Nghiên cứu bào chế thử nghiệm, đánh giá độ an toàn và tác dụng của chế phẩm thảo dược trong phòng trị bệnh phân trắng lợn con

PTTC là chế phẩm được bào chế từ hai cây Tô Mộc và Mộc Hương có thêm thành phần mật ong và tá dược vừa đủ được bào chế trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam cả về cảm quan và tính chất lý hóa. Đã điều trị thử nghiệm 66 lợn con mắc bệnh phân trắng cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh lần 1 đạt 93,93 %, thời gian khỏi bệnh từ 3 - 4 ngày. Tỷ lệ khỏi bệnh sau 2 lần điều trị 100 %. Kết quả phòng bệnh cho lợn con cho thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy giảm xuống rõ rệt. Cụ thể chỉ mắc với tỷ lệ 4,65% so với không phòng là 17,07% và thấp hơn so với sử dụng thuốc Coli-norgent là 9,75%. Khi so sánh tác dụng điều trị của chế phẩm phòng, trị PTTC với thuốc Coli-norgent thấy tác dụng điều trị của chế phẩm phòng, trị PTLC là 93,93% cao hơn thuốc Coli-norgent là 89,2%

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bào chế thử nghiệm, đánh giá độ an toàn và tác dụng của chế phẩm thảo dược trong phòng trị bệnh phân trắng lợn con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 57 - 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON Nguyễn Quang Tính* Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chế phẩm thảo dƣợc phòng trị tiêu chảy (PTTC) đƣợc bào chế trên cơ sở sự kết hợp hài hòa của 2 loại thảo dƣợc là Mộc hƣơng và Tô mộc cùng với bổ sung chất mật ong và tá dƣợc vừa đủ. Đã thử tính kháng khuẩn của chế phẩm thảo dƣợc PTTC đối với vi khuẩn E. coli cũng nhƣ những vi khuẩn gây bệnh khác cho kết quả tốt nhƣ không bị vi khuẩn kháng lại, trong khi 2 loại kháng sinh Kanamycin và Amoxillin mặc dù dựa vào tác dụng dƣợc lý và phổ kháng sinh khá rộng nhƣng qua nhiều lần sử dụng đã bị các loại vi khuẩn trên kháng lại hay nói cách khác thuốc đã bị nhờn. Ở liều 0,3 ml/con và 0,5 ml/con thì tỷ lệ khỏi thấp chỉ là 20% và 60%. Trong khi liều 1 ml/con; 1,5 ml/con, và 3 ml/con thì tỷ lệ khỏi đều đạt 100%. Đã sử dụng chế phẩm PTTC điều trị 66 lợn bị bệnh, khỏi là 62 con chiếm tỷ lệ 93,93%, t hời gian khỏi trung bình điều trị là 3,08 ± 0,3 ngày, số tái nhiễm lần 2 là 4 con, tỷ lệ tái nhiễm là 6,45% và thời gian điều trị khỏi trung bình lần 2 là 2,5 ngày và chế an có độ an toàn cao. Số con khỏi sau 2 lần điều trị là 66 với tỷ lệ 100%. Khi dùng thuốc Coli-norgent của công ty Vemedim cho kết quả kém hơn Từ khóa: Lợn con, tiêu chảy, chế phẩm thảo dược, kháng sinh, điều trị. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tiêu chảy là hội chứng xảy ra ở hầu hết các loài vật nuôi và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có tính lây lan mạnh, tính kháng thuốc mạnh nên khó điều trị dứt điểm, gây tổn thất lớn cho ngƣời chăn nuôi và cũng là một trong những nguyên nhân làm tồn dƣ kháng sinh trong sản phẩm gây hậu quả xấu. Để khắc phục sự tồn dƣ kháng sinh này, thuốc Đông dƣợc có nhiều ƣu điểm hơn và có thể khắc phục đƣợc bằng các dƣợc liệu có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc ruột. Sử dụng dƣợc liệu tăng khả năng đào thải các chất độc sau khi khỏi bệnh, thông qua đó sẽ làm giảm đƣợc sự tồn dƣ kháng sinh trong sản phẩm động vật là việc làm cần thiết đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và của ngƣời tiêu dùng. Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc để khắc phục sự tồn dƣ hoá dƣợc trong các sản phẩm động vật đã và đang tập trung sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nhất là các nƣớc Châu Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ... Mặc dù ngày càng có nhiều loại thuốc mới ra đời, nhƣng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên vẫn có giá trị rất lớn trong phòng trị bệnh cho động vật. * Tel: 0988 675651 Trong những năm gần đây khi dƣợc lý phân tử phát triển, khoa học lại chứng minh đƣợc một hợp chất thiên nhiên đã tồn tại nhiều năm trong tế bào sống (động vật hoặc thực vật), khi đƣợc phân lập và sử dụng để điều trị bệnh nghĩa là lại chuyển nó vào tế bào sống, nó có khả năng dung nạp tốt và ít có tác dụng phụ hơn các chất tổng hợp hoá học có bản chất tƣơng tự. Từ xa xƣa nhân dân ta đã áp dụng các bài thuốc thảo mộc để chữa trị bệnh cho vật nuôi. Và có thể nói, lịch sử của quá trình sử dụng thuốc thảo mộc trong thú y trƣớc đây là lịch sử kinh nghiệm mang tính truyền miệng (Phạm Khắc Hiếu, 1995). Thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc thƣờng dễ kiếm, quy trình bào chế đơn giản, giá thành rẻ, dễ sử dụng, ít gây độc hại, có hiệu quả cao. Ƣu điểm nổi bật của thuốc Đông dƣợc là không để lại chất tồn dƣ có hại trong các sản phẩm động vật nuôi. Trong số các dƣợc liệu quý để điều trị tiêu chảy phải kể tới Mộc Hƣơng và Tô Mộc, đó là những cây thảo mộc có nhiều tác dụng tốt. Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bào chế thử nghiệm, đánh giá độ an toàn và tác dụng của chế phẩm thảo dược trong phòng trị bệnh phân trắng lợn con”. Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 57 - 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Nguyên liệu Chế phẩm thảo dƣợc PTLC đƣợc bào chế từ hai cây Tô Mộc và Mộc Hƣơng có thêm mật ong và tá dƣợc vừa đủ; Kháng sinh và hoá dƣợc: Thuốc Coli-norgent của công ty Vemedim, thành phần gồm 12.500,00 UI colistin, 2g norfloxacin, 1g gentamicin và 1g trimethioprin trong 100g bột; Đối tƣợng động vật điều trị: Lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi bị bệnh PTLC, chuột nhắt trắng có khối lƣợng từ 18 -20g khỏe mạnh, đủ điều kiện thí nghiệm Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu theo dõi tác dụng phòng trị bệnh của chế phẩm từ cây Tô Mộc và cây Mộc Hƣơng theo phƣơng pháp dƣợc lý thực nghiệm trong từ điển Bách khoa dƣợc học, 1999 và Dƣợc điển Việt Nam, 2002; Phƣơng pháp bào chế thuốc theo giáo trình “Bào chế đông dƣợc, 2002”, giáo trình “Dƣợc học cổ truyền, 2002” của trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội, Thuốc đông y về cách sử dụng - bào chế - bảo quản (Nguyễn Đức Toàn, 2002) và Kỹ thuật chế biến và bào chế thuốc cổ truyền (Phạm Xuân Sinh, 2006). Chế phẩm thảo dƣợc PTTC là chế phẩm đƣợc bào chế từ 2 cây Mộc Hƣơng và Tô Mộc có thêm thành phần là mật ong và tá dƣợc vừa đủ dƣới dạng siro. Thử nghiệm độ an toàn trên chuột thí nghiệm tại khoa Chăn nuôi -Thú y, Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên; Phòng và điều trị cho lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi bị PTTC tại trang trại Trần Thị Nga - Hiệp Hoà - Bắc Giang; Phân tích thành phần định tính của Tô mộc và Mộc hƣơng có nguồn gốc từ Thái Nguyên và Cao Bằng tại Bộ môn Dƣợc liệu - Trƣờng Đại học Y Dƣợc – ĐH Thái Nguyên. Phương pháp sử dụng thống kê toán học Các số liệu thu đƣợc từ thí nghiệm và thực tế phòng trị đƣợc xử lý thống kê theo phƣơng pháp thí nghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2000) và phần mềm Microsft office Exel 2003. