- Sau cắm hom 90 ngày các giống thí nghiệm
có tỉ lệ ra rễ đạt từ 60,00 đến 100%, đạt cao
nhất là giống Kiara 8, thấp nhất là giống Phúc
Vân Tiên, tỉ lệ nảy mầm đạt từ 97,33 đến
100%, đạt cao nhất là giống Kiara 8 và Hùng
Đỉnh Bạch, thấp nhất là giống Keo Am Tích,
tƣơng đƣơng giống đối chứng
- Các giống thí nghiệm có tỉ lệ sống khi giâm
cành khá cao, đạt từ 90,37 đến 99,25 %.
Trong đó có giống Hùng Đỉnh Bạch đạt
90,37%, thấp hơn giống đối chứng 3,53%.
Các giống còn lại đều có tỉ lệ sống đạt tƣơng
đƣơng hoặc cao hơn giống đối chứng.
- Các giống thí nghiệm đều có tỉ lệ xuất vƣờn
khi giâm cành khá cao, đạt từ 77,0 đến
95,6%
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng giâm cành của một số giống chè mới nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 82 - 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI
NHẬP NỘI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN
Vũ Thị Quý1*, Lê Tất Khương2, Nguyễn Ngọc Nông
1
1Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, 2 Bộ Khoa học Công nghệ – Môi trường
TÓM TẮT
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng giâm cành của một số giống chè mới nhập nội có triển vọng tại
Thái Nguyên đã cho thấy:
Các giống chè thí nghiệm có tỉ lệ ra rễ sau cắm hom 90 ngày đạt từ 60,00 đến 100%, tỉ lệ nảy mầm
đạt từ 97,33 đến 100%. Tỉ lệ sống khi giâm cành đạt từ 90,37 đến 99,25%. Tỉ lệ xuất vƣờn đạt từ
77,0 đến 95,6%. Chiều cao cây biến động từ 22,9cm đến 36,2cm. Số lá đạt từ 15,1 đến 19,7 lá/cây.
Số rễ biến động từ 8,3 đến 22,4 rễ/cây, chiều dài rễ biến động từ 13,4 đến 16,9 cm/rễ. Tỉ lệ thân lá
khô đạt từ 77,89 đến 84,26%.
Nhƣ vậy, các giống chè có triển vọng đƣợc tuyển chọn từ tập đoàn các giống chè mới nhập nội đều
có khả năng nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành, đều có tỉ lệ sống, tỉ lệ xuất vƣờn cao và
chất lƣợng cây giống tốt.
Từ khóa: Giâm cành, giống chè mới, nhập nội, triển vọng, Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây chè sinh trƣởng, phát triển. Nhân dân ta
có kinh nghiệm sản xuất và chế biến chè lâu
đời, sản xuất chè cho thu nhập ổn định, chắc
chắn. Chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ chè trong
nƣớc và trên thế giới ngày càng tăng. Thái
Nguyên là vùng chè nổi tiếng trong cả nƣớc.
Sản phẩm chè xanh của Thái Nguyên đƣợc thị
trƣờng trong nƣớc và thế giới đánh giá cao
nhờ ƣu thế về điều kiện đất đai, khí hậu và
kinh nghiệm trồng và chế biến chè lâu đời của
ngƣời trồng chè Thái Nguyên. Tuy nhiên cơ
cấu giống chè còn nghèo nàn, chủ yếu là
giống chè Trung Du trồng hạt, tỷ lệ lẫn tạp
cao, chƣa có một cơ cấu giống hợp lý. Đây là
nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lƣợng chè
nguyên liệu của Thái Nguyên còn thấp so với
yêu cầu của nguyên liệu cho chế biến chè
xanh đặc sản. Để phát triển vùng chè Thái
Nguyên thành vùng chè xanh đặc sản thì việc
xác định bộ giống chè chất lƣợng tốt, có khả
Tel: 0975.143.666 Email:vuthiquynl@gmail.com
năng nhân giống vô tính là việc làm cần thiết
và cấp bách. [6]
Trong sản xuất chè, ngoài phƣơng pháp trồng
chè bằng hạt truyền thống (phƣơng pháp hữu
tính) còn có phƣơng pháp dùng cơ quan dinh
dƣỡng nhân thành cây con sau đó đem trồng
(phƣơng pháp vô tính). Có nhiều hình thức
nhân giống bằng phƣơng pháp vô tính nhƣng
hình thức nhân giống phổ biến nhất trong sản
xuất chè hiện nay là hình thức giâm cành [1].
