Biểu hiện của BĐKH ở tỉnh Quảng Nam là rất rõ ràng. Những loại thời tiết cực đoan
thường xuyên tác động đến địa bàn toàn tỉnh như: bão, lũ, lụt, hạn hán, nhiễm mặn có
những diễn biến thất thường, phức tạp và khó lường, có sự gia tăng mạnh mẽ về cường
độ và tần suất.
BĐKH đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội làm xói mòn những nỗ
lực trong công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững của địa phương. Trong đó
nông - lâm - ngư nghiệp, an ninh lương thực, tài nguyên nước được nhận diện là những
lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam với khả năng ứng phó, giảm nhẹ thiệt
hại đối với các tai biến thiên nhiên chưa hiệu quả cao. Vì vậy, thường bị thiệt hại khi có
bão, lũ lớn làm hư hại lồng bè, ngập tràn ao nuôi vào thời vụ sản xuất gây thiệt hại lớn
trong sản xuất.
Trên cơ sở phân tích các biểu hiện và ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến nuôi trồng
thủy sản, chúng tôi đề xuất các giải pháp thuộc hai nhóm công trình và phi công trình
nhằm thích ứng với BĐKH và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản
ở tỉnh Quảng Nam.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 98-106
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH QUẢNG NAM
BÙI THANH SƠN
Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
LÊ VĂN ÂN
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, ở Quảng Nam đã xuất hiện những biến
động thất thường của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa cũng như các thiên tai
như bão, lũ lụt, hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp, đã ảnh hưởng rất
lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trong đó nuôi trồng
thủy sản là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất, qua các
phương diện như: Diện tích nuôi trồng biến động, dịch bệnh gia tăng, cơ cấu
mùa vụ có nhiều thay đổi Bài viết nhằm phân tích các biểu hiện và ảnh
hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản, từ đó đề xuất
các giải pháp thích ứng.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, nuôi trồng thủy sản, tỉnh Quảng Nam
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Nam là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ và là khu vực chịu tác hại nặng do
biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Đó là, tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trên qui
mô lớn vào mùa khô và lũ lụt với diễn biến phức tạp vào mùa mưa đã gây nhiều thiệt
hại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Trước tình hình
trên, nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang đề ra nhiều giải pháp để ứng phó và thích
nghi với các tác động của BĐKH. Tỉnh Quảng Nam có 7000 ha diện tích mặt nước nuôi
trồng thủy sản, lớn nhất khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, ngành thủy sản đã và đang trở
thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai
đoạn 2011- 2020 nên nguy cơ mà biến đổi khí hậu gây ra cho ngành là rất lớn.
2. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình tháng và năm trong vòng 30 năm (1980 – 2010) có xu hướng tăng,
trong đó nhiệt độ trung bình năm tăng 0,010C /năm. Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn
1980 – 2000 là 25,60C tăng lên 25,90C giai đoạn 2001- 2010, như vậy trong vòng 30
năm nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3 0C, thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở đồng bằng ven biển Quảng Nam
giai đoạn 1980- 2010 (Đơn vị: 0C) (Nguồn: [7])
Thời kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
1980-2000 21,3 22,4 24,3 26,6 28,0 28,8 28,8 28,6 27,1 25,5 23,8 21,6 25,6
2001-2010 21,6 22,9 24,5 27,1 28,4 29,5 29,1 28,4 27,2 25,8 24,1 22,3 25,9
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 99
Như vậy mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Quảng Nam cao hơn mức tăng nhiệt độ
trung bình năm ở Nam Trung Bộ (chỉ tăng 0,3 0C) và mức tăng nhiệt độ trung bình năm
của cả nước (tăng 0,70C) trong 50 năm từ năm 1951 đến 2000. [5]
Biên độ nhiệt độ ngày đêm: Về mùa hè, biên độ nhiệt ngày đêm ở đồng bằng ven biển
từ 8- 9 0C, vùng núi cao từ 10 – 11 0C. Về mùa đông, biên độ nhiệt ngày đêm ở đồng
bằng ven biển dao động từ: 5,5 – 6,0 0C, ở vùng núi cao từ 6,0 – 6,5 0C. [7].
