Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá sắn khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sản xuất của gà thịt Lương Phượng

Thí nghiệm phối hợp bột lá sắn vào thức ăn hỗn hợp của gà Lương Phượng với các tỷ lệ 0%, 2%, 4%, 6%, 8% ở giai đoạn 3 – 6 tuần tuổi và 0%, 4%, 6%, 8%, 10% ở giai đoạn 7- 10 tuần tuổi. Kết quả cho thấy: Khẩu phần có chứa các tỷ lệ bột lá sắn nói trên không ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống của gà. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 93,33% - 98,33%. Khẩu phần ăn có chứa 2% BLS ở giai đoạn 1 và 4% ở giai đoạn 2 (lô TN1) có tăng khối lượng từ 0 – 10 tuần tuổi cao hơn lô đối chứng (0% BLS) với sự sai khác rõ rệt (P<0,05) và tiêu tốn thức ăn thấp hơn lô đối chứng nhưng chưa có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Các chỉ tiêu nói trên của lô TN2 (4% và 6% BLS), lô TN3 (6% và 8% BLS) tương đương với lô đối chứng và không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Riêng lô TN4 (8% và 10% BLS) có tăng khối lượng thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cao hơn lô đối chứng với sự sai khác rõ rệt (P<0,05).

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá sắn khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sản xuất của gà thịt Lương Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 135 - 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ SẮN KHÁC NHAU TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT LƢƠNG PHƢỢNG Trần Thị Hoan*, Từ Trung Kiên Trường Đại học Nông lâm- ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc thực hiện với 300 gà thịt giống Lƣơng Phƣợng, từ 1 -70 ngày tuổi, chia làm 5 lô: Đối chứng (ĐC), thí nghiệm (TN) 1, TN2, TN3, TN4). Gà của các lô đƣợc ăn thức ăn hỗn hợp có chứa các tỉ lệ bột lá sắn (BLS) là: ĐC (0% và 0%), TN1 (2% và 4%), TN2 (4% và 6%), TN3 (6% và 8%), TN4 (8% và 10%), ứng với 2 giai đoạn nuôi: 3-6 và 7-10 tuần tuổi. Kết quả nhƣ sau: Khối lƣợng gà lúc 10 tuần tuổi của các lô ĐC, TN1, TN2, TN3, TN4 tƣơng ứng là 2028g, 2153g, 2068g, 1985g, 1783g. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của các lô ĐC, TN1, TN2, TN3, TN4 lần lƣợt là: 2,97kg; 2,90kg; 2,94kg; 3,01kg; 3,12kg. Tỉ lệ phần trăm giữa thân thịt và khối lƣợng sống của các lô ĐC, TN1, TN2, TN3, TN4 lần lƣợt là: 77,64%; 78,50%; 78,41%; 77,36%; 77,16%. Còn tỉ lệ thịt (đùi + ngực) so với khối lƣợng thân thịt là: 36,61%; 37,13%; 37,31%; 37,77%; 38,92%. Nuôi gà lông màu với tỉ lệ 2% -4% BLS trong thức ăn hỗn hợp sẽ đạt đƣợc hiệu quả tốt và có thể phối hợp với tỉ lệ 6-8% BSL vẫn không ảnh hƣởng xấu đến tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà. Từ khóa: Bột lá sắn, khả năng sản xuất, gà thịt Lương Phượng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nƣớc, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn khẩu phần ăn có bột lá thực vật thì khả năng sinh trƣởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá thực vật. Mặt khác, do đời sống của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao, cho