Không phải ngẫu nhiên từ xa xưa cha ông ta
đã quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Ngày nay, con người hiện đại cần có nhiều
phẩm chất để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện
đại như tự tin, có cá tính, năng động, sáng
tạo Nhưng không phải vì thế mà ta xem nhẹ
việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Thái độ
lễ phép, giao tiếp, ứng xử bằng lời nói lễ phép
là những yêu cầu không thể thiếu đối với
nhân cách của đứa trẻ. Sự lễ phép trong giao
tiếp là thể hiện đạo đức, quan điểm của trẻ với
con người, với cuộc sống. Sự lễ phép được
hình thành từ nhiều con đường khác nhau.
Một trong những con đường ấy là ngôn ngữ.
Vì “ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng” (Các Mác). Ngôn ngữ cũng góp phần
hình thành, củng cố những nhận thức, quan
điểm của con người. Hơn nữa, theo lý thuyết
hành động thì nhận thức của con người được
hình thành qua hành động, nó tác động tới
tình cảm, nhận thức của con người. Do đó,
cần phải nhận thức được tầm quan trọng của
việc sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt NTLN
trong khẩu ngữ, trong giao tiếp. Việc sử dụng
đúng NTLN, kèm theo là phép lịch sự trong
từng tình huống phải trở thành bài học vỡ
lòng của mọi người.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghi thức lời nói trong hoạt động giao tiếp và rèn luyện nghi thức lời nói cho học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 3 - 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
NGHI THỨC LỜI NÓI TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
VÀ RÈN LUYỆN NGHI THỨC LỜI NÓI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Đặng Thị Lệ Tâm*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghi thức lời nói (NTLN) là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, khi ngôn ngữ
học chuyển dần sang hướng nghiên cứu lời nói. NTLN là dùng tiếng nói để phục vụ cho nghi thức
ứng xử. Do đó, cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng NTLN trong khẩu ngữ,
trong giao tiếp để phục vụ cho việc thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội. Dạy học
NTLN là một nội dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Các NTLN trong chương trình
sẽ giúp học sinh biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống của cuộc sống, giúp các em
phát triển được tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi ở các em, hướng các em trở
thành những con người năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong xã hội mới.
Từ khoá: nghi thức lời nói, hoạt động giao tiếp, tiếng Việt, tiểu học, tình huống...
NTLN TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
Nói tới giao tiếp của xã hội loài người là nói
tới giao tiếp bằng ngôn ngữ vì chỉ con người
mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ ra đời đã gắn kết
con người lại với nhau chặt chẽ hơn, và xã hội
loài người thì được “xã hội hoá” mạnh mẽ
hơn bởi tính quy ước chặt chẽ của nó. Xã hội
càng phát triển, tính quy ước của ngôn ngữ
càng cao, với những nghi thức ngày càng tinh
tế và phức tạp. Ngôn ngữ học hiện đại đã ngày
càng chú ý hơn tới ngôn ngữ trong mối quan
hệ với các nhân tố văn hoá, xã hội hay phong
tục tập quán của cộng đồng sử dụng nó.
Ở nước ta, NTLN là một thuật ngữ mới xuất
hiện trong thời gian gần đây, khi ngôn ngữ
học chuyển dần sang hướng nghiên cứu lời
nói. NTLN là dùng tiếng nói để phục vụ cho
nghi thức ứng xử. Có rất nhiều cách hiểu khác
nhau về NTLN:
Trong cuốn “Nghi thức lời nói Nga”, Akisina
A.A và N.I.Formanovskaija đã nêu lên một
định nghĩa khá đầy đủ về NTLN. NTLN là
“Những quy tắc ứng xử lời nói đặc trưng của
từng dân tộc được dùng trong các tình huống
có những người đối thoại đang tiếp xúc và
giao tiếp với giọng điệu được lựa chọn phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp, với các dấu hiệu
xã hội của những người đối thoại và các mối
Tel: 0912454828; Email: letamsptn79@gmail.com
quan hệ giữa họ với nhau, và được biến thành
các động hình giao tiếp”.
