Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Đại học Liên thông tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế - Tôn Thất Dụng

4.4. Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá để đảm bảo chất lượng đào tạo Đào tạo đại học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học thường tổ chức ở các đơn vị ngoài trường nên việc quản lý chất lượng đào tạo phải được quan tâm thường xuyên và phải có các biện pháp quản lý thích hợp. Thực tế cho thấy nếu muốn giữ uy tín trong đào tạo thì phải coi trọng khâu kiểm tra, đánh giá. Hiện nay, đối với loại hình đào tạo đại học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học chúng ta đang áp dụng Quyết định 36/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2007. (Quy định này vẫn tổ chức đào tạo theo hình thức niên chế trong khi chương trình đại học chính quy đã đào tạo theo học chế tín chỉ nên có độ vênh nhất định). Theo đó, sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải: a) tham dự ít nhất 75% số tiết thực tế quy định cho từng học phần; b) làm đầy đủ các bài thực hành, bài tập, thí nghiệm, tiểu luận, bài tập lớn, thiết kế đồ án. Những quy định chặt chẽ này theo chúng tôi là cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc đánh giá điểm học phần bao gồm hai thành tố: điểm quá trình và điểm thi học phần. Tỷ trọng các phần này theo quy định của trường là 3/7. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều giảng viên không xem trọng việc đánh giá quá trình, chủ yếu chỉ thực hiện một bài kiểm tra đơn giản. Điều này dẫn đến kết quả số sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi chiếm tỷ trọng khá lớn và cũng không đồng đều ở các ngành học. Đây là điều cần phải phân tích kỹ để có những khuyến cáo đối với các khoa có tham gia đào tạo đại học liên thông. Việc tổ chức thi cuối học phần được triển khai theo hình thức thi tập trung và cũng đạt được những kết quá khá tốt. Trước đây, khi đào tạo đại học chuyên tu trường đã xây dựng và sử dụng ngân hàng đề thi để đánh giá chất lượng dạy học các học phần, góp phần hạn chế sự tùy tiện của giảng viên trong quá trình dạy học, đồng thời đánh giá được những kiến thức và kỹ năng mà người học tiếp thu được. Tuy vậy, do đề thi vẫn coi trọng kiến thức nên năng lực của người học theo chuẩn đầu ra vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, chương trình đào tạo đại học liên thông đang tiếp tục có những thay đổi nên chúng ta chưa hiệu chỉnh ngân hàng đề thi. Chúng tôi cho rằng cần tiếp tục bổ sung, hiệu chỉnh ngân hàng đề thi để quản lý tốt hơn chất lượng đào tạo trong điều kiện loại hình vừa làm vừa học được tổ chức tại các tỉnh. Cũng cần nói thêm là mặc dù áp dụng chương trình đào tạo đại học chính quy vào đào tạo liên thông nhưng chúng ta vẫn phải thực hiện Quyết định 36/2007/QĐ-BGDĐT nên vẫn tổ chức thi tốt nghiệp cuối khóa. Việc tổ chức thi tốt nghiệp một mặt đảm bảo quy chế nhưng quan trọng hơn là góp phần quản lý chất lượng đầu ra đối với các ngành học. Tất nhiên, để đảm bảo chất lượng đầu ra chúng ta phải làm tốt hơn công tác ra đề, coi thi và chấm thi tốt nghiệp. Chất lượng đầu ra phải là mối quan tâm hàng đầu nếu muốn đảm bảo thương hiệu của trường trong đào tạo giáo viên các bậc học. 5. KẾT LUẬN Đào tạo đại học liên thông cho phép người học có thể chuẩn hóa trình độ của mình theo yêu cầu của chuẩn giáo viên các bậc học. Đây cũng là hình thức giúp giáo viên có cơ hội cập nhật những thông tin mới liên quan đến ngành học. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã không ngừng cải tiến công tác dạy và học, tuyển sinh và kiểm tra đánh giá môn học. Những kết quả đạt được góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các bậc học. Tuy nhiên, để việc tổ chức dạy và học mang lại những kết quả tích cực hơn đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để có các hình thức phù hợp với thực tế và điều kiện tham gia học tập của người học. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo là phương châm để tạo ra sự bền vững của phương thức đào tạo này.