- Tỷ lệ các lọa acid béo không no trong thịt gà
Ri và gà Ác đạt khá cao: 31,08 – 48,52% đối
với gà Ri và từ 30,46 đến 49,03% đối với gà
Ác, trong cả hai loại thịt có mặt hầu hết các
loại acid béo không no quan trọng.
- Độ PH của thịt gà Ri và gà Ác đếu nằm
trong khoảng sinh lý cho phép từ 5,8 đến 6,6.
Khả năng giữ nƣớc (thông qua chỉ tiêu nƣớc
liên kết) của thịt gà Ri là 32,99 đến 35,13%,
gà Ác là 31,68 đến 33,18% là rất cao, hơn hẳn
so với các loại gà nuôi công nghiệp nhập nội.
Hàm lƣợng Vitamin B1 của thịt 2 loại là gà
tƣơng đƣơng (0,035 – 0,036mg%), trong khi
đó hàm lƣợng Vitamin A của thịt gà Ác (50-
56mg/100g) cao hơn khoảng 10% so với thịt
gà Ri (44,27 – 48,82 mg/100g).
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gà ri và gà ác nuôi tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 111 - 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
THỊT GÀ RI VÀ GÀ ÁC NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN
Nguyễn Duy Hoan*
Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Tiến hành theo dõi 100 gà Ri và 100 gà Ác thƣơng phẩm giai đoạn 0- 9 tuần tuổi để đánh giá chất
lƣợng thịt, đã thu đƣợc kết quả bƣớc đầu nhƣ sau: Tỷ lệ protein thô trong thịt gà Ri đạt 21,22%, gà
Ác đạt 21,90%, tỷ lệ mỡ trong thịt gà Ri 1,24%, gà Ác là 2,03%,trong cả thịt gà Ri và gà Ác có
hầu hết các acid amin thiết yếu với tỷ lệ cao trong đó tỷ lệ Acid glutamic đạt rất cao: 15% trong
thịt gà Ri và 15,04% trong thịt gà Ác. Tỷ lệ các loại Acid béo không no trong thịt gà Ri đạt 31,08
đến 48,52%, trong thịt gà Ác đạt từ 30,46 đến 49,03%. Độ pH của cả thịt gà Ri và gà Ác đều nằm
trong phạm vi cho phép từ 5,8 đến 6,6. Tỷ lệ nƣớc liên kết trong thịt gà Ri và Ác cao hơn hẳn so
với các giống gà nhập nội khác, đối với gà Ri đạt 32,99 đến 35,13% cao hơn so với thịt gà Ác
31,68 đến 33,18%. Hàm lƣợng vitamin B1 trong thịt 2 loại gà tƣơng đƣơng (0,035 – 0,036%), hàm
lƣợng vitamin A trong thịt gà Ác (50- 56mg/100g) cao hơn so với thịt gà Ri (44,27 – 48,82
mg/kg).
Từ khóa: Gà Ri, gà Ác, chất lượng, thịt gà, đánh giá
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gà Ri và gà Ác là 2 giống gà địa phƣơng đã
có từ lâu đời ở Việt Nam, sự nổi tiếng của 2
giống gà này chính là nhờ chất lƣợng thịt rất
tốt, vì vậy mặc dù năng suất thấp hơn so với 1
số giống gà địa phƣơng khác nhƣ gà Hồ, gà
Mía, gà Đông Tảo song gà Ri và gà Ác vẫn
đƣợc nuôi rộng rãi ở nhiều địa phƣơng trong
cả nƣớc. Trong những năm gần đây, do cơ
chế điều tiết của thị trƣờng giống gia cầm, có
rất nhiều giống gà nhập nội đƣợc đƣa vào
nƣớc ta, do có ƣu điểm là năng suất cao, chất
lƣợng thịt khá, các giống gà lông màu nhập
nội ngày càng chiếm thị phần cao trong cơ
cấu giống gia cầm ở Việt Nam, đây chính là
sức ép lớn đối với việc duy trì,phát triển các
giống gà địa phƣơng. Mặc dù vậy gà Ri và gà
Ác vẫn đƣợc nuôi rộng rãi, số lƣợng, quy mô,
và phạm vi chăn nuôi ngày càng đƣợc mở
rộng vì nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với 2
giống gà này không những không giảm mà có
xu hƣớng ngày càng cao.
Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm góp
phần khẳng định chất lƣợng thịt của 2 giống
gà này, đồng thời để trả lời câu hỏi tại sao gà
Tel: 0913377255, Email: ndhoan1961@yahoo.com
Ri và gà Ác lại đƣợc ƣa chuộng trên thị
trƣờng đến nhƣ vậy?