Từ điển tiếng Việt của Viện Nghiên cứu ngôn
ngữ học 2005 có định nghĩa: “NTLN là
những điều quy định theo quy ước xã hội
hoặc thói quen cần phải làm đúng để đảm bảo
tính nghiêm túc của sự giao tiếp”.
Như vậy, NTLN là hệ thống những công thức
tương đối vững bền mang tính đặc thù của
dân tộc được thừa nhận nhằm thiết lập mối
quan hệ giữa các thành viên tham gia giao
tiếp trong một tổng thể ước lệ. Xã hội đặt ra
những hình thức nghi lễ ứng xử (trong đó có
cả những ứng xử lời nói) mỗi khi thiết lập và
duy trì sự tiếp xúc với người đối thoại và đòi
hỏi những người bản ngữ phải tuân thủ các
quy tắc ấy. Ngay lúc còn nhỏ, người ta đã
được dạy cách dùng các nghi thức, các thể
thức chào hỏi, cảm ơn, xin lỗivà có những
phản ứng với sự không tuân thủ quy tắc ấy.
Các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các
thao tác của nó chịu sự kiểm tra ngặt nghèo
cũng như chịu ảnh hưởng từ các nguyên tắc
thẩm mỹ và các quy ước xã hội. Để giao tiếp
được với nhau, con người phải tuân theo
những nghi thức nhất định theo quy ước của
xã hội, chẳng hạn như trước khi vào câu
chuyện thì phải có chào hỏi, khi nhận ân huệ
từ người khác thì phải cám ơn, khi mắc lỗi thì
phải xin lỗi... NTLN chính là nơi bộc lộ rõ rệt
nhất tính riêng biệt của văn hoá, tâm lý dân
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 3 - 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
tộc, bởi tính quy ước chặt chẽ, nghiêm ngặt
của nó. NTLN có thể hiểu là những hành vi
dùng tiếng nói để phục vụ nghi thức ứng xử.
NTLN với tư cách hành vi giao tiếp xã
hội,“thực hiện các hành vi nói năng dưới các
hình thức đối thoại, độc thoại với những tham
số về ngôn ngữ học, tâm lý. Quan hệ xã hội,
tôn ti về chức nghiệp và tuổi tác của các
thành viên tham gia bối cảnh, ngữ cảnh cụ
thể” [9,50]. Nó cũng được coi là “những quy
định bắt buộc về hành vi nói năng” [11,143];
là “những quy ước xã hội về lễ nghi trong lời
ăn tiếng nói” [6,7]. Hơn ở đâu hết, trong
NTLN, “tính xã hội” của ngôn ngữ vô cùng
đậm nét, bởi người giao tiếp không hành động
cho riêng mình, mà cho quan hệ của họ với
người xung quanh. Có thể nhìn thấy ảnh hưởng
của các nhân tố xã hội đối với việc sản sinh ra
NTLN qua sơ đồ quy trình giao tiếp sau:
NTLN gắn chặt với lý thuyết hành vi ngôn
ngữ, còn gọi là lý thuyết hoạt động lời nói,
mà người mở đầu là J.L.Austin và sau đó là
J.Searle. Theo Austin khi thực hiện một hành
động ngôn ngữ, người ta thực hiện 3 hành vi
đồng thời:
1. Hành vi tạo lời (acte locutoire)
2. Hành vi mượn lời (acte perlocutoire)
3. Hành vi ở lời (acte illocutoire)
Theo chúng tôi, cái đáng chú ý xét trên bình
diện dụng học là hành vi ở lời và hành vi
mượn lời. Bởi lẽ trong hai loại hình này đều
nhất thiết phải có hoạt động tạo lời, là cái
ngoại biên cho nội dung ở lời và mượn lời.
