Sau khi tiêm vắc-xin đơn giá và đa giá cho đàn gà Sasso một tháng nuôi tại trại thực nghiệm
Liên Ninh cho thấy, trong tổng số gà chết đã được mổ khám từ 2002-2005. Kết quả như sau
:Số gà phát hiện có mang bệnh tích Marek chiếm 2,25-3,32%. Chỉ số hồng cầu và bạch cầu
của gà bình thường. Đáp ứng miễn dịch cao đạt 100%.
Trong điều kiện cơ sở thực hiện tốt an toàn sinh học (tại trại thực nghiệm Liên Ninh), chỉ cần
dùng vắc-xin Marek đơn giá là đã có thể khống chế được bệnh Marek.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ nhiễm bệnh marek và ứng dụng vắc-xin phòng bệnh cho đàn gà giống tại trại thực nghiệm Liên Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan v¨n lôc – Møc ®é nhiÔm bÖnh marek ...
1
MỨC ĐỘ NHIỄM BỆNH MAREK VÀ ỨNG DỤNG VẮC-XIN PHÒNG BỆNH
CHO ĐÀN GÀ GIỐNG TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH
Phan Văn Lục, Nguyễn Ngọc Hùng, Nguyễn Thành Đồng
Đặng Thị Tám và Lê Thanh Ân
Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Tây
Tác giả liên hệ: Phan Văn Lục
Tel: (04) 8.390.525 / 0343.825.582. Fax: (034)3.825.582; Email: pvluc2002@yahoo.com
ABSTRACT
Survey on Marek disease infection and using of Marek’s vaccine for breeding poultry
at Lien Ninh farm
A study was conducted in Lien Ninh farm for Marek disease infection and using of Marek’s vaccine for
breeding poultry. In this study, the investigative data in 2002-2005 have showed the dead chicken that had
lesion like Marek infection with rate about 2,28 - 3,32% in total of dead chicken. Two kind of Marek’s
vaccine: MD-VAC CFL and Cryomarek RISPEN HVT have used for chicken in Lien Ninh experiment
station farm. The vaccinated chicken were random collected for antibody test Agar Gel Precipitation (AGP)
and blood physiology index. The result showed that the immunity response of vaccinated chicken were good
account 100 % with antibody response. The blood physiological index were normal with leucocytes
(29,6-29,9) and hemoglobin (3,12-3,19), respectively. No clinical symptom case observed of Marek disease
during experimental periods.
Keywords: Chicken, Marek disease, antibody, immunity and Agar Gel Precipitation (AGP)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Marek được phát hiện từ năm 1907, là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
của gà do vi-rút thuộc nhóm Herpes gây nên. Sau đại chiến thế giới lần II, khi nhiều nước
phương Tây phát triển gà công nghiệp thì bệnh đã gây những tổn thất kinh tế cực kỳ to lớn.
Vào đầu những năm 80 các Tạp chí khoa học Thú y thế giới đều thông báo cho biết tỷ lệ gà
chết do Marek ngày một gia tăng (6-14% tùy ở từng nước). Ở Việt Nam, bệnh bùng phát
mạnh vào những năm 80 như ở Châu Thành năm 1982, Cầu Diễn năm 1984 buộc phải hủy cả
đàn gà. Tỷ lệ hao hụt cao ở các cơ sở chăn nuôi tập trung do bệnh Marek.Vì vậy, Liên hiệp
các xí nghiệp gia cầm Việt Nam đã đưa vắc-xin Marek vào lịch tiêm phòng cho các đàn gà
giống. Giai đoạn từ 1993 trở đi, bệnh có chiều hướng giảm do sử dụng vắc-xin và biện pháp
vệ sinh phòng bệnh.
Những năm gần đây, ở hầu hết các cơ sở mặc dù đã dùng vắc-xin, song bệnh vẫn xuất hiện
khoảng 3-5% làm ảnh hưởng đến chất lượng con giống. Nhiều năm qua, Trại Liên Ninh là trại
gà giống thuộc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc, mặc dù đã thường xuyên sử dụng
vaccine Marek đơn giá nhưng vẫn còn lác đác hiện tượng gà chết có triệu chứng của bệnh
Marek. Phải chăng trong môi trường vẫn còn các chủng vi rút Marek khác? mà vắc-xin Marek
đơn giá chưa đủ bảo hộ. Hoặc là sự phối hợp giữa lịch tiêm phòng và biện pháp an toàn sinh
học chưa được đảm bảo.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra, đánh giá
mức độ nhiễm bệnh Marek và ứng dụng vắc-xin phòng bệnh cho đàn gà giống tại Trại thực
nghiệm Liên ninh" nhằm xác định được mức độ mắc bệnh Marek ở đàn gà giống. Đánh giá sự
đáp ứng miễn dịch của đàn gà Sasso sau khi dùng thử nghiệm hai loại vắc-xin Marek đơn giá
và đa giá.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Sè 13-Th¸ng 8-2008
2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng: Đàn gà Sasso được nuôi tại Trại thực nghiệm Liên Ninh - Thanh Trì - Hà Nội.