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Đại học Liên thông tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế - Tôn Thất Dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 115-124 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ TÔN THẤT DỤNG - NGUYỄN HỮU HẢO QUÁCH HÒA BÌNH - NGÔ NGỌC ĐÔNG THẢO Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Thực hiện phương châm học tập suốt đời và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các bậc học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã triển khai đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng sư phạm lên trình độ đại học sư phạm. Hoạt động này đã mang lại những kết quả tốt trong thực tiễn. Tuy vậy, vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo liên thông bậc đại học. Bài viết này đề xuất các giải pháp cụ thể để góp phần hoàn thành tốt sứ mạng đào tạo giáo viên của Trường. Từ khóa: liên thông, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, giải pháp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Ngoài hệ đại học chính quy, trường đã và đang triển khai đào tạo đại học liên thông, văn bằng hai. Những loại hình đào tạo này góp phần đáng kể trong việc đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên từ trình độ cao đẳng sư phạm lên trình độ đại học sư phạm. Đối với hình thức đào tạo đại học liên thông, Trường Đại học Sư phạm Huế đã có kinh nghiệm tổ chức đào tạo từ thập niên 90 của thế kỷ XX dưới tên gọi đại học chuyên tu và đã cung cấp cho xã hội hơn 30 nghìn giáo viên. Những thành tựu đạt được rất nhiều và đã được các Sở giáo dục và đào tạo đánh giá cao. Tuy vậy, trong quá trình triển khai đào tạo vẫn còn có những bất cập cần khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ/TW. Bài viết này trình bày những kết quả khảo sát thực trạng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên thông tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Để đánh giá thực trạng đào tạo đại học liên thông tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên và học viên đang theo học các lớp liên thông của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế tại 5 cơ sở đặt lớp: Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Trường Đại học Đồng Nai, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu và Trường Đại học An Giang. Số lượng khảo sát bao gồm: - Giảng viên và cán bộ quản lý: 52 người 116 TÔN THẤT DỤNG và cs. - Học viên đang theo học: 179 người theo học các ngành: Vật lý, Sinh học, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm Non và Kỹ thuật công nghiệp. - Phiếu hỏi ý kiến của giảng viên và cán bộ quản lý gồm 53 câu hỏi và phiếu hỏi ý kiến học viên gồm 46 câu hỏi liên quan đến các phương diện cần khảo sát. Số liệu khảo sát được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS 19.0 để cho kết quả về thực trạng đào tạo đại học liên thông tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ Từ năm 2008 Trường Đại học Sư phạm Huế triển khai đào tạo đại học liên thông theo Quyết định số 06/2008/BGD&ĐT ngày 13/2/2008 quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học và đến ngày 25 tháng 12 năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng đại học thay thế cho Quyết định 06/2008/QĐ-BGDĐT. Những thay đổi trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo có tác động mạnh đến quá trình tổ chức đào tạo liên thông của Trường. Dưới đây là kết quả khảo sát trên một số phương diện mà chúng tôi quan tâm: 3.1. Về tuyển sinh Bảng 1. Số lượng học viên đại học liên thông tuyển sinh từ 2012 đến 2014 của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế TT Cơ sở đặt lớp Tuyển sinh 2012 Tuyển sinh 2013 Tuyển sinh 2014 1 CĐSP Quảng Trị 134 212 35 2 TTGDTX Quảng Trị 54 0 54 3 CĐSP Thừa Thiên Huế 667 224 208 4 CĐSP Nha Trang 364 379 172 5 CĐCĐ Bình Thuận 234 0 134 6 Đại học Đồng Nai 149 0 0 7 CĐSP Tây Ninh 124 76 98 8 CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu 