SUMMARY
Ubiquitin is a protein in eukaryote cells and its sequence is highly conserved. The protein has been
involved in many cellular processes, such as protein turnover, chromatin structure, cell cycle control, DNA
repair and response to heat shock and other stresses. The gene codes for this protein (Ubiquitin gene) and its
promoter have been cloned. The function of the gene and its promoter from many plants like rice, maize and
gladiolus plants has been studied. Ubiquitin promoter plays an important role in gene expression in monocot.
In this article, we present the results on cloning the gene coding for Ubiquitin protein (Ubi gene) and its
promoter from maize line H240 for genetic engineering studies in maize. The data obtained showed that the
promoter region, transcription region and TATA box region of cloned Ubi gene from maize line H240 have
high level of homology comparing to orthologous sequenes in plant genome. The cloned Ubi gene was
submited to the GenBank with assession number JX947345.1. The results of this study will, considerablely,
contribute to the study and application of Ubiquitin promoter in gene transfer of monocot, in general, and
maize, in particular.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân dòng gen và vùng promoter Ubiquitin từ cây ngô (Zea mays L.) - Nguyễn Đức Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 114-121
114
NHÂN DÒNG GEN VÀ VÙNG PROMOTER UBIQUITIN
TỪ CÂY NGÔ (ZEA MAYS L.)
Nguyễn Đức Thành*, Lê Hoàng Đức
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *nguyenducthanh_pcg@ibt.ac.vn
TÓM TẮT: Ubiquitin là một protein trong tế bào nhân thực và trình tự của nó có tính bảo thủ cao,
ubiquitin tham gia vào nhiều quá trình của tế bào như: cân bằng giữa tổng hợp và thoái biến protein, cấu
trúc chromatin, điều hành chu kỳ tế bào, sửa chữa DNA và phản ứng với sốc nhiệt và các stress khác. Gen
mã hóa cho protein này (gen Ubiquitin) và promoter Ubiquitin đã được nhân dòng và nghiên cứu đánh giá
khả năng hoạt động từ nhiều đối tượng như lúa, ngô, lay ơn. Promoter Ubiquitin có vai trò quan trọng
trong thể hiện gen ở cây một lá mầm. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu các kết quả về nhân dòng
gen mã hóa cho protein Ubiquitin (gen Ubi) và promoter Ubiqitin từ dòng ngô H240 phục vụ cho nghiên
cứu về công nghệ gen ở cây ngô. Các kết quả nhận được cho thấy các vùng như: vùng promoter, vùng
phiên mã và hộp TATA của gen Ubi nhân dòng được từ dòng ngô H240 có độ tương đồng cao so với các
chuỗi gen tương đồng cùng loài trong gemone thực vật. Gen Ubi đã được đăng ký trên Ngân hàng Gen
quốc tế với mã số JX947345.1. Kết quả nhận được trong nghiên cứu này sẽ góp phần đáng kể trong việc
nghiên cứu và sử dụng promoter Ubiquitin trong chuyển gen ở các cây một lá mầm nói chung và cây ngô
nói riêng.
Từ khóa: Cây ngô, gen Ubiquitin, hộp TATA, mức độ tương đồng, promoter, vùng phiên mã.
MỞ ĐẦU
Ubiquitin là một protein trong tế bào nhân
thực và trình tự của nó có tính bảo thủ cao,
ubiquitin tham gia vào nhiều quá trình của tế
bào như: cân bằng giữa tổng hợp và thoái biến
protein, cấu trúc chromatin, điều hành chu kỳ tế
bào, sửa chữa DNA và phản ứng với sốc nhiệt
và các stress khác. Promoter là vùng trình tự
nucleotide trong genome nằm ngược dòng về
phía đầu 5’ của vị trí khởi đầu phiên mã gen
(transcription start site-TSS). Promoter là thành
phần quan trọng trong cấu trúc của tất cả các
gen, khởi đầu cho sự phiên mã, đóng vai trò
then chốt trong việc biểu hiện gen. Theo khả
năng biểu hiện, promoter được chia làm hai loại
chính: promoter không đặc hiệu hay còn gọi là
promoter cơ định và promoter đặc hiệu bao gồm
promoter đặc hiệu mô tế bào, đặc hiệu giai đoạn
phát triển và promoter cảm ứng. Hiện nay, có
rất nhiều promoter hiệu quả được sử dụng rộng
rãi để điều khiển biểu hiện các gen ngoại lai
trong cây trồng biến đổi gen như CaMV35S,
CaMV19S, nopaline synthase (NOS) (promoter
trên các cây hai lá mầm), hay Actin và
Ubiquitin (promoter trên các cây một lá mầm).