Các nội dung này nhiều khi tác động trở lại
quy định cho kiểu kết hợp ngữ âm, cú pháp
của phát ngôn.
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố
của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, các kiểu
kết hợp từ thành câuđể tạo ra một phát
ngôn về hình thức và nội dung. Một bộ phận
của hành vi tạo lời đã là đối tượng nghiên cứu
của ngôn ngữ học tiền dụng học.
Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn”
phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là
mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả
ngoài ngôn ngữ nào đó của người nghe, người
nhận hoặc ở chính người nói.
Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực
hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng
là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa
là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ
tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ về
hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa
hẹn, khuyên bảo, cảm ơn, xin lỗi
Khác với hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý
định (hay có đích- intentionnel), có quy ước
(conventionnel) và có thể chế (institutionnel)
dù rằng quy ước và thể chế của chúng không
hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được
mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ
tuân theo một cách không tự giác. Chính ở
chỗ này, chúng ta càng dễ dàng phân biệt
được những hành vi nào đã trở thành NTLN,
còn hành vi nào vẫn còn nằm ở dạng nguyên,
mà mỗi cá nhân có thể thực hiện theo cách
riêng của mình.
Hay nói cách khác, NTLN nằm ở khu vực ở
lời. Khi các hành vi ở lời này được lặp đi lặp
lại ở nhiều người đến mức trở thành tập quán
ngôn từ theo một quy ước sử dụng chung của
một cộng đồng ngôn ngữ thì các hành vi đó
trở thành NTLN. Những NTLN này phục vụ
cho việc thiết lập, duy trì và phát triển đối
thoại. Xa hơn nữa, nó làm cho mối quan hệ
giữa người với người mang tính người hơn,
phù hợp với xã hội văn minh, thể hiện những
nét tế nhị trong tâm lý của con người hiện đại.
RÈN LUYỆN NGHI THỨC LỜI NÓI CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC
NTLN chủ yếu tồn tại trong khẩu ngữ tự
nhiên, khẩu ngữ sinh hoạt thường ngày. Tuy
nhiên, phong cách khẩu ngữ tự nhiên của
chúng ta cũng cần phải phát triển theo hướng
văn hoá, nghĩa là việc sử dụng nó và bản thân
nó phải gắn với những hành vi văn minh xã
hội, phải loại bỏ những kiểu nói năng thô tục,
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 3 - 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
kém văn hoá. Ngôn ngữ là một mặt của văn
hoá, là nơi tàng trữ văn hoá và biểu hiện văn
hoá của cá nhân, gia đình và của toàn xã hội.
Ngôn ngữ và văn hoá không thể tách rời
nhau. Do đó, cần phải nhận thức được tầm
quan trọng của việc sử dụng NTLN trong
khẩu ngữ, trong giao tiếp. Ý thức về nhiệm vụ
không ngừng trau dồi NTLN văn minh, hiện
đại, hợp với bản sắc dân tộc là góp phần trực
tiếp đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, là một phẩm chất không thể thiếu được
đối với con người mới ở thời đại của chúng ta.
Đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói:
“ Tiếng Việt ta giàu và đẹp. Nó sẽ giàu và đẹp
hơn nữa nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó và
phát triển nóGiữ gìn nó và phát triển nó như
thế nào? Đây là vấn đề cần suy nghĩ”. [4, 93]
Thực vậy, công việc này không đơn thuần là
nhiệm vụ của ngành ngôn ngữ học mà là công
việc của toàn dân. Làm tốt việc kế thừa và
cách tân NTLN của dân tộc phải đặt trên
phạm vi toàn xã hội, nhưng quan trọng và
nòng cốt nhất là nhà trường phổ thông, đặc
biệt là nhà trường tiểu học - nơi đặt những
“viên gạch” nền móng cho hệ thống giáo dục
phổ thông và quan trọng hơn là sự hình thành
và phát triển nhân cách con người sau này.