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Thời gian (giờ)
Nh
iệt
đ
ộ
(đ
ộ
C)
Tháng 1
Tháng 7
Hình 1. Biến trình nhiệt độ ngày đêm trong tháng 1,7 trạm Tam Kỳ (1980 - 2010)
Như vậy, biên độ nhiệt ngày đêm ở Quảng Nam rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng thích
nghi và chống chịu của các loài thủy sản, trong khi đó ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu là
nuôi tôm ven biển, nên tôm dễ bị chết hàng loạt hoặc giảm khả năng sinh trưởng, năng
suất sinh học không cao.
2.2. Chế độ mưa
Theo số liệu thống kê từ năm 1980 – 2010 [7], lượng mưa trung bình năm ở Quảng
Nam có xu hướng tăng 472 mm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15,7 mm, nhưng
lượng mưa trung bình năm diễn biến trên thực tế rất thất thường và giao động rất lớn.
Lượng mưa trung bình nhiều năm vào khảng 2763 mm, năm có lượng mưa lớn nhất là
4380 mm (năm 1999) vượt trung bình nhiều năm là 2617 mm, năm có lượng mưa thấp
nhất là 1577 mm (năm 1988), thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2. Lượng mưa trung bình năm, các thời kỳ qua các thập kỷ (Đơn vị: mm) [7]
Trạm
Thập kỷ Thời kỳ
TB năm Tháng 2-4 Tháng 6-8 Tháng 9-12
Tam Kỳ
1980-1989 2439 31 85 471
1990-1999 2813 68 83 581
2000-2009 2911 54 122 521
Quảng Nam là tỉnh có lượng mưa lớn và cường độ mưa rất lớn. Một năm trung bình ở
các địa phương Quảng Nam có 10 đến 20 ngày mưa to (lượng mưa ngày trên 50mm);
trong đó có 3 - 8 ngày mưa rất to (lượng mưa ngày trên 100 mm), thể hiện qua hình 2.
100 BÙI THANH SƠN – LÊ VĂN ÂN
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
mm Lượng mưa
Hình 2. Biểu đồ lượng mưa một ngày lớn nhất trong các tháng Trạm Tam Kỳ
Lượng mưa lớn nhất một ngày (hơn 400mm) còn lớn hơn tổng lượng mưa trung bình
các tháng của mùa mưa ít; chứng tỏ lượng mưa không những phân hoá theo không gian
mà còn phân hoá mạnh mẽ theo thời gian. Lượng mưa lớn nhất trong một ngày tập
trung vào các tháng 10 hoặc 11 khoảng 380- 400mm, là những tháng có tổng lượng mưa
tháng lớn nhất trong năm.
2.3. Nước biển dâng
Theo số liệu thống kê, từ năm 1960 - 2010 các tài liệu trung bình hàng năm mực nước
biển ở Việt Nam dâng cao khoảng 3mm và trong vòng 50 năm trở lại đây, mực nước
biển dâng lên khoảng 20 cm [3], [4], [6].
Ở Quảng Nam tốc độ dâng lên của mực nước trung bình năm tại Hội An tăng khoảng
0,515 cm/năm; mực nước tối cao trạm Hội An tăng 2,830 cm/năm; mực nước tối thấp
tăng khoảng 0,072 cm/năm.[7]
2.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan
2.4.1. Bão và áp thấp nhiệt đới
Bảng 3. Số cơn bão trung bình và tần suất bão khu vực Quảng Nam qua các thời kỳ
Thời gian 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
1980 – 1984 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 3
0,0 0,0 0,0 33,3 0,0 0,0 33,3 33,3 0,0 0,0 100%
1995 – 1999 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 2
0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 50,0 50,0 0,0 0,0 100%
2005 – 2010 0 0 0 0 0 0 1 2 0 0 3
0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 33,3 66,7 0,0 0,0 100%
Theo số liệu thống kê của tài liệu [7], [8], từ năm 1980 đến 2010 có 65 cơn bão đổ bộ
vào Quảng Nam với tần suất xuất hiện là 84,38%; 22 cơn áp thấp nhiệt đới ở Quảng
Nam với tần suất xuất hiện là 56,25%; Tần suất bão có xu hướng tăng, trong tháng 10
tần suất bão tăng từ 33,3 % lên 50% và 66,7%; Trung bình số cơn bão đổ bộ vào Quảng
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 101
Nam tăng trong giai đoạn 1980- 2010 từ 2 lên 3 cơn bão và tỷ lệ số cơn bão từ cấp 12 trở
lên ở khu vực này đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp thể hiện qua bảng 3.