Promoter Ubiquitin đã được phân lập và
nghiên cứu đánh giá khả năng hoạt động từ
nhiều đối tượng như lúa, ngô, lay ơn [1, 3, 6].
Các nghiên cứu đã cho thấy khả năng hoạt động
của promoter này cao gấp mười lần hoạt động
của promoter CaMV35S khi điều khiển biểu
hiện gen ngoại lai trên cây một lá mầm. Hoạt
tính của promoter Ubiquitin trong lúa chuyển
gen bằng các phương pháp chuyển qua tế bào
trần và mô sẹo thông qua đánh giá mức độ biểu
hiện của các gen chỉ thị và chọn lọc cho thấy
promoter này biểu hiện mạnh nhưng không phải
ở tất cả các mô cũng như tất cả các giai đoạn
phát triển của cây lúa [2]. Nhìn chung, promoter
Ubiquitin có hoạt tính mạnh trong các mô non
có hoạt động trao đổi chất mạnh và ở hạt phấn
hoa [9].
Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu các
kết quả về nhân dòng gen mã hóa cho protein
Ubiquitin (gen Ubi) và promoter Ubiquitin từ
dòng ngô H240 phục vụ cho nghiên cứu về
công nghệ gen ở cây ngô.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Vật liệu nghiên cứu được sử dụng là các
mẫu lá của dòng ngô H240 do Viện Nghiên cứu
ngô cung cấp. Vector tách dòng pBT do Phòng
Nguyen Duc Thanh, Le Hoang Duc
115
Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ
Sinh học cung cấp.
Phương pháp
Thiết kế cặp mồi nhân gen Ubiquitin (Ubi)
và promoter: thông tin về trình tự gen và
promoter Ubiquitin được khai thác trên ngân
hàng gen quốc tế thông qua trang Web NCBI.
Dựa trên thông tin về gen polyUbiquitin1
(Ubi1) trên ngân hàng gen có mã số
DQ141598.1 và sử dụng phần mềm Primer 3
[10] để thiết kế cặp mồi đặc hiệu cho nhân gen
Ubi. Xác định các vị trí cắt của enzyme giới
hạn, vị trí bám của mồi và xác định các thông số
kỹ thuật của mồi, như: nhiệt độ nóng chảy
(Tm), tỷ lệ GC, chiều dài mồi bằng phần mềm
NEBcutter V2.0 (New England Biolab INC).
Tách chiết DNA genome: DNA genome
được tách từ các mẫu lá ngô theo phương pháp
CTAB của Saghai Maroof et al. (1994) [12].
Nhân bản gen Ubi và promoter: Gen Ubi và
promoter Ubiquitin được nhân bản từ DNA
genome tách từ lá ngô bằng phản ứng PCR với
cặp mồi đặc hiệu được thiết kế. Thành phần
phản ứng bao gồm: đệm 10 x PCR: 2,5 µl;
MgCl2 (25 mM): 1,5 µl; dNTP (1 mM): 1 µl;
mồi xuôi (50 ng/µl): 1 µl; mồi ngược (50
ng/µl): 1 µl, ; Taq DNA polymerase (5 U/µl): 1
µl ; DNA (50 ng/ µl): 1 µl và nước cất vô trùng:
12 µl. Phản ứng PCR được thực hiện trên máy
luôn nhiệt PTC-100 (MJ Research, Inc) với 35
chu kỳ: 94oC: 1 phút; 58oC: 1 phút, 72oC: 2
phút; kết thúc phản ứng ở 72oC trong 8 phút.
Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di trên
gel agarose 1%.
Nhân dòng gen Ubi, propotor Ubiquitin và
đọc trình tự: phân đoạn DNA nhân được sau
phản ứng PCR có kích thước tương ứng với
kích thước lý thuyết của Ubi1 được tinh sạch
bằng bộ kit AccuPrep® Gel Purification
(Bioneer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau
khi tinh sạch phân đoạn này được gắn vào
vector nhân dòng pBT để tạo vector tái tổ hợp.
