Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên hiện nay - Mai Thị Ngọc Bích

Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên. Thanh niên sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của sinh viên trong việc tự học, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết, phải hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh viên. Mỗi sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi sinh viên phải tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ. KẾT LUẬN Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, nó được các thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau giữ gìn và phát huy. Cũng như sinh viên cả nước, sinh viên Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên hiện nay đã và đang tiếp tục giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Song, do tác động của nhiều yếu tố nên vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có hệ thống các giải pháp hữu hiệu để phát huy hơn nữa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đối với sinh viên Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn tới

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên hiện nay - Mai Thị Ngọc Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mai Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 127 - 132 127 PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Mai Thị Ngọc Bích* Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việt Nam là một quốc gia dân tộc có những giá trị đạo đức truyền thống mang đậm tính nhân văn. Chính những giá trị đạo đức truyền thống này đã làm cho dân tộc Việt Nam có sức sống mãnh liệt. Do đó, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên Việt Nam là một điều cần thiết. Đối với sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, họ là những chủ nhân tương lai của đất nước, họ đang chịu sự tác động của nhiều luồng văn hóa khác nhau. Vì thế, cần giáo dục cho họ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nhằm khơi dậy và phát huy ở họ những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước; tinh thần đoàn kết và ý thức cộng động; lòng thương người; đức tính cần, kiệm sẽ là những động lực quan trọng để tạo cho sinh viên Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên có thêm ý chí vươn lên tự khẳng định mình, và đóng góp công sức vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Từ khóa: Giá trị, đạo đức, truyền thống, đạo đức truyền thống, lòng yêu nước, sinh viên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Thế hệ trẻ, trong đó có đội ngũ sinh viên, là đội tiên phong, đội hậu bị trung thành và là cánh tay đắc lực của Đảng. Chính vì vậy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm, chăm lo, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ nhất là đội ngũ sinh viên, để họ trở thành những người có đủ đức, đủ tài, có thể gánh vác được tương lai của Tổ quốc, của dân tộc. Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì sức mạnh của thanh niên sinh viên cần phải phát huy hơn bao giờ hết. Một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh của thanh niên sinh viên hiện nay chính là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông là một trường đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên. Trường có một số lượng lớn sinh viên, họ là những người đang gánh trên vai sứ mệnh lịch sử của mình. Do đó, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của * Tel: 0912940163; Email: ngocbich.tn1303@gmail.com dân tộc cho sinh viên Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên là một yêu cầu bức thiết hiện nay. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC Nói đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trước hết phải nói đến "giá trị". Khái niệm giá trị xuất hiện từ rất sớm. Thời kỳ cổ đại, khái niệm giá trị gắn chặt với Triết học. Từ nửa sau thế kỷ XIX, khái niệm giá trị trở thành khái niệm trung tâm của giá trị học. Hiện nay, khái niệm giá trị được sử dụng trong nhiều bộ môn khoa học xã hội và nhân văn khác nhau, như triết học, xã hội học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học Có thể đưa ra khái niệm giá trị như sau: “Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp có khả năng thôi thúc con người hành động và sự nỗ lực vươn tới” [1, tr.16-19]. Giá trị đạo đức là một yếu tố cấu thành của hệ thống các giá trị tinh thần trong đời sống xã hội, được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc 132Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mai Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 127 - 132 128 ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi của con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Giá trị đạo đức xét theo lịch đại có thể phân thành giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại. Khi bàn đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [2, tr.94]. Có thể khẳng định, các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết và ý thức cộng động sâu sắc; lòng thương người; đức tính cần, kiệm ... Trong hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta. Yêu nước thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm tạo thành truyền thống, tạo thành chủ nghĩa yêu nước. Ở Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, chống thiên tai và chống ngoại xâm. Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện trong cuộc sống là ý thức về cội nguồn, tự hào về văn hóa dân tộc và về xây dựng, giữ gìn nền văn hoá dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia, ý chí tự lực tự cường, ý thực tự tôn dân tộc, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, chăm lo xây dựng quê hương đất nước, sẵn sàng chống đô hộ, xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng là nhân tố tinh thần hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đoàn kết là điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc mỗi khi đất nước có họa xâm lăng. Nhờ có tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng mà cha ông ta đã sáng tạo ra nền văn minh Sông Hồng - cơ sở của tiến trình phát triển của dân tộc. Lòng thương người của cha ông ta bắt nguồn từ trong sinh hoạt cộng đồng công xã nông thôn, được củng cố phát triển qua quá trình cùng nhau khai phá giang sơn, gìn giữ đất nước, bắt nguồn từ hoàn cảnh khổ đau của nhân dân, từ lòng căm thù sâu sắc kẻ áp bức, bóc lột, kiên cường gan góc vượt lên. Tình thương yêu con người của dân tộc thấm đượm trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình và làng xóm, mở rộng ra là cả cộng đồng dân tộc. Lòng thương người của dân tộc ta còn bao hàm cả lòng vị tha, với những kẻ lầm đường lạc lối, biết lập công chuộc tội, trở về với chính nghĩa, "mở đường hiếu sinh" với kẻ thù khi chúng bị thất bại. Lòng yêu thương con người của dân tộc ta là cơ sở của lòng yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Đức tính cần, kiệm là một giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, được hình thành trong lao động sản xuất, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Cần cù là biểu hiện thái độ của con người trong lao động. Có thể nói, cần cù lao động của dân tộc tạo thành thói quen, thành ý chí kiên cường chịu đựng gian khổ, vươn lên để khắc phục mọi khó khăn vì lợi ích sống còn của cả dân tộc ở mỗi người dân Việt Nam. Chính với sự cần cù ấy, dân tộc ta đã phát huy được sức mạnh trong những cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, được hình thành, bổ sung và phát triển trong suốt chiều dài của lịch sử, đã chứng tỏ vai trò to lớn và sức sống bền bỉ của nó với sự phát triển của dân tộc ta. PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÁI NGUYÊN HIỆN NAY – MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông được thành lập vào ngày 30/3/2011 trên cơ sở nâng cấp Khoa Công nghệ thông tin thuộc Đại học Thái Nguyên. Hiện nay Trường có hơn 6000 sinh viên thuộc các ngành, các hệ đào tạo khác nhau. Với mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn giỏi, vừa có phẩm chất đạo đức, 133Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mai Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 127 - 132 129 phẩm chất chính trị nên trong những năm qua trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên đã thực hiện việc giáo dục sinh viên trên các mặt cả về học tập và rèn luyện. Với phương châm giáo dục là: “năng động, sáng tạo, hiệu quả”, tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Gắn đào tạo với thực tiễn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Đối với các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm và chỉ đạo thực hiện đặc biệt là việc đổi mới môn học nhằm đạt hiệu quả cao nhất là giúp cho sinh viên ý thức ngày càng đầy đủ hơn về những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nhà trường còn thường xuyên chăm lo đến công tác giáo dục “đức”, “thể”, “mỹ” cho sinh viên bằng các hoạt động giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Hình thức tuyên truyền được thực hiện bằng băng cờ, khẩu hiệu, panô, truyền thanh nội bộ, bảng tin thanh niên, ca khúc cách mạng, tờ rơi Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đã tổ chức thành công các hoạt động như: “Hiến máu tình nguyện”, năm 2012 chương trình này đã thu hút gần 500 cán bộ và sinh viên tham gia, hiến máu nhân đạo là một việc làm nghĩa cử, nhằm giáo dục cho sinh viên nhà trường tinh thần tương thân, tương ái – một trong những giá trị của đạo đức truyền thống của dân tộc. Tổ chức cuộc thi sinh viên ICTU 2012, đây là cuộc thi nhằm giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo và thể hiện khả năng của bản thân. Tổ chức cuộc thi "Phòng văn hoá tại ký túc xá trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông lần thứ nhất” góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, làm chủ tập thể của sinh viên, xây dựng hình ảnh người sinh viên 5 tốt: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt gắn liền với 5 tiêu chí của người thanh niên, sinh viên trong thời đại mới là: bản lĩnh vững vàng, thanh lịch văn minh, tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, kỹ năng thành thạo. Tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” ICTU’s Got Talent 2012, nhằm mục đích phát hiện và bồi dưỡng tài năng của sinh viên, hướng sinh viên gắn trí tuệ với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ hội nhập. Với những thành tích đã đạt được, trường đã vinh dự được Giám đốc đại học Thái Nguyên tặng giấy khen cho 10 sinh viên giỏi và xuất sắc. Đoàn trường vinh dự được Trung ương hội sinh viên Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong “Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2012”; Được Tỉnh đoàn Thái Nguyên tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2011 - 2012 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được công tác tuyên truyền giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên còn một số hạn chế cần khắc phục. Đó là: Nội dung giáo dục nhiều khi còn chung chung, chưa làm nổi lên những giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu. Việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, chưa thể hiện hết vai trò của mình là trang bị thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tích cực, trang bị những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Một bộ phận sinh viên còn thiếu ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, chuyên môn nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, vi phạm các nội quy, quy chế của nhà trường. Thông qua 668 phiếu điều tra từ sinh viên, chúng tôi đã thống kê được khá nhiều những vi phạm của sinh viên, nổi bật là 75% sinh viên vi phạm quy chế thi cử; 56% sinh viên nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học; 35% sinh viên tự do nghỉ học; 36% sinh viên trốn học sau khi điểm danh; 134Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mai Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 127 - 132 130 33% sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học; 17,5% sinh viên nhờ người đi điểm danh; Một bộ phận sinh viên còn có biểu hiện sống đua đòi, ăn diện quá mức sống cho phép; trong quan hệ tình bạn, tình yêu có xu hướng thực dụng Trên cơ sở những tồn tại chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên hiện nay như sau: Một là, nhà trường cần thường xuyên chăm lo tới công tác giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho sinh viên. Cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như: sống có trách nhiệm, ý thức vươn lên trong học tập lòng yêu nước, nhân ái, yêu lao động, đoàn kết, nhằm xây dựng cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đồng thời cũng làm cho sinh viên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ. Nhà trường, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho sinh viên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân” gắn trách nhiệm học tập, rèn luyện của sinh viên với công cuộc xây dựng đất nước. Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh với những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại. Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hoạt động thiết thực như: phong trào “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh” - Tổ chức thường niên, thường kì những buổi tọa đàm cho sinh viên và giảng viên về đạo đức truyền thống của dân tộc. - Mời những chuyên gia nói chuyện chuyên đề về những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên. - Dựa vào đặc thù của ngành đào tạo, nhà trường mở những chiến dịch truyền thông trên mạng về vấn đề phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên và có hình thức khen thưởng kịp thời để khích lệ sinh viên tham gia và tham gia có hiệu quả. - Bổ sung thêm những khẩu hiệu mang tính chất tuyên truyền, cổ động nhẹ nhàng ở những vị trí dễ theo dõi như: “Hun đúc truyền thống, tạo dựng thành quả”, “Hôm nay tôi tự hào về Trường, ngày mai Trường tự hào về tôi”, “Trường học thân thiện, giảng viên gương mẫu, sinh viên chăm ngoan”, Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho sinh viên. Trước hết, gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho sinh viên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo 135Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mai Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 127 - 132 131 dục hàng đầu trong nhà trường. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Sinh viên nói chung đặc biệt là sinh viên đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên nói riêng, họ đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy, nhà trường và các tổ chức đoàn thể cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Kịp thời biểu dương cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của sinh viên. Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên. Thanh niên sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của sinh viên trong việc tự học, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết, phải hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh viên. Mỗi sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi sinh viên phải tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ. KẾT LUẬN Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, nó được các thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau giữ gìn và phát huy. Cũng như sinh viên cả nước, sinh viên Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên hiện nay đã và đang tiếp tục giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Song, do tác động của nhiều yếu tố nên vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có hệ thống các giải pháp hữu hiệu để phát huy hơn nữa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đối với sinh viên Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Về vấn đề khai thác các giá trị truyền thống, vì mục tiêu phát triển", Triết học, (2), tr.16-19. [2]. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [3]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 136Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mai Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 127 - 132 132 ABSTRACT PROMOTING THE VALUE OF TRADITIONAL MORALITY OF THE NATION FOR STUDENTS OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY NOWADAYS Mai Thi Ngoc Bich* College of Information and Communication Technology - TNU Vietnam is a nation which has the values of traditional morality with strong humanity. These values of traditional morality have been created the powerful vitality of the Vietnamese nation. Therefore, it is necessary to educate the value of traditional morality of the nation for Vietnamese students. Towards students in Thai Nguyen University of Information and Communication Technology who are the youth generation of our nation and affected by different cultures. Thus, it is very important to educate them in the values of traditional morality of the nation to desire and develop their good characteristics such as patriotism, spirit of solidarity and awareness of the community, compassion, diligence and thrift, These things becomes the important encouragements for students in Thai Nguyen University of Information and Communication Technology to overcome challenges to show their abilities and contribute to the innovation process of our country. Key words: value, morality, tradition, traditional morality, patriotism, students. Ngày nhận bài: 16/4/2013; Ngày phản biện: 28/4/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013 * Tel: 0912940163; Email: ngocbich.tn1303@gmail.com 137Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38845_42390_492013154026127_9894_2051952.pdf