Nhà đầu tư: Khi doanh nghiệp vay nợ…

Nhà đầu tư: Khi doanh nghiệp vay nợ Là một nhà đầu tư thông minh, trước khi đầu tư vào một công ty, chắc chắn bạn sẽ tiến hành các nghiên cứu về tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty đó trong quá khứ để xem xét xem công ty ấy có đáng để bạn đầu tư hay không? Thế nhưng nếu như sau khi bạn đầu tư thì công ty quyết định vay nợ. Điều gì sẽ xảy ra với khoản đầu tư của bạn? Chắc hẳn lúc này bạn cần phải xem xét một số yếu tố, xem các khoản nợ mới của doanh nghiệp ảnh huởng như thế nào đến khoản đầu tư của mình? Thông thường một doanh nghiệp có thể tiến hành vay nợ bằng các 2 phương thức chính: phát hành chứng khoán nợ, phổ biến như phát hành trái phiếu hoặc là vay nợ ở các định chế tài chính trung gian như vay nợ ở ngân hàng . Mỗi phương thức đều có những ưu nhược điểm nhất định.

pdf7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà đầu tư: Khi doanh nghiệp vay nợ…, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà đầu tư: Khi doanh nghiệp vay nợ… Là một nhà đầu tư thông minh, trước khi đầu tư vào một công ty, chắc chắn bạn sẽ tiến hành các nghiên cứu về tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty đó trong quá khứ để xem xét xem công ty ấy có đáng để bạn đầu tư hay không? Thế nhưng nếu như sau khi bạn đầu tư thì công ty quyết định vay nợ. Điều gì sẽ xảy ra với khoản đầu tư của bạn? Chắc hẳn lúc này bạn cần phải xem xét một số yếu tố, xem các khoản nợ mới của doanh nghiệp ảnh huởng như thế nào đến khoản đầu tư của mình? Thông thường một doanh nghiệp có thể tiến hành vay nợ bằng các 2 phương thức chính: phát hành chứng khoán nợ, phổ biến như phát hành trái phiếu… hoặc là vay nợ ở các định chế tài chính trung gian như vay nợ ở ngân hàng... Mỗi phương thức đều có những ưu nhược điểm nhất định.  Phát hành chứng khoán nợ : chứng khoán nợ được doanh nghiệp phát hành và được mua bán bởi nhà đầu tư, vì vậy khi bạn mua trái phiếu của doanh nghiệp hoặc chính phủ cũng đồng nghĩa là bạn đang cho doanh nghiệp hoặc chính phủ vay tiền. Khi phát hành các chứng khoán này, doanh nghiệp phải chịu chi phí bao tiêu cho các tổ chức bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên với các chứng khoán nợ thì cho phép doanh nghiệp huy động được nhiều tiền hơn và có thời gian đáo hạn dài hơn so các khoản vay thông thường khác.  Vay nợ : vay nợ từ các ngân hàng hoặc các định chế tài chính trung gian khác, thông thường các doanh nghiệp sử dụng các khoản vay ngân hàng để thực hiện các nghĩa vụ phải trả đối với người bán, mua hàng tồn kho và các trang thiết bị mới hoặc để duy trì một lượng tiền mặt tại quỹ ở mức an toàn. Trong hầu hết các trường hợp thì, các khoản vay ngân hàng có thời gian đáo hạn ngắn hơn so với các chứng khoán nợ. Tuỳ theo mục đích sử dụng nợ và một số yếu tố khác mà doanh nghiệp sẽ chọn việc hình thức vay nợ thích hợp. Vấn đề là bạn cần phải quan tâm một số yếu tố khi doanh nghiệp vay thêm nợ để quyết định xem có tiếp tục đầu tư vào công ty hay không?  Nợ cũ của doanh nghiệp là bao nhiêu?: Nếu một doanh nghiệp hoàn toàn chưa vay nợ, thì việc vay nợ có thể lại là điều tốt bởi vì nó sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tái đầu tư, mở rộng hoạt động. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đã tồn tại một khoản nợ nhất định thì bạn phải nghĩ lại. Thông thường, quá nhiều nợ sẽ là một điều xấu cho doanh nghiệp và các cổ đông bởi vì nó luôn đòi hỏi doanh nghiệp một lượng tiền mặt đủ lớn để trả lãi vay, hơn nữa việc vay quá nhiều nợ sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán, các cổ đông và các trái chủ nhanh chóng nhận ra các khoản đầu tư của mình trở nên rủi ro hơn, và do đó sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi cao hơn. Đặc biệt việc vay nợ quá nhiều có thể dẫn doanh nghiệp đến bên bờ vực phá sản. Chắc hẳn rằng bạn không bao giờ mong muốn đầu tư vào một công ty như thế, đúng không?  Doanh nghiệp đang thực hiện hình thức vay nợ nào?: Các khoản nợ vay dù là từ ngân hàng hay từ chứng khoán nợ đều có thời gian đáo hạn. Có những khoản nợ vay đòi hỏi doanh nghiệp phải trả nội trong vài ngày trong khi cũng có những khoản vay khác không đòi hỏi doanh nghiệp phải trả trong khoảng vài năm. Nói một cách cụ thể hơn thì các chứng khoán nợ phát hành trên thị truờng sẽ có thời gian đáo hạn dài hơn các khoản vay từ các định chế tài chính trung gian như ngân hàng. Các doanh nghiệp thuờng sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả các khoản vay ngắn hạn với số tiền lớn trong khi đó các chứng khoán nợ dài hạn với lãi suất cao lại cho phép doanh nghiệp dễ dàng thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình hơn. Điều quan trọng là bạn cần phải nhận ra để quyết định xem độ dài và lãi suất của khoản nợ nào là thích hợp để tài trợ cho dự án mà công ty cần thực hiện.  