Nho giáo với tư cách là một tôn giáo

I - Nho giáo có phải là tôn giáo? 1. Nho giáo có phải là tôn giáo hay không đã là vấn đề tranh cãi hàng thế kỷ nay ở Trung Quốc. ngoài ý nghĩa học thuật còn là vấn đề tình cảm. Khi bắt buộc phải đối diện với phương Tây văn minh và nền văn minh đó được coi là gắn liền với Ki tô giáo, một tôn giáo ; người ta đưa Nho giáo ra để đối lập và nói Nho giáo cũng là một tôn giáo. Khi vai trò của tôn giáo trong sự phát triển xã hội bị chối bỏ : tôn giáo là thuốc phiện, người ta lại chứng minh Nho giáo là tư tưởng triết học, không phải là tôn giáo. Đằng sau sự khác nhau đó là một thái độ dựa tuổi tác và tình cảm : lòng tự hào về truyền thống văn hoá phương Đông. Thực ra những quan niệm về triết học, khoa học, tôn giáo trong hệ thống tư tưởng phương Đông và phương Tây không phải là đồng nhất. Nói Nho giáo là tôn giáo hay không là tôn giáo cũng phải chiếu cố đến thực tế không giống nhau đó. Và hơn thế cũng cần phải vượt ra ngoài tình cảm chủ quan của tầng lớp Nho sĩ. 2. Nho giáo từ khi ra đời cho đến trong suốt thời gian tồn tại là một học thuyết, học thuyết chính trị - đạo đức. Ra đời vào thời Xuân thu - Chiến quốc cực loạn ly, Nho giáo là một học thuyết chống loạn cứu đời, mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa của thời đại. Loạn ly theo Khổng Tử là do con người ham muốn giàu sang, không bằng lòng với cái mình có, muốn ngoi lên giành giật cho nhiều hơn, cho nên sẵn sàng giết cha, giết vua để chiếm đoạt. Lòng tham, dục vọng dẫn đến tranh giành, kiện tụng, chiến tranh, phá hoại sự hoà mục, sự ổn định và trật tự, hình ảnh một xã hội lý tưởng. Muốn chống loạn cứu đời, Nho giáo đề xuất phương án tổ chức xã hội va cai trị tốt, đồng thời chăm lo giáo hoá con người chu đáo. Muốn cai trị tốt, cần thiết lập một xã hội có trật tự trên dưới phân minh, sống hoà mục ổn định, an cư lạc nghiệp và ít xáo trộn. Nước hay thiên hạ phải quy về một mối, có người cầm đầu. Ra đời ở một đất nước có tổ chức, tôn tộc phát triển thành truyền thống lâu đời, Nho giáo lấy mẫu hình gia đình để hình dung thế giới và coi sự êm ấm gia đình (cha từ, con hiếu, anh em, vợ chồng hào thuận) là mẫu mực của xã hội lý tưởng. Cho nên, Nho giáo chủ trương một ông vua toàn quyền, làm chủ mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, tư pháp, tôn giáo. Vua là cha của cả nước (và quan cũng là cha mẹ của dân). Với tư cách chao mẹ, vua có trách nhiệm sắp xếp vị trí (phân vị) và phân phối quyền lợi cho mọi người (quan và dân) và mọi người quan hay dân, theo phận vị mà có quyền lợi và có trách nhiệm. Phải tôn trọng mệnh vua, trật tự đã lập theo phận vị, không được tranh giành quan hệ giữa mọi người được quy thành nghĩa, thành lễ và mọi người phải sống theo nó. Nghĩa và lễ quan trọng hơn luật pháp. Cho nên, cách cai trị tốt nhất là cai trị bằng đức, người cầm quyền có đức, làm gương và có ơn với dân, được lòng dân, cai trị bằng lễ, bằng văn, tức là bằng lễ nhạc chứ không phải bằng bạo lực, bằng hình phạt.

doc8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nho giáo với tư cách là một tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nho giáo với tư cách là một tôn giáo I - Nho giáo có phải là tôn giáo? 1. Nho giáo có phải là tôn giáo hay không đã là vấn đề tranh cãi hàng thế kỷ nay ở Trung Quốc. ngoài ý nghĩa học thuật còn là vấn đề tình cảm. Khi bắt buộc phải đối diện với phương Tây văn minh và nền văn minh đó được coi là gắn liền với Ki tô giáo, một tôn giáo ; người ta đưa Nho giáo ra để đối lập và nói Nho giáo cũng là một tôn giáo. Khi vai trò của tôn giáo trong sự phát triển xã hội bị chối bỏ : tôn giáo là thuốc phiện, người ta lại chứng minh Nho giáo là tư tưởng triết học, không phải là tôn giáo. Đằng sau sự khác nhau đó là một thái độ dựa tuổi tác và tình cảm : lòng tự hào về truyền thống văn hoá phương Đông. Thực ra những quan niệm về triết học, khoa học, tôn giáo trong hệ thống tư