Những kiến thức cơ bản nhất Môn Kinh Tế Nông Nghiệp

những kiến thức cơ bản nhất Môn Kinh Tế Nông Nghiệp Câu 1: Đặc điểm và vai trò của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp ? 1. Đặc điểm: + Ruộng đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, bởi nó vừa có tính chất của tư liệu lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động vì con người tác động vào ruộng đất để làm nó tốt hơn. Nếu nhìn dưới góc độ con người thông qua ruộng đất để truyền dẫn tác động của mình vào các đối tượng sinh vật nhằm tạo ra nông sản, thì ruộng đất là tư liệu lao động. Ruộng đất mang cả tính chất của đối tượng lao động và tư liệu lao động nên là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp. + Ruộng đất được coi là một loại tài sản cố định. Loại tài sản cố định này có sự khác biệt với loại tài sản cố định thông thường khác ở chỗ: _ Ruộng đất không chịu ảnh hưởng của qui luật hao mòn vô hình, hơn nữa giá trị của nó lại có xu hướng tăng lên. _ Nhìn chung các tài sản cố định thông thường khi đã qua sử dụng, dù có được sữa chữa hay hiện đại hóa thì sức sản xuất cũng kém dần đi. Tuy nhiên, nếu được sử dụng hợp lý, thì sức sản xuất ngày càng tăng. Sức sản xuất của ruộng đất được biểu hiện ở độ màu mỡ của đất. + Ruộng đất có vị trí cố định trên bề mặt trái đất, gắn bó chặt chẽ với nguồn nước, khí hậu và hệ động thực vật đặc trưng. Đặc điểm này cùng với tài chính không đồng đều về độ màu mỡ của đất là một trong những yếu tố qui định tính khu vực của sản xuất nông nghiệp. 2. Vai trò: + Vai trò của đất đai trong nông nghiệp đặc biệt quan trọng vì để tạo ra một đơn vị giá trị trong nông nghiệp thường phải sử dụng diện tích đất lớn hơn các ngành sản xuất khác. + Ruộng đất không chỉ đóng vai trò là địa bàn tổ chức sản xuất mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng.

pdf8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3523 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kiến thức cơ bản nhất Môn Kinh Tế Nông Nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP. Câu 1: Đặc điểm và vai trò của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp ? 1. Đặc điểm: + Ruộng đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, bởi nó vừa có tính chất của tư liệu lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động vì con người tác động vào ruộng đất để làm nó tốt hơn. Nếu nhìn dưới góc độ con người thông qua ruộng đất để truyền dẫn tác động của mình vào các đối tượng sinh vật nhằm tạo ra nông sản, thì ruộng đất là tư liệu lao động. Ruộng đất mang cả tính chất của đối tượng lao động và tư liệu lao động nên là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp. + Ruộng đất được coi là một loại tài sản cố định. Loại tài sản cố định này có sự khác biệt với loại tài sản cố định thông thường khác ở chỗ: _ Ruộng đất không chịu ảnh hưởng của qui luật hao mòn vô hình, hơn nữa giá trị của nó lại có xu hướng tăng lên. _ Nhìn chung các tài sản cố định thông thường khi đã qua sử dụng, dù có được sữa chữa hay hiện đại hóa thì sức sản xuất cũng kém dần đi. Tuy nhiên, nếu được sử dụng hợp lý, thì sức sản xuất ngày càng tăng. Sức sản xuất của ruộng đất được biểu hiện ở độ màu mỡ của đất. + Ruộng đất có vị trí cố định trên bề mặt trái đất, gắn bó chặt chẽ với nguồn nước, khí hậu và hệ động thực vật đặc trưng. Đặc điểm này cùng với tài chính không đồng đều về độ màu mỡ của đất là một trong những yếu tố qui định tính khu vực của sản xuất nông nghiệp. 