“Thế hệ trẻ phải nói và viết tốt hơn chúng ta”
và nhiệm vụ của nhà trường là “phải làm sao
cho học sinh dần dần có ý thức, có trình độ rồi
đi đến có thói quen viết và nói đúng tiếng
Việt” [4, 93]. Muốn thực hiện được lời dạy đó,
trường tiểu học cần phải có cách thức tổ chức,
phương pháp dạy học hợp lý và tích cực nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt,
giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt.
Dạy học NTLN là một nội dung mới của
chương trình tiếng Việt tiểu học. Lần đầu
tiên, chương trình môn Tiếng Việt năm 2001
và năm 2006 đưa NTLN thành một nội dung
học tập. Các NTLN trong chương trình hầu
hết là các nghi thức được sử dụng trong giao
tiếp hàng ngày, gần gũi, phù hợp với nhu cầu
nói năng của học sinh. Việc đưa thêm nội
dung dạy học này vào sẽ giúp học sinh biết
cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống
của cuộc sống và giúp các em phát triển được
tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi
hỏi ở các em, hướng các em trở thành những
con người năng động, sáng tạo, hoàn thiện
trong xã hội mới.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy không nhiều tài
liệu nghiên cứu về việc rèn luyện NTLN cho
học sinh tiểu học. Phan Phương Dung trong
bài viết “Về vấn đề dạy lời nói văn hoá trong
giao tiếp ngôn ngữ cho học sinh qua môn
Tiếng Việt” [2] đã bàn về một số mẫu bài tập
dạy lời nói văn hoá cho học sinh tiểu học và
học sinh trung học cơ sở. Cũng tác giả này,
trong bài viết “Các phương tiện từ ngữ biểu
đạt tính lễ phép trong giao tiếp và khả năng
ứng dụng trong dạy học tiếng Việt ở tiểu
học”[3] đã đề cập một cách cụ thể các
phương tiện từ ngữ biểu đạt tính lễ phép trong
giao tiếp và việc ứng dụng từ ngữ biểu đạt
tính lễ phép trong dạy học tiếng Việt ở tiểu
học. Nguyễn Thị Thu Hương trong “Dạy học
NTLN cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập
làm văn”[5] mới chỉ đề cập đến nội dung và
phương pháp dạy học NTLN cho học sinh lớp
2 và trong một phân môn Tập làm văn;
Nguyễn Trí với “Một số vấn đề về dạy hội
thoại cho học sinh tiểu học” [10] đã giới thiệu
các kiểu bài tập dạy học NTLN trong bộ sách
giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, Trần Thị Hiền
Lương trong công trình “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho học
sinh tiểu học ở môn Tiếng Việt”[7] đã xác
định được các biện pháp dạy học rèn kĩ năng
nói cho học sinh xuất phát từ đặc điểm lứa
tuổi học sinh tiểu học Có thể nói, nghiên
cứu về NTLN nói chung và NTLN cho học
sinh tiểu học nói riêng đã và đang được các
nhà giáo dục trên thế giới và trong nước quan
tâm ở những bình diện khác nhau: tầm quan
trọng của việc dạy học NTLN, các tiêu chí
xây dựng NTLN và cách tiếp cận, phân loại
và miêu tả NTLN tiếng Việt, một số biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học
NTLNTuy nhiên, để giải quyết toàn diện
vấn đề dạy học NTLN cho học sinh ở bậc tiểu
học nhằm thực hiện tốt yêu cầu nguyên tắc
giao tiếp trong dạy học tiếng Việt gắn với
chương trình và sách giáo khoa mới hiện nay
thì vẫn chưa có công trình hay một chuyên
luận nào có tính hệ thống.
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 3 - 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Khả năng ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp
của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào sự
hiểu biết xã hội. Với đối tượng học sinh, việc
học tập, tích luỹ vốn sống, vốn hiểu biết về
văn hoá giao tiếp và cách thể hiện các thái độ
ứng xử đó bằng phương tiện ngôn ngữ tương
ứng chủ yếu diễn ra ở môi trường gia đình,
nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo dục nhà
trường, mà cơ bản là môn Tiếng Việt giữ một
vai trò đáng kể.