tưởng phương Đông và phương Tây không phải là đồng nhất. Nói Nho giáo là tôn giáo hay không là tôn giáo cũng phải chiếu cố đến thực tế không giống nhau đó. Và hơn thế cũng cần phải vượt ra ngoài tình cảm chủ quan của tầng lớp Nho sĩ. 2. Nho giáo từ khi ra đời cho đến trong suốt thời gian tồn tại là một học thuyết, học thuyết chính trị - đạo đức. Ra đời vào thời Xuân thu - Chiến quốc cực loạn ly, Nho giáo là một học thuyết chống loạn cứu đời, mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa của thời đại. Loạn ly theo Khổng Tử là do con người ham muốn giàu sang, không bằng lòng với cái mình có, muốn ngoi lên giành giật cho nhiều hơn, cho nên sẵn sàng giết cha, giết vua để chiếm đoạt. Lòng tham, dục vọng dẫn đến tranh giành, kiện tụng, chiến tranh, phá hoại sự hoà mục, sự ổn định và trật tự, hình ảnh một xã hội lý tưởng. Muốn chống loạn cứu đời, Nho giáo đề xuất phương án tổ chức xã hội va cai trị tốt, đồng thời chăm lo giáo hoá con người chu đáo. Muốn cai trị tốt, cần thiết lập một xã hội có trật tự trên dưới phân minh, sống hoà mục ổn định, an cư lạc nghiệp và ít xáo trộn. Nước hay thiên hạ phải quy về một mối, có người cầm đầu. Ra đời ở một đất nước có tổ chức, tôn tộc phát triển thành truyền thống lâu đời, Nho giáo lấy mẫu hình gia đình để hình dung thế giới và coi sự êm ấm gia đình (cha từ, con hiếu, anh em, vợ chồng hào thuận) là mẫu mực của xã hội lý tưởng. Cho nên, Nho giáo chủ trương một ông vua toàn quyền, làm chủ mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, tư pháp, tôn giáo. Vua là cha của cả nước (và quan cũng là cha mẹ của dân). Với tư cách chao mẹ, vua có trách nhiệm sắp xếp vị trí (phân vị) và phân phối quyền lợi cho mọi người (quan và dân) và mọi người quan hay dân, theo phận vị mà có quyền lợi và có trách nhiệm. Phải tôn trọng mệnh vua, trật tự đã lập theo phận vị, không được tranh giành quan hệ giữa mọi người được quy thành nghĩa, thành lễ và mọi người phải sống theo nó. Nghĩa và lễ quan trọng hơn luật pháp. Cho nên, cách cai trị tốt nhất là cai trị bằng đức, người cầm quyền có đức, làm gương và có ơn với dân, được lòng dân, cai trị bằng lễ, bằng văn, tức là bằng lễ nhạc chứ không phải bằng bạo lực, bằng hình phạt. Thiết lập một tổ chức tốt cũng không quan trọng bằng giáo hoá tốt. Cần phải đào tạo con người để thực hiện thể chế tốt. Cho nên, Nho giáo hết sức cường điệu tu thân và giáo hoá, hết sức đền cao luân lý. Luân lý Nho giáo nhằm đào tạo con người thích hợp với thể chế lấy gia đình, họ hàng làm nền tảng và nếp sống trong một xã hội tổ chức giống gia đình. Cho nên, đức tính gốc là hiếu đễ. Suy từ đó ra mà kính trọng người trên, và trung với vua. Trong quan hệ với người khác thì giữ gìn lễ nghĩa, biết nhường nhịn, không tranh giành, khiêm tốn, cẩn thận. Chỗ phân biệt con người với cầm thú là ở chỗ có đức mà căn bản của đức là nhân nghĩa. Con người là con người của cộng đồng cho nên sống vì cái chung (gia đình, họ hàng, làng nước) chống lại việc mưu lợi riêng. Nghĩa đối lập với lợi, nhân đi ngược lại với làm giàu. Mỗi một người, cao nhất là thiên tử, thấp nhất là dân thường, ai cũng phải tu dưỡng đạo đức như vậy. Chức trách của nhà nước chủ yếu cũng là giáo dục con người đạt đến có đức như vậy. Nho giáo là một tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa, là một học thuyết chính trị đạo đức. Với những chủ trương vừa kể, các nhà nho tin tưởng có thể thực hiện được một xã hội trị bình – hoà mục, ổn định, trật tự và đưa con người trở về với cái "thiện" vốn là bản tính của con người. Học thuyết Nho giáo ở thời kỳ khởi thuỷ không có nhiều ý vị triết học. Về sau trong khi tranh luận với các học thuyết đối địch, nhất là với Đạo gia và Phật giáo, Nho giáo mới xây dựng siêu hình học, mới thành triết học. Và cũng trong quá trình phát triển đó, Nho giáo mới thành tôn giáo. 3. Học thuyết Nho giáo không phải là một sáng tạo mà là một sự tổng kết lịch sử, lịch sử thời