2. Vai trò: + Vai trò của đất đai trong nông nghiệp đặc biệt quan trọng vì để tạo ra một đơn vị giá trị trong nông nghiệp thường phải sử dụng diện tích đất lớn hơn các ngành sản xuất khác. + Ruộng đất không chỉ đóng vai trò là địa bàn tổ chức sản xuất mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng. Câu 2: Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá ruộng đất: + Đánh giá về qui mô đất nông nghiệp: người ta thường sử dụng 3 chỉ tiêu: _ Tổng diện tích đất nông nghiệp. _ Diện tích đất nông nghiệp bình quân lao động. _ Diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu. + Đánh giá về mặt bố trí sử dụng: người ta thường dùng các chỉ tiêu về cơ cấu diện tích ( có thể tính cho diện tích canh tác hoặc diện tích gieo trồng). Chỉ tiêu này được tính bằng phần trăm đất nông nghiệp dùng cho các mục đích trên tổng diện tích nông nghiệp. + Đánh giá việc tận dụng đất nông nghiệp trong ngành trồng trọt, người ta dùng chỉ tiêu hệ số sử dụng ruộng đất. Hệ số sử dụng ruộng đất được tính bằng tỷ số diện tích gieo trồng trong một năm và diện tích canh tác. Diện tích canh tác của một thửa ruộng chính là diện tích tự nhiên của thửa ruộng đó. + Đánh giá hiệu quả sử dụng đất: _ Năng suất cây trồng: tính bằng tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích trong một vụ. _ Năng suất ruộng đất: chỉ tiêu này được tính dưới hai hình thức: • Hình thức hiện vật: tính bằng tổng khối lượng nông sản (cùng loại) trên một đơn vị diện tích canh tác trong một năm, dùng để so sánh việc sử dụng đất theo từng loại cây trồng, vật nuôi. • Hình thức giá trị: được tính bằng tổng giá trị sản lượng hay tổng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác trong một năm. Đây là chỉ tiêu tổng hợp về sức sản xuất của đất. _ Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị diện tích gieo trồng: • Lợi nhuận: tính bằng tổng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích trừ tổng chi phí trên diện tích đó. • Tỷ suất lợi nhuận: tính bằng phần trăm của lợi nhuận so với chi phí hoặc so với doanh thu. + Đánh giá ruộng đất về kinh tế: Hiện nay phổ biến có hai phương pháp đánh giá như sau: _ Cách đánh giá của tổ chức FAO: dựa vào thang điểm 100 để chia ruộng đất thành 5 hạng (từ đất đai rất tốt đến rất xấu). _ Cách đánh giá kinh tế ruộng đất của Việt Nam: căn cứ vào 5 yếu tố để đánh giá, đó là: chất đất, vị trí, địa hình, khí hậu – thời tiết và điều kiện tưới tiêu. Ngoài ra còn căn cứ vào năng suất cây trồng trong vòng 5 năm gần nhất. Đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản thì được phân thành 6 hạng, đất trồng cây lâu năm thì được phân thành 5 hạng (hạng 1 là cao nhất). Câu 3: Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyên môn hóa sản xuất trong nông nghiệp? 1. Khái niệm và đặc điểm: a) Khái niệm: Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là sự tập trung các điều kiện sản xuất của nông nghiệp để sản xuất ra một hoặc vài loại hàng hóa chủ yếu thích nghi nhất với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của một địa bàn lãnh thổ nông nghiệp nhất định. b) Đặc điểm: Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp không chỉ nhằm phát triển một ngành gắn với việc sản xuất ra sản phẩm phù hợp với các điều kiện sử dụng tài nguyên trong nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp còn phải gắn với việc phát triển đa dạng tổng hợp nhiều ngành khác, tạo ra những sản phẩm khác nhau cho vùng, doanh nghiệp nông nghiệp. 2. Những nhân tố ảnh hưởng: a) Các nhân tố tự nhiên: Các điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp là tổng hợp các yếu tố của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm: _ Thời tiết, khí hậu: bức xạ mặt trời, độ ẩm, lượng mưa. _ Đất đai: địa hình, nguồn nước, nông hóa thổ nhưỡng. _ Cây trồng, vật nuôi, thảm động thực vật. b) Các nhân tố kinh tế – xã hội: Các nhân tố chủ yếu của nhóm tác động này là: _ Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp, các thành phố, thị trấn, khu dân cư, khu công nghiệp. _ Sự phát triển hệ thống đường giao thông và các phương