Nhận thức và thái độ của lao động nữ nông thôn về ảnh hưởng của sử dụng thuốc trừ sâu đến môi trường và sức khỏe bản thân (Nghiên cứu trường hợp xã Thịnh Đức – Thành phố Thái Nguyên)

Thuốc trừ sâu là một sản phẩm giúp diệt trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng, tuy nhiên nó đang ngày càng bị sử dụng một cách tràn lan và gây ra những hậu quả cho môi trường và bản thân những người sử dụng. Trong nghiên cứu này tôi tập trung vào nhóm đối tượng là lao động nữ, bởi phụ nữ vốn được coi là một nhóm yếu thế trong xã hội, cần được quan tâm. Những lao động nữ tại địa phương là người tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với TTS, họ đã nhận thức được TTS là độc hại, tuy nhiên kiến thức chưa đầy đủ, cùng với tâm lý muốn diệt trừ sâu bệnh để nâng cao năng suất cây trồng, nên thái độ của họ vẫn còn rất thờ ơ với những tác hại tiêu cực mà TTS gây ra. Với những kết quả nghiên cứu thu được, trong thời gian tới, cần có sự tham gia nhiều hơn của các cơ quan chức năng trong việc quản lý lượng TTS trên thị trường và tìm ra những biện pháp hữu hiệu để sử dụng TTS hiệu quả và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường tự nhiên.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức và thái độ của lao động nữ nông thôn về ảnh hưởng của sử dụng thuốc trừ sâu đến môi trường và sức khỏe bản thân (Nghiên cứu trường hợp xã Thịnh Đức – Thành phố Thái Nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 205 - 209 205 NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE BẢN THÂN (Nghiên cứu trường hợp xã Thịnh Đức – TP Thái Nguyên) Nguyễn Thị Hồng Trâm* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thông qua kết quả điều tra cụ thể, bài viết góp phần chỉ ra thực trạng lạm dụng thuốc trừ sâu (TTS) trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhận thức của người dân về tác động của thuốc trừ sâu, cũng như thái độ của họ đối với việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất. Qua đó không chỉ cho chúng ta biết được mức độ nhận thức của người dân về các thông tin liên quan đến thuốc trừ sâu mà còn cho thấy mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của người dân, cũng như khả năng tự bảo vệ môi trường và sức khỏe của người lao động ở nông thôn hiện nay, đặc biệt đề tài kết hợp cách nhìn nhận từ góc độ giới với đối tượng nghiên cứu là lao động nữ. Từ khóa: Nhận thức, thái độ, thuốc trừ sâu, lao động nữ, sức khỏe, môi trường ĐẶT VẤN ĐỀ* Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và sức khỏe con người đã và đang trở thành thách thức to lớn trong việc xây dựng một chiến lược phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có điểm xuất phát đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp. Gần đây, thực trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành vấn nạn đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng nông thôn. Tại địa bàn Xã Thịnh Đức – TP Thái Nguyên, lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm ưu thế, đặc biệt là ngành trồng chè. Cùng với đó, lao động nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên những tác hại to lớn của việc sử dụng TTS đến môi trường và đặc biệt là sức khỏe của con người thì hầu như chưa được nhận thức đầy đủ. Đề tài không chỉ phản ánh thực trạng sử dụng TTS trong nông nghiệp tại một địa phương cụ thể mà còn cho thấy thái độ của người sử dụng TTS trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và môi trường. Đó chính là lí do mà tôi nghiên cứu đề tài:“Nhận thức và thái độ của lao động nữ nông thôn về ảnh hưởng của sử dụng thuốc trừ sâu đến môi trường và sức khỏe bản thân”. Để làm rõ vấn đề này, tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi (150 mẫu), phỏng vấn * Tel: 0972 766467 sâu cá nhân (12 mẫu) và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS. NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức bảo vệ bản thân và môi trường trước ảnh hưởng của TTS. Mức độ nhận thức về TTS có liên quan đến hành vi sử dụng và thái độ của lao động nữ về những ảnh hưởng của việc sử dụng TTS trong nông nghiệp. Khái quát về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến môi trường và sức khỏe con người. Thuốc trừ sâu có chứa các chất hóa học độc hại: DDT, DDE, carbarmates, organophosphates, diazinon, carbaryl, propuxur có khả năng gây ra các bệnh ung thư: Ung thư não, vú, gan, dạ dày, bàng quang, thận, tuyến tiền liệt, trực tràng, tuyến tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn. Đây đều là những hóa chất có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng và gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.