4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngữ pháp tiếng Anh thực sự là một môn học khó đối với
tất cả những ai muốn học tiếng Anh. Có rất nhiều điểm ngữ pháp khó có thể nắm bắt
một cách dễ dàng và nhanh chóng bởi vì chúng khác xa so với tiếng mẹ đẻ của chúng ta.
Chính vì vậy, hiện nay trên thế giới, một số nước đang có xu hướng tạo ra những biến
thể ngữ pháp đơn giản hơn giúp cho người học tiếp cận với ngữ pháp tiếng Anh dễ dàng
hơn. Khuynh hướng dạy học tiếng Anh theo hướng quốc tế hóa đang ngày càng được
quan tâm hơn.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam nói chung và các giáo viên tiếng Anh ở Huế nói riêng,
World Englishes vẫn là một vấn đề khá mới mẻ. Theo các giáo viên tiếng Anh ở Huế,
mặc dù mới mẻ và thú vị nhưng không nên dạy ngữ pháp tiếng Anh theo xu hướng
World Englishes bởi vì người học tiếng Anh đã quá quen với các quy tắc ngữ pháp
chuẩn đang được sử dụng từ lâu nay cho dù các quy tắc đó có khó học đến đâu. Điều
quan trọng trong dạy và học ngữ pháp hiện nay là tìm ra một phương pháp dạy học mới
đáp ứng với nhu cầu học tiếng Anh ngày càng cao của con người để từ đó nâng cao chất
lượng dạy và học ngữ pháp.
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi có một số đề xuất như sau: (1) Giáo viên
tiếng Anh cần xác định đúng mục tiêu dạy học ngữ pháp thích hợp, từ đó tìm ra một
phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu đề ra để giúp học sinh nắm bắt môn học dễ
dàng hơn, tạo ra nhiều hứng thú học tập cho học sinh hơn. (2) Học sinh nên được giới
thiệu thêm về các biến thể ngữ pháp và kiến thức về World Englishes để họ có cái nhìn
so sánh giữa các xu hướng phát triển của ngôn ngữ họ đang học giúp cho giờ học ngữ
pháp bớt nhàm chán. (3) Giáo viên nên tham gia nhiều khóa học và hội thảo về World
Englishes để cập nhật thêm các kiến thức và phương pháp dạy học mới cũng như các xu
hướng dạy học trên thế giới. (4) Để làm được các điều đó, các nhà quản lý giáo dục
cũng cần phải đưa ra các hướng dẫn cụ thể về mục tiêu và phương pháp dạy học ngữ
pháp tiếng Anh cũng như tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia vào các buổi
seminar về đổi mới phương pháp dạy học ngữ pháp.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của giáo viên Tiếng anh Trung học Phổ thông ở thành phố Huế về việc dạy ngữ pháp tiếng anh theo hướng Quốc tế hóa - Tôn Nữ Nhã Điền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 166-173
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH
THEO HƯỚNG QUỐC TẾ HÓA
TÔN NỮ NHÃ ĐIỂN
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Trong những thập niên vừa qua, vấn đề “Tiếng Anh chuẩn của
người bản ngữ” hay “Tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế” đã được đề cập đến
trong việc dạy - học tiếng Anh trên thế giới. Liệu Việt Nam đã nhận định
được điều này chưa và đã có biến chuyển gì trong việc dạy - học cũng như
trong thái độ đối với “Tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế”. Bài báo này giới
thiệu nhận thức của giáo viên (GV) tiếng Anh trung học phổ thông (THPT) ở
thành phố Huế về việc dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng quốc tế hóa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Anh không còn chỉ được sử dụng bởi người bản xứ ở Anh, Bắc Mỹ, Úc, New
Zealand cũng như bởi những ai học tiếng Anh để giao tiếp nữa. Hiện nay tiếng Anh
được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như là ngôn ngữ quốc tế (English as an
International Language - EIL) [4]. Với khuynh hướng toàn cầu hóa, tiếng Anh trở thành
ngôn ngữ giao tiếp chính ở các nước Châu Á như Singapore, Malaysia, India, Trung
Quốc và được xem như là ngôn ngữ thứ hai ở các nước này (English as a Second
Language - ESL). Crystal [1] nhận định rằng tiếng Anh từ lâu đã không còn là sở hữu
riêng của người Anh, Mỹ nữa. Vì ngay cả quốc gia nói tiếng Anh lớn nhất thế giới cũng
chỉ chiếm khoảng 20% tổng số người sử dụng tiếng Anh trên toàn cầu.