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả bào chế thử nghiệm chế phẩm PTTC Chế phẩm PTTC đƣợc chúng tôi bào chế tại phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y của Trƣờng Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên với các thành phần và khối lƣợng đƣợc thể hiện trong bảng 2. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Số Lợn TN (con) Giai đoạn (ngày tuổi) Thuốc Liều: ml/kgP/lần (2lần/ngày) Lô TN Thí nghiệm 1 25 1 - 7 Siro thảo dƣợc 1 Lô 1 25 Coli-norgent 1 Thí nghiệm 2 32 8 - 14 Siro thảo dƣợc 1 Lô 2 23 Coli-norgent 1 Thí nghiệm 3 19 15- 21 Siro thảo dƣợc 1 Lô 3 17 Coli-norgent 1 Bảng 2. Thành phần chính của chế phẩm thảo mộc PTTC STT Vị thuốc Đơn vị tính Thể tích hoặc khối lượng 1 Tô Mộc Kg 1 2 Mộc Hƣơng Kg 1 3 Mật ong + tá dƣợc Lít 0.25 4 Chế phẩm PTTC Lít 1 Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 57 - 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Nhận xét: Cứ sử dụng: 1kg Tô Mộc + 1kg Mộc Hƣơng + 0.25 lít Mật Ong + Tá dƣợc sẽ tạo ra đƣợc 1 lít chế phẩm PTTC. Vậy giá thành của mỗi lít chế phẩm PTTC sẽ là: 155.000 đ tại thời điểm nghiên cứu. Kết quả thử nghiệm độ an toàn của chế phẩm PTTC trên chuột thí nghiệm Bảng 2. Kết quả theo dõi độ an toàn của thuốc trên chuột thí nghiệm Lô thí nghiệm Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Số con trong đàn (con) 3 3 3 Liều lƣợng (ml) 0.2 0.5 1 Số liều thuốc dùng 5 5 5 Phản ứng trƣớc dùng thuốc Khỏe mạnh, nhanh nhẹn Khỏe mạnh, nhanh nhẹn Khỏe mạnh, nhanh nhẹn Phản ứng sau dùng thuốc Khỏe mạnh, nhanh nhẹn Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, béo lên Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, béo lên Tác dụng phụ Không Không Không Nhận xét: Khi tăng dần liều lƣợng thuốc PTTC ở các liều 0,2; 0,5; 0,1 lên chuột thì thấy rằng: Ở liều 0,2ml chuột hoàn toàn khỏe mạnh và không biểu hiện triệu chứng gì so với chuột ban đầu trƣớc khi dùng thuốc. Ở liều 0,5ml chuột khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không xuất hiện phản ứng phụ, chuột béo hơn so với ban đầu. Ở liều 1ml chuột vẫn khỏe mạnh, phản ứng hơi chậm hơn do béo lên rõ ràng và không xuất hiện phản ứng phụ. Vậy qua tổng kết ở các liều 0,2ml; 0,5ml; 1ml để thử nghiệm độ an toàn của chế phẩm PTTC ta thấy; Chuột hoàn toàn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có sự béo lên và tăng cân, không xuất hiện phản ứng phụ. Vì vậy có thể thấy chế phẩm PTTC có sự tin cậy về độ an toàn. Kết quả thử tính kháng khuẩn của chế phẩm thảo dược PTTC, Kanamycin và Amoxicilin Bảng 3. Nồng độ kháng khuẩn tối thiểu của chế phẩm PTTC, Kanamycin và Amoxicilin (µg/ml) Ký hiệu chủng vi khuẩn thử Chế phẩm PTLC Kháng sinh & hoá dƣợc Kanamycin Amoxicilin E. coli