nên nhu cầu về thực phẩm của ngƣời dân trở lên đa dạng, họ không chỉ quan tâm nhiều đến số lƣợng mà còn quan tâm đến chất lƣợng của các sản phẩm chăn nuôi. Trong ngành chăn nuôi gia cầm, sản phẩm phải thỏa mãn đƣợc yêu cầu về chất lƣợng nhƣ: thịt thơm, ngon, chắc thịt, lòng đỏ trứng gà thơm và đỏ... chính vì vậy mà một trong nhiều điều kiện cơ bản nhất có tính bắt buộc đối với chăn nuôi gà sạch có chất lƣợng cao là phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt, sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, đảm bảo không tồn dƣ bất kỳ hoá chất nào, không đƣợc dùng các chất kích thích tăng trọng và các loại kháng sinh nào tồn dƣ trong thịt. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng *Tel: 0988520086 *Email:tranthuhoan_tuaf@yahoo.com.vn của các tỷ lệ bột lá sắn khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sản xuất của gà thịt Lương Phượng”. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu Ảnh hƣởng của các tỷ lệ bột lá sắn (BLS) khác nhau đến khả năng sản xuất thịt của gà Lƣơng Phƣợng nuôi tại Thái Nguyên Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Bột lá sắn, gà Lƣơng Phƣợng (1 - 70 ngày tuổi). Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 11/2009 đến tháng 01/2010. Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm trên gà thịt giống Lƣơng Phƣợng, từ 1 đến 70 ngày tuổi, nuôi nhốt trong suốt thí nghiệm, tổng số gà thí nghiệm là 300 con đƣợc chia thành 5 lô lớn, mỗi lô lớn lại đƣợc chia thành 10 lô nhỏ, mỗi lô nhỏ có 6 con (10 x 6 = 60 con/ 1 lô lớn). Các lô đƣợc đảm bảo đồng đều về các yếu tố thí nghiệm chỉ khác nhau là: Các lô lớn đƣợc cho ăn thức ăn có chứa bột lá sắn (BLS) với các tỷ lệ khác nhau nhƣng đƣợc cân đối bằng nhau về năng lƣợng và protein. Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 135 - 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 136 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô thí nghiệm Giai đoạn 1-42 ngày Giai đoạn 43- 70 ngày Lô đối chứng (Đ/C) 100% thức ăn hh cơ sở I 100% thức ăn hh cơ sở II Lô thí nghiệm 1 (TN1) 98% thức ăn hh cơ sở I +2% BLS 96% thức ăn hh cơ sở II +4% BLS Lô thí nghiệm 2 (TN2) 96% thức ăn hh cơ sở I +4% BLS 94% thức ăn hh cơ sở II +6% BLS Lô thí nghiệm 3 (TN3) 94% thức ăn hh cơ sở I +6% BLS 92% thức ăn hh cơ sở II+8% BLS Lô thí nghiệm 4 (TN4) 92% thức ăn hh cơ sở I +8% BLS 90% thức ăn hh cơ sở II+10% BLS (Khẩu phần cơ sở được phối hợp từ ngô, cám mỳ, khô dầu đậu tương, gluten ngô và bột cá. Giai đoạn 1: 1kg thức ăn có 3000 Kcal năng lượng trao đổi và protein là 20%, giai đoạn 2: 1kg thức ăn có 3000 Kcal năng lượng trao đổi và protein là 18% ). * Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nuôi sống, sinh trƣởng tích lũy, tăng trọng bình quân của gà qua các tuần tuổi, khả năng chuyển hóa thức ăn, khối lƣợng thân thịt, khối lƣợng thịt xẻ, khối lƣợng cơ (đùi +ngực), khối lƣợng gan, khối lƣợng mỡ bụng. * Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [4] và phần mềm Minitab 14. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Ảnh hƣởng của các tỷ lệ bột lá sắn (BLS) khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm Tỷ lệ nuôi sống của gà là một chỉ tiêu đánh giá khả năng thích nghi của chúng đối với điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng. Sau 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của lô đối chứng là 98,33%, lô thí nghiệm 1 là 98,33%, lô TN2: 98,33%, lô TN3: 93,33%, lô TN4: 95,00%. Lô ĐC, TN1, TN2 đều có tỷ lệ nuôi sống là 98,33%, lô TN3 và TN4 có tỷ lệ nuôi sống thấp hơn (93,33% và 95,00%), trừ gà của lô đối chứng bị chết ở tuần thứ 5, gà của lô thí nghiệm 1 bị chết ở tuần tuổi thứ 7, còn các lô khác gà đều bị chết ở các tuần nuôi cuối cùng (tuần 9 và 10), trong đó có cả gà bị chết do kẹp chuồng. Điều này chứng tỏ gà broiler Lƣơng Phƣợng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của Thái Nguyên và không chịu ảnh hƣởng bởi thức ăn có các tỷ lệ BLS khác nhau trong khẩu phần. So sánh với kết quả của Lê Hồng Mận (2004) [1] về tỷ lệ nuôi sống của gà thịt Lƣơng Phƣợng lúc 70 ngày tuổi, thì kết quả của chúng tôi cao hơn 0,33 đến 5,33%. Ảnh hƣởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến khối lƣợng cơ thể của gà thí nghiệm Khối lƣợng cơ thể của gà nuôi thịt nói riêng và gà nói chung là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và đƣợc các nhà chăn nuôi rất quan tâm. Vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trƣởng và cho thịt của một giống gia cầm cụ thể nào đó, đồng thời nó cũng phản ánh tác động của thức ăn đến sinh trƣởng của gà. Chúng tôi đã cân khối lƣợng của gà sau mỗi tuần tuổi. Kết quả đƣợc trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Khối lƣợng của gà ở các giai đoạn tuổi (gram) Giai đoạn ĐC (0%-0%) TN1 (2%-4%) TN2 (4%-6%) TN3 (6% -8%) TN4 (8% -10%) 0 41 41 40 41 40 1 100 99 99 100 99 2 196 196 194 196 195 3 352 355 352 351 338 4 572 584 575 561 535 5 813 843 829 799 760 6 1069 a 1129 b 1111 ab 1048 a 994 c 7 1353 1435 1390 1324 1256 8 1597 1692 1632 1563 1473 9 1828 1935 1864 1790 1636 10 2028 a 2153 b 2068 ab 1985 a 1783 c Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 135 - 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 137 Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê. Số liệu bảng 3.1 cho thấy: Khối lƣợng cơ thể gà của lô đối chứng và các lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật tăng dần qua các tuần tuổi. * Kết thúc lúc 2 tuần tuổi, gà của các lô có khối lƣợng tƣơng đƣơng nhau (từ 194 đến 196g/con). Do giai đoạn 1 đến 2 tuần tuổi các lô gà đƣợc ăn chung một loại thức ăn không có BLS. * Kết thúc lúc 6 tuần tuổi: Giai đoạn từ 3 đến 6 tuần tuổi, các lô TN1, TN2, TN3 và thí nghiệm 4 đƣợc ăn khẩu phần có chứa 2%, 4%, 6% và 8% BLS. Kết thúc 6 tuần tuổi, khối lƣợng trung bình của các lô lần lƣợt là Đ/C: 1069g, TN1: 1129g, TN2: 1111g, TN3:1048g, TN4: 994g. Khối lƣợng trung bình của lô 2% BLS với lô Đ/C có sự sai khác rõ rệt (p<0,05), của lô đối chứng với lô 4% và 6% BLS không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05), còn