Hầu hết các giống chè mới, có triển vọng là
các giống đƣợc chọn lọc theo phƣơng pháp
chọn cây đầu dòng. Muốn giữ đƣợc đặc tính
tốt của giống chỉ có con đƣờng tốt nhất là
nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành [1].
Do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
«Nghiên cứu khả năng giâm cành của một
số giống chè mới nhập nội có triển vọng tại
Thái Nguyên».
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng nhân giống
của 6 giống chè có triển vọng đƣợc tuyển
chọn từ tập đoàn các giống chè mới nhập nội,
bao gồm các giống sau: PT 95, Keo Am Tích,
Phúc Vân Tiên, Long Vân 2000, Hùng Đỉnh
Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 82 - 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
Bạch, Kiara 8 [4],[5] và giống LDP1 (đối
chứng).
Thí nghiệm đƣợc bố trí tại Công ty chè Sông
Cầu - Thái Nguyên với 7 công thức và 3 lần
nhắc lại theo phƣơng pháp thí nghiệm cây
công nghiệp dài ngày của Phạm Chí Thành
(1976) [3]. Các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc theo
dõi theo phƣơng pháp nghiên cứu chè của
Viện nghiên cứu chè Việt Nam – 1998 [2],
bao gồm các chỉ tiêu sau: Tỉ lệ ra rễ (%), tỉ lệ
nảy mầm (%), tỉ lệ sống (%), tỉ lệ xuất vƣờn
(%), cao cây (cm), số lá (lá/cây), đƣờng kính
gốc (cm), số rễ cấp 1 (rễ/cây), dài rễ (cm) và
khối lƣợng khô của cây xuất vƣờn (thân lá, rễ,
cả cây). Các số liệu thí nghiệm đƣợc tổng hợp
xử lý theo phƣơng pháp thống kê hiện hành.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tỉ lệ ra rễ và tỉ lệ nảy mầm của các giống
chè thí nghiệm
Hom chè là một đoạn cành dài 3 - 5 cm, có
một lá nguyên và một mầm nách. Khi mới
đƣợc giâm xuống đất, hom chè sống nhờ dinh
dƣỡng dự trữ trong thân, lá chè, ở các vết cắt
hình thành nên các mô sẹo.
Ngoài các yếu tố ngoại cảnh nhƣ môi trƣờng
cắm hom: đất, ánh sáng, nhiệt độ... thì các yếu
tố nội tại, trong đó chủ yếu là giống có ảnh
hƣởng quyết định đến tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ ra
rễ của chè giâm cành.
Theo dõi tỉ lệ ra rễ và tỉ lệ nảy mầm của một
số giống chè thí nghiệm, chúng tôi thu đƣợc
kết quả ở bảng 1.
Bảng 1. Tỉ lệ ra rễ và tỉ lệ nảy mầm của các giống
thí nghiệm (%)
TT Tên giống
Tỉ lệ ra rễ
(Sau cắm
hom 90
ngày)
Tỉ lệ nảy
mầm
(Sau cắm
hom 90 ngày)
1 LDP1 (ĐC) 93,33 97,33
2 PT 95 73,33 99,33
3 Long Vân 2000 86,67 98,00
4 Keo Am Tích 73,33 97,33
5 Kiara 8 73,33 100
6
Hùng Đỉnh
Bạch
100 100
7 Phúc Vân Tiên 60,00 99,33
Kết quả thu đƣợc ở bảng 01 cho thấy:
- Sau cắm hom 90 ngày các giống thí nghiệm
có tỉ lệ ra rễ đạt từ 60,00 đến 100%, đạt cao
nhất là giống Kiara 8, thấp nhất là giống Phúc
Vân Tiên, tuy nhiên tỉ lệ ra rễ của các giống
đều có xu hƣớng thấp hơn giống đối chứng
- Cũng vào thời kỳ 90 ngày sau cắm hom các
giống chè thí nghiệm có tỉ lệ nảy mầm đạt từ
97,33 đến 100%, đạt cao nhất là giống Kiara
8 và Hùng Đỉnh Bạch, thấp nhất là giống Keo
Am Tích, tƣơng đƣơng giống đối chứng.