Bão thường kèm theo mưa to và lũ lụt gây khó khăn cho nuôi trồng thủy sản bị nước lũ
cuốn trôi, hoặc thay đổi các thành phần hóa lý của nước ao nuôi, làm cho thủy sản nuôi
bị chết, hoặc giảm sức đề kháng.
2.4.2. Dông, lốc, mưa đá
Thời gian xuất hiện dông nhiều nhất là các tháng mùa hè (tháng 5 - 9), dông thường
kèm theo gió mạnh, mưa đá và đôi khi có tố lốc xảy ra. Theo số liệu quan trắc được ở
các địa phương Quảng Nam [7], hàng năm trung bình có 85 - 110 ngày có dông, năm có
số ngày dông nhiều nhất lên đến 130 – 145 ngày, năm ít cũng có 30 ngày dông, trung
bình các tháng mùa hè có trên 14 ngày dông, cụ thể ở bảng 4. Những ngày có dông xảy
ra làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, người dân không kịp xử lý môi trường nước vì thế
tôm cá bị sốc, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm bệnh.
Bảng 4. Số ngày có dông trung bình ở Quảng Nam giai đoạn 1980- 2010 [7]
Tháng 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Số ngày 1,5 7,0 14,1 14,3 14,0 14,0 12,2 7,1 1,3
2.4.3. Hạn hán
Tình hình hạn hán đã xảy ra liên tục ở Quảng Nam trong nhiều năm và mức độ hạn hán
ngày càng gia tăng, trong nhiều năm có nhiều tháng hạn hán, năm ít nhất cũng tới 3
tháng, năm nhiều nhất đến 6 tháng và đạt nhiệt độ rất cao từ 39 đến 40 0C ảnh hưởng từ
1 đến 2 vụ nuôi trồng trong năm, gây thiệt hại rất lớn cho nuôi trồng thủy sản nói riêng,
thể hiện như bảng 5.
Bảng 5. Số tháng hạn và nhiệt độ cao nhất xảy ra ở Quảng Nam (Nguồn [7])
Năm Nhiệt độ cao nhất ( 0C) Số tháng hạn
1998 38 – 39 3
2001 35 – 37 3
2002 - 6
2003 37 – 38 3
2004 - 3
2005 39 3
2006 39 4
2007 40 -
2008 39 -
2009 39 3
2010 40 4
2.6. Xâm nhập mặn
Mùa lũ dòng chảy thượng nguồn lớn, độ mặn ít có khả năng xâm nhập vào sâu trong
sông nên độ mặn trong sông nhỏ. Mùa cạn lưu lượng dòng chảy thượng nguồn nhỏ, độ
102 BÙI THANH SƠN – LÊ VĂN ÂN
mặn xâm nhập vào trong sông lớn. Thời kỳ giữa mùa cạn từ tháng 3 đến tháng 8 là thời
kỳ mặn xâm nhập vào trong sông là lớn nhất, thể hiện qua bảng 6.
