- Khung lồng bẫy cải tiến có những ưu điểm nổi
bật so với lồng truyền thống của ngư dân như: (1)
chất xếp gọn gàng, tăng gấp đôi số lượng lồng khai
thác trên một đơn vị tàu thuyền; (2) phù hợp với
từng vùng biển; (3) Khung lồng được sơn tĩnh điện
nên giảm chi phí nhân công và thời gian chế tạo
(khung lồng truyền thống của ngư dân được quấn
băng keo đen).
- Tùy vào từng vùng biển mà màu sắc của
lưới bao và hom lồng cũng khác nhau. Lưới bao
màu xám tro phù hợp với ngư trường tỉnh Nghệ
An và Khánh Hòa, trong khi đó màu xanh lại phù
hợp với ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà
Mau. Hom lồng màu vàng phù hợp với hầu hết
các ngư trường thử nghiệm, ngoại trừ vùng biển
Khánh Hòa.
- Loại hộp mồi bằng nhựa phù hợp với ngư
trường Nghệ An và Cà Mau, ngư trường Khánh Hòa
và Bà Rịa - Vũng Tàu thì phải sử dụng túi lưới
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lựa chọn kết cấu lồng bẫy khai thác ghẹ tại vùng biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN KẾT CẤU LỒNG BẪY KHAI THÁC GHẸ
TẠI VÙNG BIỂN VIỆT NAM
SELECTION OF SWIMMING CRAB TRAP STRUCTURE IN VIETNAMESE SEA
Nguyễn Văn Nhuận1, Trần Đức Phú2
Ngày nhận bài: 01/8/2 014; Ngày phản biện thông qua: 25/11/2014; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015
TÓM TẮT
Lồng bẫy là ngư cụ có tính chọn lọc cao, khai thác được nhiều dạng địa hình đáy biển, sản phẩm khai thác có giá trị
kinh tế cao và phù hợp với nghề cá quy mô nhỏ. Ngư dân nhiều tỉnh ven biển cũng đã đầu tư phát phát triển nghề lồng bẫy
khai thác ghẹ. Trở ngại lớn nhất là tàu thuyền nhỏ, khả năng chuyên chở kém, trong khi đó lồng bẫy rất cồng kềnh, không
thể xếp gọn lại được. Mặc dù đã có vài công trình nghiên cứu, chuyển giao lồng bẫy cải tiến nhưng hiệu quả khai thác
không đạt yêu cầu và giá thành cao nên ngư dân không áp dụng vào thực tế sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm,
nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 3 kiểu lồng có cấu trúc vững chắc, chất xếp gọn gàng trong quá trình vận chuyển trên
biển; màu sắc lưới bao và hộp mồi cho sản lượng khai thác cao và phù hợp với từng ngư trường đánh bắt.
Từ khóa: ghẹ, lồng bẫy, khai thác
ABSTRACT
Swimming crab traps are highly selective gears, exploiting the many types of seabed topography, mining products
of high economic value and consistent with small-scale fi sheries. Fishermen coastal provinces have also invested in
professional development swimming crab traps. Most major obstacle is the small vessels, which carry less, while swimming
crab traps are cumbersome and can not be stowed again. Although there have been few studies, transfer swimming crab
traps but effective improvements unsatisfactory extraction and the high cost, so fi shermen do not apply to the actual
production. On the basis of empirical research, the research team selected three types of swimming crab traps have solid
structure, neat stowage during transport at sea; color nets, and baited boxes which have higher mining output and
appropriate to each fi shing grounds.
Keyword: swimming crab, traps, fi shing
1 Nguyễn Văn Nhuận: Cao học Công nghệ Khai thác thủy sản 2011- Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Trần Đức Phú: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khai thác thủy sản bằng lồng bẫy là một trong
những nghề khai thác truyền thống của ngư dân, nó
xuất phát từ những chiếc bẫy thô sơ ở vùng nước
nội đồng dần được áp dụng ra biển. Do những đặc
tính ưu việt của nghề lồng bẫy mà các nghề khác
không thể có được như: hoạt động được ở những
vùng biển sâu, đáy biển phức tạp, khai thác được
những đối tượng mong muốn, có tính chọn lọc cao,
phù hợp với nghề cá quy mô nhỏ... nên trong những
năm gần đây, nghề này đã được rất nhiều nước và
các tổ chức nghề cá trên thế giới khuyến khích phát
triển [5].