Ân - Chu. Khổng Tử tự hào là có ham thích cổ (hiếu cổ) và coi việc làm của mình là nói lại chứ không sáng tác cái mới (thuật nhi bất tác). Vì lẽ đó, trong thời Xuân thu – Chiến quốc là thời đại đổi thay kịch liệt, Nho giáo thất thế. Nhưng từ khi Hán Vũ Đế (140 - 87 trước Công nguyên) xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế và nghe lời Đổng Trọng Thư (197 - 107 trước Công nguyên) "bài truất bách gia, độc tôn Nho thuật" thì Nho giáo thành công cụ ý thức hệ của chế độ chuyên chế, kéo dài từ đời Hán cho mãi đến đầu thế kỷ XX, không chỉ ở Trung Quốc mà còn được cả các nước Đông á học theo nữa. Gắn bó với chế độ chuyên chế, Nho giáo không mất đi nội dung là học thuyết chính trị - đạo đức, nhưng mang thêm hình thức tôn giáo. Hình thức tôn giáo đó được thể hiện ở ba mặt : - Sách vở thánh hiền được coi là kinh điển thiêng liêng. - Nội dung học thuyết được thần học hoá. - Các nhà tư tưởng Nho giáo được thần hoá, sắp xếp thành đạo thống, được thờ phụng trong văn miếu. 4. Người làm cho Nho giáo thành có nội dung thần học là Đổng Trọng Thư, bậc đại nho đời Hán. Ông đề xướng thuyết "thiên nhân hợp nhất", "thiên nhân cảm ứng (hay tương dữ)" coi con người và Trời giống nhau về hình thể. Trời có 365 ngày, người có 365 đốt xương. Trời và người giống nhau về tình cảm, giống nhau về quy luật. Trời là một vũ trụ lớn, người là một vũ trụ nhỏ. Quyền vua là do Trời trao. Vua là người trung gian, là gạch nối giữa Trời và người. Trời là cha chung, chi phối cõi người, kiểm soát hành vi của vua. Trời ra những tai dị (bão, lụt, dịch bệnh,…) để cảnh cáo và những điềm lành để khuyến khích tuỳ theo việc làm tốt hay xấu của vua. Tam cương ngũ thường được xác định là nền tảng đạo đức, theo Đổng Trọng Thư là có nguồn gốc từ Trời. Từ đời Hán, mười ba cuốn sách được coi là "kinh" có đạt chức bác sĩ để dạy. Chữ và nghĩa của kinh được xác định chính thức. Những chỗ có nghi vấn thì nhà vua đích thân chủ trì thảo luận để quyết định cách hiểu. Việc nhà nước thờ cúng Khổng Tử như một vị thánh, một bậc vua chúa không trị vì cũng bắt đầu từ đời Hán (Hán Cao Tổ năm thứ 12). Coi Nho giáo là do một hệ thống các vị thánh truyền thừa thì đã có từ Mạnh Tử nhưng đến Hàn Dũ (768 - 824) mới đề xướng "đạo thống" để đối lập với Phật giáo và Đạo giáo. Về mặt tư tưởng, tống Nho phát triển Nho giáo theo hướng triết học chứ không phải là tôn giáo. Nhưng cả ở ba phương diện nói trên Lý học hay Tâm học đều không thay đổi khuynh hướng tôn giáo hoá có từ đời Hán. Đã có nghi ngờ, đã suy luận theo tính, nhưng Lý, Tính và Tâm của họ tuy đã không còn thô thiển như thuyết Thiên Mệnh xưa, vấn không phải là nằm trong một quan hẹ Trời và người thần bí. 5. Trong tư tưởng Nho giáo có hai mặt trái ngược nhau. Một mặt làm người ta coi nó là phi tôn giáo, thậm chí là vô thần, và mặt khác đưa nó phát triển thành tôn giáo. Mặt thứ nhất bắt nguồn từ chủ trương của Khổng Tử "kính quỷ thần nhi viễn chi" đối với quỷ thần thì tôn kính nhưng xa lánh và từ mấy câu nói khác của Khổng Tử. Thứ nhất là câu trả lời Tử Lộ "chưa biết thờ người thì sao biết thờ quỷ thần… chưa biết sống thì làm sao biết chết". Câu thứ hai là "không phải quỷ thần của mình mà cũng cúng tế là xiểm nịnh". Kế thừa truyền thống tư tưởng của Tây Chu, Khổng Tử cũng chủ trương trọng đức, trọng lễ, trọng văn, tức là trông cậy vào sức con người chứ không trông cậy vào sự phù trợ của quỷ thần như thời Ân. Nho giáo vốn không khuyến khích tín ngưỡng và cầu phúc. Nhưng mặt khác, Nho giáo và chính Khổng Tử cũng lại tin có Trời, có thiên mệnh (Chết sống có Mệnh, giàu sang tại Trời) thừa nhận có linh hồn, có quỷ thần, nhất là linh hồ tổ tiên. Cho nên Nho giáo đặc biệt coi trọng việc tế tự. Chỉ có điều, mỗi người chỉ thờ cúng linh hồn (quỷ) thuộc về mình (kỳ quỷ) tức là thờ Trời Đất, núi sông, dân thờ cha mẹ, tổ tiên theo phận sự. Việc thờ cúng như vậy là để tỏ lòng biết ơn (trí hiếu), chứ không nhằm vụ lợi tức là