Thật vậy, để phân loại và liệt kê số lượng các đối tượng sử dụng tiếng Anh, Kachru [6]
đề nghị một sơ đồ như sau:
Hình 1. Sơ đồ vòng tròn các quốc gia sử dụng tiếng Anh của Kachru
The Expanding Circle
China, Egypt, Indonesia,
Israel, Japan, Korea,
Nepal, Saudi Arabia,
Taiwan, Russia,
Zimbabwe, South Africa,
Caribbean Islands
(EFL)
The Outer Circle
Bangladesh, India
Ghana, Kenya, Nigeria,
Malaysia, Pakistan,
Philippines, Singapore,
Sri Lanka, Tanzania,
Zambia
(ESL)
The Inner Circle
USA
UK
Canada
Australia
New Zealand
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THPT Ở TP HUẾ VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP...
167
Theo sơ đồ trên, Expanding circle bao gồm các nước sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ
(English as a Foreign Lauguage - EFL) gần Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia...; Outer
circle là các nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, chính thức gồm có
Singapore, Malaysia, Philippines... và cuối cùng là Inner circle - các nước sử dụng tiếng
Anh như tiếng mẹ đẻ (Anh, Mỹ, Úc...). Theo Denham [2], sau công cuộc đổi mới kinh
tế, Việt Nam đã có thể được đưa vào danh sách của Expanding circle. Và cũng theo
Kachru [6] thì chính các nước sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (Expanding circle)
là nơi tiếng Anh có tiềm năng truyền bá và phát triển nhanh nhất.
Những thuật ngữ như Global English, World Englishes, International English và New
Englishes (đều mang ý nghĩa tiếng Việt là tiếng Anh của toàn cầu, ngôn ngữ quốc tế)
đang được sử dụng rộng rãi để phân biệt với tiếng Anh chuẩn của người bản ngữ
(Standard English). Việc dạy tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa đang là mối quan
tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa
được quan tâm một cách thấu đáo. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu mức
độ hiểu biết và nhận thức của giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông ở thành phố Huế
về việc dạy ngữ pháp tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa, từ đó xác định mong muốn
của họ trong việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh. Nghiên cứu được thực hiện với 45
giáo viên dạy tiếng Anh ở 04 trường THPT gồm Quốc Học, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ
và Gia Hội. Phương pháp nghiên cứu giáo dục định tính chủ yếu là sử dụng phiếu điều
tra và phỏng vấn trực tiếp.
