị chi phối bởi những quy định mẫn cảm hợp lý: - Hiểm họa của biển, sông hồ, các vùng nước hàng hải (trừ hiểm họa do tác động của sóng gió thông thường) bao gồm cả đắm, lật, khí hậu khắc nghiệt, mắc cạn; nằm cạn, đâm va với mọi vật thể trừ băng. - Cháy nổ là nguyên nhân trực tiếp của tổn hại. Tổn hại nếu do hầm nóng mà không có hỏa hoạn thì không được bồi thường. Cháy nổ gây ra bởi thảm họa, chiến tranh, đình công, hành động ác ý… - Cướp biển, cướp có vũ khí của những người không phải thành viên của tàu. - Hành vi cố ý vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu để ngăn ngừa tổn thất toàn bộ trong lúc nguy hiểm và hành vi này là hợp lý và thuộc tráchnhiệm của người bảo hiểm. Nếu vứt bỏ ngăn ngừa tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì không được bồi thường. - Hư hỏng của các thiết bị, động cơ phản lực, nguyên tử là thành phần của động cơ vận hành. - Va chạm với máy bay, mảnh vũ trụ, phương tiện vận tải bộ, các trang thiết bị của cảng, cầu, đập chắn sóng… - Động đất, núi lở, sét đánh mà không phải là hiểm họa của biển (khi tàu hành trình) tức là xảy ra khi tàu nằm ở ụ đá, bến. 2- Hiểm họa được bảo hiểm bị chi phối bởi “mẫn cán hợp lý”: - Tai nạn gây ra cho tàu trong khi bốc dỡ hàng hóa (không bảo hiểm trách nhiệm với chủ hàng). - Nổ nồi hơi, gãy trục hoặc ẩn tỳ trong máy móc, thân tàu và chỉ bồi thường tổn thất do ẩn tỳ gây ra chứ không bồi thường việc sửa chữa, thay thế bộ phận có ẩn tỳ. - Bất cẩn của Cap; sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu trong quá trình làm việc mẫn cán hợp lý. - Manh động của Cap, sỹ quan hay thủy thủ, bao gồm các hành vi sai trái của thuyền viên làm thiệt hại cho chủ tàu, mặc dù chủ tàu đã hết sức mẫn cán hợp lý trong việc điều hành mà các tổn thất vẫn xảy ra. Câu 3: Phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải: Có 2 cách phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải: * Theo mức độ tổn thất: + Tổn thất toàn bộ: gồm 2 loại: - Tổn thất toàn bộ thực tế: là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng hoàn toàn. • Hàng hóa bị phá hủy hoàn toàn như cháy, nổ, hàng trên tàu bị đắm. • Hàng hóa không còn khả năng lấy lại được như bị rơi xuống biển, bị chiếm giữ. • Hàng hóa bị mất hết giá trị sử dụng • Hàng chở trên tàu bị mất tích - Tổn thất toàn bộ ước tính: là tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm mà việc xảy ra tổn thất toàn bộ thực tế là khó tránh khỏi hay vì chi phí cứu hàng, tu bổ lại, gửi hàng đến nơi nhận có thể sẽ vượt qua giá trị thực tế của hàng hóa tại nơi đó. + Tổn thất bộ phận: là trường hợp tổn thất chỉ xảy ra ở một phần của đối tượng bảo hiểm, nghĩa là chưa ở mức độ thiệt hại hoàn toàn. * Theo tính chất tổn thất và quyền lợi các bên: + Tổn thất chung: là tổn thất có liên quan đến tất cả quyền lợi của tất cả các bên có liên quan đến đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất, là thiệt hại xảy ra do sự hy sinh và chi phí bất thường thực hiện một cách có ý thức và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng thoát khỏi một nguy hiểm thật sự. Tổn thất chung gồm hy sinh về tài sản và các chi phí bỏ ra. Các đặc trưng của tổn thất chung: - Có tính bất thường, nguy cơ đe dọa thực tế tồn tại - Sự hy sinh là động cố ý tự nguyện - Hy sinh và chi phí phải hợp lý - Vì sự an toàn chung của các bên có tài sản