nhờ quỷ thần che chở ban phúc. Nho giáo không phải vô thần mà cũng không phải là tôn giáo truyền bá đức tin và hướng về thế giới bên kia, chờ mong hạnh phúc sau khi chết. Nhưng trong thực tế hàng chục thế kỷ, nó vấn tồn tại như một tôn giáo, nhất là khi chế độ quân chủ chuyên chế có ý thức sử dụng Nho giáo như một công cụ tôn giáo để cai trị, bên cạnh chính quyền và quân đội. Nho giáo tồn tại như một tôn giáo với những cơ sở thực tế : - Nền văn minh nông nghiệp với xu hướng tôn giáo đa thần. - Thể chế tập trung chuyên chế trên cơ sở làng họ phân tán cùng với truyền thống tôn tộc lâu đời. Và trong tình hình đó, nhà nước xã hội đã thần hoá thánh hiền, biến Nho giáo từ là một học thuyết chính trị đạo đức thành một tôn giáo cũng có đủ kinh điển, thần điện, thánh địa và mọi nghi thức thờ cúng. II - Nho giáo là cái chính, biểu hiện văn hoá, chi phối sự phát triển của tam giáo. một hình thức tôn giáo Đông Á 1. ở Việt Nam cũng như các nước Đông á khác không chỉ có Nho giáo. Bên cạnh Nho giáo còn có đạo giáo và Phật giáo – cả ba gọi chung là Tam giáo, đối với Trung Quốc là thổ sản, nhưng đối với Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam là ngoại lai, du nhập từ Trung Quốc. Phật giáo được Trung Quốc du nhập từ ấn Độ là một tôn giáo lớn ảnh hưởng toàn thế giới. Khi vào Trung Quốc phải trải qua vài thế kỷ dung hợp với tư tưởng Lão - Trang, hình thành tông phái mới là Thiền Tông mới bắt rễ được vào đất mới. Đạo giáo là một tôn giáo hoàn toàn Trung Hoa, bắt nguồn từ triết học Lão - Trang (cũng gọi là Đạo gia) thành một tôn giáo chống đối của nông dân, có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc nhưng khi truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam thì biến dạng, mang hình thức dân tộc. Nói là bắt nguồn từ Lão - Trang nhưng quan hệ giữa Triết học Đạo gia với Đạo giáo là cực mỏng manh, ngoại trừ việc tôn Lão Tử và Trang Tử thành Thái thượng Lão Quân và Nam Hoa Chân nhân ! Về tư tưởng triết học, Phật giáo và Đạo gia đối nghịch với tư tưởng Nho gia, về tôn giáo, Phật Đạo cũng có định hướng khác. Phật giáo coi cõi đời là bể khổ, chủ trương xuất thế giải thoát, tìm cõi cực lạc Niết bàn. Niết bàn là Tây phương tịnh thổ, tức là có một cõi nào đó trong thế giới hay chỉ là ở trong tâm mình thì vẫn là không phải cõi đời này. Cách biện giải con người, cõi đời, thế giới và con đường giải thoát của Phật giáo là một hệ thống tư tưởng cao sâu, tinh vi, không cần đến thần linh. Nhưng để tìm đường giải thoát, tín đồ Phật vẫn phải xuất gia tu hành, phải tụng niệm, phải theo giới luật, phải cúng tế,… Phật giáo từ là triết học thành một tôn giáo. Và về mặt phương pháp tu dưỡng, tu hành, Phật giáo cũng để lại một kho tàng kinh nghiệm phong phú. Tư tưởng Lão - Trang (hay Đạo gia) vốn ra đời để đối lập với tư tưởng Nho gia, đề cao Tự nhiện và Vô vi, là chống lại chính trị, đạo đức, lễ nghĩa những cái con người (thánh vương của Nho gia) đặt thêm vào tự nhiên mong làm cho nó tốt đẹp hơn. Theo họ làm thế chỉ là tàn phá tự nhiên, làm hại con người. Lão Tử và Trang Tử hình dung một thế giới cự kỳ rộng lớn trong không gian vô tận, thời gian vô cùng với vạn vật luôn luôn biến hoá - tức là bao la và phong phú chứ không chỉ chú ý cõi người như Nho gia, Trong thế giới đó có nhiều người , nhiều vật kỳ quái, nhưng không có thần linh hay thần linh cũng chỉ là một vật nào đó, và con người sống tự nhiên, không cần đến thần linh. Đạo giáo là một tôn giáo, tin thần linh, ra đời mấy thế kỷ sau, không phải để thực hiện triết học Đạo gia. Chỗ gặp gỡ có lẽ chỉ là thái độ chống đối chính trị, đạo đức, lễ giáo của giai cấp thống trị. Nếu Nho giáo tổng kết văn hoá truyền thống từ phần bên trên, phần gắn với tầng lớp thống trị như chính trị, đạo đức, lễ nhạc thì Đạo giáo cũng tổng hợp văn hoá truyền thống nhưng là phần gắn bó với nhân dân, với toàn xã hội : tín ngưỡng, phong tục, phương kỹ (bói toàn, bùa chú, chữa bệnh) nhất