3. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu những khó khăn trong học tập của SVNT1 ĐHSP - ĐHH có thể
kết luận như sau:
Đa số SVNT1 đều gặp phải những khó khăn trong học tập, chiếm 95,5,. Có sự khác biệt
giữa mức độ khó khăn trong học tập giữa SV nam và nữ, trong đó nam sinh viên gặp
nhiều khó khăn trong học tập hơn so với SV nữ. Bên cạnh đó, có sự khác biệt giữa các
khối học, các khoa và theo học lực.
Khó khăn trong học tập có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của SVNT1. Ảnh hưởng
nhiều nhất là làm cho SVNT1 “không hứng thú với học tập trên lớp, bỏ giờ, bỏ tiết” và
“gây lo lắng, áp lực, căng thẳng” ở sinh viên. Không có sự khác biệt đáng kể về ảnh
hưởng của khó khăn trong học tập đến sự phát triển tâm lý giữa SV nam và SV nữ.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra khó khăn trong học tập của
SVNT1. Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân có sự khác biệt. Cụ thể, nguyên nhân
chủ quan gây khó khăn nhiều nhất là: “chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với
môi trường đại học” và “do tâm lý luôn căng thẳng và lo âu”. Nguyên nhân khách quan
gây khó khăn nhiều nhất là: “khối lượng kiến thức đối với tôi là quá tải” và “các giáo
viên còn mới lạ, ít quan tâm, hướng dẫn sinh viên trong học tập”.
Khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất sẽ giảm bớt nếu được nhà trường,
giáo viên tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ các em làm quen với môi trường học tập mới,
phương pháp học tập mới, phương thức đào tạo mới, sắp xếp thời gian học tập và bản
thân mỗi sinh viên có nhận thức đúng đắn về yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới ở đại học,
từ đó có thái độ, hành động tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất Đại học Sư phạm - Đại học Huế - Phí Công Mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 106-112
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ
PHÍ CÔNG MẠNH
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Tóm tắt: Sinh viên năm thứ nhất (SVNT1) đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn và thách thức, trong đó có khó khăn trong học tập. Khi SVNT1 hiểu
được những khó khăn của mình, ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển tâm
lý và nguyên nhân gây ra khó khăn thì các em sẽ có các biện pháp phù hợp
để vượt qua những khó khăn đó. Ngược lại, những khó khăn trong học tập sẽ
ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, phát triển tâm lý và nhân cách của
SVNT1. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu
thực trạng những khó khăn trong học tập của SVNT1 Đại học Sư phạm
(ĐHSP) - Đại học Huế (ĐHH).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động học tập của sinh viên trong các trường Đại học là hoạt động chủ đạo nhằm
lĩnh hội tri thức khoa học, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phát triển
những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai [5].
Sinh viên có thể gặp những khó khăn trong quá trình học tập, đó là những thiếu hụt, cản
trở, vướng mắc được gây ra bởi yếu tố bên trong và bên ngoài, làm cho chủ thể khó
vượt qua trong học tập, đòi hỏi chủ thể phải cố gắng nỗ lực để vượt qua.
Thực tế cho thấy SVNT1 ĐHSP - ĐHH đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong học
tập như: khối lượng tri thức quá tải, khó khăn trong tìm kiếm và xử lý tài liệu học tập,
sắp xếp thời gian học tập, trong việc làm quen với phương pháp học tập, chương trình
học tập, quy chế học tập ở đại học Do đó, việc giúp SV ý thức đầy đủ khó khăn trong
học tập và tìm ra các biện pháp khắc phục khó khăn là vấn đề quan trọng, góp phần
nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
Vấn đề khó khăn trong học tập ở môi trường đại học đã được nghiên cứu nhiều trên thế
giới. Tuy nhiên, ở nước ta, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Thông qua
nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn tìm hiểu những khó khăn trong học tập, ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển tâm lý, nguyên nhân gây ra những khó khăn trong học
tập của SVNT1 ĐHSP - ĐHH. Nghiên cứu được thực hiện trên 422 SVNT1 của hai
khối tự nhiên (khoa Toán, Vật lý, Hóa) và xã hội (Ngữ văn, Lịch sử). Phương pháp
nghiên cứu chủ đạo là phiếu hỏi được chúng tôi xây dựng dựa trên việc tham khảo,
chỉnh sửa các bộ công cụ nghiên cứu trên thế giới và trong nước [1], [2], [3], [4], [6].
