Bàn về tiêu chí xếp hạng các trường Đại học từ thực tiễn Việt Nam - Đào Duy Hân

Kết luận Giáo dục đại học VN tiến vào giai đoạn hội nhập quốc tế, việc xếp hạng các trường đại học ở phạm vi trong nước và quốc tế chắc chắn sẽ được đặt ra như một nhu cầu tất yếu của xã hội về quyền được thông tin về chất lượng và hoạt động của các trường. Các tiêu chuẩn xếp hạng đang có nhiều ý kiến khác nhau, song chung qui có các nhóm chính để xếp hạng: Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; kết quả nghiên cứu và ấn bản; quá trình đào tạo; tính hấp dẫn của nhà trường; uy tín khoa học; giáo sư đẳng cấp quốc tế; nơi nuôi dưỡng những tài năng đẳng cấp quốc tế tương lai; một môi trường nghiên cứu với những cơ sở vật chất nghiên cứu đầy đủ; ngân sách nghiên cứu dồi dào; lương bổng cho giáo sư

pdf5 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về tiêu chí xếp hạng các trường Đại học từ thực tiễn Việt Nam - Đào Duy Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 4 - Tháng 4/2010 Chất lượng đào tạo - nền tảng phát triển giáo dục ĐHVN 2 PGS TS. ĐÀO DUY HUÂN Từ năm 2006 đến nay, do tiếp cận với nền giáo dục đại học trên thế giới, và nền giáo dục VN phải hoà nhập với nền giáo dục thế giới nên chúng ta đã quan tâm nhiều đến việc xếp hạng các trường đại học. Xếp hạng các trường ĐH là xu thế toàn cầu, mang tính tích cực nhiều hơn tiêu cực. Đối với người học, bảng xếp hạng cũng là một kênh thông tin tham khảo quan trọng để lựa chọn trường phù hợp. Với mỗi trường ĐH, việc xếp hạng được xem như một cơ sở để nhìn nhận lại các hoạt động của nhà trường, so sánh và đối chiếu với các tiêu chí xếp hạng và với các trường ĐH khác sẽ đem lại cho bản thân nhà trường và cộng đồng cái nhìn chính xác hơn và cụ thể hơn về một cơ sở đào tạo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục ĐH, các trường ĐH VN cần xác định được tương quan so sánh với các trường ĐH khác trong khu vực và trên thế giới để xác định phương hướng và lộ trình phát triển nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng tụt hậu hiện nay so với thế giới. Nhưng tiêu chí nào để xếp hạng thì cón nhiều ý kiến khác nhau được phản ánh thông qua các hội thảo, các bài viết đăng trên tạp chí, trên các báo, trong đó có bài viết của nhóm TS. Vũ Thị Phương Anh Đại học Quốc gia TP.HCM, để lại ấn tượng mạnh vì tính hệ thống của nó, vì vậy tôi đồng tình và sẽ sử dụng một số tiêu chí để đưa vào trong bài viết này. Đây cũng là điều hiển nhiên trong nghiên cứu, vì thể hiện ở tính kế thừa có chọn lọc về khoa học. Mục tiêu của bài viết là tìm hiểu cơ sở khoa học và đề xuất các tiêu chí xếp hạng các trường đại học phù hợp với thực tế VN, đồng thời thể hiện được tính phổ biến của nền giáo dục đại học thế giới. Các nhà nghiên cứu giáo dục đại học trên thế giới cho rằng việc xếp hạng trường đại học trong một quốc gia là cần thiết, khách quan. Vì vậy, cần xem các kết quả xếp hạng trường đại học, như một công cụ mà mọi người có thể sử dụng để làm căn cứ ra quyết định liên quan đến vấn đề xem xét chất lượng giáo dục đại học. Thực tế trên thế giới cho thấy, trong các hệ thống xếp hạng các trường đại học ở quy mô quốc gia, có thể nói đi đầu trong việc sử dụng phương pháp xếp hạng là các nước như Mỹ, Anh, Australia, Canada. Điều này cũng dễ hiểu, vì các nước này có nền giáo dục đại học tiên tiến, thu hút lượng