Ghẹ là loài thủy sản quý, có giá trị thương mại
cao và là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan
trọng của Việt Nam. Ghẹ được phân bố ở khắp các
vùng biển tới độ sâu 100m, vùng cửa sông, ven các
đảo từ Bắc vào Nam, nguồn lợi khá phong phú [6].
Ở Việt Nam có một số nghề khai thác ghẹ như lưới
kéo, lưới rê và nghề lồng bẫy. Tuy nhiên, các nghề
này đang đứng trước thách thức lớn đó là năng suất
và giá trị sản phẩm thấp nên hiệu quả kinh kế mang
lại không cao [1].
Bên cạnh những ưu điểm nổi bậc của lồng bẫy
đang được sử dụng ở Việt Nam như dễ chế tạo,
thao tác nhanh và độ ổn định cao khi hoạt động
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 145
trong môi trường nước nước. Thì cấu trúc của lồng
bẫy truyền thống có nhiều nhược điểm như: (1) Cấu
trúc lồng cồng kềnh, do đó khó khăn trong quá trình
tổ chức khai thác cũng như việc sắp xếp lồng trên
tàu, số lượng lồng trên một đơn vị tàu thuyền còn
hạn chế nên hiệu quả kinh tế thấp; (2) Độ bền của
lồng bẫy thấp và khó khăn trong việc cơ giới hóa; (3)
Kỹ thuật lắp ráp phức tạp, không bền và khó khăn
thực hiện các thao tác trong quá trình khai thác; (4)
màu sắc lưới bao và hom lồng chưa phù hợp với
từng ngư trường khai thác khác nhau [1],[4].
Đối với nghề lồng bẫy, hiệu quả khai thác phụ
thuộc vào số lượng lồng, dó đó muốn nâng cao
hiệu quả sản xuất thì phải tăng số lượng lồng trên
đơn vị tàu thuyền. Tuy nhiên do lồng bẫy truyền
thống của ngư dân không xếp lại được nên rất
cồng kềnh, không thể chở nhiều vì ảnh hưởng
đến an toàn của tàu thuyền. Đã có một số công
trình nghiên cứu cải tiến, chuyển giao công nghệ
khai thác ghẹ bằng lồng bẫy ở một số địa phương
[1],[3], song vẫn chưa đưa ra được một kết cấu về
khung lồng, cũng như màu sắc lưới bao và hom
lồng phù hợp nhất, vì vậy vẫn chưa được ngư dân
áp dụng rộng rải trong sản xuất.
Bài báo này, nghiên cứu lựa chọn được kết
cấu khung lồng hợp lý để tăng số lượng lồng trên
đơn vị tàu thuyền; lựa chọn màu sắc lưới bao và
hom lồng, cũng như loại hộp đựng mồi cho hiệu
quả đánh bắt cao .
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu lựa chọn kết cấu lồng bẫy khai
thác ghẹ phù hợp với đặc điểm của từng vùng biển
được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá những
ưu, nhược điểm của các kiểu lồng đang được sử
dụng ở Việt Nam. Kế thừa những ưu điểm của kiểu
lồng này và cải tiến những nhược điểm của chúng để
cho ra các kiểu lồng phù hợp với điều kiện thự tế sản
xuất của ngư dân. Lồng bẫy sau khi cải tiến sẽ được
đưa vào đánh bắt thực nghiệm để đối chứng hiệu
quả đánh bắt, độ bền, độ ổn định trong môi trường
nước và tính tiện lợi so với lồng truyền thống.
1. Quy tắc cải tiến lồng bẫy cải tiến
Trên cơ sở các loại lồng bẫy truyền thống khai
thác ghẹ hiện có ở các địa phương, tiến hành lựa
chọn, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt.