của lô 8% BLS có khối lƣợng thấp hơn lô đối chứng và có sự sai khác rõ rệt với p<0,05. Nhƣ vậy, ở giai đoạn 3-6 tuần tuổi, khẩu phần ăn có chứa 2% đến 6% BLS đã có tác dụng tốt đến sinh trƣởng của gà, nhƣng tỷ lệ 8% BLS lại có ảnh hƣởng xấu đến sinh trƣởng của gà. * Kết thúc lúc 10 tuần tuổi: Giai đoạn từ 7 – 10 tuần tuổi, tỷ lệ BLS trong khẩu phần của gà tăng thêm 2%, lô TN1 từ 2% ở giai đoạn 3-6 tuần tuổi lên 4% BLS ở giai đoạn này, tƣơng tự nhƣ vậy tỷ lệ BLS của các lô TN2, TN3, TN4 là 6%, 8%, 10%. Kết thúc lúc 10 tuần tuổi, gà của các lô có khối lƣợng trung bình lần lƣợt là: Lô đối chứng: 2028g, TN1: 2153g, TN2: 2068g, TN3:1985g, TN4: 1783g. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, khối lƣợng trung bình của lô 4% BLS có sự sai khác rõ rệt so với lô đối chứng (P<0,05), các lô 6% và 8% BLS không có sự sai khác rõ rệt so với lô đối chứng (P>0,05), còn khối lƣợng trung bình của lô 10% BLS thấp hơn lô đối chứng với sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Nhƣ vậy ở giai đoạn 7 đến 10 tuần tuổi, khẩu phần 4% BLS đã có tác động tốt đến sinh trƣởng của gà, các khẩu phần có chứa 6% và 8% BLS không có ảnh hƣởng xấu đến sinh trƣởng của gà, còn khẩu phần có 10% BLS thì có tác động xấu rõ rệt đến sinh trƣởng của gà. Dƣơng Thanh Liêm và cs (1998) [3] cho biết: bổ sung BLS có tác dụng tốt đến sự sinh trƣởng của gà thịt công nghiệp giống Plymouth, tỷ lệ bổ sung thích hợp và có hiệu quả từ 2% đến 4%. Khi bổ sung BLS còn làm cho màu sắc da, chân gà trở lên màu vàng rất thích hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Kết quả này cũng giống nhƣ kết quả của chúng tôi. Theo Julián Buitrago và cs (2002) [6] sử dụng thân lá cây sắn sau khi trồng 3 tháng, nghiền thành bột và bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia cầm với tỷ lệ nhỏ hơn 6%. 0 500 1000 1500 2000 2500 Tuần tuổi gram Đ/C TN1 TN2 TN3 TN4 Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 135 - 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 138 Hình 1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của gà broiler Lƣơng Phƣợng Ảnh hƣởng của các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn hợp đến tăng khối lƣợng bình quân của gà thí nghiệm Kết quả về tăng khối lƣợng bình quân của gà thí nghiệm đƣợc trình bày tại bảng 2. Số liệu bảng 2 cho thấy: * Giai đoạn 1 đến 2 tuần tuổi: Trong 2 tuần đầu, các lô gà ăn chung cùng một loại thức ăn hỗn hợp không chứa BLS. Do đó, tăng khối lƣợng trung bình của các lô ở giai đoạn này là tƣơng đƣơng nhau (154g đến 155g/con/tuần). * Giai đoạn từ 3 đến 6 tuần tuổi: Các lô gà ở TN1, TN2, TN3, TN4 đã đƣợc ăn thức ăn có chứa tỷ lệ BLS tƣơng ứng là 2%, 4%, 6%, 8%. Sau 4 tuần nuôi, tăng khối lƣợng trung bình của lô 2% cao hơn rõ rệt so với lô đối chứng (P<0,05), còn lô 4%, 6% và 8% thì không có sự sai khác rõ rệt so với lô đối chứng (P>0,05). Nhƣ vậy, thức ăn chứa 2% BLS ở giai đoạn 3- 6 tuần tuổi đã có tác động tốt đến tăng khối lƣợng của gà và tăng tỷ lệ BLS tăng lên 4%, 6% và 8% BLS vẫn chƣa ảnh hƣởng xấu