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu
Gà Ri và gà Ác thƣơng phẩm đã qua chọn lọc
mỗi loại 100 con mua của Viện chăn nuôi
Quốc gia, nuôi từ 0- 9 tuần tuổi theo phƣơng
thức bán chăn thả tại nông hộ ông Phạm Văn
Phƣơng- Phƣờng Phan Đình Phùng, Thành
phố Thái Nguyên từ 3- 6/2009.
Phương pháp nghiên cứu
Gà thí nghiệm đƣợc sử dụng khẩu phần ăn
nhƣ sau: Giai đoạn 0- 4 tuần: 2800 kcal và
18% protein thô/1kg thức ăn, giai đoạn 5- 9
tuần: 2900 Kcal và 16% protein thô/1kg thức
ăn, gà đƣợc ăn tự do trong suốt thời gian thí
nghiệm. Các quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng
khác đƣợc thực hiện theo quy trình của Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp
theo dõi.
+ Thành phần hóa học của thịt gà Ri và thịt gà
Ác: Gà TN đƣợc mổ ở tuần thứ 9 để tiến hành
phân tích thành phần hóa học của thịt.
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 111 - 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
Hàm lƣợng và thành phần Acid amin: Sử
dụng phƣơng pháp sắc ký lỏng pha ngƣợc để
định lƣợng Acid amin thông qua đồ thị chuẩn.
+ Hàm lƣợng và thành phần Acid béo: Phân
tích hàm lƣợng và thành phần Acid béo bằng
phƣơng pháp sử dụng dung dịch chuẩn và
định lƣợng bằng máy li tâm 7000 vòng/phút
sau đó đo bằng máy đo nồng độ acid béo.
+ Một số chỉ tiêu chất lƣợng thịt gà khác: Độ
PH thịt gà, hàm lƣợng nƣớc liên kết, hàm
lƣợng vitamin A, B1...
Toàn bộ các chỉ tiêu trên đƣợc phân tích tại
Viện Công nghệ thực phẩm Hà Nội.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ THẢO LUẬN
Thành phần hóa học của thịt gà Ri và gà Ác
Qua phân tích 6 mẫu (trong đó 3 trống và 3
mái) của mỗi giống lúc 9 tuần tuổi chúng tôi
có nhận xét. Hàm lƣợng nƣớc, khoáng trong
cả thịt đùi và thịt ngực gà Ri đều cao hơn gà
Ác, trong khi đó tỷ lệ protein và tỷ lệ lipid lại
thấp hơn so với thịt gà Ác.
Tỷ lệ protein trong thịt đƣợc coi là một trong
những yếu tố làm cho thịt có độ ngọt cao, tỷ
lệ protein trong 2 giống gà nghiên cứu đạt
21,22% - 21,96% ở thịt đùi và 23,68%-
24,57% ở thịt ngực, cao hơn đáng kể so với
các loại gia cầm khác. Theo công bố của
Pingel năm 2002[5] gà broiler có tỷ lệ protein
là 19,4%, gà tây 20,2%, vịt Bắc Kinh 18,9%.
Theo Triệu Vƣơng Đình, năm 2001[2] gà
đen Thái Hòa Trung Quốc có tỷ lệ protein là
19,46% - 19,58% , nhƣ vậy gà Ri và gà Ác có
tỷ lệ protein trong thịt cao hơn.
Kết quả phân tích cũng cho thấy: tỷ lệ mỡ
trong thịt gà Ri và gà Ác là 0,43 – 2,03% thấp
hơn so với các loại thịt gia cầm khác. Theo
công bố của Pingel năm 2002 [5] tỷ lệ mỡ của
gà broiler 13,3%, gà thả vƣờn lông màu 3,2-
5,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với công bố của Giang Thị Thanh Duyến
(2009) [1].
Bảng 1. Thành phần hóa học của thịt gà Ri và gà
Ác, (%)
Chỉ tiêu
Gà Ri (n = 6) Gà Ác (n = 6)
m
CV%
m
CV%
Thịt đùi
- Nƣớc
- Protein
- Lipid
- Khoáng
75,61a ±
0,52
21,22a ±
0,60
1,24a ±
0,10
1,26a ±
0,12
0,78
3,12
8,84
6,43
74,66b ±
0,71
21,96b ±
0,50
2,03b ±
0,81
1,19b ±
0,11
0,88
2,86
9,52
7,14
Thịt ngực
- Nƣớc
- Protein
- Lipid
- Khoáng
74,80a ±
0,50
23,68a ±
0,42
0,43a ±
0,04
1,36a ±
0,02
0,76
1,79
10,23
1,88
73,62b ±
0,51
24,57b ±
0,52
0,56b ± 0,
32
1,13b ± 0,
10
0,75
2,48
12,22
7,48
Theo hàng ngang những số có chữ cái khác nhau thì
sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê P < 0,05.