chủng TCLC 813 8 55 E. coli chủng PT 813 813 412 E. coli chủng 205 813 813 412 Salmonella chủng PTH 813 813 412 Nhận xét: Chế phẩm thảo dƣợc PTTC đối với vi khuẩn E. coli TCLC cũng nhƣ những vi khuẩn gây bệnh khác đƣợc chúng tôi phân lập từ thực địa đều có nồng độ kháng khuẩn tối thiểu nhƣ nhau (MIC = 813 µg/ml) trong khi đó đối với kháng sinh Cotrimoxazol có tác dụng rất mạnh với vi khuẩn E. coli chuẩn (MIC = 8 µg/ml) nhƣng lại giảm đi với những vi khuẩn ở thực địa (813µg/ml). Đối Amoxicilin cũng gần nhƣ tƣơng tự tác dụng mạnh với vi khuẩn E. coli chuẩn (MIC = 55 µg/ml) nhƣng lại giảm đi với những vi khuẩn ở thực địa (412µg/ml). Nhƣ vậy chế phẩm thảo dƣợc PTTC đã không bị vi khuẩn kháng lại, trong khi 2 loại kháng sinh trên mặc dù dựa vào tác dụng dƣợc lý và phổ kháng sinh khá rộng nhƣng qua nhiều lần sử dụng đã bị các loại vi khuẩn trên kháng lại hay nói cách khác thuốc đã bị nhờn. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh tiêu chảy Bảng 4. Kết điều tra lợn con bị mắc tiêu chảy tại trại theo lứa tuổi STT Chỉ tiêu ĐVT Số lô theo dõi Lô 1 Lô 2 Lô 3 1 Số lợn con điều tra con 316 432 398 Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 57 - 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 2 Số lợn con mắc bệnh con 50 55 36 3 Tỷ lệ mắc bệnh % 15,8 12,7 9.04 4 Số lợn chết con 4 3 1 5 Tỷ lệ lợn con chết % 1,26 0,7 0,25 Kết quả điều tra lợn con mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm Bảng 5. Kết quả điều tra lợn con tiêu chảy ở các tháng Tháng Tuổi lợn (ngày) 01 - 07 08 - 14 14 – 21 Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (% ) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (% ) Tháng 9 83 10 12,04 102 12 11,76 89 8 8,98 Tháng 10 76 13 17,1 112 14 12,5 95 9 9,47 Tháng 11 81 9 11,11 109 13 10,92 91 8 8,79 Tháng 12 76 18 23,68 100 16 16 133 11 8,27 Tổng 316 50 15.82 432 55 12,7 398 36 9.04 Nhận xét: Trong 1146 lợn con điều tra trong 4 tháng và qua 3 giai đoạn tuổi ở cuối năm cho thấy: Ở giai đoạn 1-7 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm ở các tháng 9; 10; 11; 12 lần lƣợt là 12,04%; 17,1%; 11,11%; 23,68% và trung bình của 4 tháng là 15,82%. Ở giai đoạn 8-14 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm ở các tháng 9; 10; 11; 12 lần lƣợt là 11,76%; 12,50%; 10,92%; 16% và trung bình của 4 tháng là 12,70%. Ở giai đoạn 15-21 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm ở các tháng 9; 10; 11; 12 lần lƣợt là 8,98%; 9,47%; 7,790%; 8,27% và trung bình của 4 tháng là 9,04%. Nhƣ vậy có thể thấy ở các tháng không thể hiện rõ các tỷ lệ mắc bệnh khác nhau mà lại có sự thể hiện rõ ở các giai đoạn tuổi cụ thể. Ở giai đoan 1-7 ngày tuổi tỷ lệ mác là cao nhất 15,82%, tiếp theo là giai đoạn 8-14 ngày tuổi với tỷ lệ 12,7% và thấp nhất ở giai đoạn 15-21 ngày tuổi với tỷ lệ 9,04%. Xác định liều lượng thuốc phòng trị Bảng 6. Kết quả xác định liều lƣợng thích hợp trong phòng, trị bệnh của chế phẩm PTTC Liều lượng (ml) Số lợn thử nghiệm Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Đánh giá hiệu quả 0,3 5 1 20 Kém 0,5 5 3 60 Trung bình, yếu 1 5 5 100 Tốt 1,5 5 5 100 Tốt 3 5 5 100 Tốt Nhận xét: Ở liều lƣợng 0,3 ml/con và 0,5 ml/con thì tỷ lệ khỏi thấp chỉ là 