là những mơ ước hạnh phúc, công bằng, hoà bình. Vì tính tổng hợp đó mà giáo nghĩa của Đạo giáo hỗn tạp, không chặt chẽ. Đạo giáo là một tôn giáo coi trọng sinh mệnh, sự sống, không thoát ly, mà ngược lại, coi lý tưởng là trường sinh bất tử, thành tiền, sống vui vẻ mãi mãi. Đó là một tôn giáo đa thần, vật linh. Không những trong cõi trời, cõi đất đều có thần mà các khí quan, thân thể con người cũng có thần. Đạo giáo kết tạp mọi loại thần linh từ Trời, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, mây mưa cho đến thần núi, thần sông, thần cây, thần đá và đủ thứ quỷ thần theo tín ngưỡng dân gian và sắp xếp thành một phổ hệ nhhiều tầng lớp. Trong cái thế giới mà tự nhiên, xã hội và con người là nhất thể, cùng nguồn gốc, cùng kết cấu, và thông cảm lẫn nhau, thì uy lực của thần linh với con người không lớn. Không những "mệnh ta do ta, không thuộc trời đất" (Tây thăng kinh) mà con người bằng bùa chú có thể sai khiến cả thần linh làm theo ý mình. Trong cung quán của Đạo giáo, các đạo sĩ cũng có phục sức riêng, cũng theo thanh quy, giới luật, cũng có nghi thức thờ cúng – một phần quan trọng là theo Phật giáo – nhưng hướng tu luyện của đạo sĩ thì hoặc là theo đuổi thuật phù chú, hoặc là theo đuổi thuật luyện đơn và nói chung là rèn luyện thuật ăn uống, quả dục, khí công, võ thuật cho đến cả phòng trung thuật, dùng đơn đỉnh – những phương thuốc bí truyền làm xương thịt giữ mãi sức sống – Mục đích tu luyện của Đạo giáo là nhằm tăng sức mạnh do "khí, tinh và thần" làm cho con người trường sinh, thành tiên và bất tử. Họ cũng có hình dung một "tiên cảnh" rất hấp dẫn. Nhưng cõi tiên không phải ở ngoài thế giới (tuy thế giới không chỉ chật hẹp là thế giới trước mắt mà Nho gia hình dung là nhà, nước và thiên hạ) và cũng không phải chờ sau khi chết mới được biết đến. Vào quãng thế kỷ thứ II, cuối đời Hán ở Trung Quốc đã đủ mặt Tam giáo : Nho, Đạo, Phật. Ba tôn giáo khác nhau, tồn tại song song cho đến thế kỷ XX, không ngừng tác động lẫn nhau, thấm vào nhau và gây ra những biến đổi trong từng tôn giáo. 2. Tam giáo tồn tại song song lúc đầu không phải dễ êm thấm. Tâm thức Trung Hoa và tâm thức ấn Độ không giống nhau. Phật giáo không những xung khắc với Đạo và Nho, những hệ tư tưởng bản địa mà để truyền bá được cũng phải dựa vào những khái niệm, phạm trù của Đạo gia và Nho gia mới chuyển dịch được tư tưởng của mình. Huyền học đã thúc đẩy Phật giáo Trung Quốc hoá. Nhà nước chuyên chế với ý thức sử dụng tôn giáo để cai trị, đã trọng dụng cả Tam giáo. Nhân dân trong điều kiện của nền kinh tế nông nghiệp sản xuất tự túc theo hộ gia đình, cư trú theo họ, theo làng, không dễ lìa bỏ những tín ngưỡng cổ sơ tin Trời, tin thần linh ma quỷ, tin ở sự phù trợ của tổ tiên. Tiên, Phật cũng phải "thần" hoá cho phù hợp với họ. Sự tranh chấp giữa Nho, Đạo với Phật và giữa Nho với Phật, Đạo cuối cùng dẫn đến dung hợp để thích ứng với nhà nước chuyên chế và với tâm thức của cư dân nông nhiệp, làng họ. Về mặt lý luận, tình hình đó dẫn tới tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên", "Tam giáo hợp nhất". Cuối cùng là sự hình thành Thiền tông trong Phật giáo, Lý học và Tâm học trong Nho giáo. 3. Tam giáo không phải là đồng nguyên mà cũng không thể hợp nhất. Nhưng xu hướng dung hợp thì lại là tất yếu. Khi Phật giáo mới được truyền bá, nó bị công kích vì phá hoại trật tự : bất trung, bất hiếu, trái với tôn ty của xã hội. Dần dần, Phật giáo và cả Đạo giáo đều thay đổi : khuyến khích trung hiếu và tôn trọng trật tự xã hội. Người Trung Hoa vốn thiết thực, coi trọng hiện thế, không có nhiều hứng thú với cái huyền bí, cõi siêu hình. Niết bàn của Phật và Tiên cảnh của đạo cũng hấp dẫn nhưng quá xa vời, con đường đạt đến quá diệu vợi. Tiêu biểu cho xu hướng thiết thực, trong hiện thế, tránh xa vời xu khoát chính là tư tưởng Nho giáo. Phật giáo và Đạo giáo một mặt phải tôn trọng thể chế xã hội tổ chức theo Nho giáo (quân chủ chuyên