Hàm lượng và thành phần Acid amin trong
thịt gà Ri và gà Ác
Kết quả phân tích hàm lƣợng a.amin trong thịt
2 giống gà đƣợc thể hiện ở bảng 2.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy: Hàm lƣợng các
Acid amin trong thịt gà Ri và gà Ác đều
tƣơng đối cao, song hàm lƣợng phần lớn các
loại Acid amin, đặc biệt là một số A.amin
thiết yếu nhƣ: Argimin, histidin, Isoleucin,
Lysin, Phenylalanin trong thịt gà Ác đều cao
hơn so với gà Ri, đặc biệt là một số A.amin
thiết yếu nhƣ: Argimin, histidin, Isoleucin,
Lysin, Phenylalanin , sự sai khác là rõ rệt với
p<0,001. So sánh với một số tác giả khác đã
công bố hàm lƣợng Acid amin trong thịt gia
cầm nhƣ Pingel, 2002 [5] trong thịt gà
Broiler: Arginin 6,8%, Histidin 3.5%
leucin:7,2%; Lysin 6,5%, Methionin 2,1%
đều thấp hơn so với tỷ lệ các loại A.amin này
trong thịt gà Ác và gà Ri. Theo công bố của
Scholtysek năm 1987 [7] nghiên cứu trên gà
Broiler thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng cao hơn.
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 111 - 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
Theo quan điểm của một số nhà khoa học, độ
ngọt của thịt gà phụ thuộc rất nhiều vào hàm
lƣợng axit Glutamic, trong nghiên cứu này tỷ
lệ acid Glutamic trong gà Ri và gà Ác đều rất
cao 15% đối với gà Ri và 15,04% đối với gà
Ác, có lẽ đây là một trong những nguyên
nhân làm cho hai loại thịt gà này đƣợc ƣa
chuộng trên thị trƣờng.
Bảng 2. Hàm lƣợng và thành phần Acid amin trong thịt gà Ri và gà Ác
TT Loại Acid amin
Thịt gà Ri (n = 6) Thịt gà Ác( n = 6)
Hàm lượng
% so với protien
tổng số
Hàm lượng
% so với protien
tổng số
1 Alanine 1,31a 6,82 1,61b 7,42
2 Arginine 1,39a 6,98 1,48b 6,80
3 Acid aspartic 2,01a 10,01 2,20b 9,71
4 Acid glutamic 2,98a 15,00 3,31b 15,04
5 Glycine 0,90a 4,50 1,00b 4,40
6 Histidine 0,71a 3,62 0,89b 4,22
7 Isoleucine 0,92a 4,74 1,11b 4,70
8 Leucine 1,69a 8,86 1,99b 8,93
9 Lysine 1,62a 8,48 2,00b 9,04
10 Methionine 0,40a 2,14 0,51b 2,26
11 Phenylalanine 0,89a 4,70 1,00b 4,40
12 Proline 0,89a 4,70 1,00b 4,40
13 Serine 0,90a 4,41 1,00b 4,40
14 Threonine 1,00a 5,00 1,12b 4,90
15 Tysosine 0,81a 4,13 0,92b 4,38
16 Valine 1,20a 6,10 1,20a 5,50
Theo hàng ngang, những số có chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.
Thành phần các loại acid béo trong thịt gà
Ri và gà Ác
Hàm lƣợng các loại acid béo, đặc biệt là acid
béo không no trong thịt gà gần đây đƣợc
nhiều nhà khoa học cho rằng có liên quan
chặt chẽ đến độ ngọt, đặc biệt là độ thơm của
thịt gà. Đối với thịt gà Ri hàm lƣợng acid béo
biến động từ 0.01 đến 12,97% trong thịt đùi
và từ 0.01 đến 22,22% trong thịt lƣờn, trong
đó một số acid béo quan trọng nhƣ 18:1; 18:2
chiếm tỷ lệ khá cao. Tổng số acid béo không
no trong thịt gà Ri đạt từ 31,08 đến 48,52%.
Đối với thịt gà Ác hàm lƣợng acid béo biến
động từ 0,01 đến 14,64% trong thịt đùi và từ
0,01 đến 23,99% trong thịt lƣờn, phần lớn các
loại acid béo trong thịt lƣờn đều cao hơn so
với thịt đùi. Tổng lƣợng acid béo không no
trong thịt gà Ác đạt từ 30,46 đến 49,63%.
