- Đã xác định được 6 giống, loài KST trên tôm sú bị bệnh phân trắng: Paraophioidina scolecoides, Cephalolobus penaeus, vi bào tử, Epistylis sp., Zoothamnium sinense, và Vorticella sp. Trên tôm sú không bị bệnh phân trắng cũng xác định được các giống loài KST trên, riêng vi bào tử không bắt gặp trên đối tượng này.
- Phát hiện sự có mặt của một dạng ký sinh trùng giống vi bào tử ký sinh trên gan tụy tôm sú bị bệnh phân trắng nuôi tại 3 huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ khá cao 54,0%. Sự xuất hiện của giống vi bào tử này có liên quan chặt chẽ đến bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số ký sinh trùng ký sinh trên tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) bị bệnh phân trắng nuôi tại huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÊN TÔM SÚ
(Penaeus monodon Fabricius, 1798) BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG NUÔI TẠI
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, PHÚ LỘC, PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HOÀNG LÊ THÙY LAN - NGUYỄN TÝ
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
NGUYỄN THỊ HÀ
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
Tóm tắt: Bài báo tóm tắt kết quả của đề tài “Nghiên cứu một số ký sinh trùng trên tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh phân trắng nuôi tại các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã thực hiện trong năm 2011. Kết quả phân tích 100 mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng xác định được 6 giống loài ký sinh trùng Paraophioidina scolecoides, Cephalolobus penaeus, vi bào tử, Epistylis sp., Zoothamnium sinense, và Vorticella sp.. Bằng phương pháp phết (smear) mô gan tụy sau đó nhuộm Gram (hoặc Giemsa) kết hợp với phương pháp mô bệnh học truyền thống đã phát hiện vi bào tử ở nhiều mẫu tôm bị bệnh thu được. Kết quả nghiên cứu cho thấy vi bào tử là tác nhân có liên quan chặt chẽ với bệnh phân trắng ở tôm sú nuôi tại 3 huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. MỞ ĐẦU
Bệnh phân trắng trên tôm sú trong mấy năm gần đây diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, gây thiệt hại cho người nuôi ở hầu hết cả nước Việt Nam, trong đó đặc biệt là khu vực miền Trung và những vùng nuôi trên cát [4]. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có hàng trăm ha nuôi tôm bị bệnh, trong đó có bệnh phân trắng làm cho sản lượng tôm giảm đáng kể. Mặc dù bệnh phân trắng ở tôm sú không làm chết tôm hàng loạt, thành dịch nhưng khi tôm bị bệnh bị óp, kém ăn, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Tác nhân gây bệnh phân trắng trên tôm sú đang là một vấn đề gặp nhiều tranh cãi. Có nhận định cho rằng bệnh gây ra có thể do nhóm nguyên sinh động vật Gregarine gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên các đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột [6]. Nghiên cứu khác trên mô bệnh học tôm sú có dấu hiệu bệnh phân trắng lại thấy có sự hiện diện của HPV, vi khuẩn, nhóm ký sinh trùng như Zoothamnium sp. và Epistylis sp, Gregarine [5]. Theo báo cáo tổng kết của đề tài Nghiên cứu Bệnh phân trắng ở tôm sú nuôi và xây dựng quy trình phòng bệnh” đã xác định Bệnh phân trắng ở tôm sú nuôi có liên quan chặt chẽ đến vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei [2]. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã bắt gặp một số ký sinh trùng ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng và xác định được một số biến đổi mô bệnh học do một loại tác nhân là vi bào tử nội ký sinh trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô gan tụy trên tôm sú bị bệnh nuôi tại các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu mô tả của Nguyễn Thị Hà và ctv.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
100 mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng được thu ở các ao nuôi tôm sú có dấu hiệu bệnh phân trắng và 100 mẫu tôm thu ở ao nuôi tôm không bị bệnh phân trắng tại các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian từ tháng 4/2011 đến 9/2011. Mẫu tôm bị bệnh được thu trong các ao có các sợi phân trắng xốp nổi lên trên mặt nước. Tôm có màu xanh đen, mang đen không sáng màu, gan tôm thường mềm nhũn, màu trắng sữa ở giai đoạn đầu của bệnh, giai đoạn sau gan tôm teo nhỏ lại rất dai, thường có màu trắng xanh, ruột tôm có màu trắng bên trong có các giải phân ngắt thành từng đoạn, không liên tục.