Các quá trình tạo vector tái tổ hợp được thực
hiện theo như mô tả của Sambrook et al. (1989)
[11]. Vector tái tổ hợp chứa gen Ubi sau đó
được biến nạp vào chủng vi khuẩn E. coli chủng
DH5α bằng phương pháp sốc nhiệt. Kết quả
biến nạp vào E. coli của vector tái tổ hợp có gắn
gen Ubi với vector pBT được kiểm tra bằng
phản ứng colony PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu
nhân bản Ubi. Đồng thời, các khuẩn lạc làm
khuôn cho phản ứng colony-PCR sẽ được nuôi
lắc qua đêm ở 37oC trong 4 ml môi trường LB
lỏng bổ sung 100 µg/ml kháng sinh Ampicillin
hoặc 50 µg/ml kháng sinh Kanamycin để tách
plasmid. Tách DNA plasmid và kiểm tra sự có
mặt của gen Ubi bằng cắt bởi enzyme giới hạn
BamHI được tiến hành theo như Sambrook et al.
(1989) [11]. Trình tự nucleotide của gen Ubi
được xác định bằng máy giải trình tự ABI
PRISM® 3100 Avant Genetic Analyzer, sử dụng
bộ kit BigDye® Terminator V3.1 Cycle
Sequencing tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm
về công nghệ gen, Viện Công nghệ sinh học.
Thành phần phản ứng PCR đọc trình tự gồm
mồi, DNA plasmid đã được tinh sạch, BigDye,
đệm tương ứng trong tổng thể tích 15 µl. Chu
trình nhiệt trên máy luân nhiệt GenAmp® PCR
System 9700 gồm 25 chu kỳ: 96oC: 1 phút,
96oC: 10 giây, 50oC: 5 giây, 60oC: 4 phút. Sau
đó, sản phẩm PCR được tinh sạch và điện di
trong ống vi mao quản để đọc trình tự. Trình tự
nucleotide nhận được của gen Ubi được so sánh
với trình tự của Ubi1 (DQ141598.1) và một số
trình tự đã công bố trên Ngân hàng Gen quốc tế
bằng phần công cụ BLAST của NCBI.
Phân tích promoter: xác định vùng
promoter, vùng phiên mã của gen Ubi nhận
được bằng phần mềm TSSP/ Prediction of
PLANT Promoters, Softberry, Inc. So sánh các
vị trí của promotor, vùng phiên mã gen Ubi từ
dòng ngô H240 và gen Ubi1 đã công bố
(DQ141598.1) với dữ liệu các chuỗi gen tương
đồng cùng loài trong gemone thực vật bằng
chương trình PromH(W) (Promoter prediction
using orthologous sequences
( xác
định vùng kết thúc phiên mã bằng chương trình
ARNold-Program Finding terminator
(Gautheret and Lambert, 2001) [4].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả thiết kế mồi đặc hiệu
Dựa trên trình tự gen Ubi1 trên Ngân hàng
Gen NCBI với mã số DQ141598.1, bằng phần
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 114-121
116
mềm Primer 3 [10], trình tự của cặp mồi đặc
hiệu cho nhân bản gen Ubi được thiết kế. Mồi
xuôi UbiF có trình tự là 5’-
TAGTGCAGCGTGACCCG - 3’ và mồi ngược
UbiR có trình tự là 5’-TATGCAGAAGTAACA
CCAAACAA-3’. Để thuận tiện cho việc nhân
dòng trong vector pBT mồi xuôi và mồi ngược
được gắn thêm trình tự các điểm cắt tương ứng
của các enzyme giới hạn BamHI (GGATCC)
và PstI (CTGCAG). Kết quả mồi xuôi (UbiF2)
và mồi ngược (UbiR2) để nhân bản gen Ubi có
trình tự tương ứng là: UbiF2: 5’-TACTGC
AGGTGCAGCGT GACCCG-3’ và 5’-TAGG
ATCCTGCAGAAGTAACACCAAACAA-3’
(bảng 1). Mồi xuôi có chiều dài 23 nucletide
nhiệt độ nóng chảy (Tm) là 65,8 oC và tỷ lệ GC
là 65.2%, còn mồi ngược có chiều dài 29
nucletide nhiệt độ nóng chảy (Tm) là 59,6 oC và
tỷ lệ GC là 41,3%. Cặp mồi sẽ nhân được chuỗi
nucleotide có chiều dài theo lý thuyết khoảng 2
kb tương đương với chiều dài của gen
Ubiquitin.