rõ rệt đến tăng khối lƣợng của gà. * Giai đoạn 7 đến 10 tuần tuổi: Tỷ lệ BLS đã tăng thêm 2% so với giai đoạn 3-6 tuần tuổi, tỷ lệ BLS của các lô TN1, TN2, TN3, TN4 tƣơng ứng là 4%, 6%, 8%, 10%. Trong giai đoạn này, tăng khối lƣợng trung bình của lô TN1 (4% BLS) đạt cao nhất (933g) và cao hơn rõ rệt so với lô đối chứng (P<0,05). Tăng khối lƣợng trung bình của các lô TN2 (6% BLS) và TN3 (8% BLS) tƣơng đƣơng với lô đối chứng và không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05). Tăng khối lƣợng trung bình của lô TN4 (10% BLS) thấp hơn so với lô đối chứng và có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Kết quả tăng trọng toàn kỳ thí nghiệm (0-10 tuần tuổi) cho thấy: Tăng khối lƣợng của lô TN1 (2% BLS ở giai đoạn 1 và 4% ở giai đoạn 2) cao hơn lô đối chứng với sai khác rõ rệt (p<0,05), các lô TN2 (4% và 6% BLS) và lô TN3 (6% và 8% BLS) có tăng khối lƣợng trung bình tƣơng đƣơng với lô đối chứng và không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05), lô TN4 (8% và 10% BLS) có tăng khối lƣợng trung bình thấp hơn lô đối chứng với sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Nhƣ vậy, khẩu phần có chứa tới 6% ở giai đoạn 3-6 tuần tuổi và 8% ở giai đoạn 7-10 tuần tuổi vẫn không có ảnh hƣởng xấu đến tăng khối lƣợng của gà. Iheukwumere và cs (2008) [5] thí nghiệm khẩu phần có các tỷ lệ BLS là 0%, 5%, 10% và 15%, kết quả cho thấy: Lô 10% và 15% BLS có tăng khối lƣợng thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cao hơn rõ rệt so với lô 0% và 5% BLS. Bảng 2. Tăng khối lƣợng bình quân ở các giai đoạn tuổi (g/con/tuần) Giai đoạn ĐC (0%-0%) TN1 (2%-4%) TN2 (4%-6%) TN3 (6% -8%) TN4 (8% -10%) 0 - 1 59 58 59 59 59 1- 2 96 97 95 96 96 0 - 2 155 a 155 a 154 a 155 a 155 a 2 - 3 156 159 158 155 143 3 - 4 220 229 223 210 197 4 - 5 241 259 254 238 225 5 - 6 256 286 282 249 234 2 - 6 872 ac 933 b 917 ab 852 ac 799 c 6 – 7 284 306 279 276 262 7 – 8 244 257 242 239 217 8 – 9 231 243 232 227 163 9 – 10 200 218 204 195 147 6 – 10 959a 1024b 957a 937a 789c 0 - 10 1986 a 2112 b 2028 ab 1944 a 1743 c Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 135 - 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê Ảnh hƣởng của các tỷ lệ BLS khác nhau đến khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm * Giai đoạn 1-2 tuần tuổi: Giai đoạn này, các lô gà đƣợc ăn cùng một loại thức ăn hồn hợp không có BLS. Do đó, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng là nhƣ nhau (1,45kg/1kg tăng khối lƣợng) * Giai đoạn 3 đến 6 tuần tuổi: Ở giai đoạn này, các lô 2% và 4% BLS luôn có tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng thấp hơn so với lô đối chứng, còn lô 6% và 8% BLS thì cao hơn lô đối chứng. * Giai đoạn 7 – 10 tuần tuổi: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng của các lô 4% và 6% BLS thấp hơn so với lô đối chứng, còn của lô 8%, 10% BLS thì cao hơn. Nhƣ vậy, ở giai đoạn 3-6 tuần tuổi thức ăn có 6% BLS đã làm giảm hiệu suất sử dụng thức ăn của gà nhƣng ở giai đoạn 7- 10 tuần tuổi thì thức ăn có 8% BLS mới