149 243 174 9 Đại học An Giang 0 43 38 Tổng cộng 1821 953 893 Số lượng tuyển sinh ngày càng giảm, nhất là sau khi thực hiện Thông tư 55/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đã có nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác tuyển sinh. Kết quả điều tra cán bộ quản lý và người học được thể hiện trong Bảng 2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG... 117 Bảng 2. Kết quả thăm dò ý kiến cán bộ quản lý - giảng viên, học viên về mức độ đáp ứng của công tác tuyển sinh T T NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG Rất kém Yếu Trung bình Tương đối tốt Rất tốt 1 Nhà trường có kế hoạch tuyển sinh rõ ràng, cụ thể CB 2,1 0 4,3 38,3 55,3 4,4 2 Kế hoạch tuyển sinh được thông báo rõ ràng, kịp thời CB 0 0 8,7 56,5 34,8 4,3 HV 0,6 3,4 11,4 31,3 53,4 4,3 3 Người học được hướng dẫn cụ thể và được tư vấn về ngành học CB 4,3 0 19,6 52,2 23,9 3,9 HV 0,6 3,4 22,2 36,9 36,9 4,1 4 Công tác tổ chức ôn tập được thực hiện nghiêm túc CB 0 2,2 15,6 66,7 15,6 4,0 HV 0,6 1,7 11,3 45,8 40,7 4,2 5 Tổ chức thi tuyển sinh công bằng và khách quan CB 0 2,1 10,6 44,7 42,6 4,3 HV 0 1,7 8,7 40,7 48,8 4,4 6 Tổ chức chấm thi và công bố điểm đúng quy định CB 2,2 0 4,3 39,1 54,3 4,4 7 Các môn thi tuyển sinh phù hợp với ngành học HV 0 0,6 9,0 40,1 50,3 4,4 * Ghi chú: CB: cán bộ quản lý, giảng viên; HV: học viên Qua số liệu điều tra cho thấy công tác tuyển sinh của trường về cơ bản được đánh giá tốt. Theo khảo sát CBQL-GV, công tác quản lý tuyển sinh đối với loại hình đào tạo liên thông hiện nay được đánh giá cao, từ 3,9 - 4,4 điểm (thang điểm 5). Điều này càng được khẳng định hơn thông qua kết quả thăm dò ý kiến học viên, công tác tuyển sinh của trường được đánh giá với 4,1 - 4,4 điểm. Tuy vậy, vẫn có 15,4% ý kiến của học viên cho rằng việc thông báo tuyển sinh chưa kịp thời; 13,6% ý kiến học viên cho rằng công việc ôn tập còn đạt mức trung bình trở xuống. 3.2. Về chương trình đào tạo Chương trình đào tạo thể hiện ở bảng 3. Kết quả cho thấy chương trình được điều chỉnh và định kỳ rà soát, hiệu chỉnh một cách mềm dẻo để phù hợp với các đối tượng học viên đã tốt nghiệp CĐSP. Theo số liệu thăm dò, có 97,9% ý kiến CBQL-GV cho rằng chương trình đào tạo được xây dựng một cách khoa học; cả học viên và CBQL-GV đều cho rằng chương trình mềm dẻo, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (97,8% ý kiến); có 97,2% ý kiến học viên cho rằng chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn; 97,2% ý kiến cho rằng cấu trúc chương trình được phân bố hợp lý; có 100% CBQL-GV được thăm dò cho rằng chương trình có định kỳ điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu thực tiễn. Tuy vậy, chương trình đào tạo đại học liên thông này vẫn còn những bất cập trong việc hình thành năng lực của người giáo viên dạy ở các bậc học. 118 TÔN THẤT DỤNG và cs. Bảng 3. Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL-GV về công tác quản lý chương trình đào tạo và ý kiến của học viên về mức độ đáp ứng của mục tiêu, chương trình đào tạo TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG Rất kém Yếu Trung bình Tương đối tốt Rất tốt 1 Chương trình đào tạo được xây dựng khoa học CB 0 2,1 14,6 62,5 20,8 4,0 2 Ngành học có mục tiêu đào tạo rõ ràng HV 0 0 12,4 36,0 51,7 4,4 3 Cấu trúc chương trình được phân bố hợp lý HV 0 2,8 14,2 46,6 36,4 4,2 4 Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đúng quy định, quy chế CB 0 2,1 6,3 60,4 31,3 4,2 5 SV được cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo HV 0 1,7 17,5 37,3 43,5 4,2 6 Kế hoạch đào tạo được công bố rõ ràng vào đầu khóa học HV 0 2,8 16,4 41,2 39,5 4,2 7 Chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo CB 0 2,1 12,8 53,2 31,9 4,1 HV 0 1,1 14,1 40,7 44,1 4,3 8 Chương trình đào tạo mềm dẻo, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp CB 0 2,2 21,7 56,5 19,6 3,9 HV 0 2,2 12,3 46,4 39,1 4,2 9 Định kỳ điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp yêu cầu thực tiễn CB 0 0 34,1 52,3 13,6 3,8 HV 0 2,8 20,7 45,3 31,3 4,1 10 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo CB 0 6,5 23,9 56,5 13,0 3,8 11 Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghiêm túc HV 0 1,8 12,4 40,2 45,6 4,3 3.3. Về tổ chức đào tạo Bảng 4. Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL-GV về mức độ đáp ứng trong công tác quản lý giảng viên và hoạt động giảng dạy NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG Rất kém Yếu Trung bình Tương đối tốt Rất tốt Xây dựng kế hoạch giảng dạy 1. Phân công, bố trí GV hợp lý, đúng chuyên ngành 0 0 8,5 57,4 34,0 4,3 2. Sự phối hợp giữa phòng chức năng và khoa chuyên môn trong phân công giảng dạy 0 4,2 16,7 45,8 33,3 4,1 Thực hiện kế hoạch giảng dạy 3. Quản lý việc thực hiện lịch trình 0 2,1 12,5 45,8 39,6 4,2 4. Quản lý việc thực hiện chương trình môn học 0 2,1 12,8 53,2 31,9 4,1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG... 119 Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên 5. Nhận thức của giảng viên về đổi mới PPDH 0 0 12,5 66,7 20,8 4,1 6. Sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học 0 0 22,9 62,5 14,6 3,9 7. Phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên 0 2,1 10,4 79,2 10,4 4,0 8. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học viên 0 2,1 35,4 50,0 12,5 3,7 9. Tăng cường khả năng tự học của sinh viên 0 4,2 41,7 39,6 14,6 3,6 10. Tổ chức dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm 6,5 32,6 30,4 28,3 2,2 2,9 11. Tổ chức hội thảo và bồi dưỡng theo chuyên đề 4,3 31,9 44,7 19,1 0 2,8 12. Vai trò của Phòng Đào tạo trong việc quản lý đổi mới PPDH 2,1 8,3 43,8 33,3 12,5 3,5 13. Phối hợp quản lý việc đổi mới PPDH 2,1 6,3 41,7 39,6 10,4 3,5 14. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 0 2,1 27,1 47,9 22,9 3,9 15. Sử dụng hiệu quả các phương tiện, TBDH 0 4,3 31,9 53,2 10,6 3,7 Theo số liệu bảng 4, công tác quản lý giảng viên và hoạt động giảng dạy được đánh giá khá cao, 100% cán bộ cho rằng việc phân công, bố trí giảng viên hợp lý, đúng chuyên ngành. Điều này cũng phù hợp với số liệu của bảng 5 khi 100% ý kiến học viên cho rằng giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt và mức độ đáp ứng của đội ngũ giảng viên đạt từ 4,2 - 4,6 điểm. Tuy nhiên, đào tạo liên thông chủ yếu được tổ chức ở các địa phương xa trường, theo hình thức cuốn chiếu nên việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học chưa được đánh giá tốt, chỉ từ 2,8 - 4,1 điểm. Bảng 5. Kết quả thăm dò ý kiến của học viên về mức độ đáp ứng của đội ngũ giảng viên và hoạt động giảng dạy NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG Rất kém Yếu Trung bình Tương đối tốt Rất tốt 1. GV nhiệt tình, quan tâm đến học viên 0,6 1,7 14,0 42,1 41,6 4,2 2. GV tôn trọng và có sự phối hợp tốt với học viên 0,6 0 11,2 41,9 46,4 4,3 3. GV có kiến thức chuyên môn tốt 0 0 4,0 33,9 62,1 4,6 4. GV thường xuyên cập nhật kiến thức mới 0 0,6 7,3 45,3 46,9 4,4 5. GV sẵn sàng giúp đỡ học viên trong học tập 0,6 1,7 15,1 36,3 46,4 4,3 6. GV đảm bảo thời gian lên lớp theo đúng quy định. 0 1,7 11,9 35,6 50,8 4,4 7. GV dạy học bằng nhiều phương pháp khác nhau 0,6 1,1 14,0 38,5 45,8 4,3 8. PPDH của GV phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học viên 0 0,6 15,1 40,2 44,1 4,3 9. GV có biện pháp tăng cường khả năng tự học của học viên 0,6 0 12,4 42,4 44,6 4,3 120 TÔN THẤT DỤNG và cs. 10. GV sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học 0,6 1,1 13,6 42,6 42,0 4,2 11. Việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học của GV đem lại hiệu quả thiết thực 0 0 14,0 40,1 45,9 4,3 Bảng 6. Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL-GV về mức độ đáp ứng của công tác quản lý học viên NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG Rất kém Yếu Trung bình Tương đối tốt Rất tốt 1. Về quản lý việc tham gia học tập trên lớp 0 4,2 37,5 50,0 8,3 3,6 2. Về quản lý hoạt động tự học 0 14,9 40,4 40,4 4,3 3,3 3. Về bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập cho SV 0 6,4 48,9 40,4 4,3 3,4 Việc tổ chức dạy học và quản lý người học đã có những hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp nên điểm số cho hoạt động này chỉ ở mức 3,3 - 3,6 điểm và còn đến 15% ý kiến đánh giá mức yếu về hoạt động quản lý hoạt động tự học của học viên. 3.4. Về kiểm tra, đánh giá Bảng 7. Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL-GV và học viên về Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG Rất kém Yếu Trung bình Tương đối tốt Rất tốt 1 Kế hoạch thi, kiểm được thông báo kế hoạch thi/kiểm tra rõ ràng CB 2,1 0 8,3 45,8 43,8 4,3 HV 0,6 1,7 14,1 35,0 48,6 4,3 2 Tổ chức thi, kiểm tra theo kế hoạch CB 2,1 0 4,3 53,2 40,4 4,3 3 Đề thi/kiểm tra phù hợp với nội dung chương trình học CB 0 4,3 10,6 55,3 29,8 4,1 HV 0 2,2 7,3 43,3 47,2 4,4 4 Đề thi đánh giá đúng trình độ sinh viên CB 0 4,2 16,7 58,3 20,8 4,0 HV 0 1,7 17,0 42,0 39,2 4,2 5 Đề thi đảm bảo tính phân hóa CB 0 4,2 25,0 52,1 18,8 3,9 6 Quản lý đề thi đúng nguyên tắc CB 2,1 0 8,3 41,7 47,9 4,3 7 Tổ chức coi thi, giám sát thi đảm bảo đúng quy chế CB 0 2,1 18,8 41,7 37,5 4,1 8 Công tác tổ chức chấm thi được thực hiện đúng quy chế CB 2,1 0 4,2 52,1 41,7 4,3 9 Kỳ thi/kiểm tra được tổ chức nghiêm túc, khách quan, công bằng HV 0 1,2 9,2 40,5 49,1 4,4 10 Công tác đánh giá, xếp loại kết quả học tập của sinh viên CB 0 2,1 8,3 52,1 37,5 4,3 11 Thi/kiểm tra được đánh giá bằng HV 0 0,6 17,8 34,5 47,1 4,3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG... 121 nhiều hình thức khác nhau 12 Điểm thi, kiểm tra được công bố kịp thời, chính xác HV 1,7 7,3 27,7 29,4 33,9 3,9 13 Việc giải quyết khiếu nại kết quả học tập được thực hiện nghiêm túc HV 0,6 6,9 23,6 27,6 41,4 4,0 14 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý kiểm tra đánh giá CB 0 2,1 12,8 70,2 14,9 4,0 Công tác kiểm tra, đánh giá thời gian qua đã được nhà trường quan tâm thực hiện nghiêm túc, khánh quan và đúng qui chế. Theo khảo sát, công tác này được cả học viên và cán bộ đánh giá cao, tuy nhiên cần quan tâm hơn đến tính phân hóa của để thi để đánh giá chính xác năng lực của người học. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 4.1. Tăng cường quảng bá tuyển sinh và bảo đảm chất lượng đầu vào Để đa dạng hóa các hoạt động đào tạo góp phần nâng chuẩn giáo viên từ trình độ cao đẳng sư phạm lên trình độ đại học sư phạm trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác tuyển sinh. Hiện nay, người học chưa tiếp cận đầy đủ với các thông tin tuyển sinh nên không nắm bắt cơ hội học tập theo phương thức đào tạo liên thông. Việc quảng bá tuyển sinh phải thực hiện bài bản, chuyên nghiệp để hạn chế việc nhiễu thông tin. Trong công tác tuyển sinh cũng cần chú ý đến chất lượng đầu vào. Nếu thu hút được những học viên có năng lực tham gia đào tạo thì chắc chắn chất lượng sẽ được nâng cao và đáp ứng chuẩn đầu ra của các ngành học. 4.2. Chuẩn hóa chương trình đào tạo theo hướng nâng cao phẩm chất và năng lực của người giáo viên Chương trình đào tạo giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chương trình là sự cụ thể hóa chuẩn đầu ra của các bậc học, ngành học. Trong một thời gian dài, chương trình đào tạo đại học được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung nên chủ yếu quan tâm đến những kiến thức cần trang bị cho người học mà ít quan tâm đến kỹ năng và năng lực hoạt động trong thực tiễn hành nghề sau khi tốt nghiệp. Chương trình còn mang tính hàn lâm, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Việc xây dựng lại chương trình đào tạo đại học chính quy nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 phải thực sự tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học, quan tâm đến chuẩn đầu ra và cũng như chuẩn nghề nghiệp của giáo viên các bậc học. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo đại học liên thông là chương trình đào tạo chính quy hiện hành, vì vậy, nếu làm tốt chương trình đào tạo đại học chính quy và vận dụng phù hợp sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các loại hình đào tạo, đảm bảo các sản phẩm đào tạo của trường đều đáp ứng yêu cầu của xã hội. 122 TÔN THẤT DỤNG và cs. 4.3. Xây dựng kế hoạch học tập hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện học tập của người học Đối tượng học loại hình liên thông rất đa dạng, phần lớn là giáo viên đang giảng dạy ở các bậc học, nên việc học tập trung theo hình thức chính quy rất khó thực hiện, đa phần đều chọn lựa hình thức vừa làm vừa học. Thực tế cho thấy việc đào tạo giáo viên ở nước ta phải được thực hiện theo hình thức “trực diện” mới thực sự có hiệu quả. Quỹ thời gian rỗi của người học trong một năm không nhiều, do đó, kế hoạch giảng dạy phải được thiết kế hợp lý, khoa học, không dồn ép để người học có điều kiện tiếp thu và “tiêu hóa” những kiến thức và kỹ năng mới. Đối với loại hình này trường chủ yếu triển khai đào tạo trong các tháng hè, trong khi thời gian làm việc của giảng viên trường đại học và giáo viên ở trường phổ thông đang có nhiều chênh lệch. Kỳ thi phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học cũng đang có những thay đổi nên để có kế hoạch tổ chức dạy học phù hợp cần phải được nghiên cứu để tạo ra sự thống nhất chung. Cũng cần đa dạng hóa nguồn giảng viên tham gia dạy đại học liên thông để có thể chủ động, linh hoạt trong tổ chức dạy học trên cơ sở lấy quyền lợi của người học làm chính. Để đạt được điều đó cần thực hiện quyết liệt hơn nữa chủ trương mỗi môn học phải có ít nhất hai giảng viên có thể tham gia giảng dạy, ngoài ra, có thể mời giảng viên đủ chuẩn ở các đơn vị khác tham gia giảng dạy để kế hoạch đào tạo thực hiện đúng tiến độ. Kế hoạch đào tạo đại học liên thông không nên kéo dài quá 2 năm vì ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của giáo viên ở các trường phổ thông. 4.4. Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá để đảm bảo chất lượng đào tạo Đào tạo đại học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học thường tổ chức ở các đơn vị ngoài trường nên việc quản lý chất lượng đào tạo phải được quan tâm thường xuyên và phải có các biện pháp quản lý thích hợp. Thực tế cho thấy nếu muốn giữ uy tín trong đào tạo thì phải coi trọng khâu kiểm tra, đánh giá. Hiện nay, đối với loại hình đào tạo đại học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học chúng ta đang áp dụng Quyết định 36/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2007. (Quy định này vẫn tổ chức đào tạo theo hình thức niên chế trong khi chương trình đại học chính quy đã đào tạo theo học chế tín chỉ nên có độ vênh nhất định). Theo đó, sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải: a) tham dự ít nhất 75% số tiết thực tế quy định cho từng học phần; b) làm đầy đủ các bài thực hành, bài tập, thí nghiệm, tiểu luận, bài tập lớn, thiết kế đồ án. Những quy định chặt chẽ này theo chúng tôi là cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc đánh giá điểm học phần bao gồm hai thành tố: điểm quá trình và điểm thi học phần. Tỷ trọng các phần này theo quy định của trường là 3/7. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều giảng viên không xem trọng việc đánh giá quá trình, chủ yếu chỉ thực hiện một bài kiểm tra đơn giản. Điều này dẫn đến kết quả số sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi chiếm tỷ trọng khá lớn và cũng không đồng đều ở các ngành học. Đây là điều cần phải phân tích kỹ để có những khuyến cáo đối với các khoa có tham gia đào tạo đại học liên thông. Việc tổ chức thi cuối học phần được triển khai theo hình thức thi tập trung và cũng đạt được những kết quá khá tốt. Trước đây, khi đào tạo đại học chuyên tu trường đã xây dựng NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG... 123 và sử dụng ngân hàng đề thi để đánh giá chất lượng dạy học các học phần, góp phần hạn chế sự tùy tiện của giảng viên trong quá trình dạy học, đồng thời đánh giá được những kiến thức và kỹ năng mà người học tiếp thu được. Tuy vậy, do đề thi vẫn