Ở trường Tiểu học, qua các giờ tập đọc, giờ
kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với nhiều
mẫu lời nói thể hiện sự ứng xử mang màu sắc
văn hoá của cộng đồng người Việt. Với
những mẫu lời nói này, nếu người dạy chú ý
khai thác sẽ có tác dụng rất lớn đến việc dạy
sử dụng NTLN trong giao tiếp cho học sinh.
Cách ứng xử giao tiếp có văn hoá học sinh
được tiếp xúc hàng ngày qua các mẫu lời nói
trong các bài tập đọc, kể chuyện cứ thấm vào
đứa trẻ một cách tự nhiên và khi cần, các em
sẽ học tập theo mẫu. Để học sinh có năng lực
sử dụng tiếng Việt như một công cụ để học
tập và giao tiếp, cùng với nội dung dạy các
kiến thức về tiếng Việt, cần chú ý hơn nữa
đến việc hướng dẫn cho học sinh những “quy
tắc xã hội”, những chuẩn mực của xã hội khi
sử dụng ngôn ngữ. Khi đến trường, học sinh
lần đầu biết đến “chuẩn ngôn ngữ” không
phải ở dạng thuật ngữ mà các em cần có ý
thức rằng không phải ai muốn nói thế nào
cũng được mà phải phân biệt cái gì là“có
thể”, cái gì là “không thể” khi sử dụng ngôn
ngữ. Các em cần ý thức được rằng mọi người
trong xã hội đã thoả thuận, quy ước nói thế
này thì được (hợp chuẩn) mà nói thế khác thì
không được (không hợp chuẩn) dẫu cho điều
đó là hợp logic. Ví dụ có thể nói áo cộc tay
mà không thể nói áo cộc cổ, có thể nói què
chân mà không thể nói què mắt, có thể nói
mặc áo mà không thể nói mặc tất (dẫn theo
[8,39] )Đồng thời với ý thức về chuẩn mực
ngôn ngữ, học sinh cần phải được giáo dục về
“chuẩn văn hoá” của lời nói. Các em không
những cần biết cái gì là có thể, không thể khi
nói năng mà cần hiểu rằng có những lời hay ý
đẹp và có những lời nói không hay, không
đẹp. Các em cần có ý thức về những điều
“nên” và “không nên”, “tốt” và “không tốt”
trên bình diện sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời,
khi đến trường, các em cũng bắt đầu tham gia
vào một môi trường giao tiếp mới có tính chất
xã hội - giao tiếp trong lớp học - với những
đòi hỏi riêng khác với môi trường giao tiếp
của gia đình mà các em đã quen thuộc.
Sản phẩm lời nói của các em được hình thành
trong quá trình giao tiếp. Các em đã học được
những câu nói đúng dựa vào việc ghi nhớ một
cách có ý thức những lời nói diễn ra xung
quanh của ông bà, bố mẹ, anh chịCác em
nắm quy tắc ấy một cách cụ thể, trực giác
bằng những lời nói cụ thể trong những tình
huống riêng biệt. Cách học như vậy thường
chỉ là học gì biết đấy, nhớ gì nói đấy, cách
diễn đạt, nói năng phần lớn là cứng nhắc, dập
khuôn, không linh hoạt, sinh động. Các em
chỉ có khả năng nói lại được lời người khác
mà không thể sáng tạo ra cách nói mới, cách
nói khác của riêng mình. Ở đây, việc nắm các
NTLN chỉ là việc nắm cách nói đúng một số
câu cụ thể, lời nói cụ thể gắn liền với những
tình huống giao tiếp nhất định. Thoát khỏi
tình huống giao tiếp, dường như các em khó
có thể tạo ra lời nói đúng, hay. Với cách học
ấy, việc hình thành kỹ năng tạo lời nói đúng
NTLN thường mất nhiều thời gian, công sức
mà hiệu quả lại thấp.
