- Mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách hàng
50 cm và cây cách cây 28 cm thích hợp cho
THL IL3 x IL6. Với mật độ khoảng cách này
tạo cho quần thể ngô đạt đến mức độ tối ưu
trong tiếp nhận ánh sáng mặt trời và nhiệt độ,
tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng phát
triển tốt.
- Thời gian sinh trưởng trung bình trong vụ
Xuân là 111 ngày, vụ Thu là 98 ngày; khả năng
chống chịu tốt với bệnh khô vằn; chống chịu
khá với sâu đục thân và bệnh đốm lá; năng suất
thực thu đạt cao nhất (dao động từ 82,34 –
86,23 tạ/ha), vượt đối chứng từ 16,8 – 18,9%.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách gieo trồng tổ hợp ngô lai IL3 x IL6 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Thị Nguyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 105 - 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH GIEO
TRỒNG TỔ HỢP NGÔ LAI IL3 x IL6 TRONG VỤ XUÂN VÀ VỤ THU NĂM
2010 TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐÔNG BẮC
Dương Thị Nguyên*, Luân Thị Đẹp, Mai Xuân Triệu
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu vụ Xuân và Thu năm 2010 trên THL IL3 x IL6 tại Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Sơn Dƣơng – Tuyên Quang, Chợ Mới – Bắc Kạn cho thấy mật độ 7,1 vạn cây/ha với
khoảng cách hàng 50 cm và cây cách cây 28 cm thích hợp cho THL IL3 x IL6. Với mật độ khoảng
cách này tạo cho quần thể ngô đạt đến mức độ tối ƣu trong tiếp nhận ánh sáng mặt trời và nhiệt độ,
tạo điều kiện cho cây ngô sinh trƣởng phát triển tốt. Thời gian sinh trƣởng trung bình trong vụ
Xuân là 111 ngày, vụ Thu là 98 ngày; khả năng chống chịu tốt với bệnh khô vằn; chống chịu khá
với sâu đục thân và bệnh đốm lá; năng suất thực thu đạt cao nhất (dao động từ 82,34 – 86,23
tạ/ha), vƣợt đối chứng từ 16,8 – 18,9%.
Từ khóa: Ngô lai, khoảng cách hàng, mật độ, năng suất.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Năng suất của cây trồng nói chung và của cây
ngô nói riêng đƣợc xác định trên cơ sở năng
suất của cá thể và năng suất của quần thể. Để
đạt đƣợc năng suất tối ƣu trên ruộng ngô, nhà
nông học cần phải xác định một mật độ phù
hợp để tối đa cả năng suất cá thể và năng suất
quần thể. Theo Trần Hồng Uy (1985) [4], ở
ngô có sự tƣơng tác chặt giữa giống và mật độ
trồng, có nghĩa là mỗi một giống ngô sẽ cho
năng suất cao ở một mật độ gieo trồng thích
hợp. Để xác định mật độ và khoảng cách gieo
trồng thích hợp cho tổ hợp lai (THL) IL3 x
IL6 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc, chúng tôi
đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về các
mật độ và khoảng cách gieo trồng trong vụ
Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh
vùng Đông Bắc.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Từ kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học
và đánh giá khả năng kết hợp ở chỉ tiêu năng
suất của các THL luân giao qua 3 vụ thí
nghiệm (vụ Thu 2008, vụ Xuân và vụ Thu
2009) tại Thái Nguyên và Phú Thọ, chúng tôi
đã chọn đƣợc 1 THL ƣu tú là IL3 x IL6 cho
năng suất cao và ổn định.
*
Tel: 945514967; Email: nguyentuaf1@gmail.com
Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm đƣợc triển khai trong vụ Xuân
và vụ Thu năm 2010 tại trƣờng Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh
Tuyên Quang, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô
thí nghiệm là 8,0; 9,6 và 11,2 m2 tùy từng
công thức, mỗi ô gồm 4 hàng, mỗi hàng dài
4m với khoảng cách tùy từng mật độ khác
nhau. Mọi chỉ tiêu theo dõi đánh giá đƣợc
thực hiện ở 2 hàng giữa của ô.
- Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trƣởng,
chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá, chỉ
số diện tích lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn,
bệnh đốm lá, các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất thực thu.
- Phƣơng pháp theo dõi: Theo quy phạm
khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số 10
TCN 341 - 2006 [1]. Số liệu đƣợc xử lý
bằng phần mềm SAS.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách trồng
đến thời gian sinh trưởng (TGST) và đặc
điểm hình thái
Số liệu bảng 1 cho thấy TGST của THL IL3 x
IL6 không có sự sai khác giữa các mật độ và
khoảng cách trồng trong cùng một vụ. Vụ
Xuân, TGST của THL IL3 x IL6 là 111 ngày
và vụ Thu là 98 ngày. Chiều cao cây của THL
Dương Thị Nguyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 105 - 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
IL3 x IL6 với mật độ khoảng cách trồng khác
nhau biến động từ 182,3 – 184,0 cm (vụ
Xuân) và từ 185,0 – 187,3 cm (vụ Thu).
Chiều cao đóng bắp của THL IL3 x IL6 biến
động từ 87,1 – 88,5 cm (vụ Xuân) và từ 82,2
– 90,4 cm (vụ Thu). Tỷ lệ chiều cao đóng
bắp/chiều cao cây qua 2 vụ thí nghiệm biến
động từ 47,7 – 48,1%. Số lá/cây của THL IL3
x IL6 ở các mật độ và khoảng cách trồng khác
nhau ít có sự biến động giữa vụ Xuân và vụ
Thu. Trong vụ Xuân, các công thức thí
nghiệm có số lá/cây từ 19,2 – 19,4 lá; vụ Thu,
số lá/cây dao động từ 19,1 – 19,5 lá. Không
có sự sai khác về TGST, chiều cao cây, chiều
cao đóng bắp và số lá/cây giữa các mật độ,
khoảng cách trồng trong thí nghiệm và so với
đối chứng (kể cả 2 vụ thí nghiệm). Ngƣợc lại,
mật độ khoảng cách trồng có ảnh hƣởng rất
lớn đến chỉ số diện tích lá (CSDTL) của THL
IL3 x IL6 trong cả vụ Xuân và vụ Thu. Vụ
Xuân, các công thức thí nghiệm có CSDTL
biến động từ 3,16 – 4,56 m2 lá/m2 đất, đối
chứng đạt 3,70 m2 lá/m2 đất. CSDTL của
THL IL3 x IL6 tăng dần theo mức tăng của
mật độ gieo trồng trong các công thức nghiên
cứu. Ở mật độ 5 vạn cây/ha CSDTL đạt từ
3,16 – 3,22 m2 lá/m2 đất, thấp hơn so với đối
chứng, trong khi ở mật độ 8 vạn cây CSDTL
đạt từ 4,48 – 4,56 m2 lá/m2 đất, cao hơn so
với đối chứng và các mật độ khác ở mức độ
tin cậy P ≥ 0,95. Vụ Thu, các công thức thí
nghiệm có CSDTL đạt từ 3,10 – 4,45 m2
lá/m
2
đất, đối chứng là 3,70 m2 lá/m2 đất.
Cũng giống nhƣ vụ Xuân, trong vụ Thu mật
độ 8 vạn cây/ha CSDTL đạt cao nhất (4,35 –
4,45 m
2
lá/m
2
đất). Có sự sai khác có ý nghĩa
về CSDTL giữa các mật độ trồng ở mức độ
tin cậy P ≥ 0,95 (kể cả 2 vụ thí nghiệm) [2].
Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách gieo
trồng đến tình hình sâu bệnh hại
Qua kết quả bảng 2 cho thấy, tỷ lệ cây bị sâu
đục thân hại tăng dần theo chiều tăng của mật
độ và cao nhất ở mật độ 8 vạn cây. Mật độ 5;
6; 7,1 vạn cây/ha, tỷ lệ sâu đục thân thấp,
đƣợc đánh giá ở thang điểm 1 ở cả 2 vụ thí
nghiệm, tƣơng đƣơng so với đối chứng. Mật
độ 8 vạn cây/ha, tỷ lệ cây bị hại trong cả 2 vụ
đƣợc đánh giá ở thang điểm 2, cao hơn so với
các mật độ khác và đối chứng. Bệnh khô vằn
ở mật độ 5; 6; 7,1 vạn cây/ha có tỷ lệ bệnh
dao động từ 2,4 – 2,9% (vụ Xuân) và từ 1,5 –
1,9% (vụ Thu) tƣơng đƣơng với đối chứng.
Bảng 1. Ảnh hƣởng của mật độ khoảng cách trồng đến thời gian sinh trƣởng và đặc điểm hình thái của
THL IL3 x IL6 năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc
Khoảng cách
(cm)
Mật độ
(vạn cây
/ha)
TGST
(ngày)
CCC
(cm)
CCĐB
(cm)
Số lá
(lá)
CSDTL
(m
2
lá/m
2 đất)
Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu
50 x 40
5,0
111 98 182,3
186,9 87,4 89,2 19,2 19,4 3,22
d
3,21
d
60 x 33 111 98 182,4 185,2 87,3 88,5 19,3 19,3 3,16
d
3,20
d
70 x 28 111 98 182,3 186,0 87,1 89,9 19,3 19,4 3,18
d
3,10
d
50 x 33
6,0
111 98 183,0 187,0 88,5 89,6 19,2 19,1 3,73
c
3,55
c
60 x 28 111 98 182,5 187,3 87,4 90,4 19,3 19,1 3,86
c
3,56
c
70 x 24 111 98 182,5 187,0 87,1 90,5 19,2 19,3 3,63
c
3,58
c
50 x 28
7,1
111 98 183,2 187,0 87,1 89,8 19,4 19,4 4,18
b
3,97
b
60 x 24 111 98 182,3 185,7 87,7 88,4 19,3 19,3 4,18
b
3,95
b
70 x 20 111 98 183,0 185,0 87,6 88,2 19,2 19,4 4,16
b
3,94
b
50 x 25
8,0
111 98 183,9 186,0 87,4 88,5 19,3 19,5 4,56
a
4,35
a
60 x 21 111 98 184,0 187,0 87,9 89,4 19,2 19,5 4,48
a
4,36
a
70 x 18 111 98 182,8 187,3 87,1 88,7 19,2 19,3 4,56
a
4,45
a
70 x 25(đ/c) 5,7 111 98 182,7 187,0 88,5 88,1 19,2 19,2 3,70c 3,71bc
CV % 2,95 1,03 3,0 2,47 3,25 3,07 3,95 5,24
LSD(0,05) ns ns ns ns ns ns 0,26 0,33
(Trung bình 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn)
Dương Thị Nguyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 105 - 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
Khi tăng mật độ lên 8 vạn cây/ha, tỷ lệ bệnh
lên tới 5,6 – 5,7% (vụ Xuân) và 3,4 – 3,6%
(vụ Thu), nặng hơn so với đối chứng và các
mật độ khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Mật độ trồng dày tạo quần thể rậm rạp, thiếu
ánh sáng, ẩm độ trong ruộng ngô tăng cao là
điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân và bệnh
khô vằn phát triển và gây hại nặng hơn. Bệnh
đốm lá gây hại phổ biến trên tất cả các công
thức thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm bệnh không có
sự sai khác giữa các công thức trong cùng
một vụ. Vụ Xuân tỷ lệ lá bị nhiễm nhẹ,
đƣợc đánh giá ở điểm 2. Vụ Thu, các công
thức bị nhiễm bệnh rất nhẹ (< 10% số lá bị
nhiễm bệnh) đƣợc đánh giá ở điểm 1.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất thự thu của THL IL3 x IL6
Ảnh hƣởng của mật độ khoảng cách trồng đến
các yếu tố cấu thành năng suất của THL IL3 x
IL6 đƣợc trình bày ở bảng 3 và bảng 4.