người học ở các Số 4 - Tháng 4/2010 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Chất lượng đào tạo - nền tảng phát triển giáo dục ĐHVN 3 nước khác đến học ở bậc đại học cao nhất trên thế giới. Ngoài ra, trong một vài thập niên gần đây, việc xếp hạng cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, vv. Riêng tại châu Á, việc xếp hạng các trường đại học vẫn chưa mấy phổ biến. Dưới đây là các tiêu chí mà một số nước sử dụng để xếp hạng trường đại học: Mỹ: Hệ thống xếp hạng các trường đại học được phân theo các ngành học – Kinh doanh, Luật, Y, Giáo dục, Kỹ thuật, Thư viện học, và các chương trình đào tạo Tiến sĩ. Các chỉ tiêu (indicators) được USNWR sử dụng để xếp hạng bao gồm 6 loại tiêu chí chính là: - Danh tiếng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; - Sinh viên vào trường được chọn lọc chu đáo; - Nguồn lực đội ngũ giáo sư hùng hậu, danh tiếng; - Nguồn lực tài chính dồi dào; - Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao; và - Sự hài lòng của cựu sinh viên đối với trường. Anh: Hệ thống các tiêu chí phổ biến nhất để xếp hạng trường đại học, gồm các loại tiêu chí như sau: - Điểm thi đầu vào; - Tỷ lệ giảng viên và sinh viên; - Dịch vụ nhà ở cho sinh viên; - Tỷ lệ tốt nghiệp; - Số lượng sinh viên đạt điểm A; - Giá trị tăng thêm của nhà trường; - Chi tiêu cho thư viện; - Số lượng sinh viên sau đại học; và - Việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Australia: Các trường đã đưa ra 16 tiêu chí để xếp hạng trường đại học, trong đó nhấn mạnh các tiêu chí quan trọng nhất là: - Uy thế và vị trí của nhà trường; - Các hoạt động hợp tác quốc tế; - Giảng dạy và các khóa học; - Việc làm sau tốt nghiệp; và - Đặc điểm của sinh viên. Những chỉ tiêu này cũng phản ánh quan điểm chú trọng đến người học và quá trình học tập tại nhà trường. Các hệ thống xếp hạng quốc tế So với các hệ thống xếp hạng quốc gia, hệ thống xếp hạng quốc tế xuất hiện muộn hơn, chỉ trong vòng 1 thập niên trở lại đây. Hai hệ thống được nhiều người biết đến nhất là Bảng xếp hạng học thuật các trường đại học trên thế giới (tiếng Anh là Academic Ranking of World Universities, viết tắt là ARWU) của Viện Giáo dục đại học thuộc trường Đại học Giao thông Thượng Hải (tiếng Anh là Shanghai Jiao Tong University, viết tắt là SJTU) và bảng xếp hạng các trường đại học quốc tế của THES. Để xếp hạng các trường, SJTU sử dụng các chỉ tiêu là: - Chất lượng cựu sinh viên (tính bằng số lượng cựu sinh viên đoạt các giải thưởng và huy chương đặc biệt như giải Nobel); - Chất lượng giảng viên (tính theo cùng phương pháp đo lường chất lượng cựu sinh viên); - Kết quả nghiên cứu (tính bằng số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học); và - Tầm cỡ của nhà trường (tính bằng kết quả hoạt động so với quy mô của nhà trường). Với các chỉ tiêu vừa nêu, có thể thấy rõ đây là một hệ thống xếp hạng nghiêng về đại học nghiên cứu, chú trọng các thành tích nghiên cứu của cựu sinh viên và giảng viên của nhà trường nhưng không quan tâm đến các yếu tố khác như sự hài lòng của sinh viên, hoặc chương trình giáo dục. Đây là một đặc điểm thường xuyên bị chỉ trích của ARWU, vì như đã nêu ở phần mở đầu, nhiệm vụ của một trường đại học trước hết là cung cấp các chương trình giảng dạy cho người học. Việc xếp hạng trường đại học quốc tế của THES bắt đầu từ năm 2004; bao gồm 6 tiêu chí: - Kết quả khảo sát đồng nghiệp (các giảng viên, nhà khoa học) (40%), - Đánh giá của nhà tuyển dụng (10%), - Sự hiện diện của giảng viên/ nhà khoa học quốc tế (5%), - Sự hiện diện của sinh viên quốc tế (5%), - Tỷ lệ giảng viên trên sinh viên (20%), và - Tỷ lệ bài báo khoa học trên giảng viên (20%). Các trường đại học ở Trung Á đã nhất trí đưa ra bảy nhóm với 35 tiêu chí để thử nghiệm xếp hạng các trường đại học như sau: 1. Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu. Tầm quan trọng = .20 - Cán bộ giảng dạy bao gồm: Tổng số cán bộ giảng dạy (kể cả trợ giảng); tổng số cán bộ nghiên PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 4 - Tháng 4/2010 Chất lượng đào tạo - nền tảng phát triển giáo dục ĐHVN 4 cứu (kể cả những người làm việc bán thời gian); - Tỉ lệ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có trình độ cao trên tổng số cán bộ giảng dạy và nghiên cứu (tiến sĩ); - Số giờ giảng dạy trung bình trên mỗi giảng viên; - Lương trung bình hàng năm; và - Tỉ lệ cán bộ giảng dạy có tham gia bồi dưỡng chuyên môn trong năm qua trên tổng số cán bộ giảng dạy của trường. 2. Kết quả nghiên cứu và ấn bản. Tầm quan trọng = .10 - Số tác phẩm được xuất bản trên mỗi cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu: + Tổng số + Số lượng tác phẩm - Số bằng phát minh và sáng chế trên mỗi cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu; - Tỉ lệ luận văn tiến sĩ được bảo vệ tại trường trên tổng số luận văn tiến sĩ do cán bộ giảng dạy nghiên cứu của trường thực hiện và bảo vệ; - Tỉ lệ phần trăm luận văn tiến sĩ do cán bộ của trường bảo vệ trên tổng số cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; - Tỉ lệ phần trăm sinh viên có bài báo/công trình/tác phẩm được xuất bản và/hoặc có bằng sáng chế/ phát minh. 3. Quá trình đào tạo. Tầm quan trọng .20 - Tỉ lệ sinh viên/giảng viên; - Chất lượng sinh viên đầu vào bao gồm: tổng số sinh viên, tổng số giảng viên; điểm trung bình của kỳ thi tuyển sinh đối với sinh viên chính quy; điểm tốt nghiệp trung học bình quân của sinh viên chính quy năm thứ nhất; - Tỉ lệ sinh viên đạt điểm "4" và "5" trên tổng số sinh viên dự kỳ thi kiểm tra học kỳ 1 bao gồm : Số sinh viên dự kỳ thi kiểm tra học kỳ 1và Số sinh viên đạt điểm "4" và "5"; - Tỉ lệ tốt nghiệp; - Tỉ lệ phần trăm sinh viên tốt nghiệp loại giỏi (tốt nghiệp danh dự); 4. Tài chính và các nguồn lực khác của trường ĐH. Tầm quan trọng = .15. - Chi phí nghiên cứu tính trên đầu giảng viên/cán bộ nghiên cứu; - Số sinh viên được nhận hỗ trợ tài chính; - Nguồn lực thư viện tính trên đầu sinh viên bao gồm: Tổng số đơn vị (sách, báo, tạp chí, CD, phần mềm v.v.) có trong thư viện; - Cơ sở vật chất tính trên đầu sinh viên (kể cả sở hữu của trường và thuê mướn) bao gồm: số mét vuông lớp học; số mét vuông ký túc xá; số mét vuông cơ sở giải trí; cơ sở vật chất cho thể dục thể thao; căn tin; cơ sở trang thiết bị cho chăm sóc sức khỏe và y tế (cơ sở điều trị ngoại trú, v.v.). - Máy tính có bộ xử lý Pentium: tổng số máy tính có bộ xử lý Pentium; - Đường truyền Internet: Số giờ tiếp cận internet của mỗi sinh viên trong mỗi năm học bao gồm: loại đường truyền Internet; loại kết nối (điện thoại, băng thông rộng, cáp.v.v.); số lượng máy tính có kết nối Internet; - Ngân sách hàng năm, tính trên đầu sinh viên; và - Những nguồn quỹ bổ sung mà nhà