2. KHÁI NIỆM WORLD ENGLISHES
Ngôn ngữ quốc tế - World Englishes (WEs) - là thuật ngữ đang được biết đến và sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thuật ngữ World Englishes ra đời khi có sự xuất hiện
của các biến thể tiếng Anh theo từng khu vực, đặc biệt là những biến thể xuất phát từ
các quốc gia đã từng là thuộc địa của Anh, Mỹ; ví dụ như tiếng Anh Ấn Độ (Indian
English), tiếng Anh Singapore (Singapore English), tiếng Anh Philippin (Philippine
English)... Theo Jenkins [5], thuật ngữ này được dùng để mô tả sự giao tiếp giữa những
người sử dụng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ thứ nhất của họ. Còn theo Holmes [3],
thuật ngữ này dùng để chỉ một ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp thông thường
giữa các nhóm ngôn ngữ khác nhau trong một cộng đồng đa ngôn ngữ.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng dạy ngữ pháp tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông ở thành
phố Huế
3.1.1. Đội ngũ giáo viên
Được đào tạo chính quy ở các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế, đội ngũ giáo
viên tiếng Anh ở các trường THPT ở TP Huế có đủ năng lực để truyền đạt kiến thức cho
học sinh của mình. Trong số 45 giáo viên được điều tra, có 03 giáo viên (7%) lấy bằng
Thạc sĩ tiếng Anh ở nước ngoài, 13 giáo viên (28%) có bằng Thạc sĩ trong nước, số còn
lại (29 giáo viên chiếm 65%) tốt nghiệp đại học ở các trường đại học danh tiếng của
TÔN NỮ NHÃ ĐIỂN
168
Việt Nam. Đa số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trên 10 năm và đã tham gia nhiều
khóa học về đổi mới phương pháp dạy học do giảng viên nước ngoài tổ chức.
Với kiến thức phong phú và kinh nghiệm lâu năm, trong suốt quá trình trả lời phiếu điều
tra và phỏng vấn, các giáo viên đã bày tỏ quan điểm riêng trong việc dạy tiếng Anh của
mình.
3.1.2. Tầm quan trọng của việc dạy ngữ pháp tiếng Anh
Bảng 3.1. Thái độ của giáo viên đối với việc dạy ngữ pháp tiếng Anh
Câu hỏi Quan điểm của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Dạy ngữ pháp tiếng
Anh cho học sinh là
rất quan trọng
Hoàn toàn đồng ý 5 11
Đồng ý 40 89
Trung lập 0 0
Không đồng ý 0 0
Hoàn toàn không đồng ý 0 0
Từ bảng 3.1, chúng ta có thể thấy tất cả các giáo viên ở các trường THPT ở Huế đều
hoàn toàn đồng ý và đồng ý với ý kiến rằng dạy ngữ pháp cho học sinh phổ thông là rất
quan trọng. Giải thích về tầm quan trọng của việc dạy ngữ pháp, một giáo viên khi được
phỏng vấn cho rằng ngữ pháp là nền tảng của sự phát triển các kỹ năng khác. Nếu học
sinh không nắm vững ngữ pháp, họ sẽ không thể nghe, nói, đọc, viết tốt được. Khi học
sinh có một kiến thức ngữ pháp giỏi, họ sẽ cảm thấy tự tin trong luyện tập tất cả các kỹ
năng nói trên và do đó, việc học sẽ tiến bộ rất nhanh.
Bảng 3.2. Thái độ của giáo viên về việc tăng thêm giờ cho việc dạy ngữ pháp tiếng Anh trong
chương trình học
Câu hỏi Quan điểm của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Chương trình học
tiếng Anh cần tăng
thêm giờ dạy ngữ
pháp
Hoàn toàn đồng ý 3 7
Đồng ý 6 13
Trung lập 18 40
Không đồng ý 18 40
Hoàn toàn không đồng ý 0 0
Tuy nhiên, dù nhận thức rõ tầm quan trọng của ngữ pháp trong quá trình dạy và học
tiếng Anh, rất ít giáo viên quan tâm đến việc tăng thêm giờ dạy ngữ pháp cho chương
trình học tiếng Anh hiện nay. Bảng 3.2 cho thấy, chỉ có 9 giáo viên (20%) đồng ý tăng
thêm giờ dạy ngữ pháp trong khi phần lớn (36 giáo viên, 80%) giữ ý kiến trung lập hoặc
không đồng ý.
Theo sách giáo khoa tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, mỗi bài học trong
sách đều tập trung vào nhóm 04 kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Thời gian dành
cho dạy ngữ pháp được lồng ghép vào quá trình giảng dạy mà không có bất kỳ một
hướng dẫn chi tiết nào cả. Cho dù như vậy, đa số giáo viên vẫn không muốn tăng thêm
giờ dạy ngữ pháp với lý do rằng ngữ pháp thật sự quan trọng nhưng học sinh có thể tự
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THPT Ở TP HUẾ VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP...
