Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng cá nhụ (Eleutheronema rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung Bộ

Cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung bộ là nhóm cá ăn động vật, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân trung bình là 0,50 (từ 0,52 ÷ 0,55). Thức ăn ưa thích của cá Nhụ là các loài cá có kích thước nhỏ, cá con của các loài cá có kích thước lớn và giáp xác. Cá Nhụ có cường độ bắt mồi lớn, khi phân tích dạ dày và ruột cá thấy chứa 73,45% cá, 23,61% giáp xác, 1,34% động vật thân mềm và 1,6% thức ăn khác. Quy luật sinh trưởng của cá Nhụ tương tự với các loài cá khác. Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Nhụ là W = 10,027 L0.1019 (R2 = 0,9573). Giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng nhanh về chiều dài

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng cá nhụ (Eleutheronema rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ SINH TRƯỞNG CÁ NHỤ (Eleutheronema rhadinum) TẠI VÙNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ STUDY ON NUTRITIONAL AND GROWTH CHARACTERISTICS OF Eleutheronema rhadinum IN NORTH CENTRAL VIETNAM Tạ Thị Bình1, Nguyễn Đình Vinh2 , Thái Hoàng Dương3, Chu Chí Thiết 4 Ngày nhận bài: 30/4/2016; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016 TÓM TẮT Cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) phân bố tại vùng ven biển Bắc Trung bộ được thu từ tháng 4/2015 đến 4/2016 để phân tích đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. Mẫu cá thu thập được cân, đo chiều dài và quan sát cấu tạo miệng, mang và hệ thống tiêu hóa. Đặc điểm dinh dưỡng của cá được nghiên cứu dựa vào phương pháp của Biswas (1993) và xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân theo Laurence (1951). Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá Nhụ là loài ăn động vật, thể hiện qua một số đặc điểm: miệng lớn; răng nhỏ, thực quản có nhiều nếp gấp, dạ dày có vách dày; ruột ngắn, gấp khúc;lược mang thưa. Tỷ lệ chiều dài ruột/ Chiều dài thân trung bình là 0,50 (từ 0,52 ÷ 0,55). Kết quả phân tích dạ dày và ruột cá thấy chứa 73,45% cá, 23,61% giáp xác, 1,34% động vật thân mềm và 1,6% thức ăn khác. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá được thể hiện bởi phương trình hồi quy W = 10,027 L0.1019 (R2 = 0,9573). Từ khóa: cá Nhụ, Eleutheronema rhadinum, dinh dưỡng, sinh trưởng ABSTRACT Study on the feeding characteristics and growth of Eleutheronema rhadinum was conductedfor one-year round from April 2015 to April 2015. Collected fi shes were measured for weight and length and described for feeding organs (mouth and gill). Stomach and intestine were reserved in formaline 10% for later analysis in laboratory. The feeding characteristics of fi sh were studied using method described by Biswas (1993)and determined the correlation between length and weigth of the fi sh by Laurence, 1951. Which is considered as an carnivorous fi sh represented by: big mouth; small teeth , thickness stomach wall, short and folded intestine, thin gill raker. The spotted cat had the LGR (length gut ratio) of 0.50 (varying 0.52 ÷ 0.55 ). The stomach and intestine of fi sh contained 73.45% fi sh, 23.61% crustacean, 