liên quan. + Tổn thất riêng: Là tổn thất xảy ra chỉ liên quan đến quyền lợi của chủ hàng hoặc chủ tàu bị tổn thất. Tức là tổn thất thiếu 1 trong 4 đặc trưng của tổn thất chung. Bảo hiểm không chỉ bồi thường giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng mà còn trả những chi phí liên quan nhằm hạn chế những thiệt hại do tổn thất đó gây ra. Tổn thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận. Để phân biệt tổn thất riêng với các dạng tổn thất khác, ta căn cứ vào 2 điều kiện: - Quyền lợi bảo hiểm tổn thất riêng là quyền lợi bảo hiểm riêng biệt. - Nguyên nhân gây ra tổn thất là do thiên tai, tai nạn bất ngờ thuộc rủi ro được bảo hiểm (chú ý mức khấu trừ trong tổn thất). Câu 4: Thế nào là tổn thất chung, phương pháp tính toán phân chia tổn thất chung * Tổn thất chung là tổn thất có liên quan đến tất cả quyền lợi của tất cả các bên có liên quan đến đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất, là thiệt hại xảy ra do sự hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoát khỏi một nguy hiểm thật sự. Tổn thất chung gồm hy sinh về tài sản và các chi phí bỏ ra. Tổn thất chung có 4 đặc trưng: - Có tính bất thường, nguy cơ đe dọa thật sự tồn tại - Sự hy sinh là hành động cố ý tự nguyện, có ý thức - Hy sinh và chi phí phải hợp lý - Vì sự an toàn chung của các bên có tài sản liên quan * Phương pháp tính toán phân chia tổn thất chung: +Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung (A) bao gồm giá trị tài sản và chi phí hi sinh do hành động tổn thất chung và tổn thất riêng + Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ tổn thất (B) Là giá trị tài sản có trên tàu của tất cả các quyền lợi trước khi có tổn thất chung. Những tài sản mất mát, hư hại thuộc tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung không được tính vào (B) nhưng nếu xảy ra sau thì vẫn tính. + Bước 3: Tính tỷ lệ phân bổ tổn thất chung (C) (C) = Giá trị tổn thất chung .100% = (A) .100% Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (B) + Bước 4: Tính số tiền đóng góp tổn thất chung các bên (D) Số tiền đóng góp = Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung của từng quyền lợi x Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung = (B) x (C) + Bước 5: Cân bằng kết quả thanh toán Số tiền thu về hay phải bỏ ra sau khi đóng góp tổn thất chung = Số tiền đóng góp tổn thất chung – Giá trị tài sản hay chi phí bỏ ra trong tổn thất chung = (A) – (D) Kết quả > 0 là thu về; <0 là đóng góp. Câu 5: Những rủi ro được và không được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm thân tàu: * Những rủi ro được bảo hiểm: là những tổn thất được bồi thường theo đơn bảo hiểm khi mà những tổn thất đó được gây ra một cách trực tiếp bởi một hiểm họa được bảo hiểm. Các hiểm họa được bảo hiểm gồm 2 loại: 1- Hiểm họa được bảo hiểm không bị chi phối bởi những quy định mẫn cán hợp lý - Hiểm họa của biển, sông hồ, các vùng nước hàng hải (trừ hiểm họa do tác động của sóng gió thông thường) bao gồm đắm, lật, khí hậu khắc nghiệt, mắc cạn, nằm cạn, đâm va với mọi vật thể trừ băng. - Cháy nổ là nguyên nhân trực tiếp của tổn hại - Cướp biển, cướp có vũ trang của những người ngoài không phải là thành viên của tàu. - Hành động cố ý vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu để ngăn ngừa tổn thất toàn bộ trong lúc nguy hiểm và hành vi