chế, làng xã, họ, gia đình), một mặt khác phải đi theo hướng thiết thực của nó và chấp nhận nền luân lý Nho giáo (trung với vua, hiếu đễ trong gia đình, tôn kính người trên trong xã hội, khắc kỷ giữ lễ,…). Về phương diện là một học thuyết chính trị đạo đức, Nho giáo khi được đưa lên vị trí quốc giáo – ảnh hưởng đến chín trị, tổ chức xã hội, giáo dục, học thuật, văn học nghệ thuật… Nhưng Nho giáo trong quan niệm tầng lớp thống trị không chỉ là học thuật mà còn là một tôn giáo. Khi tiếp nhận thêm tư tưởng Âm dương, Ngũ hành, Nho giáo quả đã tôn giáo hoá. Chính cái Nho giáo vừa là học thuyết, vừa là tôn giáo đó đứng trong Tam giáo, chi phối sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo. Cũng không phải chỉ là đơn tuyến chi phối. Nho giáo cũng đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo, không chỉ đi theo bàn các vấn đề bản thể luận, quy luật, mà bàn cả các vấn đền Tâm, Tính, Lý, Thể, Dụng,… đưa Nho giáo thành triết học, và đồng thời cũng có màu sắc tôn giáo đậm hơn. Lý thuyết tu dưỡng của Tống Nho thực chất đã không xa cung cách tu hành của Phật Đạo. Nhưng trong hành trình từ hai phía đến gặp nhau, thì Nho giáo, đại diện cho tâm thức Trung Hoa là cái chính, cái chi phối. Từ cung cách kết hợp Tam giáo sau đời Tống, Nho giáo vẫn nắm vị trí then chốt : chính trị, tổ chức xã hội, giáo dục, học thuật. Đạo giáo và Phật giáo, tuy có lúc ảnh hưởng rộng trong nhân dân, vẫn chỉ là những tôn giáo không có vị trí quyết định sự phát triển ảnh hưởng đến tầng sâu của văn hoá. Trong tình hình như vậy, Nho, Phật, Đạo tồn tại song song, ít hiềm khích, phân công, phân vùng, sống hoà bình với nhau. Theo chúng tôi nghĩ, vấn đề Nho giáo có phải là tôn giáo hay không dầu sao cũng chỉ có ý nghĩa học lý. Còn vấn đề Nho giáo từ là một học thuyết trở thành tôn giáo và vấn đề Nho giáo định hướng cho các tôn giáo khác thích ứng với thể chế xã hội và tâm thức Nho giáo hoá thì lại có ý nghĩa rất lớn : ý nghĩa phát hiện con đường phát triển, ý nghĩa dự báo về sự phát triển tôn giáo. III - Việt nam với hình thức tôn giáo Đông Á như vậy 1. Cung cách đấu tranh và dung hợp giữa Tam giáo được trình bày ở trên xảy ra ở Trung Quốc từ đầu công nguyên đến quãng thế kỷ XIII. Việt Nam du nhập Tam giáo từ Trung Quốc vào thời gian đó, nhưng không tham gia vào cả quá trình và chịu ảnh hưởng sâu có lẽ từ đời Đường, từ thế kỷ thứ XIII. Từ đó, những biến đổi căn bản đã xảy ra trong Phật giáo (ra đời Thiền tông phái phía Nam) và cả Nho giáo (Nho giáo Đường - Tống từ hàn Dũ). Nho giáo đã xây dựng được thế chi phối Tam giáo. Việt Nam theo Nho học, theo truyền thuyết thì là từ thế kỷ II từ đời Sĩ Nhiếp, nhưng trước thế kỷ XI (thành lập Văn Miếu, Quốc Tử Giám) và có lẽ còn muộn hơn đến thế kỷ XIV, ảnh hưởng của Nho giáo còn mờ nhạt. được du nhập không chỉ là học thuyết mà cả tôn giáo, nhà nước tổ chức theo tinh thần và cả cơ chế (quan chế) Nho giáo. Xã hội được sắp xếp lại : gia đình, họ theo mô hình cửu tộc, tang tế theo lễ của Nho giáo, quan hệ làng xã và nhà nước, tôn ti trật tự trong xã hội, chế độ quân điền đều được thực hiện. Và về mặt tôn giáo, việc tế Trời, thờ cúng thần linh, thờ tổ tiên, thờ Khổng Tử và tiên hiền đều theo cách nghĩ của Nho giáo. Đáng chú ý là có những tín ngưỡng chắc đã có từ trước, nhiều nghi thức chắc trước cũng đã có. Nhưng do ảnh hưởng của Nho giáo đã được cải tạo : thờ Trời bằng tế Nam Giao ; tế cha mẹ tổ tiên theo thức bậc và lễ tiết, nghi thức để tang và cúng dỗ : thần linh được sắp xếp, phá bỏ dâm từ phong sắc cho thần linh,… Tôn giáo tín ngưỡng được thay đổi giống với Trung Quốc để thích ứng với cơ chế – xã hội cũng đã tổ chức theo lối Trung Quốc (quân chủ chuyên chế, làng - họ, gia đình với nền kinh tế tự túc và cống nạp). Sự tiếp biến văn hoá như vậy bao giờ cũng đòi hỏi một sự thích ứng, thông qua một lựa chọn, có ý thức nhiều hay ít, và do đó vẫn tồn tại những chỗ khác nhau. Trong Phật giáo