- So sánh khả năng ra rễ và khả năng nảy mầm
của các giống chè thí nghiệm chúng tôi thấy: tỉ
lệ ra rễ của các giống chè tham gia thí nghiệm
đều thấp hơn so với tỉ lệ nảy mầm của chúng.
Tỉ lệ sống và tỉ lệ xuất vườn của các giống
thí nghiệm
Một trong những chỉ tiêu quan trọng trong
nghiên cứu khả năng giâm cành của các giống
chè thí nghiệm là tỉ lệ sống của hom chè khi
giâm cành. Tỉ lệ sống của hom chè khi giâm
cành phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều
kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật cắt, cắm, chăm
sóc sau cắm hom và giống. Nghiên cứu tỉ lệ
sống của các giống chè thí nghiệm khi giâm
cành chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 2.
Bảng 2. Tỉ lệ sống và tỉ lệ xuất vƣờn của các
giống thí nghiệm (%)
TT Tên giống
Tỉ lệ sống
( sau cắm
hom 9
tháng)
Tỉ lệ xuất
vườn
( sau cắm
hom 9
tháng)
1 LDP1 (đ/c) 93,90 76,8
2 PT 95 99,25 94,4
3 Long Vân 2000 95,55 77,0
4 Keo Am Tích 94,07 84,8
5 Kiara 8 95,18 95,2
6 Hùng Đỉnh Bạch 90,37 90,7
7 Phúc Vân Tiên 98,51 95,6
Số liệu ở bảng 02 cho thấy:
Các giống thí nghiêm có tỉ lệ sống khi giâm
cành khá cao, đạt từ 90,37 đến 99,25 %.
Trong đó có giống Hùng Đỉnh Bạch đạt
90,37%, thấp hơn giống đối chứng 3,53%.
Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 82 - 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Các giống còn lại đều có tỉ lệ sống đạt tƣơng
đƣơng hoặc cao hơn giống đối chứng.
Cùng với việc theo dõi tỉ lệ sống của các
giống chè thí nghiệm, chúng tôi còn tiến hành
theo dõi tỉ lệ xuất vƣờn của các giống. Kết
quả thu đƣợc ở bảng 22 cho thấy: Các giống
thí nghiệm đều có tỉ lệ xuất vƣờn khi giâm
cành khá cao, đạt từ 77,0 đến 95,6%.
Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất
lượng cây xuất vườn của các giống chè thí
nghiệm
Tỉ lệ sống của nƣơng chè trồng mới ngoài phụ
thuộc vào các yếu tố nhƣ đất đai, thời vụ
trồng, kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc sau
trồng... còn phụ thuộc rất nhiều vào chất
lƣợng cây xuất vƣờn. Do vậy, để đánh giá khả
năng giâm cành của các giống thí nghiệm thì
một chỉ tiêu không thể thiếu đƣợc là chất
lƣợng cây xuất vƣờn. Nghiên cứu chất lƣợng
cây xuất vƣờn của các giống thí nghiệm chúng
tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3 và bảng 4.
Số liệu thu đƣợc ở bảng 3 cho thấy tất cả các
chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ cao cây, số lá,
đƣờng kính gốc của các giống thí nghiệm
đều đạt hoặc vƣợt tiêu chuẩn cây xuất vƣờn
khi giâm cành:
- Về chiều cao cây: Có 2 giống có chiều cao
cây thấp hơn đối chứng là giống Long Vân
2000 và Keo Am Tích, đạt từ 22,9 - 27,4 cm,
các giống còn lại có chiều cao cây tƣơng
đƣơng đối chứng.
- Về số lá: Có 3 giống có số lá nhiều hơn đối
chứng là giống Long Vân 2000, Hùng Đỉnh
Bạch và Phúc Vân Tiên, đạt từ 18,7 - 19,7
lá/cây, các giống còn lại đạt tƣơng đƣơng đối
chứng.