coi trọng kiến thức nên năng lực của người học theo chuẩn đầu ra vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, chương trình đào tạo đại học liên thông đang tiếp tục có những thay đổi nên chúng ta chưa hiệu chỉnh ngân hàng đề thi. Chúng tôi cho rằng cần tiếp tục bổ sung, hiệu chỉnh ngân hàng đề thi để quản lý tốt hơn chất lượng đào tạo trong điều kiện loại hình vừa làm vừa học được tổ chức tại các tỉnh. Cũng cần nói thêm là mặc dù áp dụng chương trình đào tạo đại học chính quy vào đào tạo liên thông nhưng chúng ta vẫn phải thực hiện Quyết định 36/2007/QĐ-BGDĐT nên vẫn tổ chức thi tốt nghiệp cuối khóa. Việc tổ chức thi tốt nghiệp một mặt đảm bảo quy chế nhưng quan trọng hơn là góp phần quản lý chất lượng đầu ra đối với các ngành học. Tất nhiên, để đảm bảo chất lượng đầu ra chúng ta phải làm tốt hơn công tác ra đề, coi thi và chấm thi tốt nghiệp. Chất lượng đầu ra phải là mối quan tâm hàng đầu nếu muốn đảm bảo thương hiệu của trường trong đào tạo giáo viên các bậc học. 5. KẾT LUẬN Đào tạo đại học liên thông cho phép người học có thể chuẩn hóa trình độ của mình theo yêu cầu của chuẩn giáo viên các bậc học. Đây cũng là hình thức giúp giáo viên có cơ hội cập nhật những thông tin mới liên quan đến ngành học. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã không ngừng cải tiến công tác dạy và học, tuyển sinh và kiểm tra đánh giá môn học. Những kết quả đạt được góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các bậc học. Tuy nhiên, để việc tổ chức dạy và học mang lại những kết quả tích cực hơn đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để có các hình thức phù hợp với thực tế và điều kiện tham gia học tập của người học. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo là phương châm để tạo ra sự bền vững của phương thức đào tạo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quyết định số 36/2007/QĐ BGDĐT ngày 28/06/2007 Ban hành Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học. Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quyết định số 43/2007/QĐ BGDĐT ngày 15/08/2007 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Hà Nội. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Quyết định số 06/2008/QĐ BGD ĐT ngày 13/12/2008 Ban hành Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Hà Nội. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Thông tư số 55/2012/TT –BGDĐT ngày 25.12.2012 Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng đại học. Hà Nội. [5] Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (VUN) (2009). Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học lần thứ nhất, Đà Nẵng. [6] Nguyễn Hữu Hảo (2014). Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo liên thông trình độ đại học ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Huế. 124 TÔN THẤT DỤNG và cs. Title: PROPOSED SOLUTIONS IN ENHANCING QUALITY OF UNDERGRADUATE TRAINING WITH INTER - COLLEGE PROGAM AT HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION Abstract: Implementing the motto "studying for life" and contributing to improve the quality of professors of all levels, the College of Education - Hue University has developed an interacted training program ranging from college to university levels. This in fact has yielded very excellent results. However, there are still some problems that needed to be resolved in order to improve the quality of professor training based on the interacted training method at university level. This article suggests specific solutions, contributing to accomplishing the professor training mission of our university. Keywords: inter-college program, Hue University’s College of Education, solutions TS. TÔN THẤT DỤNG NGÔ NGỌC ĐÔNG THẢO QUÁCH HÒA BÌNH Phòng Đào tạo Đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế ThS. NGUYỄN HỮU HẢO Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_461_tonthatdung_nguyenhuuhao_quachhoabinh_ngongocdongthao_16_ton_that_dung_0693_2020386.pdf
Tài liệu liên quan