Nhìn lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phường Cải Đan - Sông Công - Thái Nguyên (1999 - 2010)

Là một đơn vị mới ra đời, Đảng bộ và nhân dân phường Cải Đan phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách: thiếu lãnh đạo, thiếu kinh nghiệm, ngân sách hạn hẹp. Nhưng với phương châm tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và thị xã Sông Công, Ban Chấp hành Đảng uỷ phường đã nỗ lực đưa phường Cải Đan phát triển đi lên. Nhờ vậy mà sau hơn 10 năm thành lập, nền kinh tế phường Cải Đan đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng “Công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”, diện mạo của phường được thay đổi theo chiều hướng tích cực.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhìn lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phường Cải Đan - Sông Công - Thái Nguyên (1999 - 2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ PHƯỜNG CẢI ĐAN - SÔNG CÔNG - THÁI NGUYÊN (1999 - 2010) Nguyễn Minh Tuấn* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Phường Cải Đan (thuộc thị xã Sông Công, Thái Nguyên) được thành lập vào năm 1999 theo Nghị định số 18/NĐ - CP của Chính phủ nước CHXHCNVN. Đến nay, phường Cải Đan trở thành một đơn vị điển hình về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 10 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ thị xã Sông Công và trực tiếp là Đảng bộ phường Cải Đan, cơ cấu kinh tế của phường đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. Nhờ đó, đời sống của người dân ngày một ổn định, bộ mặt của phố phường ngày càng thay đổi theo hướng tích cực. Từ khoá: công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng kinh tế Đảng bộ phường lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1999-2005* Phường Cải Đan mới thành lập năm 1999, trên cơ sở xã Cải Đan cũ nên nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo; sản xuất hàng hóa chưa phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém. Giai đoạn đầu mới thành lập (1999 - 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phường, kinh tế của Cải Đan có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu ngành. Bên cạnh ngành nông nghiệp là chính thì các ngành công nghiệp, dịch vụ bước đầu phát triển mạnh, dần chiếm tỷ trọng cao. Nông nghiệp: Xác định cây lúa là cây trồng chính và có vai trò quan trọng nhất nên ngay từ khi mới thành lập, Đảng bộ, UBND phường đã kịp thời lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tăng năng suất và sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng và phục vụ cho hoạt động trao đổi buôn bán. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do một số doanh nghiệp, trường học lấy đất để xây dựng và làm đường giao thông, nhưng diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong giai đoạn này vẫn tăng lên đáng kể. Năm 2002, diện tích lúa của phường là 306,8 ha, tổng sản lượng là 1737 * Tel: 01234865145; Email: thansa6@gmail.com tấn. Năm 2004, năng suất lúa bình quân của phường là 47,2 ta/ha, đối với lúa cao sản đạt 54 tạ/ha, so với năm 2003 đã vượt 3,2 tạ/ha. Đến năm 2005, tổng diện tích lúa của phường tăng lên 386,1 ha, tổng sản lượng lương thực là 1.788,03 tấn đạt 121,7% kế hoạch. Đối với lúa cao sản tổng diện tích là 140 ha, năng suất đạt 55 tạ/ha cao hơn 5tạ/ha so với kế hoạch đề ra, tổng sản lượng là 770 tấn, cao hơn so với năm 2004 [4]. Có được kết quả đó là do Đảng bộ phường thường xuyên chỉ đạo mở rộng diện tích canh tác, thúc đẩy đưa các giống lúa mới vào sản xuất, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để năng cao năng suất. Các hội nghị đầu bờ tường xuyên được tổ chức để tổng kết và đưa ra những giải pháp kịp thời. Bên cạnh cây là cây trồng chính, Đảng bộ phường khuyến khích nhân dân trồng xen canh các loại hoa màu như: ngô, khoai lang, đỗ, lạc, rau màuCán bộ khuyến nông tích cực nghiên cứu tìm hiểu sự thích nghi của các loại cây trồng mới với