Bảng 1. Trình tự mồi dùng cho nhân bản promoter Ubiquitin
Tên Trình tự mồi thiết kế nhân bản gen Ubiquitin Tm (oC) Tỷ lệ GC (%)
Chiều
dài
UbiF2 5’ - TACTGCAGGTGCAGCGTGACCCG - 3’ 65,8 65,2 23
UbiR2 5’- TAGGATCCTGCAGAAGTAACACCAAA CAA-3’ 59,6
41,3 29
Kết quả nhân bản gen Ubi và promoter
Ubiquitin
Với cặp mồi đặc hiệu được thiết kế, gen Ubi
và promoter Ubiquitin đã được nhân bản từ
DNA genome dòng ngô H240 (hình 1). Kết quả
điện di trên hình 1 cho thấy, sản phẩm PCR chỉ
có một băng duy nhất có kích thước khoảng 2
kb, tương đương với kích thước của gen
Ubiquitin và promoter theo lý thuyết.
Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhân
bản gen Ubi
M. DNA marker 1 kb (Biolabs); 1. Đối chứng âm
(phản ứng PCR không có DNA của H240); 2. sản
phẩm PCR nhân bản gen Ubiquitin từ DNA genome
dòng ngô H240 với cặp mồi UbiF2 và UbiR2 được
thiết kế.
Kết quả nhân dòng gen Ubi và promoter
Sau khi nhân bản, băng có kích thước tương
tự độ dài của gen Ubiquitin được tinh sạch và
được gắn vào plasmid pBT và biến nạp vào
chủng E. coli DH5α. Kết quả điện di sản phẩm
PCR khuẩn lạc với cặp mồi đặc hiệu UbiF2 và
UbiR2 được trình bầy trên hình 2.
Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhân
gen Ubi từ plasmid trong các khuẩn lạc 2, 3
và 4; M. DNA marker 1 kb (Biolabs); 1. Đối
chứng âm (phản ứng PCR không có khuẩn lạc);
2, 3, 4. tương ứng với plasmid từ các dòng
khuẩn lạc 2, 3 và 4.
Nguyen Duc Thanh, Le Hoang Duc
117
Hình 3. Kết quả cắt kiểm tra phân đoạn gen Ubi
từ dòng ngô H240 trong plasmid pBT. M: DNA
marker 1 kb (Biolabs); 2 , 3, 4: tương ứng với
plasmid từ các dòng khuẩn lạc 2, 3, và 4 được
cắt bằng enzyme BamHI
Như vậy là phân đoạn gen Ubi đã được gắn
vào plasmid pBT và nhân dòng trong E. coli
DH5α. Kết quả này cũng được khẳng định bằng
kết quả cắt plasmid pBT có chứa phân đoạn gen
Ubi bằng enzyme BamHI. Sau khi cắt bằng
enzyme này và phân lập các đoạn cắt trên gel
agorose 1%, trên ảnh điện di có thể nhìn rõ hai
băng : băng 3 kb tương ứng với độ dài của
plasmid pBT và băng 2 kb tương ứng với độ dài
của gen Ubi (hình 3).
Kết quả so sánh trình tự và phân tích
promoter Ubiquitin
Kết quả so sánh trình tự phân đoạn đoạn gen
Ubi mang promoter Ubiquitin từ dòng ngô
H240 với trình tự gen trên Ngân hàng Gen
NCBI và trình tự Ubi1 có mã số DQ141598.1
(Zea mays cultivar Nongda 105 polyUbiquitin-1
(Ubi-1) gene, promoter region and 5' UTR)
được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả so sánh mức độ tương đồng trình tự gen Ubi mang promoter Ubiquitin tách từ
dòng ngô H240 và gen Ubi1 với vùng promoter đã công bố với mã số DQ141598.1
Mã số Ngân
hàng gen Tên gen
Mức độ so
sánh
Giá trị
E
Mức độ tương
đồng
DQ141598.1 Gen polyUbiquitin-1 (Ubi-1) từ
dòng ngô Nongda 105 Zea
mays, vùng promoter và không
phiên mã đầu 5'
99% 0,0 94%
Bảng 3. Kết quả so sánh trình tự gen Ubi mang promoter Ubiquitin từ dòng ngô H240 với một số
trình tự trên Ngân hàng Gen quốc tế khác
Mã số Tên gen, vector
Mức
độ so
sánh
Giá
trị
E
Mức độ
tương
đồng
Tác giả
AB201314.1 Cloning vector pSB4U DNA,
complete sequence
99% 0.0 93% Kuraya et al.