Việc cải tiến dựa trên các nguyên tắc sau:
- Hiệu quả đánh bắt cao;
- Hình thể lồng bẫy gọn gàng, thao tác đơn
giản, nhanh chóng trong quá trình khai thác;
- Diện tích chiếm chỗ nhỏ, phù hợp với nhiều
khối tàu đặc biệt là các tàu nhỏ hoạt động ven bờ.
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, độ bền cao, dễ thi
công chế tạo và sửa chữa lồng bẫy;
- Giá thành hạ;
- Phù hợp với điều kiện ngư trường – nguồn lợi
thủy sản ở các vùng biển khác nhau;
- Nguyên vật liệu chế tạo dễ tìm, hiện có ở địa
phương;
- Lồng cải tiến phải được ngư dân chấp nhận và
đưa vào thực tế sản xuất
2. Tổ chức đánh bắt thực nghiệm
Mục tiêu chính của thực nghiệm là kiểm chứng
hiệu quả đánh bắt và độ bền của lồng cải tiến, từ đó
lựa chọn được kết cấu lồng phù hợp cho từng vùng
biển Việt Nam. Nội dung thực nghiệm bao gồm: (1)
kiểm nghiệm khung lồng; (2) kiểm nghiệm lưới bao
lồng; (3) kiểm nghiệm hom lồng; (4) kiểm nghiệm
hộp đựng mồi.
Quy trình tổ chức thực nghiệm được chi làm 3
giai đoạn như sau: thực nghiệm giai đoạn I trong 4
tháng để lựa chọn được kết cấu khung lồng đạt hiệu
quả cao nhất. Sau đó tổ chức kiểm nghiệm lưới bao
trên khung lồng đã lựa chọn ở giai đoạn I để xác
định màu sắc lưới bao phù hợp với từng vùng biển,
giai đoạn II này được thực nghiệm trong 4 tháng.
Cuối cùng là thực nghiệm giai đoạn III nhằm để xác
định màu sắc hom lồng cho năng suất đánh bắt cao
nhất, thời gian thực nghiệm 4 tháng.
Các lồng cải tiến và lồng đối chứng được
bố trí xen kẽ nhau, với số lượng lồng và khoảng
cách bằng nhau (khoảng cách giữa các lồng là
20 m, đây là khoảng cách giữa các lồng được đề
tài xuất xứ thử nghiệm là có hiệu quả nhất). Tổng
hợp sản phẩm đánh bắt của 02 loại lồng truyền
thống và lồng cải tiến để so sánh, đánh giá được
hiệu quả khai thác. Sản lượng theo các kiểu lồng
cải tiến cũng được thống kê để lựa chọn kiểu lồng
hoàn thiện nhất. Ngoài ra, việc tổ chức thực nghiệm
còn để đánh giá độ bền của lồng cải tiến hoạt động
trong môi trường nước, thời gian thao tác của lồng
cải tiến.
Sơ đồ bố trí thực nghiệm được thực hiện như
hình 1, 2 và 3 dưới đây.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
146 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các đợt thực
nghiệm:
- Sản lượng là yếu tố quan trọng nhất để đánh
giá hiệu quả khai thác của lồng bẫy cải tiến. Kết
cấu lồng được lựa chọn phải cho sản lượng tương
đương với lồng của ngư dân đang sử dụng (lồng
đối chứng)
- Thời gian thao tác của lồng cải tiến phải nhanh
gần bằng hoặc bằng với lồng đối chứng.
- Tăng số lượng lồng khai thác ít nhất là 2 lần.
Mục tiêu chính của việc cải tiến lồng bẫy là để tăng
số lượng lồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm
bảo an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên biển.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kiểu dáng khung lồng bẫy
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả đánh bắt, thời
gian thao tác, độ ổn định và độ bền trong quá trình
thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đề xuất có 3 kiểu
khung lồng bẩy cải tiến có thể nhân rộng mô hình
để đưa vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên mỗi kiểu
khung lồng đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy
thuộc vào đặc điểm từng ngư trường đánh bắt mà
áp dụng cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất.