trường tạo ra được. 5. Tính hấp dẫn của nhà trường. Tầm quan trọng = .20 -Tổng số các chuyến đi công tác/nghiên cứu ở nước ngoài trên mỗi giảng viên/cán bộ nghiên cứu; - Sự lựa chọn của sinh viên bao gồm: Số sinh viên đến học trực tiếp “mặt đối mặt” (Face-to- face students); sinh viên học từ xa (Distance learning students) và sinh viên học bán thời gian (Part- time students); - Tỉ lệ phần trăm sinh viên từ các vùng khác đến học; - Tỉ lệ phần trăm sinh viên quốc tế; - Tỉ lệ sinh viên được nhận hỗ trợ của nhà nước; - Tỉ lệ sinh viên tham gia các chương trình giao lưu quốc tế và tỉ lệ sinh viên quốc tế đến trường; - Tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm trong vòng ba tháng sau khi tốt nghiệp; tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm trong vòng sáu tháng sau khi tốt nghiệp; và - Tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp. 6. Đào tạo sau đại học. Tầm quan trọng= .10 - Tỉ lệ các chương trình đào tạo sau đại học và các chương trình đào tạo tiến sĩ (Percent of graduate and PhD programs) bao gồm: tổng số chương trình học/ngành học tại trường; tổng số các chương trình/ ngành học cao học và tổng số các chương trình/ngành học tiến sĩ;. - Tỉ lệ sinh viên học bằng đại học thứ hai bao gồm: Tổng số sinh viên nhận được bằng đại học thứ hai. - Tỉ lệ giảng viên/cán bộ nghiên cứu tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ bao gồm: Tỉ lệ giảng viên/cán bộ nghiên cứu tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ. - Tỉ lệ sinh viên chính quy tiếp Số 4 - Tháng 4/2010 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Chất lượng đào tạo - nền tảng phát triển giáo dục ĐHVN 5 tục học lên cao học tại trường bao gồm: Tổng số sinh viên chính quy tiếp tục học lên cao học tại trường; chương trình thạc sĩ và chương trình tiến sĩ. 7. Uy tín khoa học. Tầm quan trọng =.05 Tầm quan trọng của tiêu chí cuối cùng, uy tín khoa học, được đánh giá là 5%, khác với hệ thống xếp hạng ở nhiều nước khác. Ở Mỹ, tờ US News & World Report cho nó 25% trong việc xếp hạng. Ở châu Á, tiêu chí này được đánh giá mức trên 20%. Ở Kazakstan, con số 5% này liên quan tới một sự kiện là phần lớn các nhà quản lý đại học không biết nhiều về từng trường, nhất là về các trường tư, để đưa ra một đánh giá xếp hạng khách quan. Vào lúc đó các thành viên hội thảo đã đồng ý dùng tiêu chí “Uy tín khoa học” chỉ như một thăm dò thử nghiệm. Việc đưa ra tiêu chí xếp hạng các trường đại học ở VN Giáo dục đại học VN cũng đang đứng trước bài toán xếp hạng. Tuy nhiên, để tìm ra lời giải của bài toán này, cần có cách tiếp cận khách quan, phù hợp điều kiện VN và thông lệ quốc tế. Ở nước ta, theo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật giáo dục, có ba loại trường đại học là: đại học, học viện và trường đại học. Khái niệm đại học, học viện của nước ta tương đồng với khái niệm university trên thế giới; khái niệm trường đại học tương đồng với khái niệm college. Cũng theo cách gọi trên thì nước ta hiện chỉ có 5 đại học, bao gồm 2 đại học quốc gia và 3 đại học khu vực, còn lại là các học viện và trường đại học. Cách phân chia này không khoa học, khá lộn xộn vì các trường đại học đều tự xưng là đại học trong tên gọi bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Cho nên, cũng chẳng có gì để trách cứ khi Webometrics, suốt nhiều năm nay, đã đặt một