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
107
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Mức độ khó khăn trong học tập của SVNT1 ĐHSP - ĐHH
Bảng 1. Mức độ khó khăn trong học tập của SVNT1 theo giới tính
Mức độ
Giới tính Chung (422)
Nam (180) Nữ (242) SL % SL % SL %
Không gặp khó khăn 9 5,0 0 0 19 4,5
Có
Khó khăn mức độ thấp 10 5,5 22 9,1 32 7,6
Khó khăn mức độ trung bình 55 30,5 125 51,6 180 40,2
khó khăn ở mức độ cao 78 43,3 85 35,1 163 38,6
khó khăn ở mức độ rất cao 28 6,6 10 4,1 38 9,0
Ghi chú: SL: Số lượng; %: Phần trăm
Bảng 1 cho thấy, hầu hết SVNT1 ĐHSP - ĐHH đều có khó khăn trong học tập, với
393/422 ý kiến trả lời “Có”, chiếm 93,1%. Trong đó, 170 ý kiến trả lời có khó khăn ở
“mức độ trung bình” chiếm 40,2%, 201 có khó khăn ở “mức độ cao” và “mức rất cao”,
chiếm 47,6%. Chỉ có 19 ý kiến trả lời không gặp khó khăn trong học tập, chiếm 4,5%.
Mức độ khó khăn trong học tập của SVNT1 là không đồng đều giữa sinh viên nam và
sinh viên nữ. Sinh viên nam gặp khó khăn trong học tập hơn, trong tổng số 180 sinh
viên nam, có 106 ý kiến trả lời ở “mức độ cao” và “mức độ rất cao”, chiếm 58,9%; 55
cho là ở “mức độ trung bình”, chiếm 30,5%; 10 ý kiến trả lời “khó khăn mức độ thấp”
chiếm 5,5% và 9 ý kiến trả lời “không gặp khó khăn”, chiếm 5%. Trong khi đó, con số
này ở sinh viên nữ chỉ thể hiện ở ba mức độ: “mức độ cao” và “mức độ rất cao”, với
95/242 ý kiến, chiếm tỷ lệ 39,2%, “mức trung bình”, với 125/242 ý kiến, chiếm 51,6%,
và “mức độ thấp”, với 22/242 ý kiến trả lời, chiếm 9,1%.
Bảng 2. Mức độ khó khăn trong học tập của SVNT1 theo khoa
Mức độ
Khoa Chung
(422) Toán (82) Lý (85) Hoá (85) Văn (83) Sử (87)
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Không gặp
khó khăn 2 2,3 3 3,5 5 6 1 1,1 11 2,6
Có
Thấp 2 2,4 14 16,4 16 18,8 11 13,2 13 14,9 56 13,3
Trung
bình 30 36,5 27 31,7 26 30,5 32 38,5 23 26,4 138 32,7
Cao 35 42,6 32 37,6 31 36,4 28 33,7 35 40,2 161 38,1
Rất
cao 15 18,3 10 11,7 9 10,6 7 8,4 15 17,2 56 13,3
Kết quả trên cho thấy, hầu hết SVNT1 của 5 khoa đều gặp khó khăn trong học tập: Có
tới 411/422 ý kiến trả lời có khó khăn trong học tập, chiếm 97,4%. Trong đó, 217 ý kiến
lựa chọn khó khăn “mức độ cao” và “mức độ rất cao”, chiếm 51,4%; 138 ý kiến trả lời
PHÍ CÔNG MẠNH
108
khó khăn ở “mức độ trung bình”, chiếm 32,7% và 56 ý kiến lựa chọn khó khăn “mức độ
thấp”, có 11 ý kiến cho rằng “không gặp khó khăn” trong học tập, chiếm 2%.
Xét theo khoa, mức độ khó khăn trong học tập của SVNT1 là tương đối đồng đều.
Trong đó, số sinh viên khoa Toán gặp khó khăn trong học tập ở “mức độ cao” và “mức
độ rất cao” (55 ý kiến, chiếm 60,9%) là nhiều nhất, tiếp theo là sinh viên khoa Sử với 50
ý kiến, chiếm 57,4%, sinh viên Khoa Lý có 42 ý kiến, chiếm 49,3%, SV khoa Hoá có 40
ý kiến, chiếm 47% và cuối cùng là SV khoa Văn chỉ có 30 ý kiến, chiếm 42,1%. Bên
cạnh đó, ở mức “không gặp khó khăn” trong học tập, SV khoa Toán và khoa Sử có tỉ lệ
thấp hơn so với SV các khoa còn lại.