(2004) [7]
FJ750577.1 Cre-lox Univector acceptor vector
pCR701 complete sequence
99% 0.0 93% Jia et al.
(2009) [5]
AY452753.1 Reporter vector pUbiGUSPlus;
pUbiSXR, complete sequence
99% 0.0 93% Vickers et al.
(2003) [15]
S94464.1 polyUbiquitin [maize, Genomic, 3841
nt]
99% 0.0 93% Christensen et
al. (1992) [1]
U29159.1 Zea mays clone MubG1 Ubiquitin
gene, complete cds
99% 0.0 93% Liu et al.
(1995) [8]
AY342393.1 Zea diploperennis polyUbiquitin-1
(Ubi-1) gene, promoter region and 5'
UTR
98% 0.0 94% Streatfield et
al. (2003)
[13]
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 114-121
118
Kết quả trên bảng 2 cho thấy, mức độ
nucleotide tương đồng giữa gen Ubi tách
từ dòng ngô H240 nhân dòng được với trình tự
gen polyUbiquitin-1 (Ubi-1) từ dòng ngô
Nongda 105 Zea mays, vùng promoter và vùng
không phiên mã đầu 5' (DQ141598.1) là 94%.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành so sánh với
các trình tự nucleotide khác trên Ngân hàng Gen
quốc tế và thu được các kết quả thể hiện trong
bảng 3.
Qua bảng 3 có thể thấy, trình tự của gen
Ubi nhân dòng được có độ tương đồng cao với
trình tự một số gen và vector mang promoter
Ubiquitin đã công bố, đặc biệt là trình tự gen
Ubiquitin trong các dòng ngô chuyển gen. Như
vậy, có thể khẳng định gen Ubi nhân dòng được
có độ tin cậy cao. Gen Ubi từ dòng ngô H240 đã
được đăng ký trên Ngân hang Gen quốc tế
NCBI với mã số JX947345.1 (Zea mays
ubiquitin 1 (Ubi) gene, promoter region).
>gi_410109644_gb_JX947345.1_ Zea mays ubiquitin 1 _Ubi_ gene, promoter
region
TACTGCAGGTGCAGCGTGACCCGGTCGTGCCCCTCTCTAGAGCTCTAGAGTAGAGCATTG 60
CATGTCTAAGTTATAAAAAATTACCACATATTTTTTTTGTACACTTGTGTTTGAAGTGCA 120
GTTTATCTATCTCTATACATATATTTAAACTTCACTATATGAATAATATAGTCTATAGTA 180
TTAAAATAATATCAATGTTTTAGATGATTATATAACTGAGCTGCTAGACATGGTCTAAAG 240
GACAACCGAGTATTTTGACAACATGACTCTACAGTTTTATCTTTTTAGTGTGCGTGTGTT 300
CTTTTTACTTTTGCAAATAGCTTCACCTATATAATACTTCATCCATTTTATTAGTACATC 360
CATTTACTAAATTTTTAGTACATCTATTTTATTCTATTTTAGCCTCTAAATTAAGAAAAC 420
TTAAACTCTATTTTAGTTTTTTATTTAATAATTTAGATATAAAATAGAATAAAATAAAGT 480
GACTAAAAAATAACTAAATACCTTTTTAAGAAATAAAAAAACTAAGGAACCATTTTTCTT 540