1.1. Lồng trụ tròn thanh chống giữa có khớp gập
Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
để lựa chọn kiểu lồng
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
để lựa chọn màu sắc chỉ lưới
Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
về màu lưới hom lồng
Hình 4. Hình tổng quát kết cấu khung lồng
thanh chống giữa có khớp gập
Hình 5. Kích thước chiều cao của lồng
Hình 6. Kích thước các cạnh của đáy lồng bẫy trụ tròn thanh chống giữa có khớp nối
Tay cầmChốt đỡKhớp nối
Hình 7. Kích thước của thanh chống giữa có khớp nối
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 147
+ Ưu điểm của khung lồng dạng khớp gập:
- Xếp dỡ dễ dàng.
- Hiệu quả khai thác tương đương với lồng
đối chứng.
- Thanh chống giữa dạng khớp gập giúp cho
lồng được xếp một cách gọn gàng, đai cầm của
thanh chống không nhô lên tránh hiện tượng mắt
vào lưới trong quá trình thao tác. Tính ổn định cao
khi hoạt động trong môi trường nước. Kết cấu khung
lồng vững chắc, lồng có thanh chịu lực nên hạn chế
được sự biến dạng trong quá trình khai thác.
- Vật liệu thanh chống được làm bằng thép
không gỉ, bên ngoài được phủ lớp sơn chống gỉ,
đảm bảo tuổi thọ lâu dài khi hoạt động trong môi
trường nước mặn.
+ Nhược điểm:
- Khớp nối của thanh chống giữa có kích thước
nhỏ, tại vị trí khớp nối dễ bị mòn và hư hỏng sau một
thời gian hoạt động.
- Kết cấu lồng trụ tròn thanh chống giữa được
định hình nhờ vào khả năng chịu lực của khung lưới
bao ngoài. Tuy nhiên vật liệu làm lưới bao khung là
PE nên có độ giãn nở rất lớn trong quá trình khai
thác, do đó tính ổn định của lồng là khá thấp, ảnh
hưởng đến độ bền của lồng bao.
- Thời gian thao tác chậm.
1.2. Lồng trụ tròn thanh chống giữa dạng bản lề
Lồng trụ tròn thanh chống giữa dạng bản lề có
kích thước chiều cao, chu vi đáy giống lồng trụ tròn
có thanh chống giữa có khớp nối. Tuy nhiên thanh
chống giữa ở đây không có khớp nối, thanh chống
được thiết kế quay quanh trục tăng độ bền của đáy
lồng (hình 12).
Hình 10. Khung đáy dưới của lồng trụ tròn
thanh chống giữa dạng bản lề
Hình 11. Khung đáy trên của lồng trụ tròn
thanh chống giữa dạng bản lề
Hình 8. Hình tổng quát khung lồng trụ tròn
thanh chống giữa dạng bản lề
Hình 9. Hình chiếu cạnh khung lồng trụ tròn
thanh chống giữa dạng bản lề
Hình 12. Thanh chống giữa dạng bản lề
+ Ưu điểm của khung lồng trụ tròn thanh chống
giữa dạng bản lề
- Chất xếp dễ dàng.
- Về kết cấu khung lồng trụ tròn thanh chống
giữa dạng bản lề tương tự như dạng khớp gập. Tuy
nhiên, mặt tròn đáy khung có kết cấu thanh ngang
để bố trí trục quay của thanh chống giữa một góc
1800 theo hướng mặt ngang, tránh sự mày mòi do
khớp nối gây ra.
- Cấu trúc lồng ổn định và vững chắc hơn khung
lồng dạng khớp gập.
- Vật liệu khung lồng cũng được làm bằng
thép Ф8, có tính chịu lực tốt, được sơn một lớp
chống rỉ giúp khung lồng ổn định làm việc trong môi
trường nước.
+ Nhược điểm của khung lồng dạng bản lề:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
148 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- Tương tự như khung lồng dạng khớp nối, kiểu
lồng thanh chống dạng bản lề chịu lực chủ yếu vào
lưới bao lồng, vì vậy kết cấu lồng bị biến dạng vì sự
giãn nở của vật liệu làm lưới bao khung lồng, ảnh
hưởng đến tuổi thọ của lồng.