Dạy học NTLN cho học sinh tiểu học không
phải là dạy “kỹ thuật” ngôn ngữ trong hoạt
động giao tiếp mà là dạy “kỹ thuật” giao tiếp
bằng ngôn ngữ. Vì vậy, để thúc đẩy việc hình
thành kỹ năng kỹ xảo trong giao tiếp nói
chung và sử dụng NTLN nói riêng ở các em
một cách mau chóng, thuận lợi và lâu bền
phải giúp học sinh thông hiểu các quy tắc
ngôn ngữ bằng việc cho các em tiếp cận với
các tình huống và xử lý các tình huống đó.
Kết quả của việc tham gia xử lý tình huống sẽ
được phản ánh vào quá trình tư duy của các
em. Nhờ có cảm giác, tri giác, các tình huống
của thực tế khách quan sẽ được lưu giữ trong
trí nhớ của các em và sẽ giúp các em dần dần
hình thành những khái niệm mới, từ ngữ mới
có tính chất chuẩn mực, văn hoá. Chính vì
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 3 - 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
thế, ở các lớp tiểu học, việc hướng dẫn cho
học sinh quan sát, xử lý, tích luỹ những sự
vật, sự việc của các tình huống giao tiếp là
một việc làm quan trọng.Để củng cố những
biểu tượng có được ở các em thật đậm nét,
giáo viên cần chú ý lặp đi lặp lại các tình
huống giao tiếp (thật và giả định) để thông
qua việc lặp đi lặp lại ấy, các NTLN được lưu
giữ một cách tự nhiên và bền vững.
Bởi lẽ đó, chương trình Tiếng Việt đã đưa ra
rất nhiều bài tập phát triển lời nói trong đó có
các bài tập luyện NTLN cho học sinh với
nhiều hình thức khác nhau, rất gần gũi với đời
sống của học sinh.Những bài tập này đều có
nội dung rất cần thiết và rất thông dụng, hay
gặp trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Chúng sẽ là những gợi ý để định hướng
nguồn ngữ liệu cho học sinh trong quá trình
giao tiếp.
Ví dụ 1: Tập nói lời chào.
- Của bé với mẹ trước khi bé vào lớp,
- Của bé với cô trước khi bé ra về.
(Tiếng Việt 1, tập 2, tr 74)
Ví dụ 2: Nói lời cảm ơn của em trong những
trường hợp sau:
a. Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
b. Cô giáo cho em mượn quyển sách.
c. Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
(Tiếng Việt 2, tập 1, tr 38)
Ví dụ 3 : Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn
em, khi em đến nhà bạn em lần đầu. Tự giới
thiệu về em với bác hàng xóm, khi bố bảo em
sang mượn bác cái kìm. Tự giới thiệu về em
với cô Hiệu trưởng, khi em đến phòng cô
mượn lọ hoa cho lớp
(Tiếng Việt 2, tập 1, tr 147)
Sự phong phú về nguồn ngữ liệu trong các
bài tập này không chỉ giúp học sinh thông
thạo các kĩ năng mà còn giúp các em có thể
bắt đầu bước vào cuộc sống. Ví dụ, dạy học
sinh lớp 1, lớp 2 biết giới thiệu đơn giản về
bản thân, gia đình, trường học, bạn bè, thầy
cô giáo theo mục đích nhất định chính là dạy
học sinh nói về các hoàn cảnh giao tiếp khác
nhau thể hiện văn hoá ứng xử của người Việt.
Giới thiệu bản thân với những bạn bè cùng
lứa tuổi khi mới gặp nhau lần đầu sẽ khác với
việc giới thiệu bản thân với khách của bố mẹ.
Sự khác nhau này không chỉ ở lời xưng hô, ở
ngữ điệu nói mà ở trong thông tin, ở ngôn
ngữ sử dụng, ở phong cách lời nói và còn thể
hiện qua thái độ.