này là hợp lý, thuộc trách nhiệm người bảo hiểm. Nếu vứt bỏ để ngăn ngừa tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì không được bồi thường. - Hư hỏng của các thiết bị, động cơ phản lực, nguyên tử là thành phần của động cơ vận hành. - Va chạm với máy bay, mảnh vũ trụ, phương tiện vận tải trên bộ, các thiết bị cảng như cầu, đập chắn sóng… - Động đất, núi lửa phun, sét đánh mà không phải là hiểm họa của biển (khi tàu hành trình) tức là xảy ra khi tàu nằm ở ụ đá, bến. 2- Hiểm họa được bảo hiểm bị chi phối bởi “mẫn cán hợp lý”: - Tai nạn gây ra cho tàu khi bốc dỡ hàng hóa (không bảo hiểm trách nhiệm với chủ hàng) - Nổ nồi hơi, gãy trục hoặc ẩn tỳ trong máy móc, thân tàu. Chỉ bồi thường tổn thất do ẩn tỳ gây ra chứ không bồi thường việc sửa chữa, thay mới bộ phận có ẩn tỳ. - Bất cẩn của Cap, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu trong quá trình làm việc mẫn cán hợp lý. * Những rủi ro không được bảo hiểm: là những tổn thất không trực tiếp gây ra bởi những hiểm họa ghi trong đơn bảo hiểm gồm: - Tổn thất do sai trái cố ý của người được bảo hiểm. - Tổn thất do sự chậm trễ ngay cả khi sự chậm trễ là do 1 hiểm họa được ghi trong đơn bảo hiểm. - Tổn thất do cũ kỹ thông thường như hư hỏng máy móc, vỏ tàu do quá cũ kỹ. - Tàu thuyền bị mắc cạn do thủy triều hoặc con nước lên xuống trong lúc neo đậu. - Tổn thất do hành động thù địch, rủi do chiến tranh, đình công - Rủi ro do vũ khí chiến tranh, tàu thuyền bị trưng dụng vào mục đích quân sự xảy ra tổn thất. - Tàu thuyền cố tình hoạt động trái với điều khoản của đơn bảo hiểm (cố tình đi lệch tuyến, chở không đúng loại hàng, neo đậu không đúng nơi quy định). - Chi phí duy tu, bảo dưỡng bình thường. - Tổn thất về tiền cước, tiền thu tàu. - Điều khiển ITCAR: theo thông lệ đối tượng bảo hiểm thân tàu được chia ra: • Vỏ tàu: 40% giá trị bảo hiểm. • Máy móc: 40% giá trị bảo hiểm. • Trang thiết bị: 20% giá trị bảo hiểm. Câu 6: Điều kiện tiêu chuẩn về bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân tàu: Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất chi phí do những rủi ro bảo hiểm quy định bao gồm: * Tổn thất toàn bộ thực tế: Một tàu bị hư hỏng nặng, bị chìm đắm, bị phá hoại nghiêm trọng đến mức không còn hình thái ban đầu hay người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vô điều kiện. Các dạng tổn thất này bao gồm tàu bị đắm, nổ tung, bị phá hủy hay tự phá hủy, bị cướp. Khi dạng tổn thất này xảy ra, người bảo hiểm sẽ bồi thường theo giá trị ghi trong hợp đồng bảo hiểm, không tính đến mức miễn thường. * Tổn thất toàn bộ ước tính: Tổn thất toàn bộ ước tính là dạng tổn thất chưa ở mức tổn thất toàn bộ nhưng người được bảo hiểm đã phải từ bỏ con tàu một cách hợp lý vì tổn thất toàn bộ thực tế là khó tránh khỏi hay nếu có tránh được thì chi phí khắc phục cũng vượt quá số tiền bảo hiểm. Các dạng tổn thất ước tính gồm: Tàu bị cháy, đắm, mắc cạn, mất tích, bị cướp hư hại nghiêm trọng. Trong trường hợp các tổn thất toàn bộ ước tính xảy ra, người được bảo hiểm phải ra thông báo từ bỏ đối tượng bảo hiểm vô điều kiện bằng văn bản thì mới có điều kiện để được bồi thường theo tổn thất toàn bộ ước tính. Khi đã ra thông báo từ bỏ đối tượng bảo hiểm thì người được bảo hiểm không được rút lại ý định. Kể từ lúc thông báo chấp nhận, người bảo hiểm sẽ là chủ sở hữu đối tượng bảo hiểm. Nếu đơn bảo hiểm không nêu rõ thì căn cứ vào luật MIA 1906 hay các điều khoản ITC 1970-1983 để xác định khi nào là tổn thất ước tính. * Chi phí cứu nạn: Những chi phí phát sinh để cứu tàu khi gặp nạn. Trong trường hợp khẩn cấp như kéo tàu khỏi cạn, lui dắt… Tuy nhiên, chi phí này được phân bổ tùy theo giá trị tàu, hàng hóa được cứu trên tàu đó. Chi phí cứu nạn được chấp nhận bồi thường trong điều kiện bảo hiểm này vì tàu đang gặp hiểm họa, có thể tổn thất toàn bộ và chỉ thoát nhờ cứu hộ. Câu 7: Các trường hợp tự chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thân tàu: Theo điều kiện bảo hiểm thân tàu ITC (1/11/1995) điều 5 quy định bảo hiểm thân tàu sẽ tự động chấm dứt vào lúc: (trừ khi người bảo hiểm được thỏa thuận bằng văn bản). - Thay đổi cấp tàu: mọi thay đổi cấp tàu phải được bảo hiểm chấp thuận, nếu muốn tiếp tục bảo hiểm. Nếu thay đổi cấp tàu khi tàu đang hành trình ngoài biển, việc bảo hiểm sẽ kết thúc khi tàu đến cảng kế tiếp dù đó là cảng ghé hay cảng lánh nạn. - Thay đổi cơ quan đăng kiểm: Bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực nếu có sự thay đổi này. - Thay đổi quốc tịch: Bảo hiểm chấm dứt vì lí do “thủy thủ đoàn thay đổi sẽ gia tăng rủi ro”. - Thay đổi quyền sở hữu: Nếu tàu bị bán hay công ty chủ tàu thay đổi lãnh đạo trong thời gian bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền kết thúc việc bảo hiểm cho con tàu đó nếu muốn. - Thay đổi lãnh đạo. - Cho thuê tàu trần: Bảo hiểm chấm dứt hiệu lực vì lí do “thủy thủ đoàn thay đổi sẽ làm gia tăng rủi ro”. - Người được bảo hiểm vi phạm hợp đồng bảo hiểm. - Tàu không đủ khả năng đi biển. - Hợp đồng bảo hiểm hết hạn. - Không đóng phí bảo hiểm đúng hạn. Câu 8: Giải thích về trách nhiệm đơn và trách nhiệm chéo trong bảo hiểm tàu Trong bảo hiểm tàu biển, người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà chủ tàu gánh chịu do hậu quả của vụ đâm va, còn được gọi là trách nhiệm đâm va. Trách nhiệm đâm va được phân chia theo: * Trách nhiệm đơn: Điều kiện để giải quyết theo trách nhiệm đơn là: + Hai bên cùng có lỗi và cùng gây tổn thất lẫn nhau + Một trong 2 chủ tàu xin giới hạn trách nhiệm để được quyền bồi thường ít hơn + Nguyên tắc giải quyết: Trong trường hợp đâm va giữa 2 tàu sau khi phân lỗi và định ra mức lỗi thường thì bên nào mức bồi thường lớn hơn sẽ có trách nhiệm đòi bên có mức bồi thường thấp hơn và số tiền = 1/2 hiệu số của tiền bồi thường và tiền bồi thường nhỏ. * Trách nhiệm chéo: Điều kiện để giải quyết theo trách nhiệm chéo là: + Hai bên cùng có lỗi và cùng gây tổn thất cho nhau + Một hay cả 2 chủ tàu không áp dụng giới hạn trách nhiệm + Nguyên tắc giải quyết khi 2 tàu đâm va và cùng có lỗi và áp dụng trách nhiệm chéo thì sau khi đã phân định lỗi thì mỗi bên sẽ đền bù cho nhau theo tỷ lệ tổn thất mà mỗi bên phải chịu. Câu 9: Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam: Ở Việt Nam, phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu được quy định như sau: * Những chi phí thực tế phát sinh từ tai nạn tàu thuyền được bảo hiểm mà chủ tàu thuyền phải chịu trách nhiệm dân sự theo pháp luật cũng như theo quyết định của tòa án. - Chi phí tẩy rửa ô nhiễm, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả của ô nhiễm. - Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá hủy, trục vớt, di chuyển xác tàu thuyền được bảo hiểm