đất đai trên địa bàn phường và đẩy mạnh hoạt động áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong số các cây trồng xen canh, ngô là cây trồng chủ yếu trong vụ đông, góp phần quan trọng đưa sản lượng lương thực của phường tăng mạnh. Đến năm 2005, toàn phường có 119 ha trồng ngô, năng suất bình quân đạt 27,33 tạ/ha, Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tổng sản lượng ngô là 325,23 tấn, trong đó ngô nếp chiếm 40% diện tích trồng. Với diện tích lớn và tập trung nên cây ngô đã thực sự trở hàng hóa trong vụ đông. Diện tích các cây trồng khác như khoai lang, đậu, đỗ, lạc cũng tăng lên. Do đó, sản lượng lương thực bình quân trong phường tăng lên 570 kg/người/năm, cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung của tỉnh và cả nước [4]. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn phường cũng khá phát triển, bao gồm các loại gia súc như: trâu, bò, lợn chủ yếu để lấy sức kéo, phân bón và từng bước hướng tới việc lấy thịt. Các loại gia cầm như gà, vịt, ngan cũng được nuôi khá phổ biến với quy mô gia đình, nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm hằng ngày. Trên địa bàn phường bắt đầu xuất hiện các trang trại chăn nuôi lợn, gà tập trung tại các tổ dân phố Ao Ngo, Nguyên Giả. Đặc biệt, trên địa bàn phường đã có 2 trang trại nuôi lợn hướng nạc, riêng xóm Ao Ngo nhiều hộ nông dân đã chăn từ 20-25 con lợn một lứa cho thu nhập khá cao. Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của các dịch bệnh ở gia cầm, gia súc như: cúm gia cầm, long móng nên hoạt động chăn nuôi của nhân dân trong phường cũng bị ảnh hưởng. Nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ, UBND trong công tác kiểm dịch, tiêm vác xin phòng dịch nên hoạt động chăn nuôi trên địa bàn phường vẫn được giữ vững. Đến năm 2005, đàn trâu, bò đã tăng lên hơn 800 con, rất nhiều gia đình trong phường nuôi từ 4-5 con trâu, bò [4]. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Trong giai đoạn 1999-2005, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã có những bước tiến triển quan trọng. Trên địa bàn phường, các nhà máy, xí nghiệp, công ty vừa và nhỏ bắt đầu hình thành và phát triển. Tính đến năm 2004, trên địa bàn có 62 hộ đang kinh doanh, sản xuất hiệu quả và cho thu nhập ổn định. Chợ phường Cải Đan đang được xây dựng, các kiốt bán hàng đang được hình thành [4]. Đến năm 2005, trên địa bàn phường trên địa bàn phường đã có 15 doanh nghiệp đang hoạt động, 65 hộ đăng ký kinh doanh, nhiều dự án đã và đang vào đầu tư trong địa bàn như: Công ty TNHH một thành viên Vạn Xuân đã đền bù và giải phóng mặt bằng xong đang chuẩn bị xây dựng; kho bạc nhà nước Sông Công; ngân hàng đầu tư tỉnh Thái Nguyên, trường Cao đẳng Xây lắp điện; dự án nghĩa địa tập trung đang được Sở Xây dựng thiết kế và chuẩn bị xây dựng; công ty chế biến thức ăn gia súc gia cầm Đại Minh đang được xây dựng, dự kiến sẽ đi vào sản xuất, vào đầu quý II năm 2006, hiện tại đang chuẩn bị tuyển thêm công nhân là con em của những hộ gia đình có ruộng thu bị hồi vào làm việc. Sự ra đời của các doanh nghiệp trên địa bàn phường đã góp phần tạo thêm việc làm, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Địa chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi: Tính đến năm 2005 trên địa bàn phường đã có 5 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài là 1.008 mét, tổng giá trị quyết toán là 205.383.000 đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, còn đa số do nhân dân tự nguyện đóng góp. Nhờ đó, việc giao thông đi lại của người dân trong phường được thuận lợi hơn và tạo điều kiện trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Cùng với việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải, công tác xây dựng hệ thống thuỷ lợi cũng có những tiến triển quan trọng. Năm 2004, phường nghiệm thu và đưa vào sử dụng trạm bơm điện Phố Mới, đã góp phần tăng diện tích đất canh tác, tạo điều kiện luân canh tăng vụ trên vùng đất