tiện vận chuyển góp phần tác động vào bố trí lại sản xuất nông nghiệp cũng như thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. _ Sự phân bố dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp. _ Tập quán và kinh nghiệm sản xuất của nông dân. _ Sản xuất nông nghiệp và vấn đề an toàn lương thực. _ Nhân tố thị trường và các chính sách kinh tế của Nhà nước. Câu 4: Các đặc trưng của kinh tế nông hộ? + Về mặt kinh tế: _ Nông hộ vừa là đơn vị sản xuất , vừa là đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện trình độ kinh tế của nông hộ. _ Các nông hộ ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. _ Để thực hiện được các quan hệ kinh tế nông hộ tiến hành các hoạt động quản trị từ sản xuất, trao đổi, phân phối đến tiêu dùng. + Về mặt xã hội : _ Các thành viên trong nông hộ có quan hệ huyết thống, thân thuộc và quan hệ hôn nhân. Quan hệ này chi phối đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của các thành viên. _ Họ quan tâm đến việc làm, giáo dục chăm sóc lẫn nhau, DX và phát triển các truyền thống gia đình. _ Ở nông hộ có 2 định chế cùng tác động đan xen vào nhau 1 cách hữu cơ, đó là: định chế xí nghiệp(KT) và định chế gia đình (XH). Chính nhờ mối quan hệ này KT có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. + Nông hộ sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất kinh doanh: _ Ở nông dân chỉ tiêu thu nhập thuần là quan trọng nhất, không kể thu nhập đó từ nguồn nào, trồng trọt chăn nuôi hoặc từ nghề ngoài nông nghiệp. Đó là kết quả chung của lao động gia đình. _ Người nông dân không tính được cụ thể bằng tiền lao động gia đình đã bỏ ra, mà chỉ tính chi phí cơ hội của lao động gia đình khi tham gia SXHH. _ Mặc dù phát triển từ tự túc tự cấp lên SXHH, từ quan hệ chủ yếu với tự nhiên đến quan hệ với xã hội, nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình với sự bền vững vốn có của nó. _ Với lao động gia đình, với đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ, với tài sản và vốn sản xuất chủ yếu của gia đình, của quan hệ thân tộc, quan hệ huyết thống, nên kể cả khi nông hộ gắn với KHKT và công nghệ hiện đại, gắn với thị trường phát triển, mà vẫn không thay đổi bản chất, không bị biến dạng. Câu 5: Khái niệm và đặc điểm của kinh tế trang trại ở VN? Khái niệm: _ KTTT là một hình thức tổ chức SXKD trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ và về cơ bản mang bản chất nông hộ. _ Quá trình hình thành và phát triển KTTT gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố SXKD (đất đai, LĐ, TLSX, vốn, KHKT và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất chất lượng và hiệu quả cao. _ Là một trong những hình thức tổ chức SXKDNN dựa trên nền tảng KT hộ chứ không phải là 1 thành phần KT riêng biệt nào khác ngoài KT hộ. Đặc điểm: + Tính chất SX: _ SXHH là chức năng chính. _ Giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá qui mô SX của trang trại. _ Tỉ suất hàng hóa cao. _ Các chỉ tiêu về vốn, mức độ thâm canh, sử dụng lao động cao hơn kinh tế hộ. + Chủ trang trại: _ Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có điều kiện làm giàu và biết làm giàu, có vốn, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường. _ Chủ trang trại là chủ gia đình. _ Chủ trang trại vừa điều hành vừa trực tiếp sản xuất. + Lao động trong trang trại: _ Bản thân và gia đình thường trực tiếp tham gia lao động và quản lý sản xuất ở trang trại, thuê mướn thêm lao động nhưng chủ yếu là thuê theo thời vụ, lao động gia đình vẫn là trụ cột. + Khai thác và sử dụng đất đai: _ Khai thác đất đai trực tiếp bằng sức lao động và kinh nghiệm của gia đình. _ Không khai thác đất đai gián tiếp. + Qui mô ruộng đất và phương thức sản xuất: _ Không nhất thiết trang trại phải có qui mô lớn _ Qui mô sản