bị đắm theo yêu cầu của chính quyền địa phương. - Chi phí tổ chức hợp lý trong việc ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn. - Chi phí liên quan tới việc tố tụng, tranh chấp khiếu nạn về trách nhiệm dân sự. * Những khoản chi phí mà chủ tàu thuyền phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật định đối với tình trạng sức khỏe, thương tật hay các tổn thất vật chất đối với thuyền viên trên tàu được bảo hiểm. * Phần trách nhiệm mà chủ tàu thuyền phải gánh chịu do tàu thuyền được bảo hiểm gây ra: - Thiệt hại cầu cảng, đê đập, kè cống, bè mảng, giằng đáy các công trình trên bờ, dưới nước, cố định hoặc di động. - Bị thương hoặc thiệt hại tính mạng, tài sản của người thứ 3. - Mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu thuyền được bảo hiểm (trừ mất mát, hư hỏng do ăn cắp hoặc hao hụt tự nhiên). * Trách nhiệm đâm va: Bao gồm những chi phí phát sinh từ tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác mà chủ tàu có trách nhiệm pháp luật phải bồi thường cho người khác về: - Thiệt hại hư hỏng khác hay tài sản trên tàu ấy. - Chậm trễ mất thời gian sử dụng tàu khác hay tài sản trên ấy. - Tổn thất chung: cứu nạn, cứu hộ theo hợp đồng của tàu khác hay tài sản trên tàu ấy. - Trục vớt, di chuyển hoặc phá hủy xác tàu ấy. - Thuyền viên trên tàu ấy chết hay bị thương. - Tẩy rửa do ô nhiễm gây ra. Câu 10:Khi xảy ra sự cố gây nên tổn thât thì tàu muốn bảo hiểm bồi thường phải thỏa mãn điều kiện gì ? Tàu phải thỏa mãn những điều kiện sau: Tàu đã mua bảo hiểm, đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, không vi phạm các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm như: - Tàu đủ khả năng đi biển. - Chạy đúng phạm vi hoạt động cho phép. - Chở đúng loại hàng cho phép (không chở các loại hàng không được phép chở, nếu thay đổi phải thông báo cho người bảo hiểm và được người bảo hiểm cho phép và đã nộp thêm phí). - Sự cố gây tổn thất phải nằm trong những rủi ro mà người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường. - Khi xảy ra sự cố, chủ tàu và thuyền viên đã làm hết khả năng để cứu tàu và hạn chế thiệt hại tối thiểu. - Thông báo ngay cho người bảo hiểm biết khi có sự cố để bàn bạc và có phương hướng xử lý, cử người giám định tổn thất. - Hồ sơ đòi bồi thường phải đầy đủ. - Mức tổn thất lớn hơn mức khấu trừ. - Quốc tịch tàu không thay đổi suốt thời gian bảo hiểm. - Hành trình của tàu là hợp pháp. Câu 11: Khi xảy ra sự cố gây tổn thất, thuyền trưởng phải tiến hành những thủ tục pháp lý như thế nào và hồ sơ đòi bồi thường tổn thất gồm giấy tờ gì ? * Khi xảy ra sự cố gây tổn thất, thuyền trưởng cần tiến hành các thủ tục pháp lý sau: - Thông báo ngay cho người bảo hiểm về tình hình tai nạn, địa điểm, mức độ, nguyên nhân và tổn thất. - Trường hợp tổn thất thuộc rủi ro trách nhiệm dân sự chủ tàu, xảy ra ở nước ngoài thì ngoài việc báo cho cơ quan bảo hiểm trong nước biết, thuyền trưởng phải báo cho đại diện của hội P&I tại địa phương để có những chỉ thị cần thiết ngăn ngừa tổn thất. - Thực hiện giám định tổn thất. - Ghi nhật kí về tài nạn. - Báo cáo cho chủ tàu. - Thu thập tài liệu: quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ. - Hồ sơ ban đầu cần: • Kháng nghị hàng hải. • Trích sao nhật kí. • Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (nếu tàu bị đâm va, mắc cạn, đá ngầm….). • Báo