Không phải ngẫu nhiên từ xa xưa cha ông ta
đã quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Ngày nay, con người hiện đại cần có nhiều
phẩm chất để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện
đại như tự tin, có cá tính, năng động, sáng
tạoNhưng không phải vì thế mà ta xem nhẹ
việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Thái độ
lễ phép, giao tiếp, ứng xử bằng lời nói lễ phép
là những yêu cầu không thể thiếu đối với
nhân cách của đứa trẻ. Sự lễ phép trong giao
tiếp là thể hiện đạo đức, quan điểm của trẻ với
con người, với cuộc sống. Sự lễ phép được
hình thành từ nhiều con đường khác nhau.
Một trong những con đường ấy là ngôn ngữ.
Vì “ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng” (Các Mác). Ngôn ngữ cũng góp phần
hình thành, củng cố những nhận thức, quan
điểm của con người. Hơn nữa, theo lý thuyết
hành động thì nhận thức của con người được
hình thành qua hành động, nó tác động tới
tình cảm, nhận thức của con người. Do đó,
cần phải nhận thức được tầm quan trọng của
việc sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt NTLN
trong khẩu ngữ, trong giao tiếp. Việc sử dụng
đúng NTLN, kèm theo là phép lịch sự trong
từng tình huống phải trở thành bài học vỡ
lòng của mọi người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Hữu Châu (2003) Đại cương ngôn
ngữ học, Tập 2, Nxb Giáo dục,Hà Nội.
[2]. Phan Phương Dung(2001) “Về vấn đề
dạy lời nói văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ
cho học sinh qua môn Tiếng Việt”, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục
[3]. Phan Phương Dung(2002) “Các phương
tịên từ ngữ biểu đạt tính lễ phép trong giao tiếp
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 3 - 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
và khả năng ứng dụng trong dạy học tiếng Việt
ở tiểu học”,Tạp chí Ngôn ngữ, số 16.
[4]. Phạm Văn Đồng, “Giữ gìn sự trong sáng
tiếng Việt”, Tạp chí Văn học, số 3, 1966.
[5]. Nguyễn Thị Thu Hương, Dạy học nghi
thức lời nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn
Tập làm văn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
GDH, ĐHSPHN,2005.
[6]. Hồ Lê (1996), Quy luật ngôn ngữ- Tính
quy luật của cơ chế ngôn ngữ, Nxb Khoa học
Xã hội,Hà Nội.
[7]. Trần Thị Hiền Lương (2009), Một số biện
pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho
học sinh tiểu học ở môn Tiếng Việt, Đề tài
NCKH - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[1]. Lê Phương Nga (2009)(chủ biên), Lê A,
Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo, Phương pháp
dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
[2]. Hoàng Trọng Phiến (1981) Đặc trưng
ngôn ngữ nói tiếng Việt, Tập san ĐHNN
Tokyo, Tokyo.
[3]. Nguyễn Trí (2007), Một số vấn đề dạy hội
thoại cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục.
[4]. Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải
thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
SUMMARY
IN RITUAL SPEECH COMMUNICATION AND SPEECH TRAINING PROTOCOLS FOR
PRIMARY STUDENTS
Dang Thi Le Tam
College of Education - Thainguyen University
Ritual speech is a term that appears in recent times, when language learning turns a speech research.
Ceremonial speech voice is used for ritual behavior. Thus it needs to be aware of the importance of the use of
ritual in the word of words, in communication to serve the establishment, maintenance and development of
social relationships.Teaching the rituals of speech is a new part in teaching Vietnamese at primary school.
The implementation of this program will help pupils to communicate and be have well in their real life and
develop all the forms of their speech that they need, orienting them to become active, creative, and perfect in
their new socity.
Key words: ritual speech, communication, Vietnamese, primary, situation
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 3 - 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghi_thuc_loi_noi_trong_hoat_dong_giao_tiep_va_ren_luyen_ngh.pdf