[4] Ngoài ra, một số nghiên cứu đã thống kê về những triệu chứng sức khỏe do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu gây ra cho những người tiếp xúc với TTS như sau: Nguyễn Thị Hồng Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 205 - 209 206 + Tim mạch: 60% + Thiếu máu não: 70% + Tăng và tụt huyết áp: 60% + Viêm gan, xơ gan, ung thư gan: 50% + Bệnh phụ khoa 81% Ngoài ra, có một số bệnh và triệu chứng khác như viêm họng, viêm phổi ở trẻ em[1;86] Nhận thức của lao động nữ nông thôn về thuốc trừ sâu và những tác động của thuốc trừ sâu. Về cơ bản lao động nữ đã nhận thức được những tác động bao gồm cả tích cực (bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, kích thích tăng trưởng của cây) và tiêu cực (làm giảm sức đề kháng của con người, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí) của TTS đến con người và môi trường. Tiêu chí lựa chọn loại thuốc trừ sâu. Đa số lao động nữ lựa chọn TTS do gợi ý của người bán thuốc (85,3%) mà ít quan tâm đến thông tin trên nhãn mác. Tuy nhiên nếu người bán thuốc chưa hướng dẫn người dân đầy đủ hay còn thiếu kiến thức về TTS thì trong quá trình sử dụng TTS dễ mắc phải những sai sót về mặt kỹ thuật hay chống chỉ định của từng loại thuốc, dẫn đến những hậu quả tiêu cực về con người, môi trường và cả năng suất cây trồng. Vì vậy khi lựa chọn TTS, nếu lao động nữ quan tâm đến thông tin trên nhãn mác thì khả năng nhận biết thông tin về loại TTS đó sẽ đầy đủ hơn. Bảng 1: Nhận thức về tác động của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường. Đánh giá về tác động của thuốc trừ sâu Tần số Tỷ lệ Bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh trong thời ký phát triển của cây trồng 150 100% Ngăn chặn các động vật gây hại như chuột, chimtrong thời gian bảo quản 3 2% Bảo vệ sức khỏe con người bằng cách ngăn chặn một số loại nấm 0 0% Kích thích tăng trưởng của cây trồng 85 56,7% Làm giảm sức đề kháng của con người 125 83,3% Gây ra một số bệnh tật cho con người 90 60% Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí 118 78,7% Làm giảm đa dạng sinh học 21 14% Ảnh hưởng khác 0 0% Bảng 2: Tiêu chí lựa chọn loại thuốc trừ sâu Tiêu chí lựa chọn loại thuốc trừ sâu cho cây Tần số Tỷ lệ Kinh nghiệm bản thân 78 52% Do người khác gợi ý 33 22% Từ thông tin trên nhãn mác 17 11,3% Gợi ý của người bán hàng 128 85,3% Thông qua các chương trình quảng cáo trên tivi, đài, báo 6 4% Khác 3 2% Ngoài ra, khi lựa chọn loại TTS, 100% người dân chỉ quan tâm đến tác dụng với cây trồng mà không chú ý đến các thông số về mức độ độc hại. Do đó, không ít trường hợp thuốc đã cấm sử dụng nhưng người dân vẫn mua về dùng. Bảng 3: Yếu tố quyết định lựa chọn loại thuốc trừ sâu. Yếu tố quan tâm khi mua thuốc trừ sâu Tần số Tỷ lệ Chỉ quan tâm đến tác dụng đối với cây trồng 150 100% Quan tâm đến mức độ độc hại cho môi trường 0 0% Quan tâm đến mức độ độc hại cho sức khỏe 0 0% Yếu tố khác 0 0% Nguyễn Thị Hồng Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 205 - 209 207 Tuy nhiên, khi đã sử dụng, họ vẫn nhận biết được TTS là độc hại thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Theo điều tra, có 50,7% lao động nữ được hỏi biết về mức độ độc hại của TTS thông qua nhãn mác của thuốc, 23,3% do được tập huấn, thông qua các phương tiên truyền thông đại chúng chỉ có 10,7%. Đáng chú ý là 56% lao động qua quá trình sử dụng đã trực tiếp cảm nhận được sự khó chịu khi tiếp xúc với TTS. Đặc biệt trên địa bàn xã Thịnh Đức thì không có ai quan tâm đến thông tin về TTS cũng như mức độ độc hại của thuốc thông qua tờ thông tin an toàn của TTS - đây là phương tiện cung cấp đầy đủ, chi tiết và chính xác về các thông tin liên quan đến TTS, tuy nhiên đa số người dân lại chưa đề cao vai trò của nguồn thông tin hữu ích và rất quan trọng này. Một số trường hợp không quan tâm đến những ảnh hưởng của TTS là bởi vì họ cho rằng việc sử dụng TTS là một việc tất yếu: “Làm nông nghiệp thì phải phun thuốc thôi, chẳng quan tâm nó có ảnh hưởng gì” (PVS người dân, 36 tuổi) Quá