169
luyện tập bằng cách tự làm thêm nhiều bài tập ở nhà ngoài sách giáo khoa. Thời gian ở
lớp nên dành để luyện các kỹ năng giao tiếp bởi vì muốn theo kịp và hội nhập với sự
phát triển của thế giới thì mọi người phải giỏi các kỹ năng giao tiếp.
3.1.3. Khó khăn của giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông ở thành phố Huế khi
dạy ngữ pháp tiếng Anh chuẩn
Bảng 3.3. Quan điểm của giáo viên về ngữ pháp tiếng Anh
Câu hỏi Quan điểm của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Anh (chị) có cho
rằng ngữ pháp tiếng
Anh chuẩn là rất khó
học?
Có 45 100
Không 0 0
Bảng 3.4. Khó khăn của học sinh khi học ngữ pháp tiếng Anh
Câu hỏi Câu trả lời của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Học sinh của anh
(chị) có gặp khó
khăn khi học ngữ
pháp tiếng Anh?
Có 45 100
Không 0 0
Một khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy tiếng Anh là dạy ngữ pháp. Đối với người
nói tiếng Anh như là một ngoại ngữ, một số điểm ngữ pháp trong tiếng Anh thật sự rất
khó nắm bắt. Điều này cũng đúng với bất kỳ ngôn ngữ nào khác: ngữ pháp luôn luôn là
một môn học khó. Nhiều người không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các thì
trong tiếng Anh, chỉ đơn giản vì những điểm khác nhau này hoàn toàn không có trong
tiếng mẹ đẻ của họ. Bảng 3.3 và 3.4 cho thấy, tất cả các giáo viên đều đồng ý rằng ngữ
pháp tiếng Anh chuẩn thật sự rất khó đối với học sinh của họ. Đa số học sinh cảm thấy
khó nhớ hết các quy tắc phức tạp của ngữ pháp tiếng Anh.
Bảng 3.5. Những điểm ngữ pháp tiếng Anh chuẩn khó nhất
Câu hỏi Quan điểm của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Những điểm ngữ
pháp tiếng Anh
chuẩn khó nhất
Thì 45 100
Chức năng trợ động từ 30 66
Động từ tình thái 36 80
Cách sử dụng thành ngữ 45 100
Mạo từ 38 85
Những điểm ngữ pháp mà học sinh cảm thấy khó học nhất được mô tả ở bảng 3.5. Đó là
các thì và cách sử dụng thành ngữ (45 giáo viên, 100%), tiếp theo là các mạo từ (38 giáo
viên, 85%), sau đó là các động từ tình thái (36 giáo viên, 80%) và cuối cùng là các chức
năng của trợ động từ (30 giáo viên, 66%). Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn, các giáo viên
TÔN NỮ NHÃ ĐIỂN
170
còn liệt kê thêm một số điểm ngữ pháp mà học sinh hay phạm lỗi như trật tự các từ
trong tiếng Anh, các loại mệnh đề (if, relative, conditional, reported...), các loại giới từ...
Vì vậy, có thể nói rằng, ngữ pháp tiếng Anh chuẩn là một môn học khó bởi vì nó có quá
nhiều quy tắc cần phải học thuộc lòng nếu người sử dụng muốn giao tiếp tốt với người
nước ngoài.