Toàn bộ mẫu được kiểm tra, nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng của Viện sĩ V.A. Dogiel và bổ sung nghiên cứu của Hà Ký, Bùi Quang Tề (2007). Mẫu tôm sau khi thu được đo chiều dài (mm) và cân trọng lượng (g), sau đó kiểm tra KST ký sinh trên các cơ quan của tôm. Gan tụy tôm được phết mẫu theo phương pháp phết (smear) mô nhuộm gram, giemsa. Những mẫu KST được cố định, làm tiêu bản, bảo quản và tiến hành phân loại.
Ngoài ra, 100 mẫu gan tụy tôm bị bệnh phân trắng còn được xử lý theo phương pháp mô học của D. V. Lightner, 1996. Gan tụy tôm được cố định bằng dung dịch Davidson và bảo quản trong cồn 700 sau đó được ngâm trong paraffin nóng chảy rồi đúc thành khuôn và cắt thành các lát mỏng có độ dày 5µm. Mẫu được nhuộm bằng dung dịch Hematocyline và Eosin, dán Bom Canada; sau đó quan sát và chụp ảnh tiêu bản dưới kính hiển vi quang học.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần giống, loài ký sinh trùng trên tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng
Kết quả kiểm tra KST trên 100 mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng và 100 mẫu tôm sú trong ao nuôi không bị bệnh, chúng tôi đã xác định được 6 giống loài KST: Paraophioidina scolecoides, Cephalolobus penaeus, Epistylis sp., Zoothamnium sinense, và Vorticella sp.. Riêng mẫu tôm sú không bị bệnh không bắt gặp giống vi bào tử. Thành phần giống loài KST trên tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng được thể hiện trên bảng 1.
Hình 1. Paraophioidina scolecoides trong ruột tôm sú bị bệnh phân trắng
(mẫu nhuộm Hematocyline)
Hình 2. Ceưphalolobus penaeus trong ruột tôm sú bị bệnh phân trắng (mẫu nhuộm Hematocyline)
Hình 3. Mô gan tụy tôm bị bệnh phân trắng phết, nhuộm gram
A
A
B
Hình 4. Epistylis sp. ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng
(A-mẫu tươi, B-mẫu nhuộm AgNO3 2%)
B
A
Hình 5. Z. sinense ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng
( A- mẫu tươi ; B - mẫu nhuộm AgNO3 2%)
A
B
Hình 6. Vorticella sp. ký sinh trên tôm sú bị bệnh phân trắng (A,B-mẫu tươi không nhuộm)
Bảng 1. Thành phần giống loài KST trên tôm sú bị bệnh và không bị bệnh phân trắng
T T
Tên KST
Cơ quan ký sinh
Tôm sú bị bệnh phân trắng
Tôm sú không bị bệnh phân trắng
Ghi chú
TLN
(%)
CĐN
TLN
(%)
CĐN
Min
Max
TB
Min
Max
TB
1
Paraophioidina scolecoides
Ruột
23,0
1
23
4,6
20,0
1
13
6,1
Trùng /cơ thể
2
Cephalolobus penaeus
Ruột
27,0
1
32
5,3
16,0
1
32
6,6
Trùng /cơ thể
3
Vi bào tử
Gan tụy
54,0
-
-
-
0,0
-
-
-
4
Epistylis sp.
Mang
41,0
1
12,3
2,0
33,0
1
8,9
1,1
Trùng /thị trường
Phần phụ
48,0
1
62,1
5,9
31,0
1
50,9
3,7
Trùng /thị trường
5
Zoothamnium sinense Song, 1991
Mang
53,0
3
27,6
4,8
31,0
3
42,9
2,0
Trùng /thị trường
Phần phụ
54,0
3
175,3
8,7
56,0
3
106,2
6,1
Trùng /thị trường
6
Vorticella sp.
Mang
24,0
1
5,1
0,4
16,0
1
4,5
0,1
Trùng /thị trường
Phần phụ
20,0
1
6,7
0,5
20,0
1
4,6
0,3
Trùng /thị trường
Hai giống loài KST: Paraophioidina scolecoides, Cephalolobus penaeus ký sinh trong ruột của tôm bị bệnh với tỷ lệ nhiễm từ 23,0% đến 27,0% cường độ nhiễm từ 1- 32 trùng/thị trường kính hiển vi, tuy nhiên đối với mẫu tôm không bị bệnh tỷ lệ nhiễm không sai khác nhiều (tỷ lệ nhiễm 16,0 – 20,0% và cường độ nhiễm 1-32 trùng/thị trường kính hiển vi) cho nên 2 loài ký sinh trùng này không phải là tác nhân chính gây nên bệnh phân trắng.