số trường đại học thành viên ở vị trí cao hơn cả cơ sở mẹ là Đại học quốc gia TP.HCM. Thực tế một số học viện và trường đại học nước ta đã hội đủ tiêu chuẩn để được gọi là đại học, nhưng lại nằm trong đại học quốc gia chẳng hạn như Đại học Kỹ thuật thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Do đó cần phải thiết lập các tiêu chí thống nhất bằng một văn bản pháp quy liệt kê rõ ràng cơ sở nào là đại học, cơ sở nào là học viện, trường đại học. Tiếp đến lại là việc phân loại trong nội bộ các đại học để làm rõ đại học nào là đại học nghiên cứu. Trên thế giới, các đại học nghiên cứu đều có tiêu chí riêng, trong đó có tiêu chí về vai trò trung tâm của nghiên cứu khoa học trong các hoạt động của nhà trường; tiêu chí về tỷ lệ cao các nghiên cứu sinh trong tổng số người học trong trường. Nếu xét theo các tiêu chí này, e rằng, trước mắt cũng như trong trung hạn, chúng ta chưa có đại học nào đủ tiêu chuẩn là đại học nghiên cứu. Vì thế, giáo dục đại học VN cần làm rõ cái lõi hợp lý trong xếp hạng, từ đó tìm ra lối đi riêng với những lựa chọn ưu tiên phù hợp. Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, ưu tiên là nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống và vì vậy cần tập trung vào xếp hạng quốc gia. Dự kiến kết quả xếp hạng này sẽ được công bố trong năm 2010, tuy nhiên công việc này còn phải vượt qua rào cản về việc phân loại các đại học và trường đại học như đã nói ở trên, đồng thời phải không ngừng hoàn thiện từ năm này sang năm khác để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Theo tôi tiêu chí để phân loại các trường đại học có thể dựa vào 5 nhóm yếu tố sau: 1. Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu. Tầm quan trọng = .20 2. Kết quả nghiên cứu và ấn bản. Tầm quan trọng = .10 3. Tài chính và các nguồn lực khác của trường đại học. Tầm quan trọng = .15. PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 4 - Tháng 4/2010 Chất lượng đào tạo - nền tảng phát triển giáo dục ĐHVN 6 4. Tính hấp dẫn của nhà trường. Tầm quan trọng = .20 5. Đào tạo sau đại học. Tầm quan trọng= .10 Tầm nhìn đến năm 2020, giáo dục đại học VN chỉ nên tập trung vào cuộc đua khu vực, chưa nên dấn mình trong cuộc đua thế giới. Trong xếp hạng quốc tế, chúng ta đều biết hiện VN chưa có đại học nào trong top 500 của SJTU và trong top 400 của THES. Việc phấn đấu để có thứ hạng cao trong khối ASEAN xem ra khả thi hơn, tuy rằng cũng không đơn giản chút nào. Ngoài ra, cũng phải làm rõ các tiêu chí xếp hạng trong nội khối, trong đó có tính đến việc triển khai thực hiện “Tuyên bố Thăng Long – Hà Nội về không gian giáo dục ASEAN” công bố ngày 23-11-2007 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Để đạt được điều mong muốn này cần: Một đội ngũ giáo sư có uy tín cao, có tên tuổi trong chuyên ngành, có lượng ấn phẩm khoa học lớn với chất lượng tốt (có nhiều cách để đánh giá), có ảnh hưởng trong chuyên ngành... Có nhiều người hiểu lầm rằng hễ người nào đang giữ chức giáo sư bên Mỹ hay Âu châu là đẳng cấp quốc tế. Không phải như thế. Chỉ có một số (có lẽ 10-20%) các giáo sư Âu Mỹ xứng đáng với tầm cỡ quốc tế mà thôi, phần còn lại thì chỉ tầm trung bình. Rất nhiều giáo sư ở Âu Mỹ chỉ là những công tư chức khoa bảng, chứ chẳng có nghiên cứu gì đáng kể; vì thế, không nên nhầm lẫn giữa giáo sư đẳng cấp quốc tế và giáo sư đại học tại