Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

Đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Lô Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách Rà soát ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước và các luật liên quan khác. Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng cần rà soát chặt chẽ yêu cầu các nhà máy phải có nghĩa vụ xử lý nước thải sơ bộ để loại trừ các hóa chất độc hại, các kim loại nặng, dầu mỡ, và các chất hữu cơ trước khi thải ra môi trường. Xây dựng ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý và bảo vệ môi trường. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải - Tiến hành áp dụng thu phí nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) các doanh nghiệp, các hộ đân với mức thu hợp lý, hiện nay giá thu nước thải sinh hoạt đang quá thấp nên chưa tạo cho người dân ý thức giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường. - Xây dựng các điểm thu gom rác để tránh tình trạng đổ trực tiếp rác thải ra khu vực kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Đẩy nhanh việc triển khai chương trình phân loại rác thải tại nguồn thành các loại rác tái chế được, không tái chế được và rác hữu cơ để tiến hành xử lý thu gom riêng biệt. - Đối với chất thải rắn, các địa phương cần có quy hoạch bãi chôn lấp, và chôn lấp đảm bảo kỹ thuật vệ sinh, tránh đổ rác thải trên mặt đất gần kênh mương và các lưu vực sông suối. - Nâng cao kiến thức của nông dân trong kỹ thuật sử dụng phân bón hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường. Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân. Giải pháp về quản lý - Tiến hành quan trắc định kỳ để kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp xử lý khi nguồn nước mặt của lưu vực bị ô nhiễm. Cần tiến hành kiểm tra định kỳ chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất từ đó sớm phát hiện ra những sai phạm và tìm các biện pháp xử lý cho phù hợp. - Các cơ quan chuyên môn về môi trường phải thường xuyên, phối hợp, theo dõi kiểm tra các đơn vị trên địa bàn, lập danh mục những đơn vị đang và có nguy cơ gây ô nhiễm cao để quản lý, theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời. - Từng bước vận động các nhà dân nằm trên lưu vực sông xây dựng các công trình vệ sinh đạt chuẩn cho phép của Bộ Y tế, không xả thải trực tiếp xuống các lưu vực sông gây ô nhiễm nặng nề cho chất lượng nước mặt của lưu vực Giải pháp tuyên truyền - Tăng cường phổ biến, giáo dục cho người dân để họ có sự hiểu biết về tác hại và ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của họ, từ đó tạo cho bản thân họ có ý thức hình thành việc bảo vệ môi trường sống chung, đặc biệt là môi trường nước.

pdf6 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 101 - 106 101 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG LÔ ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC Phan Đình Binh* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đồng thời xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Lô và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, ô nhiễm môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giá trị BOD5 năm 2013 ở cả 3 điểm: bến phà Phan Lương, bến phà Then, điểm giao giữa xã Cao Phong sang xã Sơn Đông chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Giá trị COD và Coliform ở cả 3 điểm quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị TSS cả 3 điểm quan trắc đều có biểu hiện ô nhiễm vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, như bến phà Phan Lương gấp 1,48 lần, tại bến phà Then gấp 1,34 lần, tại điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Động gấp 1.54 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Nước mặt đoạn sông chảy qua huyện sông Lô có mặt hầu hết các kim loại nhưng đều đạt QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1. Từ khóa: Môi trường nước, nước thải, COD, ô nhiễm môi trường, tiêu chuẩn môi trường. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp [8]. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người [5]. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước [3].Tài nguyên nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu sức ép nặng nề do biến đổi khí hậu, tốc độ gia tăng dân số và các hoạt động kinh tế đời sống khác nhau có liên quan đến sử dụng nước [4]. Do đó tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước ngày càng trầm trọng. Vĩnh Phúc là tỉnh có nguồn tài nguyên nước vô cùng phong phú do có một hệ thống các sông ngòi đầm hồ tự nhiên và nhân tạo, đây là nguồn nước quan trọng cung cấp chủ yếu cho đời sống và hoạt động sản xuất. Năm 2012, mặc dù trong điệu kiện chịu ảnh hưởng cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, song kinh tế của tỉnh vẫn đạt tăng trưởng gần 18%, là một * Tel: 0984941626; Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com trong các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh năm 2012 đạt trên 1300USD. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay Vĩnh Phúc là tỉnh xếp thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp; là tỉnh đứng thứ 2 ở miền Bắc và thứ 5 cả nước về thu ngân sách nội địa [6]. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những năm vừa qua đã có những tác động đến môi trường, làm cho chất lượng môi trường đang có chiều hướng giảm, ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân và sự phát triển bền vững của tỉnh, chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm giảmmà nhu cầu sử dụng nước để phục vụ cho các hoạt động kinh tế và đời sống liên quan đến sử dụng nước ngày càng tăng. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc” với mục đích: Đánh giá hiện trạng môi trường nước Sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc; đồng thời xác định nguyên nhân suy thoái nước sông Lô và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, ô nhiễm môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 101 - 106 102 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung Tiến hành điều tra điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Sông Lô; Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô năm 2013, xác định các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Lô. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập các số liệu thứ cấp tại Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Lô. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa, quan trắc, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm: Các chỉ tiêu quan trắc mang tính đặc thù gây ô nhiễm lưu vực sông Lô: BOD, COD, TSS, hàm lượng amoni, dầu mỡ, Coliform. Dụng cụ lấy mẫu: Thiết bị lấy mẫu là ca định lượng. Mẫu được lấy theo phương pháp tổ hợp theo không gian tức là lấy mẫu ở 3 vị trí khác nhau sau đó tổ hợp lại. Mẫu tổ hợp cung cấp thông tin chính xác hơn. Mẫu lấy được chứa trong bình polyetylen, riêng mẫu dùng để phân tích dầu mỡ được chứa trong bình thủy tinh mầu. Vị trí lấy mẫu quan trắc: Vị trí quan trắc tại 3 điểm đó là: Bến đò Phan Lương, bến Phà Then và điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Đông. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu được thực hiện theo TCVN 5996:1995 tương ứng với phương pháp phân tích như Bảng 1. Các chỉ tiêu được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Điều kiện tự nhiên và xã hội huyện Sông Lô Vị trí địa lý và địa hình: Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ với tổng diện tích tự nhiên là 150301,77 ha, có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp huyện Lập Thạch; Phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ; Phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ; Phía Bắc giáp với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Chế độ thuỷ văn: Huyện Sông Lô chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn Sông Lô chiếm tới 80% - 90% tổng lượng nước của huyện tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mực nước mùa khô bình quân trên 1.300cm, cao nhất là 2.132cm. Ngoài ra lòng sông Lô rộng nên thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thủy của huyện Sông Lô nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung . Bảng 1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích [1,7] STT Tên chỉ tiêu Phương pháp Đơn vị QCVN 08:2008/BTNMT (B1) 1 pH TCVN 6492 : 1999 - 5,5 – 9 2 DO TCVN 7325 : 2004 mg/l ≥ 4 3 BOD5 SMEWW 5210B – 2005 mg/l 15 4 COD SMEWW 2540D – 2005 mg/l 30 5 TSS SMEWW 3113 : 2005 mg/l 50 6 Amoni SMEWW4500-NH3 mg/l 0,5 7 Cr6+ SMEWW3112B:2005 mg/l 0,04 8 Fe SMEWW 3111B : 2005 mg/l 1,5 9 Dầu mỡ SMEWW 5520 mg/l 0,1 10 Coliform SMEWW 9222 MPN/100ml 7500 (Ghi chú: B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự; SMEWW: Phương pháp quốc tế; TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam). Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 101 - 106 103 Dân số và nguồn nhân lực: Tổng dân số của toàn huyện năm 2012 là 88.626 người. Trong đó, số dân thành thị là 3.032 người, chiếm 3,42% dân số toàn huyện. Mật độ dân số bình quân là 590 người/km2, số người trong độ tuổi lao động là 46.998 người chiếm gần 53% tổng dân số [2]. Đánh giá môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô năm 2013 Qua phân tích, thu thập, tổng hợp số liệu quan trắc hiện trạng môi trường nước sông Lô được tiến hành từ năm 2011 đến năm 2013 cho kết quả như sau: Tại bến đò Phan Lương (bảng 2) Qua phân tích các mẫu nước mặt sông Lô từ năm 2011 đến năm 2013 ta thấy: Chỉ tiêu TSS qua các năm có sự dao động lớn, từ 67 - 167 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,34 – 3,44 lần, hàm lượng các chất rắn lơ lửng qua các năm luôn ở mức cao, năm 2012 hàm lượng TSS lên đến 167 mg/l. Nguyên nhân chủ yếu gây nên là từ sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi và chất thải từ sinh hoạt. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Tại bến phà Then (bảng 3) Qua phân tích các mẫu nước mặt sông Lô tại bến phà Then từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy: Chỉ tiêu TSS qua các năm có sự dao động lớn, từ 85 - 152 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,54 – 3,34 lần. Hàm lượng TSS vào năm 2013 có chiều hướng giảm điều đó cho thấy người dân đã nhận biết được mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước và hạn chế xả rác xuống sông Lô. Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Lô tại bến đò Phan Lương huyện Sông Lô Thông Số Đơn vị Năm QCVN 08:2008/BTNMT 2011 2012 2013 A2 B1 pH - 7,86 8,2 7,89 6- 8,5 5,5 -9 TSS mg/l 67 167 154 30 50 DO mg/l 5,9 10,7 6,1 ≥5 ≥4 BOD5 mg/l 4,03 5,641 5,19 6 15 COD mg/l 4,03 5,641 11,6 15 30 Amoni mg/l 0,281 0,167 0,023 0,02 0,04 Fe mg/l 0,012 0,017 0,01 1 1,5 Coliform MPN/100ml 5.800 1.700 4.300 5.000 7.500 (Nguồn: Kết quả phân tích và Trung tâm Tài Nguyên & Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc [7]) Bảng 3. Kết quả phân tích chất lượng sông Lô tại bến phà Then huyện Sông Lô Thông Số Đơn vị Năm QCVN 08:2008/BTNMT 2011 2012 2013 A2 B1 pH - 7,86 8,2 7,86 6- 8,5 5,5 -9 TSS mg/l 85 152 136 30 50 DO mg/l 5,9 10,7 5,9 ≥5 ≥4 BOD5 mg/l 4,03 5,641 5,03 6 15 COD mg/l 4,03 5,641 10,5 15 30 Amoni mg/l 0,281 0,167 0,07 0,02 0,04 Fe mg/l 0,012 0,017 0,012 1 1,5 Coliform MPN/100ml 5.800 1.700 0,019 5.000 7.500 (Nguồn: Kết quả phân tích và Trung tâm Tài Nguyên & Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc [7]) Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 101 - 106 104 Tại điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Đông (bảng 4) Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Lô tại điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Đông Thông Số Đơn vị Năm QCVN 08:2008/BTNMT 2011 2012 2013 A2 B1 pH - 7,89 7,86 7,93 6- 8,5 5,5 -9 TSS mg/l 74 67 77 30 50 DO mg/l 6,1 5,9 5,5 ≥5 ≥4 BOD5 mg/l 5,19 5,03 5,67 6 15 COD mg/l 11,6 10,5 12,7 15 30 Amoni mg/l 0,023 0,07 0,056 0,2 0,5 Cr6+ mg/l 0,017 0,012 0,108 0,02 0,04 Fe mg/l 0,01 0,019 0,015 1 1,5 Dầu mỡ mg/l 0,08 0,06 0,09 0,02 0,1 Coliform MPN/100ml 4.300 4.600 5.400 5.000 7.500 (Nguồn: Kết quả phân tích và Trung tâm Tài Nguyên & Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc [7]) Nằm giữa hai xã Cao Phong và Sơn Đông, chất lượng nước sông Lô bị tác động chủ yếu bởi hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi và thương mại dịch vụ (chợ). Theo kết quả quan trắc nước mặt tại đây cho thấy chỉ tiêu TSS vượt quá tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, cụ thể TSS đạt 77mg/l gấp 1,54 lần, còn các giá trị khác đều đạt QCCP theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 08: 2008/BTNMT (B1). Các nguồn gây ô nhiễm nước Sông Lô Nguồn thải từ nông nghiệp: bao gồm từ trồng trọt và chăn nuôi: Nguồn thải từ trồng trọt:Nước thải trồng trọt phát sinh chủ yếu từ lượng nước tưới hồi quy, nước tưới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên và sau đó tập trung về hệ thống sông suối. Lượng nước hồi quy này tương đối lớn và từ đó chúng kéo theo một lượng rất lớn các chất ô nhiễm từ các nguồn như: phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật....Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất cây trồng nhưng nếu không sử dụng hợp lý sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người và môi trường. Tổng lượng phân hóa học phát thải ra sông Lô tương đối cao, hơn 70.000 tấn/năm phân bón hóa học các loại, trong đó phân tổng hợp NPK được sử dụng thường xuyên, chiếm hơn 5% tổng lượng phân bón hóa học; lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình là 3 kg/ha/năm, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 68,33%, thuốc trừ bệnh chiếm 15,5%, thuốc trừ cỏ là 11,7% và lượng này sẽ còn tăng nhiều trong tương lai. Nguồn thải từ chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi đặc biệt tập trung ở khu vực nông thôn, có tới 67% nông dân tham gia chăn nuôi, tuy nhiên, quy mô chăn nuôi phổ biến chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ và hộ gia đình. Hoạt động chăn nuôi thải ra môi trường một lượng lớn chất thải như: phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa, nước cọ rửa chuồng trại, nước tắm rửa cho vật nuôi... các chất thải này có đặc thù khá giống chất thải sinh hoạt, chúng chứa nhiều chất hữu cơ, có hàm lượng BOD5, COD cũng như chất rắn lơ lửng (TSS) thường rất cao, trong chất thải là thức ăn dư thừa cũng có cả các phụ gia có thể chứa chất gây ô nhiễm, đặc biệt thường trong thức ăn chăn nuôi hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Hiện nay, nguồn thải này ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý nên đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn ở khu vực nông thôn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho người và vật nuôi, đa phần lượng nước thải này được thải thông qua các hệ thống cống rãnh tạm bợ rồi thải trực tiếp vào các thủy vực (sông, suối, ao, hồ, đầm...). Chính vì thế, việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm này là rất khó khăn do quy mô nhỏ lẻ theo kiểu hộ gia đình. Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 101 - 106 105 Nguồn thải từ sinh hoạt Vĩnh Phúc là nơi tập trung dân cư đông đúc, trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển không theo kịp. Dân số tăng cùng với mức sống được tăng cao, lượng chất thải được thải ra môi trường cũng từ đó tăng theo. Mặt khác, nhu cầu về nhà ở không được đáp ứng sẽ làm nảy sinh các khu nhà tạm mất vệ sinh, làm nảy sinh tình trạng ô nhiễm. Hệ thống cấp nước và thoát nước còn rất đơn giản, chưa được xây dựng quy mô đồng bộ. Hiện nay, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều được đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa, sau đó được thải ra các ao, hồ, các lưu vực sông... Từ các thực trạng trên, nước thải sinh hoạt đang tồn tại là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn cho nguồn nước mặt. Nước thải đổ trực tiếp ra sông, suối làm ô nhiễm nguồn nước mặt, rác thải xả bừa bãi, không được thu gom hằng ngày, gây mất vệ sinh môi trường xung quanh, hiện tượng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, đến sức khỏe của người dân. Vì vây, đòi hỏi cần phải sớm có các biện pháp khắc phục và giải quyết hữu hiệu nguồn nước thải sinh hoạt này để nhằm làm giảm thiểu sự ô nhiễm chất lượng môi trường đang ngày càng gia tăng trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Lô Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách Rà soát ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước và các luật liên quan khác. Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng cần rà soát chặt chẽ yêu cầu các nhà máy phải có nghĩa vụ xử lý nước thải sơ bộ để loại trừ các hóa chất độc hại, các kim loại nặng, dầu mỡ, và các chất hữu cơ trước khi thải ra môi trường. Xây dựng ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý và bảo vệ môi trường. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải - Tiến hành áp dụng thu phí nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) các doanh nghiệp, các hộ đân với mức thu hợp lý, hiện nay giá thu nước thải sinh hoạt đang quá thấp nên chưa tạo cho người dân ý thức giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường. - Xây dựng các điểm thu gom rác để tránh tình trạng đổ trực tiếp rác thải ra khu vực kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Đẩy nhanh việc triển khai chương trình phân loại rác thải tại nguồn thành các loại rác tái chế được, không tái chế được và rác hữu cơ để tiến hành xử lý thu gom riêng biệt. - Đối với chất thải rắn, các địa phương cần có quy hoạch bãi chôn lấp, và chôn lấp đảm bảo kỹ thuật vệ sinh, tránh đổ rác thải trên mặt đất gần kênh mương và các lưu vực sông suối. - Nâng cao kiến thức của nông dân trong kỹ thuật sử dụng phân bón hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường. Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân. Giải pháp về quản lý - Tiến hành quan trắc định kỳ để kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp xử lý khi nguồn nước mặt của lưu vực bị ô nhiễm. Cần tiến hành kiểm tra định kỳ chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất từ đó sớm phát hiện ra những sai phạm và tìm các biện pháp xử lý cho phù hợp. - Các cơ quan chuyên môn về môi trường phải thường xuyên, phối hợp, theo dõi kiểm tra các đơn vị trên địa bàn, lập danh mục những đơn vị đang và có nguy cơ gây ô nhiễm cao để quản lý, theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời. - Từng bước vận động các nhà dân nằm trên lưu vực sông xây dựng các công trình vệ sinh đạt chuẩn cho phép của Bộ Y tế, không xả thải trực tiếp xuống các lưu vực sông gây ô nhiễm nặng nề cho chất lượng nước mặt của lưu vực. Phan Đình Binh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 101 - 106 106 Giải pháp tuyên truyền - Tăng cường phổ biến, giáo dục cho người dân để họ có sự hiểu biết về tác hại và ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của họ, từ đó tạo cho bản thân họ có ý thức hình thành việc bảo vệ môi trường sống chung, đặc biệt là môi trường nước. KẾT LUẬN Từ kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: Giá trị BOD5 năm 2013 ở cả 3 điểm: bến phà Phan Lương, bến phà Then, cuối xã Cao Phong sang xã Sơn Đông chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Giá trị COD và Coliform năm 2013 ở cả 3 điểm quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị TSS cả 3 điểm quan trắc đều có biểu hiện ô nhiễm vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Cụ thể bến phà Phan Lương xã Bạch Lưu gấp 1,48 lần, tại bến phà Then – xã Như Thụy gấp 1,34 lần, tại cuối xã Cao Phong sang xã Sơn Động gấp 1.54 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Nước mặt đoạn sông chảy qua huyện sông Lô có mặt hầu hết các kim loại nhưng đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường (1995), Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [2]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011. [3]. Trịnh Trọng Hàn (2005), Thủy lợi và môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [4]. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thực Nhu, Nguyễn Văn Cừ (1998), Đánh giá tác động hoạt động công nghiệp đến môi trường nước mặt thành phố Thái Nguyên, tuyển tập các công trình nghiên cứu đia lý, Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nôi. [5].Trần Hiếu Nhuệ (2007), Chuyên đề hiện trạng môi trường lưu vực sông Cầu các đe dọa và giải pháp quản lý, bảo vệ có sự tham gia của Cộng đồng. [6]. Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng sông Lô 2012. [7]. Escap (1994), Guidelines on monitoring methodologies for water, air and toxic chemicals, Newyork, 214-215. [8]. Speafico (2002), Protection of water sources, water Quality and quantily Ecosystems, Bangkok, 102-104. SUMMARY STUDYING AND ASSESSING THE WATER ENVIRONMENT OF LO RIVER WITH IN SONG LO DISTRICT, VINH PHUC PROVINCE Phan Dinh Binh* College of Agriculture and Forestry – TNU The study was implemented to assess the water environment, find out the reasons of water pollution and give suggestions to minimize water environmental pollution of Lo river with in Song Lo district, Vinh Phuc provine. The results shown that: BOD5 value at 3 points: Phan Luong ferry, Then wharf and intersection point between Cao Phong and Phan Luong commune were not polluted. COD and Coliform value at 3 points (above) are lower allowance value in QCVN 08:2008/BTNMT. Total suspended solids (TSS) value at all 3 monitoring points (Phan Luong ferry, Then wharf and intersection point between Cao Phong and Phan Luong commune) has been 1.48, 1,34 and 1.54 times higher in comparision with Vietnam environmental standards, respectively. The others factor values have been lower than the standards (QCVN 08:2008/BTNMT, column B1) Keywords: Water environment, waste water, COD, environmental pollution. Ngày nhận bài: 26/8/2013; Ngày phản biện: 07/092013; Ngày duyệt đăng: 18/11/2013 Phản biện khoa học: Lê Văn Thư – Trường ĐH Nông Lâm – ĐHTN * Tel: 0984941626; Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_41699_45469_16520141532217_8487_2048592.pdf