GTTCCGAGTAGATAATGACAGCCTGTTCAACGCCGTCGACGAGTCTAACCGGAACACCCC 600
ATCAGCGAACCCAGGCAGCGTCGCGTCCGGTTCAAGCGAAGCAGAACGCCACGGGCATCT 660
TCTGTAGCTGCCCTTTCTGGACCCCCTCTCTCCGAGAGAAGGTTTCCGCTCCCACCGTTG 720
GACTTGCTCCCGCTGTTCGGCATCCCAGAAAATTGCGTGGGCGGGAGCGGCAGACGTGAG 780
CCGGCACGGGCAGGCGGCCTTCCTTCTCACGGCACCGGCAGCTACGGGGGATTCCCTTTC 840
CCACCGCTCCTTTCGCTTTTCCTTCCTCGCCCGCCGTAATAAATAGACACCCCCCCTCCC 900
Hộp TATA
ACACCCTCTTTCCCCCAACCTCGTGTTGTTCGGAGCGCACACACACACAACCAGATCTCC 960
CCCCAAACCCACCCGTCGGCACCTCCCGCTTCAAGGTACGCCGCTCGTCCTCCCCCCCCC 1020
CCCCTCTCTCTACCTTCTCTAGATCGGCGTTCCGGTCCATGGTTAGGGCCCCGGTAGTTC 1080
TACTTCTGTTCATGTTTGTGTTAGATCCGTGTTTGTGTTAGATCCGTGCTGCTAGCGTTC 1140
GTACACGGATGCGACCTGTACGTCAGACACGTTCTGATTGCTAACTTGCCAGTGTTTCTC 1200
TTTGGGGAATCCTGGGATGGCTCTAGCCGTTCCGCAGACGGGATCGATTTCATGATTTTT 1260
TTTGTTTCGTTGCATAGGGTTTGGTTTGCCCTTTTCCTTTATTTCAATATATGCCGTGCA 1320
Chuỗi kết thúc
CTTGTTTGTCGGGTCATCTTTTCATGCTTTTTTTTGTCTTGGTTGTGATGATGTGGTCTG 1380
GTTGGGCGGTCGTTCTAGATCGGAGTAGAATTCTGTTTCAAACTACCTGGTGGATTTATT 1440
AATTTTGGATCTGTATGTGTGTGCCATACATATTCATAGTTACGAATTGAAGATGATGGA 1500
TGGAAATATCGATCTAGGATAGGTATACATGTTGATGCGGGTTTTACTGGTGCATATACA 1560
GAGATGCTTTTTGTTCGCTTGGTTGTGATGATGTGGTGTGGTTGGGCGGTCGTTCATTCG 1620
TTCTAGATCGGAGTAGAATACTGTTTCAAACTACCTGGTGTATTTATTAATTTTGGAACT 1680
GTATGTGTGTGTCATACATCTTCATAGTTACGAGTTTAAGATGGATGGAAATATCGATCT 1740
AGGATAGGTATACATGTTGATGTGGGTTTTACTGATGCATATACATGATGGCATATGCAG 1800
CATCTATTCATATGCTCTAACCTTGAGTACCTATCTATTATAATAAACAAGTATGTTTTA 1860
TAATTATTTTGATCTTGATATACTTGGATGATGGCATATGCAGCAGCTATATGTGGATTT 1920
TTTTAGCCCTGCCTTCATACGCTATTTATTTGCTTGGTACTGTTTCTTTGTCCGATGCTC 1980
ATCCTGTTGTTTGGTGTTACTTCTGCAGGATCCTA 2040
Hình 4. Vị trí promoter, hộp TATA và chuỗi kết thúc của gen Ubi từ dòng ngô H240
Nguyen Duc Thanh, Le Hoang Duc
119
Sử dụng phần mềm chuyên dụng dự đoán
chức năng (vùng promoter, vùng phiên mã,
chuỗi kết thúc) và so sánh với các trình tự trên
ngân hàng gen, chúng tôi đã xác định được một
số vùng trình tự đặc biệt như vị trí promoter từ
870 đến 920, hộp TATA nằm ở vị trí từ 877 đến
885 bp và chuỗi kết thúc ở vị trí từ 1266 đến
1291 (bảng 4 và hình 4).