1.34% molluscs and 1.6% Other food. The correlation between length and weigth of the fi sh is high indicated by an equation of regression of W = 10,027 L0.1019 (R2 = 0,9573). Keywords: Eleutheronema rhadinum, feeding characteristics 1,2, 3 Khoa Nông - Lâm - Ngư, Đại học Vinh 4 Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng Bắc Trung bộ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Nhụ (cá Ngứa, cá Chét, cá Gốc) hay còn gọi là cá Nhụ Đông Á (Eleutheronema rhadinum) thuộc họ cá Phèn (Polynemidae) được biết đến như là loài cá bản địa và có giá trị kinh tế cao của vùng biển Bắc Trung Bộ. Từ xa xưa, cá Nhụ đã được dân gian xếp vào nhóm cá biển thượng hạng “Chim, Thu, Nhụ, Đé”. Thịt cá Nhụ chứa các thành phần chất béo không no, rất có lợi cho hoạt động Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG màng tế bào của con người, giúp làm giảm hàm lượng mỡ dư thừa trong máu. Cá Nhụ là loài rộng muối, thường phân bố ở vùng nước nông, độ sâu 5-8m. Cá phân bố tự nhiên ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam (Abu Hena và cs, 2011). Trong những năm gần đây, sản lượng tự nhiên của cá Nhụ bị suy giảm nghiêm trọng do việc khai thác quá mức, đặc biệt vào mùa sinh sản. Hiện nay, ở Việt Nam cá Nhụ loài Eleutheronema tetradactylum, đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I sinh sản nhân tạo thành công, tuy nhiên tại Việt Nam, loài Eleutheronema rhadinum chưa có nghiên cứu nào. Các thông tin thu thập được như vùng phân bố, tình hình nuôi trồng chỉ mang tính tham khảo, cần thiết phải có những nghiên cứu một cách có hệ thống làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo đối với đối tượng này. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng của cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thuần dưỡng và sản xuất giống, nuôi thương phẩm đối tượng này. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) được thu thập tại vùng vực ven biển Bắc Trung Bộ. Số mẫu cá Nhụ để phân tích đặc điểm dinh dưỡng là 121 con; số mẫu cá Nhụ để phân tích đặc điểm sinh trưởng là 90 con. 2. Thời gian và địa điểm - Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04/2015 đến 04/2016. - Địa điểm nghiên cứu: Mẫu cá Nhụ được thu tại một số nơi ven biển Bắc Trung Bộ (Quỳnh Lưu, Diễn Châu - Nghệ An, Kỳ Anh - Hà Tĩnh, Quảng Ninh - Quảng Bình) và mẫu cá được phân tích tại phòng thí nghiệm cơ sở Thủy sản - Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng - Phương pháp thu mẫu: Tiến hành thu mẫu từ đánh bắt bằng lưới hoặc bến cá, chợ cá ở vùng ven biển ở khu vực Bắc Trung bộ. Tiến hành thu mẫu theo tháng (mỗi tháng thu 30 mẫu) và các mẫu cá sau khi thu được xác định khối lượng bằng cân điện tử, đo chiều dài cá bằng thước đo có độ chính xác đến mm. Mẫu cá để phân tích đặc điểm dinh dưỡng (70 mẫu cá 200g) sau khi thu được tiến hành giải phẩu để lấy cơ quan tiêu hóa và cố định nhanh bằng formalin 10% nhằm giữ cho thức ăn trong dạ dày, ruột cá không bị tiêu hóa. - Phương pháp phân tích: Tại phòng thí nghiệm giải phẫu lấy phần dạ dày, rửa trôi thức ăn vào trong một ống nghiệm bằng nước cất, làm tiêu bản, rồi quan sát dưới kính hiển vi để xác định thành phần loại thức ăn. - Các chỉ tiêu nghiên cứu: + Phổ dinh dưỡng: Được nghiên cứu thông qua việc phân tích thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của các mẫu cá Nhụ con và cá lớn thu theo 3 phương pháp: Tần suất xuất hiện, đếm- điểm, kết hợp phương pháp tần suất xuất hiện với đếm-điểm của Biswas (1973). + Xác định tính ăn dựa vào tỷ lệ tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng. Giá trị RLG (relative length of gut) được tính bằng tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Lr) và chiều dài tổng (Lt) (Al-Hussainy, 1949). Chiều dài ruột RLG = Chiều dài ruột(Lr)/ Chiều dài tổng (Lt) 3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng Hàng thàng tiến hành thu mẫu, cân khối lượng và đo chiều dài của cá Nhụ bằng cân điện tử (độ chính xác 0,00 g) và thước panme (0,1 mm). Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân theo Laurence, 1951: W = a.Lb Trong đó: W: Khối lượng cá (g) L: Chiều dài cá (cm) a: Là hằng số tăng trưởng ban đầu b: Hệ số tăng trưởng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13 4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sử dụng phần mềm Microsoft Excell 2007. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng 1.1. Cơ quan bắt mồi Cá Nhụ có miệng rộng ở tận cùng của đầu. Trong miệng có nhiều răng nhỏ và nhọn, mọc thành nhiều hàng trên hàm và xương lá mía. Tấm răng tiền hàm và xương lá mía hình vòng cung liên tục. Với miệng rộng và răng khá phát triển, có thể dự đoán đây là loài cá ăn thiên về động vật . Lược mang cá Nhụ có hình que, phân bố trên các đôi cung mang. Ở cung mang thứ nhất có từ 19 - 22 lược mang. Các lược mang của cá Nhụ ít phát triển so với cá dữ khác như cá Mú (hình 1). Hình 1. Hình dạng miệng cá và hình dạng lược mang 1.2. Cơ quan tiêu hóa a. Thực quản Thực quản cá Nhụ ngắn, dạng ống, màu trắng nằm tiếp sau xoang miệng hầu phía trong có nhiều nếp gấp chứng tỏ thực quản có khả năng co dãn lớn, có thể chứa nhiều thức ăn cũng như bắt các con mồi có kích thước lớn. Vách thực quản dày, cấu tạo bởi 3 phần: màng bao bên ngoài, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp niêm mạc. Màng bao ngoài vách thực quản được tạo bởi nhiều mô liên kết. Lớp cơ vân ở giữa dầy, xếp thành 2 dạng: Lớp cơ vòng bao bên ngoài và lớp cơ dọc ở bên trong (hình 2). Niêm mạc thực quản gồm 2 phần: Lớp dưới niêm mạc mỏng nằm cạnh lớp cơ dọc và lớp niêm mạc ở trong cùng được tạo bởi các biểu mô dày, xen kẽ bên dưới là các tế bào tiết dịch nhầy (nhớt) giúp thức ăn dễ dàng đi qua thực quản. b. Dạ dày Hình 3. Dạ dày cá NhụHình 2.Thực quản cá Nhụ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Dạ dày cá Nhụ có dạng chữ J, ngắn, với vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên có thể giãn nở và lực co bóp rất lớn (hình 3). Đây là dạng trung gian giữa dạ dày dạng túi của nhóm cá dữ và dạng ống ở nhóm cá ăn thực vật. Vách dạ dày có 3 lớp giống vách thực quản: màng bao mô liên kết ở ngoài cùng, giữa là lớp cơ trơn dầy xếp thành 2 dạng là cơ dọc bên trong và cơ vòng bao bên ngoài, trong cùng là phần niêm mạc. c. Ruột Ruột cá Nhụ gấp khúc, ngắn, vách ruột dày, mặt trong của ruột có nhiều nếp gấp nên có thể co dãn lớn để nuốt những thức ăn có kích thước to (hình 4). Về cấu tạo, vách ruột cá Nhụ cũng gồm 