Nghiên cứu ứng dụng dung dịch điện hoạt hóa trong chăn nuôi gà đẻ nhằm cải thiện môi trường chăn nuôi và nâng cao hiệu quả ấp nở
1. Sử dụng dung dịch ĐHH Catolit 15- 20%
và Anolit 15- 20% để sát khuẩn chuồng trại
và thiết bị cho chăn nuôi gà đẻ giai đoạn 21
đến 40 tuần tuổi đã có tác dụng giảm thiểu khí
H2S và NH3 trong chuồng nuôi, lƣợng khí
H2S chỉ bằng 34.13 đến 37.30%, lƣợng NH3
chỉ bằng 32.33 đến 33.89% so với phun sát
khuẩn bằng Formandehyt 2%.
Đồng thời dung dịch hoạt hóa cũng có tác
dụng sát khuẩn đệm lót tốt hơn hẳn so với sử
dụng Formandehyt , số lƣợng Salmonella chỉ
bằng 49.62 đến 51.53%, số lƣợng Ecoli chỉ
bằng 51.89 đến 53.16% so với phƣơng pháp
sát khuẩn thông thƣờng.
Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy sử
dụng dung dịch Catolit 15% để rửa dụng cụ,
thiết bị và phun định kỳ 2 lần/tuần bằng dung
dịch Anolit 20% cho kết quả sát khuẩn và cải
thiện lƣợng khí H2S và NH3 tốt hơn so với
làm ngƣợc lại.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng dung dịch điện hoạt hóa trong chăn nuôi gà đẻ nhằm cải thiện môi trường chăn nuôi và nâng cao hiệu quả ấp nở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 86 - 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DUNG DỊCH ĐIỆN HOẠT HÓA
TRONG CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
CHĂN NUÔI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ẤP NỞ
Nguyễn Duy Hoan
Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm ứng dụng dung dịch điện hoạt hóa anolit 20% và catolit 15% để sát khuẩn chuồng trại
và trứng ấp của đàn gà đẻ giống Tam Hoàng giai đoạn 21 đến 40 tuần tuổi đã cho kết quả nhƣ sau:
Dung dịch điện hoạt hóa đã làm giảm lƣợng khí H2S xuống còn 34.13 đến 37.30%, lƣợng khí NH3
xuống còn 32.33 đến 33.89% so với sử dụng Formandehyt 2%. Mặt khác số lƣợng vi khuẩn
Salmonella và Ecoli của lô đƣợc sử dụng dung dịch điện hoạt hóa cũng chỉ bằng 49.62 đến 53.16%
so với sử dụng Formandehyt 2%. Sử dụng dung dịch điện hoạt hóa để khử trùng trứng ấp đã làm
tăng tỷ lệ nở/ trứng có phôi từ 3.71 đến 4.81%, tăng số lƣợng gà con loại 1 từ 5.36 đến 7.93% so
với khử trùng bằng Formon 2%.
Từ khóa: Môi trường, Anolit, Catolit, gà đẻ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trƣờng chăn nuôi và công tác vệ sinh
phòng bệnh có ảnh hƣởng rất lớn đến năng
xuất, chất lƣợng và hiệu quả chăn nuôi nói
chung và gà đẻ công nghiệp nói riêng. Ngoài
ra, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng còn ảnh hƣởng
trực tiếp đến ngƣời chăn nuôi và cộng đồng
dân cƣ sống gần khu vực chuồng trại. Đặc
biệt là khi dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện
và bùng phát với tốc độ lây lan nhanh chóng
thì vấn đề vệ sinh, phòng dịch lại đƣợc đề cao
hơn lúc nào hết. Trƣớc tình hình đó, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề
xuất và cho thử nghiệm chƣơng trình chăn
nuôi gia cầm an toàn sinh học trong đó quy
trình tẩy trùng chuồng trại, trang thiết bị
đƣợc đặc biệt chú trọng.
Để khử trùng chuồng trại, một số loại hóa
chất truyền thống đƣợc khuyến cáo sử dụng
nhƣ: Nƣớc vôi trong, Formandehyt,
Haniodin Hiệu quả sát trùng các loại hóa
chất trên tƣơng đối tốt song có nhƣợc điểm là
giá thành cao, mặt khác có hại cho gia cầm
và ngƣời chăn nuôi.