So sánh tỷ lệ acid béo giữa hai loại thịt gà Ri
và gà Ác chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các loại
acid béo là tƣơng đƣơng.
So sánh với các nghiên cứu khác nhƣ Pingel
2002 [5] nghiên cứu trên gà thịt đƣợc bổ sung
dầu thực vật cho kết quả: hàm lƣợng các loại
acid béo biến động từ 1.30 đến 19,38%, nhƣ
vậy tỷ lệ này trong cả thịt gà Ri và gà Ác đều
cao hơn. Theo công bố của Amazon [4] thì
trong thịt gà công nghiệp không có một số
loại acid béo nhƣ 14:1; 17:1; 20:0 và 24:1
trong khi đó trong thịt gà Ri và gà Ác có mặt
đầy đủ các loại Acid béo này. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp
với công bố của Trần Thị Mai Phƣơng nghiên
cứu trên gà Ác Việt Nam [3].
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 111 - 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
Bảng 3. Thành phần axit béo trong thịt gà Ri và gà Ác ( % so với tổng số Acid béo)
TT Loại Acid béo
Gà Ri (n=6) Gà Ác (n=6)
Thịt đùi Thịt lườn Thịt đùi Thịt lườn
1 12:0 0,05 0,05 0,05 0,07
2 14:0 0,06 0,18 0,07 0,22
3 16:0 6,68 12,21 7,68 13,38
4 18:0 5,88 10,00 6,38 10,22
5 20:0 0,06 0,04 0,08 0,28
6 24:0 0,20 0,18 0,21 0,21
7 14:1 0,01 0,01 0,01 0,01
8 16:1 0,48 0,66 0,52 0,88
9 17:1 0,02 0,18 0,04 0,20
10 18:1 12,97 22,22 14,29 23,99
11 22:1 0,19 0,10 0,23 0,10
12 24:1 1,66 2,20 1,88 2,33
13 18:2 10,88 16,60 11,50 16,68
14 20:4 3,02 3,11 2,89 3,96
15 Tổng acid béo no 12,66 23,08 14,64 24,38
16 Tổng acid béo không no 31,08 48,52 30,46 49,63
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt khác
Ngoài các chỉ tiêu: thành phần hóa học, hàm
lƣợng và thành phần acid amin, thành phần
acid béo chúng tôi còn tiến hành phân tích
thêm một số chỉ tiêu có liên quan đến chất
lƣợng thịt gà Ri và gà Ác, kết quả đƣợc thể
hiện ở bảng 4.
Theo công bố của Rose 1997 [6] thịt lƣờn gia
cầm có độ PH từ 5,8 đến 6,0, thịt đùi từ 6,2
đến 6,6 là bình thƣờng. Nhƣ vậy đối với cả
giống gà Ri và gà Ác độ PH của thịt gà đều
nằm trong khoảng cho phép. Hàm lƣợng nƣớc
liên kết trong thịt là chỉ tiêu rất quan trọng
đánh giá khả năng giữ nƣớc của mỗi loại thịt,
tỷ lệ nƣớc liên kết càng cao thì chất lƣợng thịt
càng tốt, tỷ lệ nƣớc liên kết của gà Ri từ 32,99
đến 35,13% cao hơn so với thịt gà Ác 31,68
đến 33,18%. Theo công bố của Amazon năm
2003 [4] tỷ lệ nƣớc liên kết trong thịt ga
broiler là 15,1%, gà tây là 12,8% thì tỷ lệ này
ở cả gà Ri và gà Ác đều cao hơn trên 2 lần.
Hàm lƣợng Vitamin B1 trong thịt hai giống là
tƣơng đƣơng, trong khi đó hàm lƣợng
Vitamin A trong thịt gà Ác cao hơn trong thịt
gà Ri khoảng 10%.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thịt gà Ri và gà Ác khác
TT Chỉ tiêu ĐVT
Gà Ri Gà Ác
Trống (n=6) Mái (n=6) Trống(n=6) Mái (n=6)
1 Độ PH thịt lƣờn 6,0 5,9 6,0 5,9
2 Độ PH thịt đùi 6,2 6,3 6,3 6,4
3 Nƣớc liên kết % 32,99 35,13 31,68 33,18
4 Nƣớc tụ do % 41,06 39,22 42,86 40,12
5 Vitamin B1 mg% 0,036 0,036 0,035 0,036
6 Vitamin A Mg/100g 44,27 48,82 50,00 56,00
KẾT LUẬN
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 111 - 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
- Hàm lƣợng Protein của gà Ri đạt 22,12%, gà
Ác đạt 21,96% cao hơn so với một số gà công
nghiệp khác, hàm lƣợng Lipit của gà Ri là
1,24% thấp hơn so với thịt gà Ác 2,03%.