Bảng 6. Độ mặn cao nhất TBNN của 3 trạm: Câu Lâu, Hội An và Tam Kỳ thời kỳ 1980 – 2010
(Đơn vị: ‰) (Nguồn: [7])
Địa điểm Tháng
3 4 5 6 7 8
Câu Lâu 0,06 0,22 2,34 2,56 2,76 1,12
Hội An 20,5 22,8 23,1 24,3 24,9 21,1
Tam Kỳ 1,5 5,2 9,6 7,8 5,2 1,73
Ranh giới mặn 1‰ về mùa mưa thường cách cửa sông Thu Bồn 16 km, ranh giới mặn
2‰ cách cửa sông 15,5 km và ranh giới mặn 5‰ cách cửa sông 14,5 km. Về mùa khô,
ranh giới mặn thường tiến sâu thêm vào đất liền khoảng từ 2 – 3 km. [7]
3. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở
TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và hạn hán
Nhiệt độ có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, phát triển của các loài thủy sản do
đó ảnh hưởng đến diện tích nuôi trồng.
Bảng 7. Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 – 2012
(Đơn vị: ha) (Nguồn: [1], [6])
Năm
Diện tích 2008 2009 2010 2011 2012
Nuôi tôm 1850 1883 1750 1922 1639
Nuôi cá 5050 5059 4607 4663 4804
Thủy sản khác 130 396 376 403 557
Tổng diện tích 7030 7338 6733 6988 7000
Giai đoạn 2006 – 2012, do sự biến động mạnh của nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp và
biên độ nhiệt độ năm nên diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm mạnh từ 7030
ha xuống 7000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm giảm mạnh, cụ thể năm 2012 giảm so
với năm 2011 là 283 ha. Diện tích nuôi cá cũng có tình trạng tương tự, từ năm 2009 -
2012 giảm 255 ha. Diện tích nuôi các loài thủy sản khác có xu hướng tăng, từ năm 2008
– 2012 tăng đến 247 ha. Nguyên nhân của sự biến động này là do tôm, cá có khả năng
thích nghi hạn chế, dễ bị sốc do thay đổi nhiệt độ, độ mặn nên nông hộ đã chuyển
một phần diện tích sang nuôi các thủy sản khác thể hiện ở bảng 7.
Ngoài ra, nhiệt độ tăng cũng là điều kiện phát sinh của nhiều loại dịch bệnh xảy ra cho
các loài thủy sản nuôi. Các bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio và virus (MBV, HPV và BP)
thường xảy ra, lan truyền rất nhanh rộng và khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn,
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 103
dịch bệnh phát triển phức tạp và khó kiểm soát, cũng là điều kiện dẫn đến sự chuyển đổi
đối tượng nuôi trồng.
3.2. Ảnh hưởng của lượng mưa
Lượng mưa biến động làm môi trường sống và khả năng thích ứng của đối tượng nuôi
thay đổi đột ngột, dẫn đến bị sốc và chết hàng loạt làm cho sản lượng cá, tôm có sự biến
động. Từ năm 2008 – 2012 sản lượng tôm, cá có tăng nhưng mức độ tăng không đều
qua các năm. Bảng 3.2 cho thấy: Giai đoạn từ 2008 – 2009, sản lượng tôm tăng 1293
tấn, nhưng từ năm 2010 – 2011 chỉ tăng 697 tấn, giảm 600 tấn so với cùng thời kỳ. Sản
lượng cá cùng thời kỳ trên cũng tăng nhưng mức độ tăng chậm lại, từ năm 2008 – 2009
tăng 3880 tấn nhưng năm 2010 – 2011 chỉ tăng 2089 tấn, ít hơn so với cùng thời kỳ
1791 tấn, thể hiện qua bảng 8.
Bảng 8. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2012. (Đơn vị: tấn)
(Nguồn: [1], [6]).
Năm
Sản lượng 2008 2009 2010 2011 2012
Nuôi tôm 12320 13613 13688 14385 15561
Nuôi cá 36959 40839 41065 43154 47192
3.3. Ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn
Trong xu thế nóng lên toàn cầu, nhiệt độ không khí trung bình có xu hướng tăng, kéo
theo sự gia tăng của các hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập mặn đã gây biến động độ
mặn của môi trường nuôi, ảnh hưởng lớn đến diện tích nuôi trồng thủy sản.