- Chiều dài bắp: Chiều dài bắp biến động từ
13,6 – 14,6 cm (vụ Xuân) và từ 13,4 – 14,5
cm (vụ Thu). Nhìn chung mật độ càng tăng
chiều dài bắp có xu hƣớng giảm dần. Trong
thí nghiệm các công thức từ 1 – 8 có chiều dài
bắp tƣơng đƣơng nhau và tƣơng đƣơng đối
chứng (vụ Xuân: 14,3 – 14,6 cm; vụ Thu 14,1
– 14,5 cm; đối chứng:14,3 cm). Khi mật độ
tăng dần (công thức 9 đến công thức 12)
chiều dài bắp ngắn dần và công thức 11, 12
có chiều dài bắp ngắn hơn đối chứng ở mức
độ tin cậy P ≥ 0,95.
- Đƣờng kính bắp dao động từ 4,5 – 4,9 cm
(vụ Xuân), công thức 1 với mật độ 5 vạn
cây/ha ở khoảng cách hàng 50 cm và công
thức 7 ở mật độ 7,1 vạn cây/ha - khoảng cách
hàng 50 cm có đƣờng kính bắp đạt 4,9 cm,
lớn hơn đối chứng và các mật độ khoảng cách
hàng khác ở mức độ tin cậy P ≥ 0,95. Công
thức 11, 12 (mật độ 8 vạn cây/ha khoảng cách
hàng 60 cm và 70 cm) có đƣờng kính bắp nhỏ
nhất (4,5 cm). Vụ Thu, công thức 11, 12 (mật
độ 8 vạn cây/ha khoảng cách hàng 60 cm và
70 cm) có đƣờng kính bắp nhỏ hơn đối chứng
(4,2 - 4,3 cm), các công thức còn lại có đƣờng
kính tƣơng đƣơng đối chứng (4,8 cm).
- Số hàng hạt/bắp của các công thức thí
nghiệm trong vụ Xuân và vụ Thu chênh lệch
không nhiều. Vụ Xuân, các công thức thí
nghiệm có số hàng hạt/bắp biến động từ 14,5
– 14,9 hàng; vụ Thu, số hàng hạt/bắp từ 14,4
– 14,8 hàng.
Bảng 2. Ảnh hƣởng của mật độ, khoảng cách gieo trồng đến tình hình sâu bệnh hại của THL IL3 x IL6
năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc
Khoảng cách (cm)
Mật độ
(vạn cây
/ha)
Sâu đục thân
(điểm 1 - 5)
Khô vằn
(%)
Đốm lá
(điểm 1 - 5)
Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu
50 x 40
5,0
1 1 2,5
b
1,6
b
2 1
60 x 33 1 1 2,8
b
1,5
b
2 1
70 x 28 1 1 2,6
b
1,6
b
2 1
50 x 33
6,0
1 1 2,8
b
1,6
b
2 1
60 x 28 1 1 2,4
b
1,5
b
2 1
70 x 24 1 1 2,9
b
1,6
b
2 1
50 x 28
7,1
1 1 2,4
b
1,9
b
2 1
60 x 24 1 1 2,6
b
1,8
b
2 1
70 x 20 1 1 2,9
b
1,9
b
2 1
50 x 25
8,0
2 2 5,6
a
3,4
a
2 1
60 x 21 2 2 5,6
a
3,6
a
2 1
70 x 18 2 2 5,7
a
3,4
a
2 1
70 x 25(đ/c) 5,7 1 1 2,8b 1,6b 2 1
CV % 11,68 10,15
LSD(0,05) 0,66 0,35
Dương Thị Nguyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 105 - 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
Trung bình 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn
Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất của THL IL3 x IL6 với mật độ khoảng cách khác nhau
năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc
Công
thức
Khoảng
cách (cm)
Mật độ
(vạn
cây/ha)
Chiều dài bắp
(cm)
Đường kính
bắp (cm)
Số hàng/bắp
(hàng)
Hạt/hàng
(hạt)
Khối lượng
1000 hạt (g)
Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu
1 50 x 40
5,0
14,6
a
14,5
a
4,9
a
4,9
a
14,9 14,8 32,6
a
32,5
a
320,0
a
319,8
a
2 60 x 33 14,5
ab
14,5
a
4,8
b
4,9
a
14,8 14,7 32,5
a
32,5
a
320,3
a
318,7
a
3 70 x 28 14,5
ab
14,4
a
4,8
b
4,9
a
14,8 14,7 32,4
a
32,5
a
319,6
a
318,6
a
4 50 x 33
6,0
14,5
ab
14,3
ab
4,8
b
4,8
a
14,8 14,7 31,9
ab
31,8
ab
319,9
a
319,0
a
5 60 x 28 14,4
ab
14,3
ab
4,8
b
4,8
a
14,7 14,7 31,4
abc
31,4
bc
318,9
a
318,5
a
6 70 x 24 14,3
ab
14,3
ab
4,8
b
4,8
a
14,7 14,5 31,1
abc
31,3
bc
318,5
a
318,0
a
7 50 x 28
7,1
14,5
ab
14,4
a
4,9
a
4,9
a
14,8 14,7 32,5
a
32,5
a
320,0
a
318,8
a
8 60 x 24 14,3
ab
14,1
ab
4,8
b
4,7
a
14,7 14,6 31,0
abc
31,9
ab
318,8
a
318,9
a
9 70 x 20 14,1
bc
14,0
b
4,8
b
4,6
ab
14,6 14,6 31,0
abc
30,9
bc
318,4
a
318,7
a
10 50 x 25
8,0
14,3
ab
14,0
b
4,8
b
4,6
ab
14,6 14,6 30,5
bc
31,1
bc
308,6
b
307,6
b
11 60 x 21 13,6
c
13,5
c
4,5
c
4,3
b
14,6 14,4 30,0
c
30,5
c
308,1
b
307,2
b
12 70 x 18 13,6
c
13,4
c
4,5
c
4,2
b
14,5 14,4 30,0
c
30,5
c
308,9
b
307,0
b
13
70 x 25
(đ/c)
5,7 14,3
ab
14,3
ab
4,8
b
4,8
a
14,7 14,7 31,2
abc
31,3
bc
319,7
a
318,5
a
CV % 2,36 1,66 1,59 5,58 2,03 1,97 3,21 1,81 1,73 1,78
LSD(0,05) 0,57 0,4 0,10 0,44 ns ns 1,70 0,96 9,23 9,50
(Trung bình 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn)
- Số hạt/hàng biến động từ 30,0 – 32,6 hạt (vụ
Xuân) và từ 30,5 – 32,5 hạt (vụ Thu). Nhìn
chung số hạt/hàng có xu hƣớng giảm dần theo
mức tăng của mật độ trồng, sự khác biệt này
thể hiện rõ nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha và qua
xử lý thống kê cho thấy có sự sai khác có ý
nghĩa ở mức độ tin cậy 95% giữa mật độ 5
vạn, 6 vạn, 7,1 vạn cây/ha so với mật độ 8 vạn
cây/ha (khoảng cách hàng 60 cm và 70 cm).
- Khối lƣợng 1000 hạt có sự sai khác có ý
nghĩa ở mức độ tin cậy P ≥ 0,95 của các
công thức trồng ở mật độ 5 vạn, 6 vạn, 7,1
vạn cây/ha so với các công thức trồng ở mật
độ 8 vạn cây/ha trong cả 2 vụ thí nghiệm.
Khối lƣợng 1000 hạt ở mật độ 8 vạn cây/ha
thấp hơn so với khối lƣợng 1000 hạt ở các
mật độ khác.