khô cằn, đặc biệt là phát triển các cây vụ đông. Cũng trong năm 2004, nhờ xử lý tốt các vụ vỡ đê tại kênh cấp I Xuân Thành và kênh cấp II tại xóm Nguyên Gon, cùng với việc trạm khuyến nông phục vụ tốt nguồn nước tưới đã tạo điều kiện đưa năng suất lúa lên cao. Là một phường mới đựơc thành lập nên Cải Đan phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trong quá trình phát triển kinh tế: dịch cúm gia cầm bùng phát và có nguy cơ quay trở lại đe dọa hoạt động chăn nuôi của phường, giá cả một số vật tư phục vụ sản xuất không ổn định, đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân. Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Song dưới sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng bộ phường, việc tổ chức thực hiện kịp thời của UBND và sự đoàn kết nhất trí ủng hộ của nhân dân toàn phường, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Cải Đan trong giai đoạn 1999-2005 đã đạt đựợc một số kết quả quan trọng. Đời sống của nhân dân đã ổn định, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ ngày càng được củng cố. 2. Giai đoạn 2005-2010 Trong giai đoạn 2005 - 2010, phường Cải Đan tiếp tục thu được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa và xã hội. Để đạt được những kết quả đó là do Đảng bộ phường Cải Đan luôn đề ra những chủ trương, biện pháp kịp thời, tạo động lực cho sự phát triển của phường trong thời kì mới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ 2 “phấn đấu phường Cải Đan trở thành phường công nghiệp-nông nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phường, cùng với sự nỗ lực của 11 tổ dân phố, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong phường nên các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đều hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều tăng hơn so với trước. Đến năm 2006, số hộ đăng kí kinh doanh trên địa bàn phương tăng lên 65 hộ, có 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đi vào hoạt động. Với việc tăng mạnh hoạt động kinh doanh đã tạo ra một cơ chế hoạt động kinh tế linh hoạt, nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện mức sống của người dân và tăng thu ngân sách cho phường. Khi kinh tế phát triển, bên cạnh những nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày, nhu cầu xây dựng tăng lên nhanh chóng, các công trình xây dựng bắt đầu mở rộng trên quy mô lớn: các trường học, các công ty, xí nghiệp lần lượt mọc lên, các khu dân cư hiện đại đang được quy hoạch. Chính vì vậy, trong thời gian này có 6 dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, sẽ hứa hẹn đem đến bộ mặt mới cho phường Cải Đan. Những thay đổi trên toàn phường đã phản ánh, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi vẫn là hai ngành sản xuất chính. Với những chính sách khuyến nông: khuyến khích sử dụng nhiều giống lúa mới; công tác phát triển thủy lợi được đẩy mạnh với hệ thống kênh, mương được sửa chữa và xây dựng mới nên hoạt động trồng trọt được đẩy mạnh hơn nữa. Trong đó, lúa vẫn là cây sản xuất chính. Đến năm 2009, diện tích trồng lúa đạt 385 ha, năng suất lúa đã đạt tới 50 tạ/ ha, tổng sản lượng lúa đạt 1792 tấn, bằng 102% kế hoạch. Trong đó, lúa cao sản với 146 ha đạt tới 55 tạ/ha, tổng sản lượng lúa cao sản đạt 803 tấn. Bên cạnh cây lúa, các cây lương thực khác ngô cũng đạt sản lượng cao, với diện tích là 185 ha, đạt năng suất bình quân là 39,5 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 663,5 tấn. Khoai lang, đậu, đỗ các loại rau mầu, cây ăn quả đều phát triển tốt và cho thu nhập khá cao. Tổng sản lượng lương thực tới năm 2009 đạt 1900 tấn vượt 0.89% so với những năm đầu của giai đoạn 2006-2010 [4]. Như vậy, trong trồng trọt, sản lượng cây lương thực đều đạt sản lượng cao vượt mức chỉ tiêu của các kế hoạch đề ra, từ đó góp phần khẳng định vị thế của ngành nông nghiệp, tạo ra bước đệm để phát triển kinh tế phường toàn diện hơn. Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế chủ chốt trong nông nghiệp của Cải Đan. Những năm gần đây, với những diễn biến phức tạp của các bệnh dịch ở gia cầm, lợn, trâu, bò đã gây sự tổn thất lớn về thu nhập từ chăn nuôi. Trước tình hình đó, lãnh đạo của phường, bằng những biện pháp đã hạn chế tối đa những thiệt hại do bệnh dịch mang lại. Trong giai đoạn 2006 - 2010, chăn nuôi đã có những biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn, tạo ra sự cân bằng với ngành trồng trọt. Số lượng đàn trâu bò và lợn phát triển nhanh, trong đó đàn trâu bò tăng lên 600 con trên toàn phường, đàn lợn có xu thế ổn định và vẫn được duy trì so với trước. Mặc dù dịch cúm gia cầm tái phát ở một số địa phương, nhưng với những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nên sau khi bệnh dịch được kiểm soát, số lượng đàn gia cầm lại tiếp tục phát triển, tăng số lượng lên đáng kể. Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Những kết quả đó là do sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân dân trong phường và quan trọng là sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng bộ, của các cơ quan chức năng trong việc tìm ra những bước đi phù hợp thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Bên cạnh việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng bộ phường và đã thu được nhiều kết quả tích cực về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Trong từng tổ dân phố, các công trình giao thông từng bước được sửa chữa và đầu tư nâng cấp. Các tuyến đường hầu hết được đổ bê tông cốt thép, trong đó có tuyến đường Bắc Xuân Miếu và tuyến đường Thống Nhất và nhà văn hóa Xuân Gáo là những công trình lớn của phường với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng, trong đó một phần chi phí do nhà nước hỗ trợ, một phần lớn là do nhân dân đóng góp. Đến năm 2010 trên toàn phường đã làm mới 5713 mét đường bê tông [3]. Với việc bê tông hóa đường giao thông đã tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân trong địa bàn, từng bước hình thành diện mạo nông thôn mới. Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ phường Cải Đan đã thường xuyên quan tâm tới việc làm thủy lợi. Với tuyến kênh nội đồng của hai tổ dân phố Nguyên Bẫy và Phố Mới được đưa vào sử dụng, tổng chiều dài là 610 m đã giúp ích bà con nông dân rất nhiều trong sản xuất. Bên cạnh đó, 2 tuyến kênh 12-9A và 12-9B do Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trực tiếp thi công cũng đã được đưa vào sử dụng [3]. Qua 5 năm thực hiện những chủ trương trên, đến năm 2010, toàn phường đã xây dựng được 3485 mét kênh mương nội. Việc tưới tiêu nước trên đồng ruộng, đặc biệt là vùng đất cao trở nên dễ dàng hơn, nhân dân có thể chủ động nước trong sản xuất và sinh hoạt. Với chủ trương đúng đắn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, Đảng bộ phường Cải Đan đã tạo ra sự tin yêu của quần chúng. Sự đoàn kết của Đảng bộ phường, toàn dân đã đưa đến sự thắng lợi trên nhiều lĩnh vực sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của của Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2: Phát triển kinh tế luôn luôn tăng trưởng, cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày một khang trang, an ninh quốc phòng ổn định, giữ vững đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cải thiện, bộ mặt của phường ngày càng đổi mới. Ưu điểm, hạn chế và khuyến nghị Trong quá trình Đảng bộ phường lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1999 đến năm 2010 nổi lên những ưu điểm sau: Một là, Đảng bộ phường đã vận dụng sáng tạo những chủ trương, đường lối của Đảng vào quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Hai là, trên cơ sở ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để thực hiện hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước đã được cải thiện. Ba là, trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ phường luôn chú trọng công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, biến