3 lớp (giống vách dạ dày): Ngoài là màng bao, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp niêm mạc. Cơ vách ruột dầy, mặt trong ruột có nhiều nếp gấp nên có thể dãn nở nhằm tăng kích cỡ để có thể nuốt được những loại thức ăn có kích cỡ lớn như cá, tôm (Kagade, 1970). d. Manh tràng Manh tràng của cá Nhụ có dạng hình ống, một đầu bịt kín, gắn vào ống tiêu hoá ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột. Về mặt cấu tạo, vách manh tràng cũng gồm 3 lớp ngoài là màng bao bằng mô liên kết, giữa là lớp cơ trơn và trong cùng là lớp màng nhầy (hình 5). Manh tràng có nhiệm vụ tiết ra các enzym tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã tiêu hóa. Các cơ quan như gan và tụy bổ sung các enzym và nhiều hóa chất tiêu hóa khác khi thức ăn chuyển động trong hệ tiêu hóa.Hình 4. Ruột cá Nhụ Hình 5. Manh tràng của cá Nhụ Hình 6. Hình dạng cơ quan tiêu hóa của cá Nhụ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15 1.3. Phổ thức ăn cá Nhụ a. Tần xuất xuất hiện các loại thức ăn Thức ăn của cá Nhụ con nhỏ hơn 50g (Wt = 15,94 - 48,52 g) có 6 loại là giáp xác, giun, động vật phiêu sinh (ĐVPS), thực vật phiêu sinh (TVPS), mùn bã hữu cơ (mùn bã HC) và thức ăn khác (hình 9). Giai đoạn này, cá con thường ăn giáp xác có kích thước nhỏ. Động vật phiêu sinh mà cá Nhụ con ăn là: Copepoda, Cladocera, Rotifera và một ít Protozoa; thường gặp nhất là Copepoda và đây có thể là thức ăn ưa thích của cá Nhụ con vì nó phù hợp với cấu tạo của các cơ quan tiêu hóa giai đoạn này (răng nhỏ, mịn; ruột ngắn). Hình 7. Tần xuất xuất hiện thức ăn của cá Hình 8. Tần xuất xuất hiện thức ăn Nhụ con nhỏ hơn 50 g của cá Nhụ con lớn hơn 200 g Bên cạnh 6 loại thức ăn bắt gặp trong ống tiêu hóa của cá Nhụ con Wt<50 g (giáp xác, giun, động vật phù du, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, thức ăn khác), trong ống tiêu hóa của những mẫu cá có kích cỡ lớn hơn (Wt>200 g) còn có thêm cá và những một ít thân mềm, không thấy xuất hiện Thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Lúc này, thức ăn là giáp xác kích thước nhỏ đã được thay thế bằng những giáp xác kích thước lớn như: các giống loài tôm, tép, cua Như vậy, tính ăn của cá Nhụ con ở kích cỡ này đã gần giống với cá trưởng thành và đây có thể là giai đoạn chuyển tính ăn của cá Nhụ con ngoài tự nhiên. Phân tích mẫu thức ăn trong dạ dày và ruột của 51 mẫu cá Nhụ lớn hơn 200 g được thu thập đã tìm thấy các loài thức ăn phổ biến là cá con, giáp xác (tôm, cua), trong đó cá con xuất hiện với tần số bắt gặp cao nhất 50 mẫu chiếm 98,04%, tiếp đến là giáp xác 47 mẫu chiếm 92,09 %. Ở một vài mẫu có tìm thấy động vật thân mềm, với tần số xuất hiện thấp 5,58%, chứng tỏ chúng có thể ăn cả động vật thân mềm khi đói. Hình 9. Thức ăn cá Nhụ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Theo kết quả nghiên cứu của Mal Ol-Lahi và cs (2008) trên cá Nhụ 4 râu thấy rằng thành phần thức ăn chủ yếu của chúng là giáp xác nhỏ và cá nhỏ. Giai đoạn cá giống và cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là tôm, động vật thân mềm, cá nhỏ ở vùng ven bờ, vùng cửa sông rừng ngập mặn (Leis và Trsk, 2000). Theo Patnaik (1969) khi nghiên cứu dạ dày của 804 mẫu cá Nhụ 4 râu từ cỡ 16-840mm, tác giả