Vắc-xin: CRYOMAREK RISPEN HVT (đa giá) và MD-VAC CFL (đơn giá). Kháng nguyên
Marek(Marek’s disease antigen) và Huyết thanh Marek dương tính chuẩn (Marek’s disease
virus positive control serum).
Hóa chất: Formon, cồn, nitơ lỏng. Dung dịch pha loãng Hayem, thuốc chống đông máu
heparin, thạch (Agar), parafin và các hóa chất cần thiết cho phương pháp xét nghiệm biến đổi
vi thể tổ chức tế bào, nước cất, thuốc sát trùng ...
Dụng cụ: Dao, kéo, panh, syringe, kim tiêm, ống nghiệm, chai, túi, lọ... đựng bệnh phẩm.
Buồng đếm Newbauer (đếm hồng cầu -HC- bạch cầu - BC), đĩa lồng petri và dụng cụ chuyên
làm phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (AGP), dụng cụ chuyên dùng cho phương pháp
parafin để xét nghiệm biến đổi vi thể tổ chức tế bào, tủ lạnh, tủ ấm, phòng vô khuẩn ...
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra theo sổ sách của những năm 2002, 2003, 2004 và thực tế năm 2005 về mức độ nhiễm
bệnh Marek của các đàn gà giống tại Trại thực nghiệm Liên Ninh. Quan sát triệu chứng lâm
sàng và mổ khám để xem bệnh tích đại thể.
Máu và bệnh phẩm: Toàn bộ các mẫu bệnh phẩm được lấy ở những gà nghi bị bệnh Marek
và máu được lấy ngẫu nhiên trên 2 lô gà Sasso được bố trí tại Trại thực nghiệm Liên Ninh.
Mẫu bệnh phẩm: được xét nghiệm bệnh lý vi thể bằng phương pháp parafin (Phương pháp
làm tiêu bản và nhuộm màu)
Làm tiêu bản: Lấy bệnh phẩm độ dày không quá 0,5cm; Ngâm trong formalin 10% trong
24giờ; Cắt lại mẫu dày 0,2mm, rửa vòi nước chảy/2giờ; Ngâm trong cồn 70o/3giờ; Ngâm
trong cồn 90o trong 2giờ; Ngâm trong cồn 100o 3 lần thay đổi 2 giờ/1 lần; Ngâm trong xylol 3
lần thay đổi 1 giờ/1 lần; Tẩm trong nến nóng chảy 3 lần thay đổi 2giờ/1 lần; Tạo khuôn trong
nến; Gọt khuôn đưa vào máy cắt; Cắt lát dày 4cm; Làm phẳng trên nước ấm; Dán vào lam
kính bằng lòng trắng trứng; Hong khô tiêu bản trong tủ ấm 37oC/3giờ.
Nhuộm tiêu bản: Tẩy nến bằng xylol 2 lần thay đổi 5 phút/lần; Loại xylol bằng cồn 100o2 lần
thay đổi 5phút; Lấy nước vào lát cắt bằng cồn 90o5 phút; Lấy nước vào lát cắt bằng cồn 70o5
phút; Ngâm nước chảy 5phút; Ngâm nước cất 5phút; Nhuộm heamatoxylin 10 phút; Rửa nước
chảy tiêu bản chuyển màu xanh 5phút; Ngâm nước cất 5phút; Nhuộm bằng eosin 90giây; Rửa
nước chảy 10phút; Rút nước với cồn 9605 phút; Ngâm cồn 100o3 lần thay đổi 2 phút/1lần;
Ngâm xylol 3 lần thay đổi 2 phút/1lần; Gắn lá kính bằng Baume Canada. Đọc tiêu bản trên
kính hiển vi thấy nhân tế bào có màu tím-xanh. Nguyên sinh chất có màu hồng - đỏ.
Mẫu máu: Máu sau khi lấy cùng với heparin (chống đông máu) được dùng để đếm hồng cầu
(HC) và bạch cầu (BC) bằng buồng đếm Newbauer vói dung dịch pha loãng Hayem. Máu sau
khi lấy vào ống nghiệm, sau 30-60 phút cho đông lại rồi ly tâm chắt lấy huyết thanh, phát hiện
kháng thể bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (AGP)
Nguyên lý của phản ứng AGP
Kháng nguyên và kháng thể hòa tan từ hai vị trí khác nhau khuếch tán vào môi trường thạch
tạo nên vạch kết tủa khi kháng nguyên và kháng thể tương ứng tiếp xúc nhau. Ứng dụng để
Phan v¨n lôc – Møc ®é nhiÔm bÖnh marek ...