- Nghiên cứu về số lƣợng rễ, chiều dài rễ
của các giống chúng tôi thấy các giống thí
nghiệm có số rễ biến động từ 8,3 đến 22,4
rễ/cây, trong đó 3 giống là Long Vân 2000,
Keo Am Tích và Hùng Đỉnh Bạch có số rễ
ít hơn giống đối chứng, chỉ đạt từ 8,3 đến
11,9 rễ/cây. Chỉ có một giống là Phúc Vân
Tiên đạt cao hơn đối chứng 7,2 rễ/cây, đạt
22,4 rễ/cây. Trong khi đó thì chiều dài rễ
của các giống ít có sự chênh lệch lớn, biến
động từ 13,4 đến 16,9 cm/rễ.
Để đánh giá tỉ lệ giữa bộ phận trên mặt đất và
bộ phận dƣới mặt đất của các giống thí
nghiệm chúng tôi tiến hành nghiên cứu khối
lƣợng khô của thân lá rễ cây chè giâm cành,
kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.
Số liệu bảng 4 cho thấy:
Các giống thí nghiệm có tỉ lệ thân lá khô đạt
từ 77,89 đến 84,26 %, trong đó giống Keo
Am Tích và giống Long Vân 2000 có tỉ lệ
giữa thân lá và bộ rễ cân đối hơn cả, có bộ rễ
chiếm trên 20 % tổng khối lƣợng toàn cây.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu chất lƣợng cây xuất vƣờn của các giống thí nghiệm (cây con 9 tháng tuổi)
TT Giống
Cao cây
(cm)
Số lá
(lá/cây)
Đường kính
gốc (cm)
Số rễ
cấp 1 (rễ/cây)
Dài rễ
(cm)
1 32,6 15,8 3,0 15,2 14,2
2 PT 95 31,5 15,1 4,0 15,4 14,9
3 Long Vân 2000 27,4 19,7 3,1 8,3 16,9
4 Keo Am Tích 22,9 15,4 3,3 10,8 13,4
5 Kiara 8 36,2 17,2 3,9 13,7 13,4
6 Hùng Đỉnh Bạch 29,3 18,7 3,3 11,9 15,3
7 Phúc Vân Tiên 35,8 19,4 3,5 22,4 15,4
CV (%) 8,3 8,8 5,7 11,5 6,3
LSD05 4,4 2,7 0,35 2,9 1,6
Bảng 4. Khối lƣợng khô của cây xuất vƣờn (cây con 9 tháng tuổi)
Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 82 - 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
TT Giống
Thân lá Rễ Cả cây
Gam % Gam % Gam 100%
1 LDP1 (đ/c) 2,67 83,96 0,51 16,04 3,18 100
2 PT 95 3,07 82,53 0,65 17,47 3,72 100
3 Long Vân 2000 1,48 77,89 0,42 22,11 1,90 100
4 Keo Am Tích 1,41 78,33 0,39 21,67 1,80 100
5 Kiara 8 2,96 81,99 0,65 18,01 3,61 100
6 Hùng Đỉnh Bạch 1,82 84,26 0,34 15,74 2,16 100
7 Phúc Vân Tiên 2,28 80,57 0,55 19,43 2,83 100
CV (%) 8,90 8,30 7,50
LSD05 0,35 0,71 0,36
KẾT LUẬN
- Sau cắm hom 90 ngày các giống thí nghiệm
có tỉ lệ ra rễ đạt từ 60,00 đến 100%, đạt cao
nhất là giống Kiara 8, thấp nhất là giống Phúc
Vân Tiên, tỉ lệ nảy mầm đạt từ 97,33 đến
100%, đạt cao nhất là giống Kiara 8 và Hùng
Đỉnh Bạch, thấp nhất là giống Keo Am Tích,
tƣơng đƣơng giống đối chứng
- Các giống thí nghiệm có tỉ lệ sống khi giâm
cành khá cao, đạt từ 90,37 đến 99,25 %.
Trong đó có giống Hùng Đỉnh Bạch đạt
90,37%, thấp hơn giống đối chứng 3,53%.