Để giải quyết vấn đề này, Viện sĩ Bakhir V.N
thuộc viện Hàn lâm khoa học Liên Bang Nga
- trích theo Bạch Quốc Dũng năm 2004 [1]
đã đề xuất một giải pháp vô cùng đơn giản
nhƣng rất hiệu quả đó là: Điều chế ra một loại
dung dịch từ muối thông qua hệ thống thiết bị
điện 2 cực tƣơng tự nhƣ nguyên lý làm Pin
hay Acquy lỏng. Nƣớc muối sau khi hoạt hóa
Tel:0913377255, Email:ndhoan1961@yahoo.com
có tác dụng diệt khuẩn mạnh gấp hàng ngàn
lần so với nƣớc muối thông thƣờng, hiệu quả
sát khuẩn của dung dịch nƣớc muối sau khi
điện hoạt hóa (ĐHH) đã đƣợc chứng minh ở
nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ: Mỹ, Anh,
Nhật Bản, Ấn Độ Ngoài việc sử dụng trong
chăn nuôi dung dịch ĐHH đƣợc ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ: Khử trùng
thực phẩm, khử trùng dụng cụ và bệnh nhân
trong y học, vệ sinh cá nhân. Tại Nhật bản
70% gia đình trang bị thiết bị tự sản xuất
dung dịch ĐHH tại nhà để khử trùng thực
phẩm, rau quả và vệ sinh cá nhân hàng ngày-
Quốc Dũng năm 2005 [1]. Chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả sát
khuẩn của dung dịch ĐHH từ đó có căn cứ
khoa học để phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Gà đẻ giống Tam Hoàng từ tuần 21 đến 40
tuần tuổi.
- Trứng gà giống Tam hoàng đẻ ra từ tuần 27
đến tuần 40
* Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Gà thí nghiệm đƣợc theo dõi tại một số
nông hộ của phƣờng Quán Triều thành phố
Thái Nguyên.
- Trứng gà đƣợc ấp tại trại ấp gia đình ông
Phạm Văn Thực – Phƣờng Phan Đình Phùng
Thành phố Thái Nguyên.
* Thời gian nghiên cứu: 9/2008 đến 3/2009
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 86 - 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm1: Đánh giá khả năng cải thiện
môi trường chuồng nuôi của dung dịch điện
hoạt hoá
* Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí
làm 3 lô, mỗi lô 100 gà đẻ giai đoạn 21- 40
tuần tuổi, gà thí nghiệm đƣợc nuôi trên nền
đệm lót với mật độ 5 con/m2. Thức ăn và chế độ
chăm sóc, nuôi dƣỡng đƣợc thực hiện theo đúng
quy định đối với gà đẻ lông mầu nuôi nhốt
- Lô thí nghiệm1: Sát khuẩn chuồng trại, thiết
bị ban đầu và hàng ngày bằng dung dịch Catolit
15%, đồng thời phun dung dịch Anolit 20%
định kỳ 2 lần/tuần trong và ngoài chuồng nuôi.
- Lô thí nghiệm 2: Sát khuẩn chồng trại, thiết
bị ban đầu và hàng ngày bằng dung dịch Anolit
15%, đồng thời phun dung dịch Catolit 20%
định kỳ 2 lần/tuần trong và ngoài chuồng nuôi.
- Lô đối chứng: Sát khuẩn chồng trại, thiết bị
ban đầu và hàng ngày bằng dung dịch
Formandehyt 2%, định kỳ phun bên ngoài 2
lần/tuần.
* Nồng độ và liều sử sụng của hóa chất thí
nghiệm:
Dung dịch Catolit nồng độ 15-20% tuỳ thí
nghiêm với PH = 11-12; ORP<-400mV, dung
dịch Anolit có PH=7±0.3, ORP> 800mV,
nồng độ 15- 20 % tuỳ thí nghiêm; dung dịch
Formandehyt 2%.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Đo nồng độ các loại khí NH3, H2S trong
chuồng nuôi tại 6 thời điểm 30, 32, 34, 36,
38 và 40 tuần tuổi. Sử dụng thiết bị lấy mẫu
Kimoto sản xuất tại Nhật Bản để lấy mẫu,
phân tích mẫu bằng máy MX21 Casella do
Anh sản xuất, phân tích tại sở Tài nguyên môi
trƣờng Tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định mức độ nhiễm Salmonella và E.Coli
trong đệm lót tại các thời điểm 30, 32, 34, 36,
38 và 40 tuần tuổi, tiến hành xét nghiệm tại
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Thí nghiệm 2: Sử dụng dung dịch ĐHH để
khử trùng trứng ấp.