Việt Nam không thấy tồn tại những phái thiên về lý luận như Thiên thai, Duy thức, Tam luận,… Trong Đạo giáo không thấy phát triển xu hướng Thần tiên. Thần diện Đạo giáo Việt Nam không đông đảo và hình như cũng còn hỗn tạp, chưa sắp xếp được thành thứ lớp chặt chẽ. Nho học cũng vậy. Về học thuật không có sự phát triển của kinh học, của cái học nghĩa lý. Mà về mặt tôn giáo, Nho giáo cũng chỉ mới gây được ảnh hưởng trong chính quyền, trong tầng lớp sĩ phu trong một số vùng văn vật. Tất nhiên việc Nho giáo được coi là quốc giáo làm cho ảnh hưởng của nó phổ biến hơn nhiều, nhưng trong thực tế, tín ngưỡng địa phương vẫn tồn tại, hoặc nguyên vẹn, hoặc cải trang dưới hình thức hợp pháp. Những điều đó cho ta biết phương hướng tiếp biến, do đặc sắc văn hoá, do trình độ phát triển của chủ thể tiếp biến nữa. 2. Nho giáo tác động đến xã hội vừa về mặt là một học thuyết nó chỉ đạo việc tổ chức nhà nước, xã hội, chỉ đạo giáo dục, khoa cử, từ đó ảnh hưởng đến luân lý, học thuật,… Chúng tôi sẽ không nói về mặt đó ở đây. Mặt tôn giáo có tác động phát huy, củng cố luân lý, làm chỗ dựa cho thể chế. Việc thờ Khổng Tử, tuy không phải là rộng khắp, nhưng được nhà nước đặc biệt coi trọng và ảnh hưởng sâu trong tầng lớp trí thức mang văn hoá dân tộc, nên gây thành một tâm lý trong việc học, trọng văn hoá, một tinh thần hiếu học, dầu nghèo khổ cũng đi học, cũng lo cho con cái đi học. Cả hai mặt cùng tạo ra một xã hội trật tự, ổn định, sống với nhau theo tình nghĩa, êm ấm. Đông thời nó cũng giáo dục con người nhân ái, trọng nghĩa, biết tự kìm chế, giữ gìn đạo đức. Cũng không nên quên cả mặt tiêu cực : sự say mê với cái khung cảnh nông thôn, xóm làng, sự gắn bó với quê hương tổ tiên, quan điểm đối lập với nghĩa, với lợi,… làm cho con người cầu an, tầm mắt hẹp, sợ mạo hiểm, khó thích ứng với cạnh tranh, với kinh tế hàng hoá, với đô thị, nên gây trở ngại cho sự nghiệp hiện đại hoá. 3. Một tác động khác cũng cần nói đến là Nho giáo hay kiểu tôn giáo Đông á đẻ ra một xu hướng tâm linh rất đặc sắc. Con người có nhu cầu ăn no mặc ấm, ở yên, vui chơi,… Ngoài nhiều nhu cầu vật chất tinh thần đó, con người cũng cần một sự an tâm khác : sự an tâm về đời sống tâm linh, sự vững vàng về tâm hồn. Với một thế giới đầy bất trắc khó hiểu mà con người hình dung chứa đầy lực lượng thần linh, nó muốn thiết lập một quan hệ thân thiện, không đối nghịch. Nó muốn tìm căn cứ cho cuộc sống, muốn có chỗ dựa linh thiêng, muốn tồn tại lâu dài trong thời gian,… ở mỗi người, ám ảnh tâm linh như vậy ít hay nhiều không giống nhau. Nhưng sự an tâm về đời sống tâm linh cũng là nhu cầu của con người . Do nhu cầu đó nảy sinh tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín, tập trung sự suy nghĩ vào thế giới thần linh, vào thế giới bên kia, quan tâm đến cái hư vô, cái vô cùng,… Nho giáo là học thuyết coi trọng con người, cõi người. Tuy vẫn thừa nhận linh hồn và thần linh nhưng Nho giáo không khuyến khích con người quan tâm nhiều quá đến quỷ thần và cuộc sống sau khi chết. Con người không phải là cái chỉ tồn tại ngắn ngủi một thời gian với thế giới linh thiêng, con người không quan hệ với một chúa sáng thế, mà quan hệ với những cha ông, tổ tiên làm cội nguồn cho con người. Trời là cha chung. Trước Trời, con người thấy gần hơn, không cảm thấy yếu đuối, bé nhỏ, tội lỗi như trước chúa sáng thế. Trời cũng theo dõi, thưởng phạt, nhưng hiếu sinh không đe doạ bằng thiên đường địa ngục và cuộc phán xét cuối cùng. Nho giáo không có quan niệm về ngày tận thế. Kinh Dịch kết thúc không ở quẻ ký tế (đã hoàn thành) mà ở quẻ vị tế (chưa hoàn thành). Con người vốn thiện, mang sẵn tính nhân nghĩa, sống với mọi người xung quanh theo tinh thần đạo đức như vậy. Tất nhiên vì tham dục con người có thể làm điều ác. Nhưng mỗi người nên tu dưỡng để giữ tính thiện, để phúc đức cho con cháu. Con người sống trong dòng giống lâu dài và giữa nhân quần, nên không cảm thấy nỗi cô đơn, sự