xuất trang trại trong 1 nước không cố định theo thời gian và thay đổi theo từng vùng kinh tế. _ Hiệu quả khai thác trên đất đai cao. Câu 6: Những khác biệt cơ bản giữa HTX NN kiểu cũ và HTX NN kiểu mới ở VN? + Khái niệm: HTX là tổ chức KT tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lao động lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp đỡ nhau thực hiện có hiệu quả hơn cách/động SXKD dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển KTXH của đất nước. + Các điểm khác biệt: HTX kiểu cũ HTX kiểu mới _ ra đời và hoạt động trong môi trường không có nông hộ. _ hoạt động trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp _ hoạt động trong không gian kinh tế đóng, bị giới hạn bởi phạm vi hành chính và có nơi đảm trách 1 phần chức năng hành chính nhà nước thay cho chính quyền địa phương. _ ra đời và hoạt động trong môi trường lấy kinh tế nông hộ và trang trại gia đình tồn tại và phát triển. _ hoạt động trong cơ chế TT tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả KD. _ hoạt động trong không gian kinh tế mở, không bị giới hạn bởi phạm vi hành chính trong hoạt động và bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác. Câu 7: Cung cầu nông sản có những đặc điểm cơ bản nào và thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gì? Cung nông sản: a) Những đặc điểm cơ bản: + Cung trong ngắn hạn: _ Ngắn hạn: là giai đoạn mà trong đó các đơn vị KTNN chỉ có thể điều chỉnh 1 phần nào đối với các loại đầu vào của mình theo sự thay đổi của điều kiện sản xuất. _ Ngắn hạn trong SXNN thường được tính bằng vụ và năm. _ Trong ngắn hạn cung nông sản dao động là do: • Tác động của thời tiết: vụ trước có thể được mùa nhưng vụ sau mất mùa. • Tác động đột phá của sâu bệnh. • Tính mùa vụ của SXNN: vào vụ thu hoạch thì lượng cung tăng, gần khi thu hoạch vụ mới thì cung giảm đến mức thấp nhất, hoặc những nông sản không cất giữ được lâu, nên sau khi thu hoạch nông dân phải bán chạy. • 1 số nông sản có thu hoạch không ổn định trong năm. • Đường cung nông sản trong 1 vụ có xu thế đứng (kém co giãn) + Cung trong dài hạn: _ Dài hạn: là giai đoạn dài để cho các đơn vị KTNN có thể điều chỉnh tất cả các loại đầu vào của mình theo sự thay đổi của các điều kiện sản xuất. _ Dài hạn trong sản xuất nông nghiệp thường được tính bằng nhiều vụ nhiều năm. _ Trong dài hạn cung nông sản tương đối ổn định do qũi đất đai có hạn, sự phát triển tương đối chậm của tiến bộ KHKT trong NN so với các ngành khác. b) Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản: _ Giá của bản thân nông sản hàng hóa. _ Giá của sản phẩm cạnh tranh. _ Giá các yếu tố đầu vào. _ Giá sản phẩm song đôi. _ Trình độ kỹ thuật của sản xuất. _ Các yếu tố môi trường tự nhiên. _ Chính sách kinh tế của nhà nước. Cầu nông sản: a) Đặc điểm cầu nông sản: + Trong ngắn hạn: _ Cầu nông sản tương đối ổn định do : nhu cầu LTTP là có giới hạn, công suất các nhà máy chế biến có hạn. _ Cầu LTTP hầu như co giãn ít theo giá (hệ số 0,1 – 0,2) _ Cầu LTTP hầu như không co giãn theo thu nhập bởi trong ngắn hạn sở thích nhu cầu hầu như không thay đổi. _ Với hộ gia đình mức tăng chi tiêu về LTTP chậm hơn mức tăng thu nhập. + Trong dài hạn: _ Cầu nông sản biến động mạnh, co giãn nhiều do thu nhập thay đổi và số lượng dân cư tăng lên. _ Mức cầu LTTP phụ thuộc chủ yếu vào mức tăng dân số và khả năng thanh toán cho nhu cầu này của dân số. _ Cầu nông sản phi LTTP có xu thế tăng trong dài hạn. b) Các yếu tố ảnh hưởng: _ Giá của bản thân nông sản. _ Mức thu nhập của dân cư. _ Qui mô dân số. _ Kỳ vọng của người mua trong tương lai. Câu 8: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng giá cả nông sản, điều này có gì khác so với giá cả các loại sản phẩm khác? Mức sản lượng: _ Trong CN, giá cả sẽ điều tiết cung