cho biết tính ăn thay đổi theo sinh trưởng của cá Nhụ. Ở kích thước từ 16-100mm, thức ăn chiếm tới 69,6% là ấu trùng tôm (Mysis), 10% là chân đầu, 25% là copepoda. ở kích cỡ 100-300mm có 43,2% là giáp xác, 18,5% là cá. Đối với cá có chiều dài lớn hơn 300mm thức ăn chủ yếu là tôm (55,8%), cá (33,8%), giun (15,21%). Theo Motomura (2004) họ Polymenidae gồm phần lớn là loài cá ăn đáy, con mồi chính là giáp xác và cá nhỏ. Cá Nhụ sống ở vùng biển ven bờ, vùng cửa sông, vùng rừng ngập mặn và chúng có khả năng bơi nhanh, hoạt động bắt mồi rất tích cực kể cả ban ngày lẫn ban đêm. b. Phổ dinh dưỡng của cá Nhụ khá cao (23,61%). Điều này hoàn toàn phù hợp với tập tính sống, bắt mồi cũng như đặc điểm cơ quan bắt mồi và tiêu hóa của cá Nhụ. Cá Nhụ có răng khá phát triển nên bắt được các con mồi là cá nhỏ và các loài giáp xác. 1.4. Tỉ lệ chiều dài ruột trên chiều dài thân (Li/Lc) Kết quả khảo sát về chiều dài ruột và chiều dài thân của của cá Nhụ trên 51 mẫu cá cho thấy: Chỉ số RLG (Relative length of the gut) =0,50. Theo Nikolski (1963), đối với những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có trị số Li/Lc ≤ 1; cá ăn tạp có Li/Lc =1÷3; cá ăn thiên về thực vật Li/Lc ≥3. Bảng 1. Tương quan chiều dài ruột và chiều dài thân của cá Nhụ Các chỉ tiêu đo Trung bình (Min -max) Chiều dài tổng Lc (cm) 35,6 (28,9÷38,3) Chiều dài ruột Li (cm) 17,9 (16÷ 20) RLG 0,50 (0,52 ÷ 0,55 ) Như vậy khi so sánh theo thang bậc của Nikolski (1963) và số liệu ở bảng 1 thì có thể nhận định cá Nhụ là loài ăn thiên về động vật. Mặt khác, cá Nhụ có miệng rộng, độ mở của miệng rất to, răng sắt bén, dạ dày có dạng hình ống dài và vách dày nên cá Nhụ là loài ăn động vật và có thể ăn những thức ăn có kích thước lớn. Quan sát thức ăn trong ống tiêu hóa cho thấy hầu hết thức ăn trong ống tiêu hóa là cá và tôm. Kết hợp đặc điểm hình thái bên ngoài, hình dạng ống tiêu hóa, thành phần thức ăn có trong ống tiêu hóa và chỉ số RLG chứng tỏ cá Nhụ là loài ăn động vật. 2. Đặc điểm sinh trưởng cá Nhụ Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khối lượng cơ thể. Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá (Nikolski, 1963). Phương trình tương quan giữa chiều dài (L = 16.4 - 53 cm) và khối lượng (W = 46 - 1482 g) từ 90 mẫu cá thu được, của cá Nhụ là W = 10,027 L0.1019 với hệ số tương quan R2 = 0,9573. Với giá trị R thu được cho thấy tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Nhụ là rất chặt chẽ. Phân tích tương quan giữa chiều dài và khối lượng cho thấy, khi cá Nhụ còn nhỏ (L < 25 cm) cá tăng trưởng chủ yếu về chiều dài và tăng trưởng về khối lượng không đáng kể; khi cá lớn hơn (L > 25 cm), cá bắt đầu tăng trưởng nhanh về khối lượng. Hình 10. Phổ thức ăn của cá Nhụ Thành phần thức ăn bắt gặp trong ống tiêu hóa của cá Nhụ gồm: cá, giáp xác, thân mềm, động vật phiêu sinh và thức ăn khác. Tuy nhiên, chỉ có giáp xác, cá là 2 loại cá Nhụ thường ăn, phù hợp với hình thái các cơ quan tiêu hóa và cá nhụ có thể tiêu hóa tốt. Kết quả trên cho thấy ngoài tự nhiên Nhụ là loài cá ăn động vật, phổ thức ăn gồm có: giáp xác, cá và thân mềm Khảo sát những mẫu cá Nhụ có thức ăn chứa đầy trong ống tiêu hóa thì thức ăn là cá con có thể chiếm đến 73,45% tổng khối lượng thức