20% và 60%. Nhƣng ở các liều lƣợng 1 ml/con; 1,5 ml/con, và 3 ml/con thì tỷ lệ khỏi đều đạt 100%. Nhƣng do hiệu quả kinh tế trong sử dụng thuốc mà ta sẽ chon ở liều lƣợng 1 ml/con. Kết quả phòng bệnh phân trắng lợn con bằng chế phẩm PTTC Bảng 7. Kết quả phòng bệnh PTLC bằng chế phẩm PTLC (liều =1/2 so trị) Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3 Số con theo dõi (con) 43 41 41 Số con phòng bệnh (con) 43 41 0 Số con mắc bệnh (con) 2 4 7 Tỉ lệ mắc bệnh (%) 4,65 9,75 17,07 Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 57 - 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Nhận xét: Khi sử dụng chế phẩm phòng, trị PTTC để phòng bệnh cho 43 lợn con thì có 2 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 4,65%. Khi sử dụng thuốc Coli- norgent để phòng bệnh cho 41 lợn con thì có 4 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 9,75%. Và không phòng bệnh cho lợn con thì ở 41 con theo dõi có 7 con bị bệnh chiếm tỷ lệ 17,07%. Qua đây có thể kết luận rằng việc sử dụng chế phẩm phòng, trị PTLC để phòng bệnh cho lợn con là rất tốt, tốt hơn cả khi dùng thuốc Coli-norgent để phòng bệnh. So sánh tác dụng điều trị của chế phẩm PTTC với Nor-coligent Bảng 8. Kết quả điều trị bệnh PTLC bằng chế phẩm PTLC và thuốc Coli-Norgent STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT PTLC Coli-Norgent 1 Tổng số con điều trị Con 66 65 2 Số con khỏi lần 1 Con 62 58 3 Tỷ lệ khỏi lần 1 % 93,93 89,2 4 Thời gian khỏi lần 1 Ngày 3,25 ± 0,3 3,08± 0,3 5 Số lợn mắc lần 2 Con 4 6 6 Tỷ lệ mắc lần 2 % 6,45 10,34 7 Số con khỏi lần 2 Con 4 6 8 Tỷ lệ khỏi lần 2 % 100 100 9 Thời gian khỏi lần 2 Ngày 2,75 2,5 10 Số lợn khỏi sau 2 lần điều trị con 66 65 11 Tỷ lệ khỏi sau 2 lần điều trị % 100 100 Nhận xét: Khi dùng chế phẩm phòng, trị PTLC điều trị 66 con bị bệnh thì số khỏi là 62 con với tỷ lệ khỏi 93,93%, thời gian khỏi trung bình điều trị là 3,08 ± 0,3 ngày. Sau đó số con tái nhiễm lần 2 là 4 con, tỷ lệ tái nhiễm là 6,45% và thời gian điều trị khỏi trung bình lần 2 là 2,5 ngày. Số con khỏi sau 2 lần điều trị là 66 với tỷ lệ 100%. Khi dùng thuốc Coli- norgent của công ty Vemedim điều trị 65 con bị bệnh bị bệnh thì số khỏi là 58 con với tỷ lệ khỏi 89,2%, thời gian khỏi trung bình điều trị là 3,25 ± 0,3 ngày. Sau đó số con tái nhiễm lần 2 là 6 con, tỷ lệ tái nhiễm là 10,34% và thời gian điều trị khỏi trung bình lần 2 là 2,75 ngày. Số con khỏi sau 2 lần điều trị là 66 với tỷ lệ 100%. Từ đó có thể kết luận rằng: Sử dụng chế phẩm phòng, trị PTLC cho hiệu quả tốt hơn nhƣng thời gian khỏi chậm hơn sử dụng thuốc Coli-norgent của công ty Vemedim. Nguyễn Quang Tính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 57 - 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 KẾT LUẬN PTTC là chế phẩm đƣợc bào chế từ hai cây Tô Mộc và Mộc Hƣơng có thêm thành phần mật ong và tá dƣợc vừa đủ đƣợc bào chế trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Dƣợc điển Việt Nam cả về cảm quan và tính chất lý hóa. Đã điều trị thử nghiệm 66 lợn con mắc bệnh phân trắng cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh lần 1 đạt 93,93 %, thời gian khỏi bệnh từ 3 - 4 ngày. Tỷ lệ khỏi bệnh sau 2 lần điều trị 100 %. Kết quả phòng bệnh cho lợn con cho thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy giảm xuống rõ rệt. Cụ thể chỉ mắc với tỷ lệ 4,65% so với không phòng là 17,07% và thấp hơn so với sử dụng thuốc Coli-norgent là 9,75%. Khi so sánh tác dụng điều trị của chế phẩm phòng, trị PTTC với thuốc Coli-norgent thấy tác dụng điều trị của chế phẩm phòng, trị PTLC là 93,93% cao hơn thuốc Coli-norgent là 89,2%. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Huy Bích và cs, (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I- II, Viện dƣợc liệu. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. [2]. Bộ môn Dƣợc học cổ truyền Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, (2000), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,. [3]. Phạm Ngọc Bùng, Hoàng Đức Chƣớc, Nguyễn Đăng Hoà, Võ Xuân Minh, Nguyễn Thị Nga, (2004), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [4]. Phạm Ngọc Bùng, Phạm Thị Minh Huệ, Nguyễn Văn Long, Võ Xuân Minh, Vũ Văn Thảo, (2004), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [5]. Đào Duy Cần, (2001), Thuốc nam, thuốc bắc và các phương thang chữa bệnh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. [6]. Huỳnh Kim Diệu, (2007) “Hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con của chất chiết lá cây xuân hoa so với kháng sinh”, Tạp chí KHKT thú y. [7]. Lê Trần Đức, (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu, Nxb Nông nghiệp. [8]. Phạm Hoàng Hộ, (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ. [9]. Đỗ Tất Lợi, (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học,. 10. Viện dƣợc liệu, Tạp chí dược liệu tập 6, (2001), trang 2, 3, 5. SUMMARY STUDY ON TRAIL PRODUCTION, EVALUATION OF SAFETY AND EFFICIENCY OF HERBAL EXTRACTS IN PIGLET E.COLI DIARRHEA TREATMENT- PREVENTION Nguyen Quang Tinh * College of Agriculture and Forestry - TNU PTTC herbal product is basically made from two herbal varieties including Aristolochiaceae and Caesalpinia sappan with suitable supplements of honey and other needs. The anti-bacteria activity of this PTLC product on E.coli as well as other bacterial strains was evaluated, the results of the present study showed that PTLC product had a good antibacteria potential, especially without any side effects. That of kanamycin, amoxilin the common antibiotic with large spectrum of antibiotic at the dose of 0.5ml/head produced a low efficiency (20 – 60 % in the total of experimental piglets showed good influences); however, the treatment efficiency increased with dose rising up to 1ml/head (100% experimental piglets showed good influences). The treatment of 66 inrected piglets using PTTC product produced a treatment efficiency of 62 heads (93.93%), the treatment duration was 3.08± 0,3 days. The rate of re-infected piglets after the first treatment was 4 heads (6.45%) and the secondly treatment duration was 2.5 days. The treatment efficiency of Coli-norgent from Vemedim Company was lesser as compared with PCTC product with the same experimental conditions. Key words: Piglet, diarrhea, herbal extract, antibiotics, treatment. * Tel: 0988 675651

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_thu_nghiem_danh_gia_do_an_toan_va_tac_dun.pdf