Bảng 4. Năng suất thực thu của THL IL3 x IL6 với mật độ khoảng cách khác nhau năm 2010
tại một số tỉnh vùng Đông Bắc
Công
thức
Khoảng
cách
(cm)
Mật độ
(vạn cây/ha)
Vụ Xuân Vụ Thu
Thái
Nguyên
Tuyên
Quang
Bắc
Kạn
Thái
Nguyên
Tuyên
Quang
Bắc
Kạn
1 50 x 40
5,0
69,87
f
70,92
fg
71,65
ef
67,79
ef
68,09
d
69,49
ef
2 60 x 33 69,51
f
70,13
fg
71,22
f
66,72
ef
67,58
d
68,93
ef
3 70 x 28 69,22
f
69,21
g
71,07
f
66,07
f
67,40
d
68,79
f
4 50 x 33
6,0
75,64
cde
75,05
cdef
76,01
cd
73,82
bcd
73,79
bcd
74,41
de
5 60 x 28 73,97
cdef
73,30
defg
74,73
def
72,33
cde
71,48
cd
73,09
def
6 70 x 24 72,83
def
72,63
efg
73,57
ef
70,85
cdef
70,47
cd
71,76
def
7 50 x 28
7,1
84,10
a
85,06
a
86,23
a
82,46
a
82,34
a
83,57
a
8 60 x 24 78,74
bc
80,40
abc
81,37
b
76,35
bc
79,50
ab
80,02
abc
9 70 x 20 76,53
bcd
78,48
bcd
79,83
bc
75,47
bcd
76,22
abc
77,20
bcd
10 50 x 25
8,0
81,34
ab
81,66
ab
83,10
ab
78,50
ab
80,66
a
82,40
ab
11 60 x 21 76,19
cde
77,80
cde
78,60
bcd
74,04
bcd
76,30
abc
76,63
dc
12 70 x 18 72,67
def
73,30
defg
74,18
def
71,35
cdef
73,22
bcd
73,52
def
13 70 x 25(đ/c) 5,7 71,37ef 72,86efg 72,52ef 70,50def 70,52dc 70,67ef
CV % 3,87 4,4 3,6 4,63 5,53 4,44
Dương Thị Nguyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 105 - 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
LSD (0,05) 4,88 5,6 4,64 5,68 6,87 5,60
- Năng suất thực thu của THL IL3 x IL6 khi
trồng với các mật độ khoảng cách khác nhau
có sự biến động lớn, tăng dần ở mật độ 5 vạn
cây/ha lên 6 vạn cây/ha và đạt cao nhất ở mật
độ 7,1 vạn cây/ha, sau đó có xu hƣớng giảm ở
mật độ 8 vạn cây/ha. Trong thí nghiệm, các
công thức ở mật độ 7,1 vạn cây/ha và công
thức mật độ 8 vạn cây/ha, khoảng cách hàng
50 cm cho năng suất thực thu ở các địa điểm
thí nghiệm cao hơn đối chứng và cao hơn các
công thức ở mật độ 5 vạn, 6 vạn cây/ha. Cụ
thể trong vụ Xuân năng suất đạt 76,53 tạ/ha
(công thức 9 tại Thái Nguyên) đến 86,23 tạ/ha
(công thức 7 tại Bắc Kạn). Vụ Thu đạt 75,47
tạ/ha (công thức 9 tại Thái Nguyên) đến 83,57
tạ/ha (công thức 7 tại Bắc Kạn). Trong đó nếu
thu hẹp khoảng cách hàng từ 70 cm xuống 50
cm thì năng suất có xu hƣớng đạt cao hơn kể
cả 3 địa điểm và 2 vụ trồng. Qua hai vụ thí
nghiệm cho thấy năng suất ngô có quan hệ
chặt chẽ với mật độ và khoảng cách hàng, ở
mật độ thích hợp sẽ tạo điều kiện cho ngô
sinh trƣởng, phát triển tốt và cho năng suất
cao. Ngƣợc lại nếu mật độ quá cao hoặc thấp
sẽ không có lợi cho việc hình thành năng suất
[3], [5]. Thực tế cho thấy năng suất thực thu
tăng dần từ mật độ 5 vạn lên 7,1 vạn và đạt
cao nhất ở mật độ 7,1 vạn cây và khoảng cách
hàng 50 cm, vƣợt đối chứng 16,8 – 18,9%;
khi tăng mật độ lên 8 vạn cây/ha năng suất ở
các công thức có xu hƣớng giảm. Nhìn chung,
ở mật độ 6 vạn; 7,1 vạn và 8 vạn cây/ha năng
suất có xu hƣớng tăng khi thu hẹp khoảng
cách hàng.