các nước Âu Mỹ. Cần có một hệ thống thư viện và Internet hoàn chỉnh. Do đó, nhu cầu cho một thư viện đẳng cấp quốc tế với hàng triệu sách tham khảo và tạp chí khoa học là một điều kiện hàng đầu. Là trung tâm nghiên cứu khoa học của đất nước, Đại học Mahidol của Thái Lan được xem là có đẳng cấp, vì trên 50% các bài báo khoa học từ Thái Lan xuất phát từ trường này. Nghiên cứu phải là những nghiên cứu mang tính khám phá, bởi vì phần lớn những tiến bộ khoa học gần đây đều xuất phát từ những công trình nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là công nghệ sinh học. Không thể kì vọng một giáo sư đẳng cấp quốc tế với hàng trăm công trình khoa học và đang hưởng lương hàng trăm ngàn USD hàng năm lại chịu làm việc tại một đại học đẳng cấp quốc tế VN với số lương 50 ngàn USD. Còn nhớ khi Hồng Kông được Anh trao trả về Trung Quốc, rất nhiều giáo sư ngoại quốc rời bỏ các đại học Hồng Kông vì họ không thể sống với lương bổng mới và cách quản lí mới. Phải cần đến 5 năm các đại học Hồng Kông mới mời các giáo sư này quay lại làm việc. Cần phải nhận thức rằng không phải một sớm một chiều chúng ta sẽ xây dựng được một đại học đẳng cấp quốc tế, một đại học mà nói đến tên, người ta có thể đánh giá ngang cỡ với các đại học danh tiếng khác ở phương Tây. Các đại học danh tiếng như Harvard, Yale, Stanford, Oxford, Cambridge... phải trải qua hàng trăm năm để đạt được vị thế như ngày nay. Nghĩa là phải phấn đấu qua nhiều thập niên để được xếp hạng trong danh sách các đại học đẳng cấp quốc tế. Nhân dân sẽ hỏi chúng ta liệu bao giờ mới có một đại học đẳng cấp quốc tế. Chính phủ đã khẳng định rằng đến thăm 2020 VN sẽ có một trường đại học thuộc top 200 của quốc tế. Chúng ta cần quyết tâm để biến mục tiêu đó thành hiện thực. Kết luận Giáo dục đại học VN tiến vào giai đoạn hội nhập quốc tế, việc xếp hạng các trường đại học ở phạm vi trong nước và quốc tế chắc chắn sẽ được đặt ra như một nhu cầu tất yếu của xã hội về quyền được thông tin về chất lượng và hoạt động của các trường. Các tiêu chuẩn xếp hạng đang có nhiều ý kiến khác nhau, song chung qui có các nhóm chính để xếp hạng: Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; kết quả nghiên cứu và ấn bản; quá trình đào tạo; tính hấp dẫn của nhà trường; uy tín khoa học; giáo sư đẳng cấp quốc tế; nơi nuôi dưỡng những tài năng đẳng cấp quốc tế tương lai; một môi trường nghiên cứu với những cơ sở vật chất nghiên cứu đầy đủ; ngân sách nghiên cứu dồi dào; lương bổng cho giáo sư l TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Vladimir Briller, New Jersey Institute of Technology, Newark, NJ, U.S.A. 2. TS. Shnara -Iskakova, Soros Foundation, Almaty, Kazakhstan 3. TS. Vũ Thị Phương Anh, Đại học Quốc gia TP.HCM, VN 4. TS. Phạm Thị Ly; Trường Đại học Sư phạm TPHCM, VN, Bài viết xếp hạng các trường đại học, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn VN 5. TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến: Vấn đề xếp hạng các đại học (university) và trường đại học (college) trong phạm vi quốc gia vốn đã có từ lâu. Cách đây 26 năm, tuần báo US News & World Report (USNWR) có sáng kiến đầu tiên trong việc xếp hạng các đại học và trường đại học Mỹ. 6.h vn/detai ls.asp?Object=4&news_ ID=246585047.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11656_41123_1_pb_8176_2014396.pdf
Tài liệu liên quan