3.2. Kiến thức của giáo viên về tiếng Anh quốc tế (WEs) và thái độ về nó
Sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ trong xã hội của chúng ta buộc các giáo viên phải
khám phá và cập nhật liên tục kiến thức. Khi chúng ta giao tiếp với người ở các đất
nước khác, chúng ta nghe họ nói tiếng Anh rất trôi chảy nhưng thứ tiếng Anh đó lại
khác xa với tiếng Anh chuẩn về tất cả các mặt như trọng âm, từ vựng, cách diễn đạt và
cả ngữ pháp. Như vậy, theo Jenkins [4], đó là sự xuất hiện của World Englishes giữa
các đất nước và chúng ta chấp nhận sự xuất hiện đó.
Bảng 3.6. Kiến thức của giáo viên về World Englishes
Câu hỏi Câu trả lời của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Anh (chị) đã từng
nghe nói về World
Englishes chưa?
Rồi 3 7
Chưa 10 22
Có, nhưng chỉ chút ít 32 71
Mặc dù đã xuất hiện trên thế giới từ nhiều thập niên trước nhưng ở Việt Nam nói chung
và ở Huế nói riêng, các giáo viên tiếng Anh vẫn biết rất ít về World Englishes. Bảng 3.6
dưới đây cho thấy rõ điều đó, đa phần các giáo viên tiếng Anh chưa nghe nói (22%)
hoặc chỉ biết rất ít (71%) về World Englishes. Có 03 giáo viên trả lời rằng họ đã biết
WEs và kết quả điều tra cho thấy cả ba người này đều tốt nghiệp Thạc sĩ ở nước ngoài
và đang giảng dạy tại trường Quốc Học, Huế.
Bảng 3.7. Định nghĩa của giáo viên về World Englishes
Câu hỏi Quan điểm của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Anh (chị) biết gì về
World Englishes?
a. Đó là ngôn ngữ của thế giới 5 11
b. Nó gồm một số các biến thể
của tiếng Anh khác xa với hình
thức và cách dùng hiện tại
5 11
c. Đó là một phương tiện giao
tiếp được sử dụng trên khắp
thế giới
32 71
d. Tất cả các định nghĩa trên 3 7
Chính vì kiến thức về WEs của các giáo viên chưa được cập nhật nên họ cũng không thể
đưa ra một định nghĩa đầy đủ về WEs. Theo bảng 3.7, 32 giáo viên (71%) chọn đáp án
c, 5 giáo viên (11%) chọn đáp án b, cũng 5 giáo viên (11%) chọn đáp án a và chỉ có 3
giáo viên (7%) chọn đáp án d. 03 giáo viên chọn đáp án d, một đáp án đầy đủ về ý nghĩa
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THPT Ở TP HUẾ VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP...
171
của WEs chính là 03 giáo viên Quốc Học đã tốt nghiệp Thạc sĩ ở nước ngoài như đã
nhắc đến ở trên.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù WEs hoàn toàn không còn xa lạ với thế giới nhưng
vẫn là một vấn đề mới đối với Việt Nam chúng ta.
Bảng 3.8. Sự quan tâm của giáo viên về World Englishes
Câu hỏi Quan điểm của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Anh (chị) có quan
tâm đến World
Englishes?
Có 40 89
Không 2 4
Có, nhưng chỉ chút ít 3 7
Dù khá mới mẻ với họ, các giáo viên vẫn bày tỏ sự quan tâm của họ đối với World
Englishes. Bảng 3.8 cho thấy rằng 40 giáo viên (89%) rất quan tâm đến vấn đề này
trong khi một số rất ít (3 giáo viên chiếm 7%) quan tâm ít đến nó và số còn lại (2 giáo
viên, 4%) không tỏ ra thích thú với vấn đề đó. Trong một cuộc phỏng vấn, một số giáo
viên nói rằng mặc dù họ chưa biết về WEs nhưng họ vẫn muốn tìm hiểm về nó bởi vì đó
là một vấn đề mới mẻ và thú vị trong việc giảng dạy tiếng Anh.