giảm hiệu suất sử dụng thức ăn. Phân tích thống kê về tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng tính chung toàn kỳ thí nghiệm (70 ngày) cho thấy lô TN1 (2% BLS ở giai đoạn 1 và 4% BLS ở giai đoạn 2) có tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lƣợng thấp hơn rõ rệt so với lô TN3 (6% và 8% BLS) và lô TN4 (8% và 10% BLS) với p<0,05; nhƣng không có sự sai khác rõ rệt so với lô đối chứng và lô TN2 (4% và 6% BLS) (p>0,05). Lô TN4 có tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lƣợng cao hơn lô Đ/C và các lô TN1, TN2, TN3 với sự sai khác rõ rệt (p<0,05). Nhƣ vậy, có thể phối hợp tới 6% BLS ở giai đoạn gà 3-6 tuần tuổi và 8% BLS đối với gà 7-10 tuần tuổi mà vẫn chƣa tạo ra sự khác biệt rõ rệt về tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng so với gà đƣợc ăn thức ăn hỗn hợp không có BLS. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm Để đánh giá ảnh hƣởng của các tỷ lệ BLS khác nhau đến khả năng sản xuất thịt của gà thí nghiệm, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát lúc 10 tuần tuổi ở tất cả các lô, kết qủa mổ khảo sát đƣợc trình bày tại bảng 4. Khối lƣợng trung bình của gà mổ khảo sát của mỗi lô tƣơng đƣơng với khối lƣợng trung bình của lô khi kết thúc thí nghiệm. Vì vậy, đƣơng nhiên khối lƣợng sống và khối lƣợng thân thịt của các lô có sự khác nhau từ ban đầu. Do đó, chúng tôi chú trọng xem xét tỷ lệ phần trăm giữa khối lƣợng thân thịt so với khối lƣợng sống và khối lƣợng cơ (đùi + ngực), gan, mỡ bụng so với khối lƣợng thân thịt. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ phần trăm giữa thân thịt và khối lƣợng sống đạt cao nhất ở lô TN1 (2% và 4% BLS), sau đó tăng dần tỷ lệ BLS trong thức ăn thịt tỷ lệ này giảm dần và đạt thấp nhất ở lô TN4 (8% và 10% BLS). Tỷ lệ phần trăm giữa khối lƣợng cơ (đùi +ngực) và khối lƣợng thân thịt thì có xu hƣớng tăng dần khi tăng tỷ lệ BLS trong khẩu phần ăn, đạt thấp nhất ở lô ĐC (0% BLS) là 36,61%, còn cao nhất ở lô TN4 (8% và 10% BLS) là 38,92%. Điều này cho thấy phối hợp BLS vào thức ăn hỗn hợp đã cải thiện tốt hơn tỷ lệ giữa cơ (ngực +đùi) so với khối lƣợng thân thịt. Tỷ lệ phần trăm giữa khối lƣợng gan so với khối lƣợng thân thịt cũng có xu hƣớng tăng dần khi tăng tỷ lệ BLS trong thức ăn. Tỷ lệ này của lô đối chứng (0% BLS) là 1,85%, còn cao nhất thuộc về lô TN4 (8% và 10% BLS) là 2,46%. Kết quả này của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Dƣơng Thanh Liêm (1981) [2]. Tỷ lệ gan tăng lên có thể do khi tăng tỷ lệ BLS trong thức ăn đã làm tăng tỷ lệ độc tố HCN trong cơ thể gà, gan đã tăng trƣởng để tăng cƣờng nhiệm vụ loại bỏ độc tố. Tỷ lệ phần trăm giữa mỡ bụng và khối lƣợng thân thịt cũng tăng dần khi tăng tỷ lệ BLS trong thức ăn, đạt thấp nhất ở lô đối chứng là 2,47%, và cao nhất ở lô TN4 (8% và 10% BLS) là 3,10%. Nguyên nhân chủ yếu là khi Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 135 - 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140 tăng tỷ lệ BLS đã gây ra thiếu hụt năng lƣợng, chúng tôi đã dùng dầu đậu nành để bù đắp năng lƣợng thiếu hụt đó. Nhƣ vậy, tỷ lệ BLS trong thức ăn càng tăng thì tỷ lệ dầu đậu nành trong thức ăn cũng càng tăng dẫn đến tỷ lệ mỡ bụng tăng. Bảng 3. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng (kg thức ăn /kg tăng trọng) Giai đoạn ĐC (0%-0%) TN1 (2%-4%) TN2 (4%-6%) TN3 (6% -8%) TN4 (8% -10%) 0 - 1 1,33 1,32 1,34 1,33 1,34 1- 2 1,52 1,53 1,52 1,53 1,52 0 - 2 1,45 1,45 1,45 1,45 1,45 2 - 3 1,76 1,74 1,76 1,77 1,83 3 - 4 2,51 2,40 2,48 2,53 2,69 4 - 5 2,71 2,62 2,67 2,76 2,88 5 - 6 2,80 2,70 2,75 2,84 2,97 2 - 6 2,52 2,44 2,49 2,55 2,67 6 – 7 3,06 2,93 3,05 3,09 3,27 7 – 8 3,55 3,50 3,53 3,60 3,93 8 – 9 3,78 3,73 3,75 3,89 4,23 9 – 10 4,35 4,23 4,31 4,42 4,63 6 – 10 3,63 3,54 3,61 3,69 3,90 0 - 10 2,97 ab 2,90 a 2,94 ab 3,01 b 3,12 c Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê Bảng 4. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi (n = 3) TT Chỉ tiêu Đơn vị ĐC (0%-0%) TN1 (2%-4%) TN2 (4%-6%) TN3 (6% -8%) TN4 (8% -10%) 1 Khối lƣợng sống g 2030 2158 2075 1992 1795 2 KL thân thịt g 1576 1694 1627 1541 1385 3 So sánh 2 với 1 % 77,64 78,50 78,41 77,36 77,16 4 KL (ngực + đùi) g 577 629 607 581 539 5 So sánh 4 với 2 % 36,61 37,13 37,31 37,77 38,92 6 KL gan g 37,50 41,67 43,33 43,00 44,17 7 So sánh 6 với 2 % 1,85 1,93 2,09 2,16 2,46 8 KL mỡ bụng g 39 42 43 44 43 9 So sánh 6 với 2 % 2,47 2,48 2,64 2,86 3,10 Ghi chú: (Đ/c: Đối chứng, KL: Khối lƣợng, TN: Thí nghiệm) Kết quả mổ khảo sát cho thấy: Phối hơp BLS vào thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ (2% và 4% BLS) và (4% và 6% BLS) ứng với 2 giai đoạn nuôi đã cải thiện tốt hơn tỷ lệ thân thịt, còn tỷ lệ 2% và 4% BLS đến 8%-10% BLS đều cải thiện tốt hơn tỷ lệ cơ (ngực + đùi). Tuy nhiên, gà của các lô có tỷ lệ BLS cao đã làm tăng tỷ lệ gan và mỡ bụng. KẾT LUẬN Thí nghiệm phối hợp bột lá sắn vào thức ăn hỗn hợp của gà Lƣơng Phƣợng với các tỷ lệ 0%, 2%, 4%, 6%, 8% ở giai đoạn 3 – 6 tuần tuổi và 0%, 4%, 6%, 8%, 10% ở giai đoạn 7- 10 tuần tuổi. Kết quả cho thấy: Khẩu phần có chứa các tỷ lệ bột lá sắn nói trên không ảnh hƣởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống của gà. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 93,33% - 98,33%. Khẩu phần ăn có chứa 2% BLS ở giai đoạn 1 và 4% ở giai đoạn 2 (lô TN1) có tăng khối lƣợng từ 0 – 10 tuần tuổi cao hơn lô đối chứng (0% BLS) với sự sai khác rõ rệt (P<0,05) và tiêu tốn thức ăn thấp hơn lô đối chứng nhƣng chƣa có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Các chỉ tiêu nói trên của lô TN2 (4% và 6% BLS), lô TN3 (6% và 8% BLS) tƣơng đƣơng với lô đối chứng và không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Riêng lô TN4 (8% và 10% BLS) có tăng khối lƣợng thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cao hơn lô đối chứng với sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 135 - 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 141 Tỷ lệ thịt (đùi +ngực) của các lô gà ăn thức ăn có BLS đƣợc cải thiện hơn so với lô đối chứng, còn các chỉ tiêu khác tƣơng tự nhƣ lô đối