1.3. Lồng trụ tròn 3 thanh chống gập
Lồng trụ tròn 3 thanh chống cạnh có kích thước
về chiều cao và chu vi đáy giống như 2 loại lồng trụ
tròn ở trên. Lồng có 2 đáy giống nhau. Tuy nhiên, ở
đậy lồng có 3 thanh chống trực tiếp trên các đáy của
lồng bằng thanh chống có khớp nối.
Hình 13. Hình tổng quát khung lồng trụ tròn
3 thanh chống cạnh có khớp nối
Hình 14. Chiều cao lồng trụ tròn
3 thanh chống cạnh có khớp nối
Hình 15. Kích thước đáy lồng và thanh chống
+ Ưu điểm của lồng bẫy kiểu 3 thanh chống gập:
- Chất xếp dễ dàng.
- Kết cấu khung lồng kiểu lồng trụ tròn 3 thanh
chống biên gập hạn chế được các khuyết điểm lớn
nhất của khung lồng trụ tròn dạng khớp gập và bản
lề, khung lồng được định hình nhờ vào kết cấu chịu
lực của 3 thanh chống biên. Chính nhờ yếu tố này,
độ bền của lưới bao khung lồng được đảm bảo.
- Sản lượng đánh bắt tương đương lồng
đối chứng.
- Các thanh chống biên được làm bằng INOX
nên không bị han gỉ trong quá trình khai thác.
- Thời gian thao tác nhanh tương đương với
lồng đối chứng.
+ Nhược điểm của lồng bẫy kiểu 3 thanh chống gập:
Nhược điểm đáng chú ý của loại lồng trụ tròn
3 thanh chống gập là sử dụng vật liệu INOX để chế
tạo thanh chống nên giá thành của loại lồng này cao
hơn so với khung lồng dạng khớp gập và bản lề.
2. Cấu trúc lưới bao, hom lồng và hộp mồi
Qua kết quả đánh giá cuả ngư dân tham gia sản
xuất thực nghiệm từ tháng 6/2012 - 6/2013 ở tỉnh
Nghệ An, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau
cho thấy sản lượng đánh bắt của lồng bẫy cải tiến
phụ thuộc khá nhiều vào vật liệu làm lưới bao, hom
lồng và hộp mồi.
Kết quả thực nghiệm còn cho thấy tùy thuộc vào
từng vùng biển mà màu sắc của lưới bao lồng và lưới
hom cũng khác nhau. Đối với vùng biển Nghệ An và
Khánh Hòa, lưới bao lồng có màu xám tro cho sản
lượng khai thác cao nhất (11,9 kg/mẻ, so với 11,6 kg/
mẻ của lồng đối chứng), trong khi đó, lưới bao màu
xanh phù hợp với vùng biển Bà Ria – Vũng Tàu và
Cà Mau (12,1 kg/mẻ, lồng đối chứng là 11,8 kg/mẻ).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149
Lưới hom màu vàng phù hợp với hầu hết
các vùng biển thực nghiệm, ngoại trừ ngư trường
tỉnh Khánh Hòa. Sản lượng khai thác trung bình
của lồng có hom màu vàng ở Nghệ An, Bà Rịa -
Vũng Tàu và Cà Mau là 12,3 kg/mẻ và lồng có hom
màu xanh ở vùng biển Khánh Hòa là 12,5 kg/mẻ,
sản lượng này tương đương với lồng đối chứng
(11,9 kg/mẻ).
Bảng 1. Các thông số của lưới hom và lưới bao lồng bẫy
Vùng biển Lưới bao lồng Hom lồng Hộp mồi
Nghệ An PA 380
D/9, 2a = 40 (mm), màu xám tro
Sợi Inox, f 0,01 (mm)
PA 380D/3, 2a = 10
(mm), màu vàng Hộp nhựa
Khánh Hòa PE 380D/9, 2a = 40 (mm), màu xám tro PA 380
D/3, 2a = 10
(mm), màu xanh Túi lưới
Bà Rịa - Vũng Tàu PE 380D/9, 2a = 40 (mm), màu xanh PA 380
D/3, 2a = 10
(mm), màu vàng Túi lưới
Cà Mau PE 380D/9, 2a = 40 (mm),màu xanh PA 380
D/3, 2a = 10
(mm), màu vàng Hộp nhựa
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Khung lồng bẫy cải tiến có những ưu điểm nổi
bật so với lồng truyền thống của ngư dân như: (1)
chất xếp gọn gàng, tăng gấp đôi số lượng lồng khai
thác trên một đơn vị tàu thuyền; (2) phù hợp với
từng vùng biển; (3) Khung lồng được sơn tĩnh điện
nên giảm chi phí nhân công và thời gian chế tạo
(khung lồng truyền thống của ngư dân được quấn
băng keo đen).