Bố trí 3 lô thí nghiệm, mỗi lô 200 trứng (lặp
lại 3 lần) lấy từ đàn gà thí nghiệm, sử dụng
các phƣơng pháp sát trùng khác nhau:
- Lô thí nghiệm 1: Phun trứng bằng Catolit
20% trƣớc, sau 1 tiếng phun bằng Anolit 20%,
để khô tự nhiên trƣớc khi đƣa vào máy ấp.
- Lô thí nghiệm 2: Phun trứng bằng Anolit
20% trƣớc, sau 1 tiếng phun bằng Catolit 20%,
để khô tự nhiên trƣớc khi đƣa vào máy ấp.
- Xông trứng bằng dung dịch Phormon 2%
trong thời gian 30 phút.
* Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi tất cả các
chỉ tiêu ấp nở của 3 lô
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của dung dịch ĐHH tới một số
chỉ tiêu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi
Kết quả phân tích hàm lượng khí NH3 và H2S
tại các lô thí nghiệm
Qua 6 lần lấy mẫu không khí chuồng nuôi tại
các thời điểm khác nhau để phân tích chúng
tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 1.
Kết quả ở bảng 1 cho ta thấy: Đối với hàm
lƣợng H2S trong không khí chuồng nuôi của 2
lô thí nghiệm chỉ bằng 34.13 đến 37.30% so
với lô đối chứng, trong đó lô thí nghiệm 1
thấp hơn lô thí nghiệm 2 là 0,004mg/m3
tƣơng đƣơng 3.17%, tƣơng tự nhƣ vậy, hàm
lƣợng NH3 của hai lô thí nghiệm cũng chỉ
bằng 32.23 đến 33.89% so với lô đối chứng.
So sánh hàm lƣợng NH3 của 2 lô thí nghiệm
chúng ta thấy mặc dù lô thí nghiệm 1 thấp
hơn song mức độ chênh lệnh là rất ít:
0.029mg/m
3
tƣơng đƣơng 1.66%. Nhƣ vậy sử
dụng dung dịch điện hóa để sát khuẩn chuồng
trại, thiết bị đã có hiệu quả hơn hẳn so với
phƣơng pháp sát trùng truyền thống bằng
Formandehyt 2% (lƣợng H2S và NH3 đã giảm
khoảng 2/3 so với đối chứng).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với công bố của Bạch Mạnh Điều và cộng sự,
2004 nghiên cứu trên Đà điểu [2]; của Loped
B năm 2008 nghiên cứu trên gà đẻ [5]. Cũng
từ bảng 1 chúng tôi có nhận xét: Mặc dù sử
dụng dung dịch ĐHH đã giảm thiểu đáng kể
lƣợng khí H2S và NH3 trong chuồng nuôi
song so với tiêu chuẩn cho phép lƣợng khí
NH3 vẫn vƣợt từ 2.81- 2.96 lần và lƣợng khí
H2S vƣợt 5.37 đến 5.87 lần.
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 86 - 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Bảng 1. Kết quả phân tích hàm lƣợng H2S và NH3 trong không khí chuồng nuôi, mg/m
3
Lần đo
Hàm lượng H2S Hàm lượng NH3
TN1 TN2 ĐC TN1 TN2 TN3
1 0.029 0.029 0.101 0.340 0.351 1.610
2 0.032 0.034 0.112 0.404 0.412 1.854
3 0.033 0.035 0.121 0.548 0.496 1.848
4 0.038 0.034 0.131 0.654 0.724 1.637
5 0.056 0.075 0.146 0.715 0.758 1.752
6 0.070 0.077 0.145 0.720 0.812 1.780
Trung bình 0.043 0.047 0.126 0.563 0.592 1.747
So sánh % 34.13 37.30 100.00 32.23 33.89 100.00
Tiêu chuẩn cho phép 0.008 0.008 0.008 0.200 0.200 0.200
Vƣợt so với tiêu chuẩn (lần) 5.37 5.87 15.75 2.81 2.96 8.73
Mức độ nhiểm khuẩn Salmonella và Ecoli trong lớp đệm lót của các lô thí nghiệm
Kết quả xét nghiệm 2 loại vi khuẩn trong lớp đệm lót tại 6 thời điểm khác nhau đƣợc thể hiện ở
bảng 2.