cáo thuyền trưởng về sự cố. • Báo cáo của máy trưởng nếu sự cố liên quan đến buống máy. - Hồ sơ đòi bồi thường trong bảo hiểm thân tàu: • Công văn của chủ tàu gửi cho bảo hiểm yêu cầu bồi thường. • Kháng nghị hàng hải. • Biên bản giám định tổn thất. • Trích sao nhật kí. • Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn. • Hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí bồi thường. • Thư khiếu nại và toàn bộ giấy tờ của người thứ 3. • Giấy phép hoạt động, các giấy chứng nhận kĩ thuật của tàu do đăng kiểm cấp. • Những giấy tờ liên quan khác. Câu 12: Đối tượng và quyền lợi trong bảo hiểm hàng hóa * Đối tượng bảo hiểm: - Đối tượng của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển chính là hàng hóa. Tuy nhiên hàng hóa được xác định theo hợp đồng mua bán ngoại thương của các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - Hàng hóa là tài sản cá nhân, được mang theo để phục vụ mục đích sinh hoạt cần thiết của cá nhân, không có mục đích thương mại được gọi là hành lý và nó không thuộc đối tượng của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. - Hàng hóa được bảo hiểm có thể gồm các loại như hàng hóa thông thường, hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa mau hỏng, dễ vỡ… - Hàng hóa khi mua bảo hiểm phải được chủ hàng khai báo, mô tả một cách rõ ràng trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp lý đối với quy cách, tính chất đặc điểm, kí mã hiệu, bao bì đóng gói, số lượng. Giá trị hàng hóa có thể được tiến hành xác định cụ thể. * Quyền lợi trong bảo hiểm hàng hóa: - Quyền lợi cũng là đối tượng của bảo hiểm. - Khi bảo hiểm hàng hóa, người được bảo hiểm phải đưa đối tượng của mình đi bảo hiểm để đề phòng rủi ro xảy ra. Như vậy, đối tượng bảo hiểm thể hiện sự tồn tại của giá trị hàng hóa đó, và khi xảy ra tổn thất người được bảo hiểm sẽ nhận được bồi thường tương đương giá trị hàng hóa theo như hợp đồng bảo hiểm quy định. Nhưng nếu trong quá trình vận chuyển, giá trị hàng hóa có thể thay đổi, có sự thay đổi về thuế, lãi suất… sẽ làm thay đổi giá trị tổng thể của hàng hóa. Vậy nếu rủi ro xảy ra, chủ hàng hóa sẽ mất phần tăng giá trị này, có nghĩa là để đảm bảo được quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có quyền mua bảo hiểm những khả năng phát sinh. Tóm lại, quyền lợi bảo hiểm phản ánh khả năng mà chủ thể được hưởng giá trị của hàng hóa và những quyền lợi phát sinh từ giá trị của hàng hóa đó. - Theo quy định, mọi người có liên quan đến một phiêu trình hàng hải đều có một quyền lợi bảo hiểm. - Muốn được bồi thường, người được bảo hiểm phải có quyền lợi bảo hiểm nằm trong đối tượng bảo hiểm trong thời gian xảy ra tổn thất. Tuy nhiên, theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì không nhất thiết phải có quyền lợi bảo hiểm tại thời điểm kí hợp đồng bảo hiểm. - Quyền lợi bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được bảo hiểm là: • Phần lãi dự tính mà chủ hàng có thể thu được từ việc bán hàng tại cảng đến nếu như hàng hóa còn nguyên vẹn. • Giá trị tăng thêm khi giá trị hàng hóa trên thị trường tăng đáng kể trong khi vận chuyển hàng hóa bị tổn thất thì chủ hàng có thể bị thất thu. Câu 14: Nội dung hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam: Nội dung hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam gồm: - Tên người được bảo hiểm. - Tên hàng, số