Bảng 3. Mức độ khó khăn trong học tập của SVNT1 theo khối học
Mức độ Khối tự nhiên (252) Khối xã hội (170) Chung (422)
SL % SL % SL %
Không gặp khó khăn 5 2,0 6 7,1 11 2,6
Có Thấp 32 12,7 24 28,1 56 13,3
Trung bình 83 32,9 65 38,2 148 35,1
Cao 98 38,9 53 31,1 151 35,8
Rất cao 31 12,3 22 12,9 56 13,3
Bảng 3 cho thấy, mức độ khó khăn trong học tập của khối tự nhiên cao hơn so với khối xã hội
nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể. Chẳng hạn, khó khăn trong học tập ở mức “Cao” và
“Rất cao” của SV khối tự nhiên cao hơn so với sinh viên khối xã hội (TN = 51,2 và XH = 44),
bên cạnh đó, tỉ lệ sinh viên không gặp khó khăn trong học tập của khối xã hội cao hơn so với
khối tự nhiên. Ở các mức độ còn lại, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai khối.
Bảng 4. Mức độ khó khăn trong học tập của SVNT1 theo học lực
Mức độ (I) Học lực (J) Học lực Hiệu (I-J) p
Không gặp khó khăn Giỏi Trung bình 0,075** 0,005
Khá Trung bình 0,043** 0,001
Khó khăn mức thấp Giỏi Trung bình 0,058* 0,007
Khá Trung bình 0,037** 0,037
Khó khăn mức trung bình Khá Trung bình 0,045* 0,043
Giỏi Trung bình 0,065* 0,041
Khó khăn mức cao Giỏi Trung bình -0,79** 0,006
Khá Trung bình -0,60** 0,000
Khó khăn mức rất cao Giỏi Trung bình -0,89** 0,003
Khá Trung bình - 0,72** 0,000
Kết quả trên cho thấy, SVNT1 có học lực giỏi và khá thường gặp khó khăn trong học
tập ở mức độ “thấp”, “trung bình” hoặc “không gặp khó khăn”. Ngược lại, SVNT1 có
học lực trung bình thường có mức độ khó khăn ở mức “Cao” và “Rất cao”.
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
109
2.2. Ảnh hưởng của khó khăn trong học tập đến sự phát triển tâm lý của SVNT1
Bảng 5. Ảnh hưởng của khó khăn trong học tập đến sự phát triển tâm lý của SVNT1
STT Giới tính Những ảnh hưởng
Nam (180) Nữ (242) Chung (422)
SL % TB SL % TB SL % TB
1 Tiếp thu bài chậm, kém minh
mẫn trong học tập 105 58,3 4 125 51,6 4 230 54,5 4
2 Tự ti, nhút nhát khép mình
trước bạn bè 58 32,2 6 91 37,6 5 149 35,3 6
3 Không hứng thú với học tập
trên lớp, bỏ giờ, bỏ tiết 125 69,4 1 165 68,2 1 290 68,7 1
4 Gây lo lắng, áp lực, căng thẳng 118 65,5 2 154 63,6 2 272 64,4 2
5 Chán chường, thất vọng về bản
thân 63 35,0 5 87 36,0 6 150 35,5 5
6 Bi quan về việc học tập phía
trước của bản thân 35 19,4 8 11 4,5 10 46 10,9 10
7 Có biểu hiện chống đối lại
thầy cô giáo 24 13,3 11 9 3,7 11 35 8,3 11
8 Thấy sợ kiểm tra, thi cử và sợ
thầy cô giáo 110 61,1 3 143 59,1 3 253 60 3
9 Ít chú ý bài giảng, nói chuyện
với bạn bè 27 15 10 37 15,2 7 64 15,2 9
10 Ngồi học hay ngủ gật, không
tập trung học tập 31 17,2 9 45 18,6 9 76 18 8
11 Tìm cách che dấu khó khăn
học tập của mình 43 23,9 7 56 23,1 8 99 23,5 7
Bảng 5 cho thấy, khó khăn trong học tập có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
tâm lý của SVNT1. Ảnh hưởng này được trải đều ở tất cả các biểu hiện và mức độ ảnh
hưởng cũng khác nhau. Cụ thể: ảnh hưởng nhiều nhất của khó khăn là làm cho SV
“không hứng thú với học tập trên lớp, bỏ giờ, bỏ tiết”, với 290 ý kiến, chiếm 68,7%. Tiếp theo
là “gây lo lắng, áp lực, căng thẳng”, với 272 ý kiến, chiếm 64,4%; “thấy sợ kiểm tra, thi cử và
sợ thầy cô giáo”, với 253 ý kiến, chiếm 60% và “tiếp thu bài chậm, kém minh mẫn trong học
tập”, với 230 ý kiến, chiếm 54,5%.