Theo Bùi Quang Tề (2008), Epistylis sp., Z. sinense, Vorticella sp. ký sinh ở phần phụ và mang của tôm, ảnh hưởng đến sự hô hấp, cản trở hoạt động của tôm [7]. Vì vậy, chúng không liên quan đến bệnh phân trắng của tôm sú nuôi.
Như vậy theo cơ chế gây bệnh phân trắng ở tôm sú nuôi thì còn một tác nhân vi sinh vật nào đó ký sinh trên gan tụy của tôm làm đào thải các tế bào chứa lipit qua ống ruột nên tôm có phân trắng nhẹ nổi trên mặt nước. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên mô gan tụy của tôm, kết quả thu được thể hiện ở phần 3.2.
3.2. Sự biến đổi mô bệnh học
B
A
D
C
Hình 8. Một số biến đổi mô gan tụy tôm sú bị bệnh phân trắng bị nhiễm vi bào tử: hình A-B-C biến đổi mô do vi bào tử xâm nhập vào mô gan tụy theo mũi tên chỉ; Hình D mẫu vi bào tử trong gan tụy bằng phương pháp nhuộm giemsa.
Trên mô gan tụy của tôm sú bị bệnh phân trắng bắt gặp một dạng ký sinh trùng giống vi bào tử có hình cầu hoặc ovan với kích thước rất nhỏ (khoảng 0,05-0,75μm) sống ký sinh nội bào. Sự biến đổi bệnh lý trong mô gan tụy thể hiện: bắt màu tím đồng nhất (thuốc nhuộm H&E) và bắt màu xanh (thuốc nhuộm Giemsa).
Bằng phương pháp mô bệnh học chúng tôi đã bắt gặp một dạng biến đổi đáng được quan tâm nhất là do một loại sinh vật ký sinh trong nguyên sinh chất của các tế bào biểu mô của ống gan tụy, có biến đổi cấu trúc mô khác so với sự biến đổi do vi khuẩn. Vi bào tử thường bắt màu tím của Hematocyline (hình 8A-B-C) hoặc màu xanh của thuốc nhuộm giemsa (hình 8D) ký sinh mật độ dày đặc trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô của gan tụy. Cấu trúc dạng ống của mô gan tụy bị phá vỡ, các tế bào biểu mô thoái hóa, co cụm hình thành nên các khoảng sáng ở xung quanh, cuối cùng bị bong tróc được đào thải ra ngoài bằng hệ thống tiêu hóa. Kiểm tra biến đổi mô ruột của tôm bị bệnh phân trắng chúng tôi không thấy sự bong tróc của tế bào thành ruột và không thấy sự có mặt của vi bào tử ký sinh trong tế bào biểu mô của ruột. Sự xuất hiện của giống vi bào tử này có liên quan chặt chẽ đến bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi. Đây cũng là tác nhân mới xuất hiện trên tôm sú bị bệnh phân trắng nuôi tại các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. THẢO LUẬN
Trong 100 mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng xuất hiện 2 loài Paraophioidina scolecoides và Cephalolobus penaeus ký sinh trong ruột của tôm bị bệnh. Một số nghiên cứu khác trên tôm sú bị bệnh phân trắng cũng phát hiện sự có mặt của nhóm trùng này. Theo Bùi Quang Tề bệnh gây ra có thể do nhóm trùng hai tế bào Gregarine. Theo tác giả này, Nematopsis sp. ký sinh ở ruột và dạ dày, mức độ nhiễm rất cao, tỷ lệ từ 70-100%, bệnh đã xảy ra nhiều ở các ao nuôi tôm sú bán thâm canh ở cuối chu kỳ nuôi [7]. Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2008) cũng phát hiện thấy nhóm nguyên sinh động vật Gregarine với tỷ lệ khá cao (32,38%) [5]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy tỷ lệ nhiễm (23,0% và 27,0%) và cường độ nhiễm (4,6 và 5,3 trùng/cơ thể) của nhóm trùng hai tế bào trong số mẫu kiểm tra là tương đối thấp và tỷ lệ nhiễm nhóm đối tượng này giữa tôm bệnh và tôm khỏe là không cao.