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm mức độ nhiểm khuẩn chuồng nuôi
Lần xét nghiệm
Salmonella E.Coli
TN1 TN2 ĐC TN1 TN2 ĐC
1 1.2.106 1.3.106 2.6.106 1.2.106 1.3.106 2.2.106
2 1.3.106 1.3.106 2.8.106 1.1.106 1.3.106 2.3.106
3 1.4.106 1.4.106 2.7.106 1.2.106 1.2.106 2.5.106
4 1.4.106 1.2.106 2.5.106 1.2.106 1.1.106 2.4.106
5 1.3.106 1.4.106 2.5.106 1.3.106 1.4.106 2.3.106
6 1.2.106 1.5.106 2.6.106 1.4.106 1.3.106 2.5.106
Trung bình 1.3.106 1.35.106 2.62.106 1.23.106 1.26.106 2.37.106
So sánh, % 49.62 51.53 100.00 51.89.106 53.16 100.00
Qua 6 lần xét nghiệm 2 loại vi khuẩn phổ biến
vào các tuần tuổi 30,32,34,36,38 và 40 chúng
tôi có nhận xét: Ở cả 3 lô thí nghiệm số lƣợng
Salmonella và Ecoli biến động không theo
quy luật và không có xu hƣớng tăng lên ở
những tuần cuối, điều đó cũng đồng nghĩa với
việc sử dụng chất sát trùng 2 lần một tuần đã
kìm hãm sự phát triển của 2 loại vi khuẩn này.
Về khả năng sát khuẩn của các dung dịch ĐHH
Catolit và Anolit đƣợc thể hiện rõ ở số lƣợng
Salmonella và Ecoli ở 2 lô thí nghiệm đều thấp
hơn hẳn so với lô đối chứng, Số lƣợng
Salmonella ở lô thí nghiệm 1 là 1,3x106 tƣơng
đƣơng 49.62% so với đối chứng, lô thí nghiệm
2 là 1,35x106 tƣơng đƣơng 51.53% so với lô
đối chứng, tƣơng tự nhƣ vậy, số lƣợng Ecoli là
1,23x106 bằng 51.89% so với đối chứng, lô thí
nghiệm 2 là 1,26x106 tƣơng đƣơng 53.16% so
với đối chứng.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng dung dịch
ĐHH có khả năng sát khuẩn tốt hẳn so với
Formandehyt, số lƣợng Salmonella và E.Coli
ở các lô đƣợc sát khuẩn bằng dung dịch ĐHH
chỉ bằng khoảng 1 nửa so với lô đƣợc sát
khuẩn bằng Formandehyt, Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với công bố của
Loped.B năm 2008 [5].
So sánh 2 công thức sát khuẩn thể hiện ở lô
thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 chúng ta có
thể nhận thấy: mặc dù số lƣợng Salmonella và
Ecoli của lô thí nghiệm1 thấp hơn so với lô
thí nghiệm 2, song sự sai khác là rất thấp,
chỉ từ 1.27 đến 1.91%.
Ảnh hưởng của dung dịch điện hoạt hóa tới các chỉ tiêu ấp nở
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 86 - 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
Kết quả ấp nở của 3 lô thí nghiệm với phƣơng thức sát trùng khác nhau thể hiện ở bảng 3
Bảng 3: Một số chỉ tiêu ấp nở của lô thí nghiệm
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Lô
TN1 TN2 ĐC
1 Tổng đợt ấp Đợt 3 3 3
2 Tổng số trứng ấp Qủa 600 600 600
3 Tỷ lệ trứng có phôi % 90.83 90.67 90.50
4 Tỷ lệ nở/trứng ấp % 85.33 84.00 80.67
5 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 93.94 92.64 89.13
6 Tỷ lệ gà con loại 1 % 98.24 97.42 96.28
7 Số gà con loại 1 Con 503 491 466
So sánh % 107.93 105.36 100.00
Kết quả của bảng 3 cho thấy dung điện hoạt
hóa có khả năng sát khuẩn trứng ấp tốt hơn so
với sát khuẩn bằng xông Formon 2%, điều đó
đƣợc thể hiện: tỷ lệ nở/trứng ấp cao hơn 3.33
đến 4.66%, tỷ lệ nở/trứng có phôi cao hơn từ
3.51 đến 4.81%, tỷ lệ gà con loại 1 cao hơn từ
1.14 đến 1.96%. Đặc biệt nếu so sánh số
lƣợng gà con loại 1 so với tổng số trứng đƣa
vào ấp giữa các lô thí nghiệm với lô đối
chứng, chúng ta có thể nhận thấy dung dịch
điện hoạt hóa có hiệu quả rõ rệt: số lƣợng gà
con loại 1 của 2 lô thí nghiệm cao hơn từ 5.36
đến 7.93% so với lô đối chứng. So sánh 2
phƣơng thức sát khuẩn qua 2 lô thí nghiệm
cho thấy: Phun trứng bằng Catolit trƣớc, sau
đó bằng phun Anolit sẽ cho số gà con loại 1
cao hơn 2.57% so với làm ngƣợc lại. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với công bố
của Hoàng Xuân Lộc và cộng sự năm 2004
[3], Lê Hồng Mận và cộng sự năm 2007[4].