Kết quả so sánh các vị trí của vùng phiên
mã gen Ubi của dòng ngô H240 và gen Ubi1 đã
công bố với mã số DQ141598.1 với dữ liệu các
chuỗi gen tương đồng cùng loài trong gemone
thực vật được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 4. Kết quả phân tích vùng promoter Ubiquitin từ dòng ngô H240
Mã số Tên gen Vị trí promoter Vị trí hộp TATA
Vị trí chuỗi
kết thúc
JX947345.1
Gen Ubiquitin 1 (Ubi)
từ dòng ngô H240,
vùng promoter
870-920
877-885
1266-1291
Bảng 5. Mức độ tương đồng các vùng của gen Ubi từ dòng ngô H240 và gen Ubi1 từ Ngân hàng
Gen (mã số DQ141598.1) so với các chuỗi gen tương đồng cùng loài trong gemone thực vật
Mã số
Mức độ
tương đồng
chung trong
vùng so
sánh (PHa)
Mức độ
tương đồng
trong vùng
phiên mã
(PHs)
Mức độ tương
đồng chuỗi
bên phải vùng
phiên mã
(PHss)
Mức độ tương
đồng của
vùng hộp
TATA (PHt)
Mức độ tương
đồng trung
bình của yếu
tố phiên mã
trong vùng so
sánh (PHr)
JX947345.1
(gen Ubiquitin
từ dòng ngô
H240
88% 100% 95% 100% 85%
DQ141598.1
(gen Poly
Ubiquitin1 từ
Ngân hàng Gen)
89% 88% 97% 100% 98%
Kết quả trong bảng 5 cho thấy mức độ
tương đồng của vùng hộp TATA của hai gen so
với các chuỗi gen tương đồng cùng loài trong
gemone thực vật là 100%, trong khi mức độ
tương đồng trong vùng phiên mã của gen Ubi từ
dòng ngô H240 cao hơn so với gen Ubi1 đã
công bố (100% so với 88%) còn mức độ tương
đồng chung trong vùng so sánh là tương đương
nhau (88 và 89%).
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nhân dòng gen và phân
tích promoter Ubiquitin từ dòng ngô H240
chúng tôi rút ra kết luận sau:
Đã nhân dòng thành công gen Ubiquitin với
mức độ chính xác cao. Gen Ubi từ dòng ngô
H240 có độ tương đồng cao với các gen
Ubiquitin tách từ các dòng ngô khác đã công bố
trên Ngân hàng Gen quốc tế. Đã xác định được
vùng promoter Ubiquitin trên gen. Mức độ
tương đồng về vùng promoter, vùng phiên mã
và vùng hộp TATA của gen Ubi nhân dòng
được có độ tương đồng cao so với các chuỗi gen
tương đồng cùng loài trong gemone thực vật.
Kết quả nhận được trong nghiên cứu này sẽ góp
phần đáng kể trong việc nghiên cứu và sử dụng
promoter Ubiquitin trong chuyển gen ở các cây
một lá mầm nói chung và cây ngô nói riêng.
Lời cám ơn: Công trình được thực hiện trong
khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu tạo dòng ngô bố
mẹ được tăng cường khả năng tổng hợp tinh bột
bằng công nghệ gen” thuộc Chương trình Trọng
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 114-121
120
điểm phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh
học trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển
nông thôn đến năm 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Christensen A. H., Sharrock R. A, Quail P.
H., 1992. Maize polyubiquitin genes:
structure, thermal perturbation of expression
and transcript splicing, and promoter
activity following transfer to protoplasts by
electroporation. Plant Mol. Biol. 18 (4),
675-689.
2. Cornejo M. J., Luth D., Blankenship K.
M., Anderson O. D., Blechl A. E., 1993.
Activity of a maize Ubiquitin promoter in
transgenic rice. Plant Mol. Biol., 23(3): 567-
81.
3. Dalton S. J., Heywood E., Timms E. J.,
Morris P., 2007. A comparison of maize
and rice Ubiquitin promoter activity using
the uidA (Gus) gene in maize: An enhanced
rice Ubiquitin promoter increases transgene
expression in maize compared with the
native maize Ubiquitin promoter. Plant
Transformation Technologies Conference,
Vienna, Austria, 4-7 February 2007.
4. Gautheret D., Lambert A., 2001. Direct
RNA Motif Definition and Identification
from Multiple Sequence Alignments using
Secondary Structure Profiles. J. Mol. Biol.
313:1003-1011.
5. Jia F., Gampala S. S., Mittal A., Luo Q.,
Rock C. D., 2009. Cre-lox univector
acceptor vectors for functional screening in
protoplasts: analysis of Arabidopsis donor
cDNAs encoding Abscisic Acid
INSENSITIVE1-like protein phosphatases.