quyết tâm của Đảng bộ thành hành động thực tiễn của quần chúng. Bên cạnh những ưu điểm, Đảng bộ phường còn có một số hạn chế: việc triển khai thực hiện chủ trương ở các ngành, các cấp còn lúng túng; việc tổ chức xây dựng và thực hiện các quy hoạch chưa tốt; việc chuyển dịch kinh tế chưa hiệu quả, vẫn còn mang tính thuần nông. Nhiệm vụ của Đảng bộ phường trong giai đoạn tới là “lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tạo đà cho phát triển kinh tế bền vững, sớm đưa phường Cải Đan trở thành phường công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ” [4]. Để thực hiện được mục tiêu đó cần: - Đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, phát triển ngành nghề đa dạng, phong phú, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; mở rộng Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên mô hình trồng ngô bao tử, ngô nếp ngô lai; xây dựng cánh đồng sạch, cánh đồng chuyên canh; mở rộng phát triển mô hình chăn nuôi lợn ngoại, gà công nghiệp, gà đẻ trứng, gà thả vườn; nhân rộng mô hình nuôi nhím sinh sản, mô hình nuôi ếch Thái Lan. - Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đề ra: tiếp tục xây dựng các cánh đồng cao sản, đẩy mạnh thâm canh, tăng vòng quay của đất nên 3 vụ/năm; tích cực phối hợp với phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông, trạm Vật tư nông nghiệp của thị xã hỗ trợ về kỹ thuật, cây giống, con giống có năng suất cao để nông dân đưa vào sản xuất. - Tạo điều kiện cho các gia đình mở trang trại nhỏ và vừa, khuyến khích động viên nhân dân phát triển đa dạng trong chăn nuôi. Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để bệnh dịch lây lan thành dịch. - Lãnh đạo phường cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế; cần phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở tại các tổ dân phố. KẾT LUẬN Là một đơn vị mới ra đời, Đảng bộ và nhân dân phường Cải Đan phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách: thiếu lãnh đạo, thiếu kinh nghiệm, ngân sách hạn hẹp. Nhưng với phương châm tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và thị xã Sông Công, Ban Chấp hành Đảng uỷ phường đã nỗ lực đưa phường Cải Đan phát triển đi lên. Nhờ vậy mà sau hơn 10 năm thành lập, nền kinh tế phường Cải Đan đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng “Công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”, diện mạo của phường được thay đổi theo chiều hướng tích cực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ phường Cải Đan nhiệm kì I, năm 1999. [2]. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ phường Cải Đan nhiệm kì II, năm 2005. [3]. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ phường Cải Đan nhiệm kì III, năm 2010. [4]. Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội (từ năm 2000 đến năm 2010). SUMMARY PROCESS OF ECONOMIC RESTRUCTURING OF CAI DAN WARDS (SONG CONG - THAI NGUYEN) 1999-2010 Nguyen Minh Tuan* College of Sciences - TNU Cai Dan wards was found in 1999 under Decree No. 18/ND - CP of the Government of the Democratic Republic of Vietnam. Up to now, Cai Dan wards has become a typical unit of economic development towards industrialization and modernization. After more than 10 years of establishment, under the leadership of the Thai Nguyen Provincial Party Committee, Party Committee of Song Cong town, especially the leadership of Cai Dan Communite, the economic structure of the wards have shifted towards increasing rates critical industries, services, gradually reducing the agricultural sector. So that, people's lives is stable and more stable, surface of the Cai Dan wards varies increasingly positive trend. Key words: industrialization and modernization, the economic, restructuring, economic * Tel: 01234865145; Email: thansa6@gmail.com Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhin_lai_qua_trinh_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_phuong_cai_dan.pdf