Trong các mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng điển hình đã thấy sự có mặt của một dạng ký sinh trùng giống vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm bệnh với tỷ lệ khá cao (54,0%). Trong một nghiên cứu về bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi do Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 thực hiện, Nguyễn Thị Hà và ctv (2010) cũng phát hiện một loài vi bào tử thuộc bộ Microspridia, họ Enterocytozoonidae, giống Enterocytozoon, loài Enterocytozoon hepatopenaei ký sinh trong gan tụy của tôm và đã khẳng định rằng đây là tác nhân gây bệnh phân trắng ở tôm sú nuôi. Tác giả này xác định trong 170 mẫu tôm bị bệnh phân trắng điển hình bằng phương pháp phết (smear) mô gan tụy nhuộm bằng gram và giemsa cho thấy ở hầu hết các mẫu tôm bệnh được kiểm tra đều phát hiện sự có mặt của vi bào tử có hình cầu hoặc ovan, gram biến đổi, kích thước khoảng 1µm, riêng số mẫu kiểm tra ở tỉnh Thừa Thiên Huế là 30 mẫu với tỷ lệ nhiễm vi bào tử 78,78%. Bằng phương pháp mô bệnh học, tác giả cũng cho biết ở giai đoạn muộn, vi bào tử thường bắt màu tím của Hematocyline hoặc màu xanh nhạt của thuốc nhuộm giemsa, ký sinh mật độ dày đặc trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô của gan tụy [2].
5. KẾT LUẬN
- Đã xác định được 6 giống, loài KST trên tôm sú bị bệnh phân trắng: Paraophioidina scolecoides, Cephalolobus penaeus, vi bào tử, Epistylis sp., Zoothamnium sinense, và Vorticella sp.. Trên tôm sú không bị bệnh phân trắng cũng xác định được các giống loài KST trên, riêng vi bào tử không bắt gặp trên đối tượng này.
- Phát hiện sự có mặt của một dạng ký sinh trùng giống vi bào tử ký sinh trên gan tụy tôm sú bị bệnh phân trắng nuôi tại 3 huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ khá cao 54,0%. Sự xuất hiện của giống vi bào tử này có liên quan chặt chẽ đến bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Hà (2010), Biện pháp đối phó với bệnh phân trắng ở tôm sú nuôi, Tạp chí Khuyến ngư, Số 6/2010.
Nguyễn Thị Hà và ctv. (2010), Phát hiện vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei ký sinh trên tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh phân trắng nuôi tại Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 159/2010, tr 45-50.
Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2007.
Nguyễn Khắc Lâm (2004), Kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh “Phân trắng, teo gan” trên tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận, Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận.
Đặng thị Hoàng Oanh và ctv (2008), Đặc điểm mô bệnh học tôm sú (Penaeus monodon) có dấu hiệu phân trắng nuôi ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học 2008 (1), tr. 18-186.
Bùi Quang Tề (2007), Bệnh của động vật thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bùi Quang Tề (2008), Bệnh học thủy sản-phần 3-Bệnh ký sinh trùng của động vật thủy sản, Tài liệu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
Jone, T.C., et al. (1994), Paraophioidina scolecoides n.sp., a new septate gregarine from culture Pacific white shrimp Penaeus vannamei, Disease of Aquatic Organisms, Vol. 19, pp. 67-75.
Tourtip, S., et al. (2009), Enterocytozoon hepatopenaei sp. nov. (Microsporida: Enterocytozoonidae), a parasite of the black tiger shrimp Penaeus monodon (Decapoda: Penaeidae): Fine structure and phylogenetic relationships, Journal of Invertebrate Pathology, Vol. 102, No. 1(September 2009), pp. 21-29.
Title: STUDY ON WHITE FECES DISEASE OF TIGER SHRIMP (Penaeus monodon Fabricius, 1798) REARED IN QUANG DIEN, PHU LOC, PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract: The abstract is the result of the research “Study of white feces disease of tiger shrimp (Penaeus monodon) reared in Quang Dien, Phu Loc, Phu Vang district, Thua Thien Hue province. This research finished in 2011. Analysing 100 white feces shrimp samples detected 6 parasites: Paraophioidina scolecoides, Cephalolobus penaeus, Microsporidian, Epistylis sp., Zoothamnium sinense, Vorticella sp.. By Smear, gram or giemsa staining of Hepatopancreas and traditional histopathology, microsporidian was observed in samples from infected white feces shrimp. The result of this study showed that microsporidian is pathogenic agent associated with the white feces disease on tiger shrimp.
ThS. HOÀNG LÊ THÙY LAN, ĐT: 0914.415.012, Email: hoanglethuylan@gmail.com
NGUYỄN TÝ
Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
NGUYỄN THỊ HÀ
Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mot_so_ky_sinh_trung_ky_sinh_tren_tom_su_penaeus.doc