ăn có trong dạ dày.Ngoài ra thức ăn là giáp xác nhỏ là tôm, cua cũng chiếm tỉ lệ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17 cũng phù hợp đối với sự tăng trưởng của cá Nhụ trong tự nhiên. Do cá được khai thác chủ yếu ven bờ nên kích cỡ nhỏ nên mẫu cá lớn nhất mà chúng tôi thu được đạt chiều dài tổng cộng 53cm. Tuy nhiên, theo mô tả của ngư dân, loài này có chiều dài tổng cộng trung bình khoảng 50cm, mặc dù có những cá thể với chiều dài tổng cộng tới 200cm và nặng tới 145kg. IV. KẾT LUẬN Cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung bộ là nhóm cá ăn động vật, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân trung bình là 0,50 (từ 0,52 ÷ 0,55). Thức ăn ưa thích của cá Nhụ là các loài cá có kích thước nhỏ, cá con của các loài cá có kích thước lớn và giáp xác. Cá Nhụ có cường độ bắt mồi lớn, khi phân tích dạ dày và ruột cá thấy chứa 73,45% cá, 23,61% giáp xác, 1,34% động vật thân mềm và 1,6% thức ăn khác. Quy luật sinh trưởng của cá Nhụ tương tự với các loài cá khác. Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Nhụ là W = 10,027 L0.1019 (R2 = 0,9573). Giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng nhanh về chiều dài. Hình 11. Tương quan chiều dài và khối lượng cá Nhụ Theo Mai Đình Yên và ctv (1982) thì sự tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu của đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn nhằm vượt khỏi sự chèn ép của kẻ thù; sau đó quá trình tăng trưởng giữa chiều dài và khối lượng diễn ra song song và trước lúc đạt sự thành thục sinh dục lần đầu cá chủ yếu tăng nhanh về khối lượng. Theo Stanger (1974) khi nghiên cứu về cá Nhụ ở Australia cho rằng cá nhụ lớn nhanh về kích thước trong 6 tháng đầu. Quy luật này TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abu Hena M.K et all., 2011. Growth and survival of Indian Salmon (Eleutheronema tetradaclum Shaw, 1804) in brackish water pond. 2. Bswas S.P.1993. Manual of method in fi sh biology. International Book Co, Absecon Highlans, N. J.157pp. 3. Leis, J.M. & Trnski, T. 2000. Tolinemidae (Threadfi n). In J.M. Leis & B.M. Carson-ewart, ers. The larvae of Indo-Pacifi c coastal fi shes. An identifi cation guide to marine fi sh larvae, pp. 435-440. Leiden, Brill. 4. Mal Ol-Lahi, et all., 2008. Biological and Reproduction behaviour of Eleutheronema tetradaclum. 5. Motomura, H.,Y. Iwatsuki, S. Kimura and T. Yoshino 2004. Revision of the Indo-Wesk Pacifi c polynemid fi sh genus Eletheronema (Teleostei: Perciformes). Ichthyol. Res. 49(1): 46-47. 6. Nikolsky, G. V. Sinh thái học, 1963. (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên dịch). NXB Đại học - THCN. 7. Patnaik, S. 1969. A contribution to the fi sh and biology of Chilka Sahal, Eleutheronema tetradaclum (Shaw). Proceedings of the India National Science Academy. Part B. Biological Scences. 36, 33-61. 8. Stanger, J.D 1974. A study of the growth, feeding and reproduction of the threadfi n, Eleutheronema tetradaclum (Shaw). 9. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiên, 1982. Ngư loại học. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 392 trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_dinh_duong_va_sinh_truong_ca_nhu_eleuthe.pdf