Bảng 9. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 – 2012
(Đơn vị: ha) (Nguồn: [1], [6])
Năm
Diện tích 2008 2009 2010 2011 2012
Thủy sản nước ngọt 5079 5088 4657 4715 4856
Thủy sản nước lợ 1951 2250 2076 2273 2144
Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt có xu hướng giảm từ năm 2008 - 2012 giảm
223 ha, diện tích nước lợ tăng nhưng không ổn định, từ năm 2008 - 2009 tăng 299 ha,
nhưng giảm 174 ha năm 2009 - 2010; từ năm 2010 - 2011 tăng 23 ha, thể hiện ở bảng 9.
3.4. Ảnh hưởng của lũ lụt và bão
BĐKH với gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt đã gây thiệt
hại rất lớn đến nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam, từ năm 1995 – 2012, tổng diện
tích nuôi thủy sản bị thiệt hại tăng 3490 ha. Tổng sản lượng thủy sản bị cuốn trôi từ
1999 đến năm 2013 lên tới 3118 tấn, trung bình mỗi năm sản lượng thủy sản hàng năm
bị bão lũ cuốn trôi 238,85 tấn, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cụ thể ở bảng 10.
104 BÙI THANH SƠN – LÊ VĂN ÂN
Bảng 10. Thống kê thiệt hại sản lượng thủy sản nuôi trồng do thiên tai ở dải đồng bằng
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999 – 2013 (Đơn vị: Tấn) (Nguồn: [1], [6]).
Năm Sản lượng thủy sản bị trôi (Tấn) Năm
Sản lượng thủy sản bị
trôi (Tấn)
1999 330 2007 996
2000 227 2008 110
2001 27 2009 310
2004 60 2010 9
2005 317 2011 100
2006 529 2013 103
4. CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH QUẢNG NAM
4.1. Giải pháp công trình
- Chuyển đổi các hồ nuôi chìm sang các hồ nuôi nổi trên mặt đất, gia cố đê bờ kiên cố,
trồng cây bảo vệ theo bờ hồ nuôi.
- Các ao hồ nhỏ có thể bố trí dàn dây leo hoa quả để chống nắng trực tiếp vào mùa khô,
các ao hồ lớn cần bố trí bờ đủ lớn và tiến hành trồng cây ăn quả hoặc cây có tán rộng để
che nắng và đảm bảo vững chắc khi mùa mưa bão, đồng thời đẩy mạnh kiên cố hoá bờ
ao (kè gạch hay bê tông).
- Xây dựng hệ thống trạm bơm, ao hồ có cống cấp và thoát nước riêng giúp ổn định
mực nước và hạn chế trôi thủy sản nuôi trong ao vào mùa mưa lũ và bão.
- Xây dựng công trình thủy lợi nhằm chủ động đưa nước ngọt vào khu vực các ao nuôi
tôm bị nhiễm mặn, hoặc bơm nước biển vào hồ nuôi tôm trên cát, giữ ổn định diện tích
nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn trong tình trạng gia tăng độ mặn, gia tăng nhiệt
độ do BĐKH.
4.2. Giải pháp phi công trình
- Giống: Nghiên cứu và phát triển những giống, loài thủy sản nuôi có khả năng chống
chịu với biến đổi môi trường, khả năng kháng bệnh tốt.
- Cơ cấu mùa vụ: Quy hoạch vùng nuôi tôm trên cát 2 vụ trong năm ở khu vực địa hình
cao, còn các khu vực cửa sông và đầm phá tổ chức nuôi 2 vụ, trong đó mùa mưa bão 1
vụ nuôi bằng lồng bè. Khu vực ruộng thấp ngập nước thì kết hợp trồng lúa với nuôi thủy
sản nước ngọt ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình.
- Công tác dự báo: Dự báo phải kịp thời và chính xác về BĐKH thông qua việc thành
lập thêm các trạm quan trắc các yếu tố khí tượng, trạm quan trắc môi trường nước gắn
với các vùng nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở các số liệu quan trắc, xác lập các quy luật
biến thiên nhằm xác định thời vụ nuôi trồng cho từng loài thủy sản nuôi của mỗi vùng.