KẾT LUẬN
- Mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách hàng
50 cm và cây cách cây 28 cm thích hợp cho
THL IL3 x IL6. Với mật độ khoảng cách này
tạo cho quần thể ngô đạt đến mức độ tối ƣu
trong tiếp nhận ánh sáng mặt trời và nhiệt độ,
tạo điều kiện cho cây ngô sinh trƣởng phát
triển tốt.
- Thời gian sinh trƣởng trung bình trong vụ
Xuân là 111 ngày, vụ Thu là 98 ngày; khả năng
chống chịu tốt với bệnh khô vằn; chống chịu
khá với sâu đục thân và bệnh đốm lá; năng suất
thực thu đạt cao nhất (dao động từ 82,34 –
86,23 tạ/ha), vƣợt đối chứng từ 16,8 – 18,9%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Quy phạm
khảo nghiệm giống ngô 10TCN 34 - 2006.
[2].Kiều Xuân Đàm, Ngô Hữu Tình (2002), Ảnh
hưởng của mật độ cây tới các đặc điểm hình thái,
sinh lý và năng suất của giống ngô lai lá đứng
LVN24. Kết quả Nghiên cứu Khoa học quyển IX,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam,
tr. 101 - 105.
[3].Lê Văn Hải (2011), Nghiên cứu đặc điểm nông
sinh học của các tổ hợp lai triển vọng và một số
biện pháp kỹ thuật phục vụ sản xuất ngô vùng
Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
[4].Trần Hồng Uy (1985), Những nghiên cứu về di
truyền tạo giống liên quan tới phát triển sản xuất
ngô nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Hàn
Lâm Nông nghiệp, Xophia, Bungari.
[5].Barbieri P. A., Rozas H. R. S., Andrade F. H.,
Echeverria H. E. (2000), “Row spacing effects at
different levels of nitrogen availability in maize”,
Agronomy journal 92, pp. 283 - 288
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110
SUMMARY
STUDIES ON EFFECTS OF DENSITY AND ROW SPACING OF THE HYBRIDED
MAIZE COMBINATION (IL3 x IL6) IN SPRING AND AUTUMN CROPS - 2010 IN
SOME NORTHWEST PROVINCES
Duong Thi Nguyen
*
, Luan Thi Dep, Mai Xuan Trieu
Thainguyen University of Agficulture and Forestry - TNU
Research results in Spring and Autumn crops on the hybrid combination of maize (IL3 x IL6) at Thai
Nguyen University of Agriculture and Forestry, Son Duong District - Tuyen Quang Procinve and Cho Moi
District - Bac Kan Province showed that the density of 71.000 plants/ha with a row spacing of 50 cm and
plant spacing of 28 cm was suitable for the hybrided maize combination (IL3 x IL6). These density and
spacing made the maize community gain the optimum level in receiving the light and temperature, therefore
made the maize plants have good growth and development: The average growth period in spring crop was
111 days and 98 days in autumn crop; Good sustaining ability to the Sheath blight (Rhizoctonia solani f.sp.
sasakii.), fair sustaining to European corn borer (Ostrinia nubilalis.) and Corn leaf blight
(Helminthosporium maydis.), the highest actual yield (from 8.234 tons/ha to 8.623 tons/ha) that was 16.8 -
18.9% higher than the control.
Key words: Hybrid maize, row spacing, density, yield.
*
Tel: 945514967; Email: nguyentuaf1@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_mat_do_va_khoang_cach_gieo_trong_to.pdf