Năm nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp "mất" người
Tóm lại, doanh nghiệp sẽ trả giá đắt nếu số người nghỉ việc ngày càng nhiều.
Thực tế đã chứng minh, chi phí để tuyền dụng và đào tạo người mới đắt gấp
1,5 lần so với sử dụng người cũ, đó là chưa tính tới việc doanh nghiệp phải
chờ đợi người mới làm quen với công việc. Vì vậy, làm gì để cải thiện môi
trường làm việc và thu nhập cho người lao động, phân công cho họ những
công việc thích hợp, tạo cho họ cơ hội học tập và thăng tiến nếu có thể và
đừng bao giờ để họ nhàm chán với công việc đó mới chính là nhà quản lý
giỏi.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năm nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp "mất" người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm nguyên nhân chính
khiến doanh nghiệp
"mất" người
Lê Phú Hùng
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, tỉ phú Bill Gate, người sáng lập
tập đoàn Microsoft từng nói rằng “nếu lấy đi của tôi 20 người giỏi nhất,
bạn sẽ nhận thấy Microsoft trở nên tồi tệ biết chừng nào". Đó là với
Microsoft của Bill Gate, còn với doanh nghiệp của bạn thì sao?
Phía sau các cuộc hội ngộ có không ít những cuộc “chia ly” mà phần nhiều
tổn thất thuộc về doanh nghiệp, vấn đề này phần đông chuyên gia và nhà quản
lý nhân sự đều thống nhất với nhau rằng điểm cốt lõi là những nhân viên đã
trưởng thành, “đủ lông, đủ cánh” đến một lúc nào đó thì họ muốn ra đi để tìm
“chân trời mớii". Hoặc là năng lực quản trị của doanh nghiệp còn hạn chế,
yếu kém và lạc hậu nên khó tránh khỏi việc nhân viên “dứt áo ra đi” và
thường là vì những lý do dưới đây:
1. Thu nhập thấp: Với người lao động, thu nhập tuy không phải là tất cả
nhưng luôn là yếu tố quan trong hàng đầu. Cùng một loại công việc và môi
trường làm việc như nhau nhưng nếu thu nhập của họ quá thấp so với đồng
nghiệp ở doanh nghiệp khác thì sẽ rất khó mà giữ chân họ nếu họ có cơ hội
thay đổi.
2. Môi trường làm việc không tốt: Môi trường làm việc là nhân tố cực kỳ
quan trọng đối với người quản lý lẫn người lao động. Rất nhiều nhân viên bỏ
chổ làm cũ ra đi vì ở đó nạn “đầu gấu” quá dữ. Ngoài ra, có không ít doanh
nghiệp quản lý nhân viên tương tự cách quản lý của nhà tù khiến nhân viên
rất sợ. Thường xuyên yêu cầu nhân viên (đặc biệt là nhân viên nữ) làm việc
ngoài giờ hoặc đi công tác xa nhà cũng là điều đáng ngại đối với không ít
nhân viên, hoặc bố trí công việc theo kiểu “thách đố” cũng là cách quản lý
làm cho nhân viên chỉ còn cách bỏ việc.
3. Công việc không thích hợp và nhàm chán: Người quản lý giỏi phải biết
cách để nhân viên của mình không nhàm chán với công việc. Bởi vì, khi nhân
viên không còn tìm thấy niềm vui và sự hứng thú trong công việc, công việc
không còn hấp dẫn họ hoặc họ có cảm giác nặng nề khi bắt tay vào công việc
thì rắc rối sẽ phát sinh. Có thể do anh ta chọn nhầm nơi làm việc hay công
việc không thích hợp với nghề nghiệp hoặc sở trường, nhưng cũng có thể do
doanh nghiệp chưa khai thác đúng tiềm năng sẵn có của anh ta. Nếu năng suất
làm việc của anh ta ngày càng tăng thì bạn nên nghỉ đến việc giao cho anh ta
những việc phức tạp hơn cộng với chế độ đãi ngộ thích hợp.
4. Thiếu cơ hội thăng tiến: Thăng tiến là khát vọng chính đáng của mọi người
lao động, họ phải nổ lực cống hiến không ngừng cho công việc để mong được
thăng tiến. Nhưng đến một lúc nào đó khát vọng của họ vẫn không được thỏa
mãn thì việc họ đi tìm nhà tuyển dụng khác là điều đương nhiên.
5. Quan hệ bị tổn thương: Quan hệ giữa sếp và nhân viên hoặc giữa nhân viên
với nhau bị tổn thương nặng nề đến mức khó có thể “bình thường hóa” đươc.
Có thể đây là lỗi của sếp nhưng cũng có thể là của nhân viên. Nhưng dù là lỗi
của ai đi nữa, khi mà mối quan hệ đã không còn hàn gắn được thì đối với
nhân viên, ra đi vẫn là giải pháp tối ưu.
Tóm lại, doanh nghiệp sẽ trả giá đắt nếu số người nghỉ việc ngày càng nhiều.
Thực tế đã chứng minh, chi phí để tuyền dụng và đào tạo người mới đắt gấp
1,5 lần so với sử dụng người cũ, đó là chưa tính tới việc doanh nghiệp phải
chờ đợi người mới làm quen với công việc. Vì vậy, làm gì để cải thiện môi
trường làm việc và thu nhập cho người lao động, phân công cho họ những
công việc thích hợp, tạo cho họ cơ hội học tập và thăng tiến nếu có thể và
đừng bao giờ để họ nhàm chán với công việc đó mới chính là nhà quản lý
giỏi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nam_nguyen_nhan_chinh_khien_doanh_nghiep_mat_nguoi.pdf