- Tùy vào từng vùng biển mà màu sắc của
lưới bao và hom lồng cũng khác nhau. Lưới bao
màu xám tro phù hợp với ngư trường tỉnh Nghệ
An và Khánh Hòa, trong khi đó màu xanh lại phù
hợp với ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà
Mau. Hom lồng màu vàng phù hợp với hầu hết
các ngư trường thử nghiệm, ngoại trừ vùng biển
Khánh Hòa.
- Loại hộp mồi bằng nhựa phù hợp với ngư
trường Nghệ An và Cà Mau, ngư trường Khánh Hòa
và Bà Rịa - Vũng Tàu thì phải sử dụng túi lưới.
2. Kiến nghị
- Bài báo chỉ nghiên cứu cải tiến cấu trúc lồng
bẫy nhằm tăng số lượng lồng trên đơn vị tàu thuyền
so với lồng truyền thống của ngư dân, nhưng vẫn
đảm bảo năng suất đánh bắt, tăng hiệu quả sản
xuất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn chưa xác
định được kích cỡ lồng, thời gian ngâm lồng hợp lý
nhất. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu tiếp theo
về vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt
của nghề lồng bẫy.
- Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm khai thác
ghẹ bằng mồi nhân tạo nhằm chủ động nguyên liệu
mồi trong sản xuất.
- Cần nhiên cứu phương pháp lưu giữ để đảm
bảo ghẹ tươi sống khi vào bờ cho những tàu khai
thác xa bờ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Mặc dù nghề lồng bẫy khai thác khá hiệu quả,
bảo đảm sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện
với môi trường và nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên,
nghề lồng bẫy hoạt động thụ động nên dễ bị các
nghề khác xâm hại, đặc biệt là nghề lưới kéo. Chính
vì thế, để ngư dân yên tâm đầu tư phát triển nghề
lồng bẫy, giảm sự xung đột trong hoạt động sản
xuất, cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách
đầu tư nghiên cứu, quy hoạch nghề, thiết lập ngư
trường khai thác cho từng nghề phù hợp với tập
quán sản xuất của địa phương phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đình Đáp và ctv, 2008. Báo cáo tổng kết đề tài Cải tiến kỹ thuật khai thác ghẹ bằng lồng bẫy.
2. Lê Trung Kiên và ctv, 2004. Sử dụng lồng khai thác ghẹ ở thị xã Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc về
khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Trang 150-157.
3. Nguyễn Trọng Thảo, 2008. Lồng bẫy cải tiến - giải pháp xóa đói giảm nghèo cho ngư dân vùng bãi ngang Quảng Bình, Tạp
chí Khoa học - Công nghệ thủy sản số 02, Trường Đại học Nha Trang.
4. Nguyễn Trọng Thảo, 2009. Báo cáo tổng kết đề tài “Chuyển giao kỹ thuật khai thác bằng lồng bẫy cho ngư dân các xã Bảo
Ninh, Quang Phú, Hải Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
5. Trung Tâm nghiên cứu Khoa học Nông vận. Lồng bẫy - Công cụ khai thác hải sản sống.
6. Viện Nghiên cứu Thủy sản, 2005. Báo cáo tổng kết dự án “Nghiên cứu thử nghiệm khai thác một số ngư cụ tại vùng biển thềm
lục địa dốc Việt Nam trên tàu MV SEAFDEC 2”. Viện Nghiên cứu Thủy sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_lua_chon_ket_cau_long_bay_khai_thac_ghe_tai_vung.pdf