chứng. Nhƣ vậy, có thể phối hợp vào thức ăn hỗn hợp tới 6% BLS ở giai đoạn 3- 6 tuần tuổi và 8% BLS ở giai đoạn 7 – 10 tuần tuổi mà vẫn không ảnh hƣởng xấu tới tăng khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc (2004), Kỹ thuật nuôi gà vườn lông màu nhập nội, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 21. [2]. Dƣơng Thanh Liêm (1981), "Sản xuất và sử dụng bột cỏ giàu sinh tố trong chăn nuôi công nghiệp". Kết quả nghiên cứu KHKT (1976-1980)- Trường đại học Nông nghiệp IV - Tp Hồ Chí Minh, tr. 199. [3]. Dƣơng Thanh Liêm, Nguyễn Phúc Lộc, Nguyễn Văn Hảo, Ngô Văn Mận, Bùi Huy Nhƣ Phúc, Bùi Xuân An (1998), “Chế biến và sử dụng bột lá khoai mì trong chăn nuôi gia súc”, Thông tin và hội thảo sắn Việt Nam tổ chức tại Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, tr. 262. [4]. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002), Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. [5]. Iheukwumere F. C, Ndubuisi E. C, Mazi E. A and Onyekwere M. U (2008), “Performance, nutrient Utilization and Organ Characterristics of Broilers Fed Cassava Leaf Meal (Manihot Esculenta Crantz)”. Pakistan journal of Nutrition 7 (1): 13-16. [6]. Julián Buitrago (2002), “Cassava root and leaf meals as the main ingredients in poultry feeding: some experiences in Colombia”, Cassava research and Development in Asia, Procedings of the seventh regional Workshop held in Bangok, Thailand. SUMMARY A STUDY ON IMPACT OF THE DIFFERENT CASSAVA LEAF MEAL RATIOS IN FEED MIXTURE ON THE PRODUCTION ABILITY OF LUONG PHUONG BROILER CHICKEN Tran Thi Hoan * , Tu Trung Kien College of Agriculture and Forestry - TNU The experiment was conducted on 300 Luong Phuong broiler chicken which are from 1 to 70 days old. They were divided into five groups (control group (Cg), experiment (Ex) 1, Ex 2, Ex 3, Ex 4). Chicken from these groups are fed the mixed feed containing the ratios of cassava leaves meal (CLM) are: Ex 1 (2% for 3 -6 weeks old and 4% for 7 - 10 weeks old), Ex 2 (4% and 6%), Ex 3 (6% and 8%), Ex 4 (8% and 10%), Cg (0% and 0%). The results are as following: The liveweight of chickens at 10 weeks old of the Cg, Ex 1, Ex 2, Ex 3, Ex 4 commensurates with 2028gram, 2153gram, 2068gram, 1985gram, 1783gram; Feed conversion ratio (kg mixed feed/1 kg liveweight gain) is: 2.97kg, 2.90kg, 2.94kg, 3.01kg, 3.12kg; The percentage of the carcass weight and liveweight as following: 77.64%; 78.50%; 78.41%; 77.36%; 77.16%, and the percentage of meat (thigh + breast) comparing with the carcass weight is: 36.61%; 37.13%; 37.31%; 37.77%; 38.92%. Raising colourful broiler chicken at the rate of 2%-4% CLM in the mixed feed will achieve good results and may coordinate with the rate of 6-8% CLM which have no bad effect on the gain weight and feed conversion ratio of chickens. Key wordS: Cassava leaf meal, production, Luong Phuong meat. * Tel: 0988520086, Email:tranthuhoan_tuaf@yahoo.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_cac_ty_le_bot_la_san_khac_nhau_tron.pdf
Tài liệu liên quan