Các giống còn lại đều có tỉ lệ sống đạt tƣơng
đƣơng hoặc cao hơn giống đối chứng.
- Các giống thí nghiệm đều có tỉ lệ xuất vƣờn
khi giâm cành khá cao, đạt từ 77,0 đến
95,6%.
- Có 2 giống có chiều cao cây thấp hơn đối
chứng là giống Long Vân 2000 và Keo Am
Tích, đạt từ 22,9 - 27,4 cm, các giống còn lại
có chiều cao cây tƣơng đƣơng đối chứng.
- Có 3 giống có số lá nhiều hơn đối chứng
là giống Long Vân 2000, Hùng Đỉnh Bạch
và Phúc Vân Tiên, đạt từ 18,7 - 19,7 lá/cây,
các giống còn lại đạt tƣơng đƣơng đối
chứng.
- Các giống thí nghiệm có số rễ biến động từ
8,3 đến 22,4 rễ/cây, trong đó 3 giống là Long
Vân 2000, Keo Am Tích và Hùng Đỉnh Bạch
có số rễ ít hơn giống đối chứng, chỉ đạt từ 8,3
đến 11,9 rễ/cây. Chỉ có một giống là Phúc
Vân Tiên đạt cao hơn đối chứng 7,2 rễ/cây,
đạt 22,4 rễ/cây. Trong khi đó thì chiều dài rễ
của các giống ít có sự chênh lệch lớn, biến
động từ 13,4 đến 16,9 cm/rễ.
- Các giống thí nghiệm có tỉ lệ thân lá khô đạt
từ 77,89 đến 84,26 %, trong đó giống Keo
Am Tích và giống Long Vân 2000 có tỉ lệ
giữa thân lá và bộ rễ cân đối hơn cả, có bộ rễ
chiếm trên 20 % tổng khối lƣợng toàn cây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Duy Quý (1997), Các phương pháp mới
trong chọn tạo giống cây trồng, Nxb Nông nghiệp.
[2]. Nguyễn Văn Tạo (1998), Phƣơng pháp quan
trắc thí nghiệm đồng ruộng chè, Tuyển tập các
chương trình nghiên cứu về chè (1988-1997), Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Phạm Chí Thành (1976), Phương pháp thí
nghiệm đồng ruộng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Văn Toàn (1999), Báo cáo kết quả
khảo nghiệm các giống chè nhập nội vào Việt
Nam năm 2000.
[5]. Tổng Công ty chè Việt Nam (2001), Tóm tắt
lý lịch các giống chè nhập nội.
[6]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2002), Đề án phát
triển sản xuất chế biến tiêu thụ chè tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2000 - 2005.
SUMMARY
Trần Công Quân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 3 - 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
STUDIES REDUCE STEMS OF SOME NEW VARIETIES OF TEA IN DOMESTIC
PROMISING AT THAI NGUYEN
Vu Thi Quy
1
, Le Tat Khuong
2
, Nguyễn Ngọc Nông1
1 College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
2 Ministry of Science and Technology
Experimental studies reduce stems of some new varieties of tea in domestic promising at
Thainguyen have shown:
The only similar experiment with the ratio of the root plug stem tea from 60.00 to 90 days to reach
100% germination rate reached from 97.33 to 100%. Discounted rate of live branches reached
from 90.37 to 99.25%. Production rate of park reaches from 77.0 to 95.6%. Tree height
fluctuations from 22.9 cm to 36.2 cm. Number of leaves reached from 15.1 to 19.7 leaves / plant.
No. root 22.4 fluctuation from 8.3 to roots / plant, root length fluctuates from 13.4 to 16.9 cm/
roots. Percentage body dry leaves from 77.89 to 84.26% achieved.
So, the only promising varieties were selected from the group of new varieties of tea imported
content are capable of breeding method drabble branches, each with live rates, high rate
production gardens and good quality seedlings .
Key words: Executive branch, the new tea varieties. immigration, prospects, Thai Nguyen
Tel: 0975.143.666 Email:vuthiquynl@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_kha_nang_giam_canh_cua_mot_so_giong_che_moi_nhap.pdf