tuyệt vọng. Họ thấy sống với bà con, chết về với cha ông và hồn quanh quẩn với con cháu. Cho nên chết không gây ra cảm giác chấm dứt, tuyệt vọng. Cũng là sự hoà đồng với Trời Đất và Người như vậy, đối với thiên nhiên, con người không có thái độ thù địch. Cái yên, cái vui như thế không khỏi là đơn giản, có phần ngây thơ. Nhưng đó là một đời sống tâm linh nhẹ nhõm. 4. Một tôn giáo như thế – chúng tôi chỉ nói về mặt là tôn giáo – không xui con người day dứt về những vấn đề của thế giới bên kia, mà lạc quan, tin ở sức mình, tin ở hiện thế. Trên chỗ đứng đó, nó khuyến khích con người chịu đựng và hướng thiện. Tín ngưỡng vật linh, đa thần là nguyên thuỷ, ngây thơ, thiếu cơ sở khoa học. Đúng như chân lý tôn giáo không phải tìm được bằng lý trí. Khoa học cũng chưa phải là vạn năng, là tất cả. Phán đoán những cái như vậy là chân lý hay không, không phải là việc của số đông, của xã hội, càng không phải là việc của nhà nước. Đó là việc của con người, con người có tự do và cần tự do. Với chúa sáng thế, con người bị đè bẹp, triết học và khoa học, dựa vào lý trí bị lấp lối. Cho nên khi lật ngược thần học thì con người được giải phóng ; khoa học và triết học giành được đất phát triển. Nhưng với một tôn giáo không chà đạp con người, không quay lưng với hiện thế, nhìn thế giới là của con người, thế giới có nguồn gốc chứ không phải vật được sáng tạo tuỳ ý Chúa thì lật ngược lại chúng ta sẽ mở đường cho cái gì ? Cũng phải nói thứ tôn giáo đó có kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết học. Nhưng phải chăng ở đây con đường phát triển của khoa học và triết học – lối thoát độc đạo của đương đại hoá - sẽ đi theo một ngả khác ? Nhiều người đặt ra vấn đề thái độ đối với Nho giáo. Một vấn đề quả có ý nghĩa thực tiễn, thời sự. Nho giáo về mặt là một học thuyết đang thành vấn đề thảo luận sôi nổi trên thế giới từ khi Nhật Bản và năm con rồng châu á hưng thịnh. Vấn đề đó chúng tôi đã có dịp bàn đến trong những bài khác. Còn về mặt Nho giáo là một tôn giáo ? Chúng tôi nghĩ nó cũng là một tôn giáo hay đã từng tồn tại như một tôn giáo. Nhưng tôn giáo đó khó coi là "thuốc phiện" của nhân dân. Vả lại vấn đề thái độ đối với nó cũng chẳng có gì là phức tạp. Nho giáo không có tổ chức giáo hội. Tuy có Văn Miếu nhưng không hương khói dâng lễ cầu phúc, người sùng bái không tự xử như tín đồ. Từ đầu thế kỷ, nó đã tan rã rồi. Cũng có thể nghĩ là nó không tồn tại như tín đồ. Nói tan rã cũng tức là nói những yếu tố của nó phân giải, không liên kết theo hệ thống như cũ, nhưng chưa phải là mất đi. Việc tin ở Trời, ở Mệnh, việc thờ cúng quỷ thần, thờ cúng tổ tiên đã tách khỏi nhau quy tụ theo hướng khác, nhập vào những hệ thống khác (vào đền, vào chùa, vào di tích văn hoá, vào nhà thờ họ,…). Chúng ta phải có thái độ theo cách kết hợp mới đó. Nếu Nho giáo chỉ là một tôn giáo cụ thể, vấn đề sẽ không có nhiều chỗ để suy xét. Nhưng nếu nhìn đó là một hình thức tôn giáo Đông á, một cung cách tín ngưỡng, một xu hướng tâm linh, thì ảnh hưởng của Nho giáo chưa phải là đã hết. Những tôn giáo đã và đang hình thành vẫn là đi theo quỹ đạo dung hợp Tam giáo. Chúng ta chủ trương tự do tín ngưỡng. Tự do tín ngưỡng đồng thời cũng đi với tách tôn giáo khỏi nhà nước, tách tôn giáo khỏi nhà trường. Nhà nước và nhà trường là của toàn dân. Đưa một tôn giáo nào đó vào công việc nhà nước và giáo dục của nhà trường là phủ nhận tự do tín ngưỡng đối với số còn lại. Nho giáo cũng cần tách khỏi nhà nước vì chính trị của Nho giáo là chính trị của kẻ tự coi là người làm cha, làm chúa và làm thầy của dân, đi ngược với đòi hỏi dân chủ hoá. Nhưng tách nhỏi nhà trường, tách khỏi giáo dục thì cũng phải suy nghĩ cẩn thận hơn. Tất nhiên nói thế là vì trong thực tế ranh giới giữa tôn giáo và học thuyết trong Nho giáo không phải bao giờ cũng rõ ràng, dễ phân biệt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNho giáo với tư cách là một tôn giáo.doc
Tài liệu liên quan