Rõ ràng rằng World English xuất hiện như là một khuynh hướng mới trong việc giảng
dạy tiếng Anh, nó mang lại một số lợi ích nhất định đối với người sử dụng nó. Theo
Krachu [6], các dạng tiếng Anh không chỉ thuộc về người bản xứ ở Inner Circle mà nó
thuộc về cả những người sử dụng tiếng Anh ở Outer và Expanding circle.
3.3. Nhận thức của GV về việc dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng quốc tế hóa
Bảng 3.9. Nhận thức của GV về việc dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng quốc tế hóa
Câu hỏi Quan điểm của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Nên dạy ngữ pháp
tiếng Anh theo
hướng quốc tế hóa
Hoàn toàn đồng ý 3 7
Đồng ý 8 18
Trung lập 34 75
Không đồng ý 0 0
Hoàn toàn không đồng ý 0 0
Bảng 3.9 ở trên cho thấy rằng hầu hết các giáo viên (75%) đều giữ ý kiến trung lập khi
được hỏi về việc có nên dạy ngữ pháp tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa hay không,
có 8 giáo viên (17%) đồng ý và chỉ 3 giáo viên (7%) hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.
Trong cuộc phỏng vấn, các giáo viên cũng đã bày tỏ chính kiến của họ khi cho rằng
không nên dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng quốc tế hóa bởi vì mọi người đã quá
quen thuộc với hệ thống ngữ pháp tiếng Anh chuẩn như đang được sử dụng từ trước đến
nay. Mặc dù ngữ pháp tiếng Anh khá phức tạp nhưng đó là những quy tắc ngữ pháp bất
di bất dịch và người học đã sử dụng chúng như một thói quen khó thay đổi. Chúng ta
chỉ nên sử dụng các biến thể ngữ pháp của World Englishes như là một công cụ tham
TÔN NỮ NHÃ ĐIỂN
172
khảo cho học sinh khi dạy học ngữ pháp, từ đó giúp học sinh có cái nhìn so sánh giữa
các xu hướng phát triển của ngôn ngữ trên thế giới khiến cho giờ học của học sinh sinh
động và thú vị hơn, tạo ra nguồn cảm hứng học tập đối với họ.
Tóm lại, chúng ta khó có thể thay đổi một thói quen hay một quy tắc cho dù quy tắc đó
có khó nắm bắt đến đâu. Dạy ngữ pháp tiếng Anh cũng như vậy.
3.4. Mong muốn của giáo viên trong việc dạy ngữ pháp tiếng Anh
Bảng 3.10. Mong muốn của giáo viên trong việc dạy ngữ pháp tiếng Anh
Câu hỏi Quan điểm của GV Số lượng GV (N = 45)
Tỉ lệ %
(N = 100)
Anh (chị) mong
muốn gì trong việc
dạy ngữ pháp tiếng
Anh?
Đổi mới phương pháp
dạy ngữ pháp 45 100
Tạo ra một số biến thể
ngữ pháp 3 7
Tăng thời gian dạy ngữ
pháp trong chương trình 5 11
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy rằng 100% giáo viên đề nghị nên có sự thay đổi về
phương pháp dạy học ngữ pháp hơn là tạo ra các biến thể ngữ pháp trong tiếng Anh
(7%) hay là tăng thời gian dạy ngữ pháp trong chương trình học lên (11%). Thay đổi
phương pháp dạy học ngữ pháp, tìm ra một phương pháp mới có hiệu quả sẽ giúp học
sinh nắm bắt các điểm ngữ pháp khó trong tiếng Anh dễ dàng hơn, từ đó học sinh sẽ
hứng thú hơn trong việc học ngữ pháp tiếng Anh và chất lượng học tập cũng sẽ được
tăng lên rõ rệt.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngữ pháp tiếng Anh thực sự là một môn học khó đối với
tất cả những ai muốn học tiếng Anh. Có rất nhiều điểm ngữ pháp khó có thể nắm bắt
một cách dễ dàng và nhanh chóng bởi vì chúng khác xa so với tiếng mẹ đẻ của chúng ta.