Ngoài những ảnh hưởng trên, khó khăn trong học tập còn gây ra những ảnh hưởng khác như:
“chán chường, thất vọng về bản thân”, “tự ti, nhút nhát, khép mình trước bạn bè”, “tìm cách che
dấu khó khăn học tập của mình”. Kết quả này cho thấy khó khăn trong học tập có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển tâm lý của SVNT1.
Ít ảnh hưởng hơn cả là “ngồi học hay ngủ gật, không tập trung học tập”, “ít chú ý bài giảng, nói
chuyện với bạn bè”, “bi quan về việc học tập phía trước của bản thân”, “có biểu hiện chống đối
lại thầy cô giáo”.
Bảng số liệu trên cũng cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về ảnh hưởng của khó khăn
trong học tập đến sự phát triển tâm lý giữa SV nam và nữ.
PHÍ CÔNG MẠNH
110
2.3. Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong học tập của SVNT1
Bảng 6. Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong học tập của SVNT1
TT
Mức độ ảnh hưởng
Các nguyên nhân
Ảnh hưởng
nhiều
Ảnh hưởng
ít
Không ảnh
hưởng
SL % SL % SL %
Nguyên nhân chủ quan
1 Vốn sống, vốn kinh nghiệm trong việc
học tập còn hạn chế 376 89,1 41 9,7 5 1,1
2 Trình độ nhận thức và năng lực học tập
hạn chế của bản thân 382 90,5 35 8,3 5 1,1
3 Chưa tìm được phương pháp học tập phù
hợp với môi trường đại học 385 91,2 46 10,9 1 0,2
4 Do rụt rè, nhút nhát 376 89,1 39 9,2 7 1,6
5 Do tâm lý luôn căng thẳng và lo âu 384 90,1 45 10,7 1 0,2
6 Không hứng thú với các môn học 363 86 44 10,4 15 3,5
7 Chưa xác định mục đích, động cơ học tập 370 87,7 45 10,7 7 1,6
8 Do bị lôi cuốn vào các cuộc vui chơi với
bạn bè nên không để ý đến học tập 158 37,4 208 49,3 56 13,2
9 Do chưa hiểu biết về hoạt động học tập ở
đại học (cách thi cử, kiểm tra, đánh giá...) 358 84,8 51 12,1 13 3,1
Nguyên nhân khách quan
10 Chưa yêu thích ngành đang theo học 325 77,7 79 18,7 18 4,2
1 Khối lượng kiến thức đối với tôi là quá
tải 395 93,6 22 5,2 5 1,1
2 Thời gian biểu ở trường chưa hợp lý 315 74,6 100 23,7 7 1,6
3 Phương pháp dạy của thầy chưa phù hợp 289 68,5 113 26,8 11 2,6
4 Các giáo viên còn mới lạ, ít quan tâm,
hướng dẫn sinh viên trong học tập 389 92,1 32 7,6 1 0,2
5 Bạn bè từ nhiều nơi đến nên chưa hiểu
nhau, chưa dễ dàng giúp đỡ nhau trong
học tập
332 78,7 61 14,4 29 6,9
6 Nhà trường, khoa chưa cung cấp đầy đủ
tài liệu, giáo trình, phương tiện phục vụ
cho việc học tập
175 41,4 184 43,6 63 14,9
7 Do yêu cầu của nhà trường và giáo viên
đưa ra ngày một cao 379 89,8 39 9,2 4 0,9
8 Tôi không thể hòa nhập với các bạn trong
lớp 278 65,8 112 26,5 32 7,6
9 Nhà trường chưa làm tốt công tác định
hướng cho sinh viên (cách học, kiểm tra,
thi cử...)
111 26,3 238 56,3 73 17,2
10 Tài liệu thư viện trường còn hạn chế (số
lượng sách, tài liệu mới...) 227 53,8 132 31,2 63 14,9
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
111
Bảng 6 cho thấy, hầu hết các nguyên nhân gây ra khó khăn trong học tập của SVNT1
đều được đánh giá ở mức độ cao (1,5 < 2,66 < 3). Nguyên nhân chủ quan gây ra khó
khăn trong học tập của SVNT1 có thể kể đến là sinh viên “chưa tìm được phương pháp
học tập phù hợp với môi trường đại học” với ĐTB = 2,96, xếp thứ bậc 1, tiếp đến là “do
tâm lý luôn căng thẳng và lo âu” và “do yêu câu của nhà trường và giáo viên đưa ra
ngày một cao” (ĐTB = 2,89). Các nguyên nhân khác lần lượt xếp ở các vị trí tiếp theo.