- Chính sách: Xây dựng chính sách hỗ trợ hoặc cho vay vốn khi cần thiết để người dân
có thêm điều kiện đầu tư vào các mô hình sản xuất cũng như các loại giống mới hoặc
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 105
mua sắm các loại thiết bị ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời triển khai tốt bảo
hiểm nông nghiệp cho người dân tham gia.
- Tuyên truyền nhận thức: Xây dựng những chương trình, phương pháp tuyên truyền
hiệu quả để nâng cao nhận thức về BĐKH cho người dân.
5. KẾT LUẬN
Biểu hiện của BĐKH ở tỉnh Quảng Nam là rất rõ ràng. Những loại thời tiết cực đoan
thường xuyên tác động đến địa bàn toàn tỉnh như: bão, lũ, lụt, hạn hán, nhiễm mặn có
những diễn biến thất thường, phức tạp và khó lường, có sự gia tăng mạnh mẽ về cường
độ và tần suất.
BĐKH đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội làm xói mòn những nỗ
lực trong công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững của địa phương. Trong đó
nông - lâm - ngư nghiệp, an ninh lương thực, tài nguyên nước được nhận diện là những
lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam với khả năng ứng phó, giảm nhẹ thiệt
hại đối với các tai biến thiên nhiên chưa hiệu quả cao. Vì vậy, thường bị thiệt hại khi có
bão, lũ lớn làm hư hại lồng bè, ngập tràn ao nuôi vào thời vụ sản xuất gây thiệt hại lớn
trong sản xuất.
Trên cơ sở phân tích các biểu hiện và ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến nuôi trồng
thủy sản, chúng tôi đề xuất các giải pháp thuộc hai nhóm công trình và phi công trình
nhằm thích ứng với BĐKH và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản
ở tỉnh Quảng Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam (2012)., Báo cáo tổng kết công tác phòng
chống lụt bão năm 2012, phương hướng nhiệm vụ công tác phòng chống lụt bão,
giảm nhẹ thiên tai năm 2013, Quảng Nam.
[2] Bộ tài nguyên và môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
cho Việt Nam, Hà Nội.
[3] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu, Hà Nội.
[4] Hoàng Đức Cường và nnk (2009). Tổng quan về kịch bản biến đổi khí hậu thế giới,
Việt Nam và khu vực Trung bộ, Viện KH&CN Việt Nam, Viện Địa lý, Hà Nội.
[5] Lê Văn Thăng (2011). Mô hình thích ứng biến đổi khí hậu cấp cộng đồng tại vùng
trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[6] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam (2012). Báo cáo tình hình
sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1991 - 2012. Quảng Nam.
[7] Trung tâm Khí tượng - Thủy văn tỉnh Quảng Nam (2011). Tập số liệu khí hậu tỉnh
Quảng Nam. Quảng Nam.
[8] Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Quảng Nam (2011). Đặc điểm khí hậu thủy văn
Quảng Nam, Quảng Nam.
106 BÙI THANH SƠN – LÊ VĂN ÂN
Title: STUDYING THE EFFECT OF CLIMATE CHANGE ON AQUACULTURE
OPERATION IN QUANG NAM PROVICE
Abstract: In recent years, in Quang Nam, erratic fluctuations of the temperature factor, rainfall
as well as natural disasters such as storms, floods, droughts... has appeared with increasingly
complex developments, which has a great effect on social - economic development of the
province in general. The aquaculture is one of the sectors has most severely suffered of all,
through aspects such as farming area fluctuations , increasing diseases, changed crop structures,
etc. This study attempts to analyze the expressions and the negative impacts of climate change
on aquaculture production, on that basis, we will propose appropriate solutions.
Keywords: climate change, aquaculture, Quang Nam province
ThS. BÙI THANH SƠN
Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam
ĐT: 0905 837 784, Email: sonbuinbkqn@gmail.com
TS. LÊ VĂN ÂN
Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_bien_doi_khi_hau_den_nuoi_trong_thu.pdf