trình nghiên cứu cho thấy những kiến thức mà lao động nữ nhận thức được về TTS chủ yếu thông qua người bán thuốc và trải nghiệm thực tế của bản thân họ. TTS là độc hại, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng cụ thể như thế nào thì người dân còn chưa nắm chắc, dẫn đến một thực tế hiện nay là đa số họ vẫn chỉ quan tâm đến tác dụng của TTS đối với cây trồng mà coi nhẹ ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe và môi trường. Cách sử dụng thuốc trừ sâu. Một quy tắc căn bản đó là “Quy tắc 4 đúng”: Đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và đúng loại. Đây là một trong những nội dung mà các buổi tập huấn tại địa phương đã đề cập, tuy nhiên hiệu quả tiếp thu chưa cao, người dân chưa nắm được quy tắc 4 đúng là gì. “ Khi tập huấn thì cũng thấy người ta nhắc đến đấy nhưng bác không nhớ nó là gì...” (PVS người dân, 43 tuổi) Về cách pha chế thuốc: Qua quá trình phỏng vấn sâu, chỉ một số lao động nữ trả lời có phun riêng từng loại thuốc, còn lại đa số thì đều có sự trộn lẫn các loại thuốc với nhau khi phun. “Đi tập huấn họ không cho trộn với nhau đâu, nhưng dân mình ai chẳng làm thế, vì diệt được nhiều sâu hơn” (PVS 3, Nữ, 65 tuổi) Về liều lượng pha chế TTS cũng thường đặc hơn so với quy định, vì người dân cho rằng như vậy diệt sâu hiệu quả hơn. Về thời điểm phun thuốc: Có tới 96% người dân sẽ phun thuốc ngay sau khi phát hiện cây trồng có sâu bệnh, phun theo chỉ dẫn đã được tập huấn chỉ có 9,3%, hay phun theo từng giai đoạn phát triển của cây 12%...Điều này có thể dẫn đến thực trạng lạm dụng TTS khi phát hiện sâu bệnh. Nhận thức về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến sức khỏe. 100% lao động nữ được hỏi cho rằng tiếp xúc với TTS sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nguy cơ về ung thư: 82%, gây ra các bệnh về xương khớp: 64,7%, các bệnh về đường hô hấp: 58,7%, các bệnh về da: 50% và các bệnh về tim mạch 40,7%. Ngoài ra những ảnh hưởng khác như gây ra các bệnh về hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ sinh dục chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ số người trả lời. Đặc biệt bản thân người dân khi sử dụng TTS cũng cho rằng nó có khả năng gây vô sinh cho phụ nữ, nhưng họ vẫn chủ quan, và chỉ quan tâm đến hiệu quả với cây trồng. Bên cạnh đó, khi hỏi về triệu chứng sức khỏe hiện tại của lao động nữ khi tiếp xúc với TTS: Chóng mặt (100% số người trả lời), đau đầu (100%), mệt mỏi khó chịu (100%). Ngoài ra có một số triệu chứng khác như khó thở (53,3%), buồn nôn (38%), vã mồ hôi (26%), ngứa da (24,7%) Kết quả này cho thấy sức khỏe của những lao động nữ nông thôn hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nhận thức về ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu tới môi trường. Đa số lao động nữ (78,7% số người được hỏi) đều cho rằng TTS có ảnh hưởng đến môi trường, cụ thể là làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và làm chết các loài sinh vật. “Dân mình ý thức kém lắm, làm xong là vứt Nguyễn Thị Hồng Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 205 - 209 208 luôn, mang ra sông suối vứt hoặc vứt đầy trên đồng đây này. Họ mang ra sông vì họ nghĩ nước chảy đi là xong, không biết là ảnh hưởng lắm, rất là hại cho môi trường, nhưng cứ sạch cho nhà mình là được rồi. Hại lắm. Đấy, bây giờ trên đồng làm gì còn con cá, con cua nào đâu” (PVS người dân, 35 tuổi) Tóm lại, lao động nữ coi việc sử dụng TTS là một thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, do đó họ chấp nhận những hậu quả mà TTS gây ra đối với môi trường và cả sức khỏe của bản thân mình. Người đảm nhiệm chính việc phun thuốc. Tại xã Thịnh Đức, người vợ vẫn đóng vai trò là người đảm nhiệm chính công việc phun thuốc: 60% lao động nữ được hỏi là người đảm nhiệm chính công việc phun TTS cho cây trồng của gia đình. Trường hợp cả hai vợ chồng đảm nhiệm công việc phun thuốc chiếm 40%. Như vậy dù là người đảm nhiệm chính hay không thì người phụ nữ cũng đều có tham gia vào việc phun TTS cho cây trồng. Thực tế là do những người đàn ông trong gia đình đi làm xa hoặc làm thuê cho các nhà máy, xí nghiệp, nên công việc đồng áng người phụ nữ thường chịu trách nhiệm chính. Trang thiết bị bảo hộ khi phun thuốc. Mặc dù những trang thiết bị bảo hộ sẽ đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với TTS, tuy nhiên không phải tất cả những trang bị đó người dân đều sử dụng. Ủng/ giầy, quần dài và khẩu trang là những loại trang bị mà người lao động khi phun TTS sử dụng nhiều (quần dài (100%), ủng/ giầy (97,3%), khẩu trang (94%), tiếp đến là áo dài tay (91,3% có sử dụng), ngoài ra thì găng tay cũng được trang bị (82,7%). Đặc biệt, chỉ có 2,7% lao động nữ sử dụng kính mắt trong quá trình phun thuốc. Một dụng cụ khác mà người dân sử dụng là áo mưa. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số người thì áo mưa gây cho họ rất nhiều bất tiện và khó chịu. Qua quá trình phỏng vấn và quan sát thực tế cho thấy vào những ngày trời nắng, lao động nữ thường trang bị bảo hộ tốt hơn như áo dài, quần dài, khẩu trang, còn trong những lúc thời tiết mát hoặc trời râm thì thường họ sử dụng rất ít dụng cụ bảo hộ, thậm chí thiếu rất nhiều dụng cụ bảo hộ an toàn như găng tay, khẩu trang, nón. Đây là một thực tế rất đáng báo động về đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. Các yếu tố tác động đến thái độ và hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp. Yếu tố chủ quan: Do giữ vai trò người đảm nhiệm chính công việc nội trợ, đồng áng trong gia đình, hiểu biết về thông tin liên quan đến TTS còn hạn chế, và tâm lý coi việc sử dụng TTS trong sản xuất là tất yếu. Yếu tố kinh tế: Nguyên nhân chính mà người lao động sử dụng TTS trong hoạt động sản xuất là nhằm bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh và nâng cao năng suất. Tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng: Chỉ có 4% lựa chọn loại TTS thông qua quảng cáo trên ti vi, đài, báo và các kênh thông tin này không cho biết được mức độ độc hại của từng loại TTS. Ngoài ra công tác tập huấn và truyền thông về sử dụng TTS chưa hiệu quả. Thuốc trừ sâu là một sản phẩm giúp diệt trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng, tuy nhiên nó đang ngày càng bị sử dụng một cách tràn lan và gây ra những hậu quả cho môi trường và bản thân những người sử dụng. Trong nghiên cứu này tôi tập trung vào nhóm đối tượng là lao động nữ, bởi phụ nữ vốn được coi là một nhóm yếu thế trong xã hội, cần được quan tâm. Những lao động nữ tại địa phương là người tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với TTS, họ đã nhận thức được TTS là độc hại, tuy nhiên kiến thức chưa đầy đủ, cùng với tâm lý muốn diệt trừ sâu bệnh để nâng cao năng suất cây trồng, nên thái độ của họ vẫn còn rất thờ ơ với những tác hại tiêu cực mà TTS gây ra. Với những kết quả nghiên cứu thu được, trong thời gian tới, cần có sự tham gia nhiều hơn của các cơ quan chức năng trong việc quản lý lượng TTS trên thị trường và tìm ra những biện pháp hữu hiệu để sử dụng TTS hiệu quả và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường tự nhiên. Nguyễn Thị Hồng Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 205 - 209 209 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS. TS Hoàng Bá Thịnh (chủ biên), (2009), Hạn chế lạm dụng thuốc trừ sâu vì sức khỏe phụ nữ và một nền nông nghiệp sạch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Phạm Bích Ngân- Đinh Xuân Thắng (2006), “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe của người phun thuốc”, Tạp chí Phát triển KH&CN, số 2. [3]. GS. Bùi Huy Giáp - GS. Nguyễn Điền (1999), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. SUMMARY AWARENESS AND ATTITUDE OF RURAL FEMALE WORKERS ON THE IMPACT OF PESTICIDES TO ENVIRONMENT AND THEIR HEALTH (Study in Thinh Duc commune – Thai Nguyen province) Nguyen Thi Hong Tram* College of Sciences – TNU Through specific survey results, the article shows the abuse in pesticide in the current agricultural production, people's awareness of the impact of pesticides, as well as their attitudes in use of pesticides. Thereby, the results do not only tell us the level of awareness of people about the information related to pesticides, but also shows the relationship between perception and behavior of use the pesticide, as well as ability to protect the environment and health of workers, especially the female workers in rural areas today,. Key words: Awareness, attitudes, pesticides, female workers, health, environment. * Tel: 0972 766467

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_thuc_va_thai_do_cua_lao_dong_nu_nong_thon_ve_anh_huong.pdf
Tài liệu liên quan