KẾT LUẬN
1. Sử dụng dung dịch ĐHH Catolit 15- 20%
và Anolit 15- 20% để sát khuẩn chuồng trại
và thiết bị cho chăn nuôi gà đẻ giai đoạn 21
đến 40 tuần tuổi đã có tác dụng giảm thiểu khí
H2S và NH3 trong chuồng nuôi, lƣợng khí
H2S chỉ bằng 34.13 đến 37.30%, lƣợng NH3
chỉ bằng 32.33 đến 33.89% so với phun sát
khuẩn bằng Formandehyt 2%.
Đồng thời dung dịch hoạt hóa cũng có tác
dụng sát khuẩn đệm lót tốt hơn hẳn so với sử
dụng Formandehyt , số lƣợng Salmonella chỉ
bằng 49.62 đến 51.53%, số lƣợng Ecoli chỉ
bằng 51.89 đến 53.16% so với phƣơng pháp
sát khuẩn thông thƣờng.
Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy sử
dụng dung dịch Catolit 15% để rửa dụng cụ,
thiết bị và phun định kỳ 2 lần/tuần bằng dung
dịch Anolit 20% cho kết quả sát khuẩn và cải
thiện lƣợng khí H2S và NH3 tốt hơn so với
làm ngƣợc lại.
2. Sử dụng dung dịch điện hoạt hóa để khử
trùng trứng ấp đã làm tăng tỷ lệ nở/trứng có
phôi từ 3.51 đến 4.81%, tăng tỷ lệ gà con loại
1 từ 1.14 đến 1.96% so với khử trùng bằng
Formon 2%. Đặc biệt số lƣợng gà con loại 1
của 2 lô sử dụng dung dịch ĐHH để sát khuẩn
trứng cao hơn so với đối chứng từ 5.36% đến
7.93%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quốc Dũng (2005) Hành trình về Việt Nam của
một loại “nước kỳ diệu’’ Tạp chí chăn nuôi số 6.
[2]. Bạch Mạnh Điều, Nguyễn Huy Lịch (2004)
Ứng dụng dung dịch điện hóa Anolit trong phòng
bệnh cho Đà Điểu, Báo cáo khoa học Viện chăn
nuôi Quốc gia.
[3]. Hoàng Xuân Lộc, Nguyễn Quý Khiêm,
Nguyễn Thị Nga, Đỗ Thị Sợi, Phùng Đức Tiến
(2004) Kết qủa ứng dụng dung dịch điện hóa trong
chăn nuôi gia cầm, Báo cáo khoa học Viện chăn
nuôi Quốc gia.
[4]. Lê Hồng Mận, Trần Công Xuân, Nguyễn
Thiện, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Sỹ Lăng(2007) Sổ
tay chăn nuôi gia cầm bền vững - Nhà Xuất bản
Thanh Hóa.
[5]. Loped B (2008) Applying of Anolit and catolit
in Poultry - World Poultry Science vol 2 P84-99
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 86 - 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
SUMMARY
APPLYING OF CATOLIT AND ANOLIT IN EGG-LAYING HEN RAISING FOR THE
AMELIORATING OF ENVIROMENTAL HEN-HOUSE AND IMPROVING OF
INCUBATING TARGETS
Nguyen Duy Hoan
Thai Nguyen University
Experiment applying catolit 15- 20% and anolit 15-20% for antispticing of hen-house and egg of
the Tam Hoang breed from 21 to 40 weeks of ages, We have results: The concentration of the H2S
have reduced from 34.13 to 37.30%, concentration of the NH3 have reduced from 33.33 to 33.89%
in the experimented groups which have using Catolit and Anolit to compare with the group which
have using formandehyt 2%.
Antibiotic able of Catolit and Anolit are better than formandehyte: number of the Salmonella and
Ecoli of the experimental groups equal 49.62% to 53.16% to compare with the group which have
using formandehyt 2%.
The Catolit and Anolit have helped increasing hatching percentage from 3.51 to 4.81%, percentage
of the first groups of chicks from 5.36 to 7.93% to compare with the using by formon 2%.
Key words: catolit, anolit, environment, hen.
Tel:0913377255, Email:ndhoan1961@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_dung_dich_dien_hoat_hoa_trong_chan_nuoi.pdf