- Tỷ lệ các loại acid amin trong thịt gà Ri biến
động từ 2,14% đến 15,00% so với Protein
tổng số, trong đó tỷ lệ acid glytamic đạt cao
nhất 15,00% và thấp nhất là Methiomin
2,14%. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với gà Ác tỷ lệ
acid amin biến động từ 2,26% (Methionin)
đến 15,04% (acid glutamic).
- Tỷ lệ các lọa acid béo không no trong thịt gà
Ri và gà Ác đạt khá cao: 31,08 – 48,52% đối
với gà Ri và từ 30,46 đến 49,03% đối với gà
Ác, trong cả hai loại thịt có mặt hầu hết các
loại acid béo không no quan trọng.
- Độ PH của thịt gà Ri và gà Ác đếu nằm
trong khoảng sinh lý cho phép từ 5,8 đến 6,6.
Khả năng giữ nƣớc (thông qua chỉ tiêu nƣớc
liên kết) của thịt gà Ri là 32,99 đến 35,13%,
gà Ác là 31,68 đến 33,18% là rất cao, hơn hẳn
so với các loại gà nuôi công nghiệp nhập nội.
Hàm lƣợng Vitamin B1 của thịt 2 loại là gà
tƣơng đƣơng (0,035 – 0,036mg%), trong khi
đó hàm lƣợng Vitamin A của thịt gà Ác (50-
56mg/100g) cao hơn khoảng 10% so với thịt
gà Ri (44,27 – 48,82 mg/100g).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giang Thị Thanh Duyến (2009) Đánh giá khả
năng thích nghi và chất lượng thịt của gà Ác Thái
Hòa nuôi tại Thừa Thiên Huế - Kỷ Yếu hội Hội
thảo KHCN tuổi trẻ các trƣờng Đại học Nông Lâm
toàn quốc lần thứ tƣ.
[2]. Triệu Vƣơng Đình, Vƣơng Tuyên (2001) Làm
thế nào để nuôi tốt gà Xương đen - NXB Nông
nghiệp Trung Quốc.
[3]. Trần Thị Mai Phƣơng (2003) Nghiên cứu khả
năng sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt của
giống gà Ác Việt Nam - Luận án Tiến sỹ Nông
nghiệp Viện chăn nuôi.
[4]. Amazon Company (2003) Recipe inqredient
information - Nutrition information. Directory
new - yellow pages images, P62-88
[5]. Pingel H (2002) Evaluation of industrial
breeding program on chicken. Proceeding
3ndworld conference Genetic P347-369.
[6]. Rose S.P (1997) Principles of Poultry Science
- International walling Ford Oxon UK P36-40
[7] Scholtysek (1997) Heritabilities and
interrebitionship of live measuremends and eviserated
weight in broiler - Poultry Sci8 P530 -538.
SUMMARY
TO STUDY SOME TARGETS FOR EVALUATING MEAT QUALITY OF THE RI
CHICKEN AND THE AC CHICKEN REARED AT THAI NGUYEN PROVINCE
Nguyen Duy Hoan
1
Thai Nguyen University
Monitoring on 100 Ri chicken and 100 Ac chicken from 0 -9 weeks of ages for evaluating meat
quality, We have the following results: Percentage of protein in the Ri meat: 21,22%, in the Ac
meat: 21,96%, Percentage of Lipid in the Ri meat 1,24%, in the Ac neat; 2,03%, percentage of
Glutamic acid in meat of the 2 fowls are very hight: 15% in the Ri meat and 15.04% in the Ac
meat. Percentage of UFA in the Ri meat from 31,8 to 48,52%, in the Ac meat from 30,46 to
49,03%. PH of the Ri meat and the Ac meat from 5,8 to 6,6 are in the standard of the physiological
meat chicken. Percentage of the united water in the Ri meat are very hight: 32,99 -35,13%, It is
higher in the Ac meat 31,68 -33,18%. The Vitamin B1 content in the meat of the 2 flowls are equal
(0,035 -0,036mg%) the Vitamin A in the Ac meat (30-36mg/100g) are hight than in Ri meat
(44,27- 48,82 mg/100g) about 10%.
Key words: Ri chicken, Ac chicken, Meat chicken quality, evaluation.
Tel: 0913377255, Email: ndhoan1961@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mot_so_chi_tieu_danh_gia_chat_luong_thit_ga_ri_va.pdf