lượng, trọng lượng, kí mã hiệu, loại bao bì, cách đóng gói. - Số L/C hoặc hợp đồng mua bán. - Tên tàu vận chuyển hàng hóa. - Phương thức xếp hang. - Hành trình bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm (nơi bắt đầu vận chuyển, cảng xếp, cảng dỡ, cảng chuyển tải, ngày tàu rời bến). - Số vận đơn B/L. - Hình thức bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm. - Số tiền, giá trị bảo hiểm. - Nơi giám định tổn thất, cơ quan giám định. - Nơi thanh toán bồi thường. - Địa điểm, ngày tháng kí hợp đồng. - Tên công ty bảo hiểm, chữ kí. Ngoài ra trong hợp đồng còn quy định các điều khoản cam kết thực hiện hợp đồng của 2 bên tham gia kí kết. Câu 15: Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, khi xảy ra tổn thất người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ: - Khi hành trình gặp gỡ những rủi ro đe dọa dẫn đến tổn thất cho hàng hóa, người được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ là tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa tổn thất. Người được bảo hiểm phải tích cực làm tất cả những gì có thể để hạn chế thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa; đồng thời phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết. - Trường hợp xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải tiến hành mọi biện pháp có thể nhằm tránh hay giảm nhẹ tổn thất đối với hàng hóa được bảo hiểm. - Nếu trong hành trình, không gặp sự cố bảo hiểm nào mà khi cập cảng, người nhận hàng phát hiện thấy dấu hiệu hư hỏng của hàng hóa thì phải yêu cầu ngay đại diện của người vận chuyển đến để giám định đối tịch tại cầu tàu. Qua giám định, nếu thực tế hàng bị hư hỏng mất mát thì phải khiếu nại ngay với người vận chuyển về tổn thất đó. Trường hợp sau khi nhận hàng mới phát hiện có hư hỏng thì người được bảo hiểm phải làm văn bản thông báo cho người vận chuyển trong một thời hạn nhất định kể từ khi nhận hàng xong. Tất cả những quy định này ràng buộc trách nhiệm của người được bảo hiểm. Nếu không thực hiện đúng như vậy, người bảo hiểm có quyền từ chối những khiếu nại thuộc trách nhiệm người vận chuyển hay người thứ 3 khác. - Để đảm bảo thủ tục khiếu nại đòi bồi thường được hợp pháp thì khi xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng, người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm hoặc đại lý của họ biết để cử người đến giám định. Nếu không có biển bản giám định thì người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm, trừ khi có thỏa thuận khác. - Tự mình chỉ dẫn cho người vận chuyển hoặc người thứ 3 tham gia việc cứu hộ, bảo vệ hàng. - Bảo đảm thực hiện và bảo lưu đầy đủ cho người bảo hiểm quyền khiếu nại đối với người vận chuyển, người nhận ủy thác hàng hay người thứ 3 khác; đặc biệt cần làm các việc sau: • Khiếu nại ngay người vận chuyển; người nhận ủy thác hàng hay chính quyền cảng về bất cứ kiện hàng nào bị mất. • Yêu cầu các bên nói trên tham gia chứng kiến giám định tổn thất để có cơ sở khiếu nại • Không cấp giấy biên nhận hoàn chỉnh cho hàng hóa còn nghi vấn. • Gởi giấy báo cho đại diện người vận chuyển hay người nhận ủy thác hàng nếu tổn thất thuộc diện khó phát hiện vào thời gian nhận hàng. - Cần nộp đủ giấy tờ chứng minh để đòi người bảo hiểm bồi thường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_cuong_bao_hiem_hang_hai_9975.docx
Tài liệu liên quan