Những nguyên nhân khách quan gây ra khó khăn trong học tập có thể kể đến như: “khối
lượng kiến thức đối với tôi là quá tải” với ĐTB = 2,92 xếp thứ bậc 1, tiếp đến nguyên
nhân “các giáo viên còn mới lạ, ít quan tâm, hướng dẫn sinh viên trong học tập” xếp thứ
bậc 2, và “do yêu cầu của nhà trường và giáo viên đưa ra ngày một cao” với ĐTB =
2,58.
Hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan có mối tương quan thuận và chặt chẽ
(r=0,72**, p < 0,01), nghĩa là nguyên nhân khách quan gây ra khó khăn trong học tập
càng nhiều thì nguyên nhân chủ quan cũng càng nhiều.
Xét tương quan giữa nguyên nhân gây ra khó khăn và mức độ khó khăn trong học tập
cho thấy có tương quan thuận và chặt chẽ (r = 0,64**, p < 0,01 với nguyên nhân chủ
quan và r=0,74**, p < 0,01 với nguyên nhân khách quan). Như vậy, nguyên nhân gây ra
khó khăn trong học tập càng lớn thì mức độ khó khăn trong học tập càng cao. Việc loại
bỏ những nguyên nhân này đồng nghĩa với việc mức độ khó khăn trong học tập sẽ giảm
hoặc không còn nữa.
3. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu những khó khăn trong học tập của SVNT1 ĐHSP - ĐHH có thể
kết luận như sau:
Đa số SVNT1 đều gặp phải những khó khăn trong học tập, chiếm 95,5,. Có sự khác biệt
giữa mức độ khó khăn trong học tập giữa SV nam và nữ, trong đó nam sinh viên gặp
nhiều khó khăn trong học tập hơn so với SV nữ. Bên cạnh đó, có sự khác biệt giữa các
khối học, các khoa và theo học lực.
Khó khăn trong học tập có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của SVNT1. Ảnh hưởng
nhiều nhất là làm cho SVNT1 “không hứng thú với học tập trên lớp, bỏ giờ, bỏ tiết” và
“gây lo lắng, áp lực, căng thẳng” ở sinh viên. Không có sự khác biệt đáng kể về ảnh
hưởng của khó khăn trong học tập đến sự phát triển tâm lý giữa SV nam và SV nữ.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra khó khăn trong học tập của
SVNT1. Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân có sự khác biệt. Cụ thể, nguyên nhân
chủ quan gây khó khăn nhiều nhất là: “chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với
môi trường đại học” và “do tâm lý luôn căng thẳng và lo âu”. Nguyên nhân khách quan
gây khó khăn nhiều nhất là: “khối lượng kiến thức đối với tôi là quá tải” và “các giáo
viên còn mới lạ, ít quan tâm, hướng dẫn sinh viên trong học tập”.
Khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất sẽ giảm bớt nếu được nhà trường,
giáo viên tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ các em làm quen với môi trường học tập mới,
PHÍ CÔNG MẠNH
112
phương pháp học tập mới, phương thức đào tạo mới, sắp xếp thời gian học tập và bản
thân mỗi sinh viên có nhận thức đúng đắn về yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới ở đại học,
từ đó có thái độ, hành động tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] V.A. Cruchetxki (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, tập II, NXB Giáo dục.
[2] Dansereau, D. F. (1985). Learning straregy research, In J. Segal, S. Chipman, & R.
Glazer (Eds), Thinking and learning skills: Relating instruction to basic research (pp.
209-240).
[3] Lưu Song Hà (2007), Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và cách
ứng phó của các em, Tạp chí Tâm lý học , số 4.
[4] Phí Công Mạnh (2011), Ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên
năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Luận văn Thạc sĩ Chuyên
ngành Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
[5] Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (2009), Tâm lý học Sư phạm Đại học, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội.
[6] Lê Xuân Trường (2007), Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh
viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La, Luận văn Thạc
sĩ Chuyên ngành Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Title: THE DIFFICULITIES IN LEARNING OF FRESHMAN AT COLLEGE OF
EDUCATION - HUE UNIVERSITY
Abstract: Nowaydays, freshman learning in the university environment has to face with many
difficulties and challenges, among them has difficulty in learning. When they understand the
difficulties in learning which they met, their effect to the psychology development and the
reason caused the difficulties in learning, they will have suitable solution to overcome them. On
the contrary, the difficulties in learning will affect to the learning quality, psychology and
personality development of freshman. In this article, we introduce the result of the research
about state of the difficulties in learning of freshman at College of Education - Hue University.
ThS. PHÍ CÔNG MANH
Khoa Sư phạm - Du lịch, Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
ĐT: 01666 455 456 (hoặc 0944 987 898). Email: phicongmanh@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_149_phicongmanh_17_phi_cong_manh_3228_2020933.pdf