nhưng trong nông nghiệp, giá cả phụ thuộc vào cung vì cung có tính: + Tính thời vụ: dù giá cao nhưng người ta không thể trồng thêm, nuôi thêm để có sản lượng tức thời, đáp ứng nhu cầu thị trường. + Đất đai và tiềm năng sản xuất có hạn. + Việc xuất nhập ngành có hạn. _ Do đó, giá nông sản biến đổi uyển chuyển cùng với mức tăng giảm sản lượng. Hệ số uyển chuyển được coi là nghịch đảo của hệ số co giản: sản lượng tăng => giá giảm, sản lượng giảm => giá tăng. Chi phí sản xuất: _ Trong sản xuất CN, giá thành là cơ sở của giá cả, bán hàng với giá nhỏ hơn giá thành bị lỗ và có nguy cơ phá sản, đối với sản xuất nông nghiệp, trong ngắn hạn ít bị chi phối bởi qui luật đó vì: + Người dân không làm chủ được mức sản lượng và giá cả không quyết định mức cung nông sản, vụ bội thu mặc dù chi phí cao nhưng giá vẫn rẻ và ngược lại. + Do sự rút vốn đầu tư khỏi nông nghiệp. + Do chính sách của chính phủ thường xuyên gây áp lực duy trì sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với hàng nông sản thiết yếu. _ Trong dài hạn giá thành cung ảnh hưởng đến giá nông sản do sự điều tiết của qui luật lợi nhuận bình quân. _ Tuy nhiên, giá thành nông sản phụ thuộc vào chính sản lượng thu hoạch, với cùng chi phí nhưng nếu sản lượng nhiều thì giá thành hạ, sản lượng ít giá thành cao. Yếu tố tâm lý: _ Trường hợp cầu > cung : hàng khan hiếm giá tăng ( người tiêu dùng lại muốn mua nhiều tích trữ, người sản xuất muốn giữ lại để giá cao hơn ). _ Trường hợp cung > cầu : nông sản dư thừa, giá giảm ( người tiêu dùng có tâm lý chỉ mua ở mức đủ dùng và đợi giá hạ, người sản xuất cần bán hàng với mọi giá ). Câu 9: Trình bày những can thiệp của nhà nước khi nông sản dư thừa trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn? Lập kho hàng dự trữ _ Lập kho hàng thương mại: nơi chứa hàng trung chuyển chờ bán. _ Lập kho hàng an toàn KT: nơi dự trữ để điều tiết thị trường. _ Khó khăn: nông sản khó dự trữ, chỉ là giải pháp tốt khi xen kẽ những năm được mùa và mất mùa, là giải pháp tình thế trong ngắn hạn, khi ổn định giá P sẽ kích thích sản xuất dẫn đến luôn tăng cung khó khăn cho dự trữ và ngân sách có hạn. _ Thực tế đây là giải pháp của nhà nước, kể cả hiệp định Quốc tế. VN ta có 2 hệ thống kho dự trữ nhưng không lớn. Chính sách giá sàn và gia tăng dự trữ: _ P1 là giá sàn LTTP _ Lượng cầu là Q1 _ Dư cung là : Q2 – Q1 _ Nhà nước phải mua AB với chi phí : P1 X (Q2 – Q1) => hậu quả: khi ổn định giá P sẽ kích thích sản xuất dẫn đến luôn tăng cung khó khăn cho dự trữ và ngân sách có hạn. Trợ giá bằng cung cấp tín dụng ưu đãi: _ Vận động nông dân không bán nông sản bằng cách cung cấp tín dụng lãi suất thấp để nông dân tiếp tục đầu tư sản xuất , đợi khi giá cao sẽ tiêu thụ. _ Khó khăn: tình trạng thặng dư kinh niên về nông sản, không có chỗ cất dữ, thâm hụt ngân sách. Chính sách đánh thuế nhập khẩu nông sản – hàng rào thuế quan: _ Khi hàng nông sản trong nước bị cạnh tranh bởi nông sản ngoại nhập, 1 số nước đánh thuế cao vào nông sản nhập khẩu. _ Khi nông sản dư thừa mà có thể thay thế nông sản nhập khẩu. Chính sách can thiệp trong dài hạn: _ Dự đoán những khó khăn trong tương lai để điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Các công cụ thuế, tín dụng, khuyến nông…có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hoặc thu hẹp diện tích cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con vật nuôi. _ Mở rộng phạm vi thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu để giải quyết tình trạng dư thừa. _ Tăng cường các hoạt động chế biến để tiêu thụ nông sản. _ Ngoài các chính sách trên, chính phủ còn có thể can thiệp bằng chính sách như: tỉ giá hối đoái, đánh thuế….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững kiến thức cơ bản nhất Môn Kinh Tế Nông Nghiệp.pdf