Mục đích vay nợ để làm gì?: Điều này có nghĩa là bạn đang tìm hiểu xem khoản nợ vay mới được dùng để làm gì?: Để trả nợ cho các khoản nợ cũ mà doanh nghiệp không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ hay nó được dùng để tài trợ cho các dự án mới đầy tiềm năng sinh lợi cho doanh nghiệp? Nói ngắn gọn thì bạn cần phải suy nghĩ lại khi mua cổ phần của doanh nghiệp có tiền sử vay nợ cho mục đích đảo nợ. Bởi việc đảo nợ có nghĩa là doanh nghiệp mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính và có thể đang lâm vào tình trạng tài chính khó khăn. Một công ty buộc phải thực hiện điều này khi hoạt động kinh doanh của nó có vấn đề, chi phí nhiều hơn doanh thu, rõ ràng đây là một công ty không đáng để nhà đầu tư xem xét. Tuy nhiên, đảo nợ cũng không hoàn toàn là dấu hiệu tiêu cực, nếu doanh nghiệp thực hiện vay thêm nợ để tái tài trợ cho các khoản nợ cũ với lãi suất thấp hơn. Với loại tái tài trợ như vậy không ảnh hưởng các lượng nợ cũ tồn tại trong doanh nghiệp và không nên được xem là doanh nghiệp thực hiện vay nợ mới.  Doanh nghiệp có đủ khả năng để trả nợ?: Hầu hết các doanh nghiệp đều rất tự tin và chắc chắn với phương án vay nợ của mình, nghĩa là họ biết họ có thể lấy nguồn từ đâu để thực hiện việc trả nợ, tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp đều thành công trong việc đưa các khoản vay tài trợ cho các dự án. Điểm quan trọng mà bạn cần phải tìm hiểu là liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ không nếu như các dự án thất bại hoặc gặp khó khăn không như dự kiến ban đầu? Bạn nên để ý đến dòng tiền của công ty có đủ lớn để đáp ứng cho các nghĩa vụ nợ hay không? Hãy chắc chắn doanh nghiệp đã thực hiện việc đa dạng hoá đầu tư để tối thiểu hoá rủi ro cho doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp “ bỏ quá nhiều trứng vào cùng một cái rổ”.  Còn một điều không kém phần quan trọng là bạn nên thực hiện so sánh tổng nợ hiện hữu ( bao gồm cả nợ mới) của doanh nghiệp với trung bình chung của toàn ngành: Có rất nhiều chỉ số phân tích cơ bản khác nhau để giúp bạn thực hiện công việc này.  Dưới đây là một số chỉ số bạn có thẻ sử dụng:  1. Hệ số thanh toán hiện hành: = Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn: Tỷ số này cho thấy khả năng doanh nghiệp có đảm bảo việc thực hiện các khoản nợ ngắn hạn như thế nào? tỷ số này càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng trả nợ ngắn hạn. Thông thường tỷ số này từ 2-3 được xem là tốt, tuy nhiên cũng còn tuỳ thuộc vào từng ngành đặc trưng có khác nhau.  2. Hệ số thanh toán nhanh = (tiền mặt + chứng khoán khả mại+ các khoản phải thu)/ nợ ngắn hạn : tỷ số này đo lường khả năng thanh khoản tốt hơn hệ số thanh toán hiện hành. Chỉ có các tài sản có tính thanh khoản cao mới được tính, hàng tồn kho và các tàisản khác được bỏ ra. Cũng như hệ số thanh toán nhanh, tỷ số này càng cao thì càng tốt, càng chứng tỏ được đáp ứng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp  3. tỷ số nợ trên vốn cổ phần: đây là chỉ số đo lường mức độ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và được tính toán bằng cách lấy tổng nợ dài hạn chia cho vốn cổ phần. Nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu nợ, bao nhiêu vốn cổ phần của thực hiện tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp.  Ngoài 3 chỉ số trên còn một vài chỉ số nữa mà nhà đầu tư có thể thực hiện để xem xét khả năng đáp ứng nợ của doanh nghiệp như hệ số tiền mặt, hệ số dòng tiền từ hoạt động… Kết luận: Khi một doanh nghiệp gia tăng các khoản nợ nên có kế hoạch hoàn trả. Và bạn cũng nên thực hiện việc đánh giá nợ của một công ty để chắc chắn rằng việc vay thêm nợ của doanh nghiệp ảnh hưởng ra sao đến nhà đầu tư, bao nhiêu nợ được vay thêm và thời gian đáo hạn của các khoản nợ là bao lâu. Nói tóm lại thì nhà đầu tư cần phải xem xét cẩn thận mỗi khi doanh nghiệp có thông tin vay thêm nợ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhà đầu tư- Khi doanh nghiệp vay nợ….pdf
Tài liệu liên quan