Chính vì vậy, hiện nay trên thế giới, một số nước đang có xu hướng tạo ra những biến
thể ngữ pháp đơn giản hơn giúp cho người học tiếp cận với ngữ pháp tiếng Anh dễ dàng
hơn. Khuynh hướng dạy học tiếng Anh theo hướng quốc tế hóa đang ngày càng được
quan tâm hơn.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam nói chung và các giáo viên tiếng Anh ở Huế nói riêng,
World Englishes vẫn là một vấn đề khá mới mẻ. Theo các giáo viên tiếng Anh ở Huế,
mặc dù mới mẻ và thú vị nhưng không nên dạy ngữ pháp tiếng Anh theo xu hướng
World Englishes bởi vì người học tiếng Anh đã quá quen với các quy tắc ngữ pháp
chuẩn đang được sử dụng từ lâu nay cho dù các quy tắc đó có khó học đến đâu. Điều
quan trọng trong dạy và học ngữ pháp hiện nay là tìm ra một phương pháp dạy học mới
đáp ứng với nhu cầu học tiếng Anh ngày càng cao của con người để từ đó nâng cao chất
lượng dạy và học ngữ pháp.
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THPT Ở TP HUẾ VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP...
173
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi có một số đề xuất như sau: (1) Giáo viên
tiếng Anh cần xác định đúng mục tiêu dạy học ngữ pháp thích hợp, từ đó tìm ra một
phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu đề ra để giúp học sinh nắm bắt môn học dễ
dàng hơn, tạo ra nhiều hứng thú học tập cho học sinh hơn. (2) Học sinh nên được giới
thiệu thêm về các biến thể ngữ pháp và kiến thức về World Englishes để họ có cái nhìn
so sánh giữa các xu hướng phát triển của ngôn ngữ họ đang học giúp cho giờ học ngữ
pháp bớt nhàm chán. (3) Giáo viên nên tham gia nhiều khóa học và hội thảo về World
Englishes để cập nhật thêm các kiến thức và phương pháp dạy học mới cũng như các xu
hướng dạy học trên thế giới. (4) Để làm được các điều đó, các nhà quản lý giáo dục
cũng cần phải đưa ra các hướng dẫn cụ thể về mục tiêu và phương pháp dạy học ngữ
pháp tiếng Anh cũng như tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia vào các buổi
seminar về đổi mới phương pháp dạy học ngữ pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Crystal, D. (1997), English as a global language, Cambridge University Press.
[2] Denham, P.A. (1992), English in Vietnam, World Englishes, 11 (1), 61-69.
[3] Holmes, J. (1997), An Introduction to Sociolinguistics, London: Longman.
[4] Jenkins, J. (2000), The phonology of English as an international language. New
models, new norms, new goals, Oxford, England: Oxford University Press.
[5] Jenkins, J. (2006), Current perspectives on teaching World Englishes and English as a
Lingua Franca, TESOL Quarterly, 40(1), 157-181.
[6] Kachru, B. B. (1992), Teaching World Englishes. In B. B. Kachru (Ed.), The other
tongue. English across cultures (2nd ed.), Urbana, IL: University of Illinois Press,
355-365.
Title: TEACHERS’ PERCEPTIONS OF AN INTERNATIONAL APPROACH TO TEACH
ENGLISH GRAMMAR AT UPPER SECONDARY SCHOOLS IN HUE CITY
Abstract: In the past decades, the question such as whether native speaker “standard” English
should be the target for English language education in the international context has been raised.
What are the English language teachers’ attitudes towards World Englishes in Vietnam? This
article analyzes the teachers’ perceptions concerning an international approach to teaching
English grammar at upper secondary schools in Hue city.
ThS. TÔN NỮ NHÃ ĐIỂN
Chuyên viên Phòng Khoa học - Công nghệ - Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_326_tonnunhadien_25_ton_nu_nha_dien_0485_2021173.pdf