Plant Mol. Biol., 70(6): 693-708.
6. Kamo K., Joung Y. H., Green K., 2009.
GUS expression in Gladiolus plants
controlled by twoDladiolus Ubiquitin
Promoter. Floricul. Ornam. Biotechnol.,
3(1): 10- 14.
7. Kuraya Y., Ohta S., Fukuda M., Hiei Y.,
Murai N., Hamada K., Ueki J., Imaseki H.,
Komari T., 2004. Suppresion of transfer of
T-DNA 'vector backbone' sequences by
multiple left border repeats in vectors for
transformation of higher plants mediated by
Agrobacterium tumefaciens. Mol. Breed.,
14: 309-320.
8. Liu L., Maillet D. S., Frappier J. R., Walden
D. B., Atkinson B. G. 1995.
Characterization, chromosomal mapping,
and expression of different polyubiquitin
genes in tissues from control and heat-
shocked maize seedlings. Biochem. Cell
Biol. 73 (1-2): 19-30.
9. Rooke L., Byrne D., Salgueiro S. 2000.
Marker gene expression driven by the maize
Ubiquitin promoter in transgenic wheat.
Ann. Appl. Biol., 136: 167-172.
10. Rozen S., Skaletsky H. J., 2000. Primer3 on
the WWW for general users and for
biologist programmers. In: Krawetz S,
Misener S (eds) Bioinformatics Methods
and Protocols: Methods in Molecular
Biology. Humana Press, Totowa, NJ, pp
365-386.
11. Sambrook J., Fritsch E.F., Maniatis T.,
1989. Molecular Cloning: A Laboratory
Manual (2nd Edition). Cold Spring Harbor
Laboratory, NY.
12. Saghai Maroof M. A., Biyashev R. M.,
Yang G. P., Zhang Q., Allard R. W., 1994,
Extraordinarily polymorphic microsatellite
DNA in barley: species diversity,
chromosome location, and population
dynamics. Proc. Natl. Acad. Sci. USA., 91:
5466-5470.
13. Streatfield S. J., Love R.T., 2003. Analysis
of the maize polyubiquitin-1 promoter heat
shock elements and generation of promoter
variants with modified expression
characteristics. Unpublished
14. Toki S., Takamatsu S., Nojiri C., Ooba S.,
Anzai H., Iwata M., Christensen A. H.,
Quail P. H., Uchimiya H., 1992. Expression
of a Maize Ubiquitin Gene Promoter-bar
Chimeric Gene in Transgenic Rice Plants.
Plant Physiol., 100:1503-1507.
15. Vickers C. E., Xue G. P., Gresshoff P. M.,
2003. A synthetic xylanase as a novel
reporter in plants. Plant Cell Rep., 22(2):
135-140.
Nguyen Duc Thanh, Le Hoang Duc
121
CLONING UBIQUITIN GENE
WITH PROMOTER REGION FROM ZEA MAYS L.
Nguyen Duc Thanh, Le Hoang Duc
Institute of Biotechnology, VAST
SUMMARY
Ubiquitin is a protein in eukaryote cells and its sequence is highly conserved. The protein has been
involved in many cellular processes, such as protein turnover, chromatin structure, cell cycle control, DNA
repair and response to heat shock and other stresses. The gene codes for this protein (Ubiquitin gene) and its
promoter have been cloned. The function of the gene and its promoter from many plants like rice, maize and
gladiolus plants has been studied. Ubiquitin promoter plays an important role in gene expression in monocot.
In this article, we present the results on cloning the gene coding for Ubiquitin protein (Ubi gene) and its
promoter from maize line H240 for genetic engineering studies in maize. The data obtained showed that the
promoter region, transcription region and TATA box region of cloned Ubi gene from maize line H240 have
high level of homology comparing to orthologous sequenes in plant genome. The cloned Ubi gene was
submited to the GenBank with assession number JX947345.1. The results of this study will, considerablely,
contribute to the study and application of Ubiquitin promoter in gene transfer of monocot, in general, and
maize, in particular.
Keywords: Zea mays, homology, maize plant, promoter, TATA box, transcription region, Ubiquitin gene.
Ngày nhận bài: 24-5-2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3848_13367_1_pb_4918_2016646.pdf