3
Phát hiện kháng thể Marek trong huyết thanh của gà. Nguyên liệu và cách pha chế như sau:
Nguyên liệu Khối lượng
Agar (Diffco hoặc Oxoid) 1,1 g
NaCl 8,0 g
Acid Phenic (Phenol) 0,5 ml
Nước cất 2 lần 100 ml
Đun cho tan thạch, chỉnh pH = 7,6; Hấp vô trùng. Sau lọc thạch qua nhiều lớp vải gạc, đổ
thạch vào mỗi lọ 15ml và bảo quản ở nhiệt độ 4oC. Khi dùng đun chảy thạch và đổ vào đĩa
nhựa Petri có đường kính 9cm, độ dày của thạch 3mm, thạch nguội đậy nắp, có thể dùng ngay
sau 30 phút đến 1giờ. Đĩa thạch đổ sẵn có thể bao gói tránh để khô và bảo quản ở nhiệt độ 4oC
dùng dần. Đục lỗ thạch: Mỗi cụm 7 lỗ, 6 lỗ xung quanh và 1 lỗ ở giữa. Lỗ có đường kính
6mm, các lỗ cách đều nhau 3mm. Kháng nguyên Marek dương tính chuẩn; Huyết thanh
Marek dương tính chuẩn; Mẫu được kiểm tra trên huyết thanh gà.
Cách tiến hành phản ứng: Lỗ giữa nhỏ 25µ kháng nguyên chuẩn. Các lỗ xung quanh nhỏ 25µ
huyết thanh kiểm tra. Mỗi đĩa phản ứng có một mẫu đối chứng huyết thanh dương tính. Các
đĩa phản ứng sau khi làm xong được đặt vào một hộp ẩm giữ cho thạch khỏi khô và để ở nhiệt
độ phòng.
Đọc kết quả: Sau 16 - 48 giờ. Phản ứng (+) xuất hiện vạch kết tủa trắng đục ở khoảng giữa lỗ
kháng nguyên và kháng thể. Phản ứng (-) không có vạch kết tủa.
Cách bố trí thí nghiệm
Gà Sasso 1 ngày tuổi được chia làm 2lô: Lô I gồm 744 con, Lô II gồm 788 con. Đều được
nuôi dưỡng, chăm sóc nghiêm ngặt theo đúng quy trình chăn nuôi gà Việt Nam và tiêm vắc-
xin Marek cụ thể như sau: Lô I: Tiêm vắc-xin Marek đa giá (CRYOMAREK RISPEN HVT).
Lô II: Tiêm vắc-xin Marek đơn giá (MD-VAC CFL). (Vắc-xin được dùng theo đúng quy trình
hướng dẫn của nơi sản xuất)
Gà Sasso được lấy máu 3 lần, mỗi lần lấy 5 mẫu/lô để đếm HC- BC và 15 mẫu/lô để chắt
huyết thanh phát hiện kháng thể bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (AGP) vào các
giai đoạn sau khi tiêm vắc-xin Marek được 1 tháng, 5 tháng và 9 tháng tuổi. Bệnh phẩm của
gà Sasso: Gan, lách, dây thần kinh ... được mổ khám lấy từ những gà nghi bị bệnh ở các giai
đoạn sau khi tiêm vắc-xin Marek được 1 tháng, 5 tháng và 9 tháng tuổi cũng như của gà chết
nghi bị Marek của cả 2 lô để xét nghiệm bệnh lý bằng phương pháp nhuộm tế bào tổ chức.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học trên máy tính bằng phần
mềm Minitab.13.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh Marek trên đàn gà tại trại thực nghiệm Liên Ninh
Kết quả theo dõi mức độ nhiễm bệnh Marek của các đàn gà (2002 - 2004)
Để thực hiện đề tài, bước đầu chúng tôi khảo sát tình hình nhiễm bệnh Marek của các đàn gà
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Sè 13-Th¸ng 8-2008
4
giống (Lương phượng, Ri và Sasso) tại Trại thực nghiệm Liên Ninh đã tiêm vắc-xin Marek
đơn giá lúc 1 ngày tuổi qua các năm 2002, 2003 và 2004. Kết quả trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1: Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh Marek trên các đàn gà tại Liên Ninh
từ năm 2002 - 2004
Số gà theo dõi Kết quả hao hụt và mổ khám
Năm
Tổng đàn
gà hậu bị
và gà đẻ
(con)
Gà đẻ
(con)
Hao hụt
(con)
Mổ
khám
(con)
Do bệnh
khác
(con)
Bệnh
tích
Marek
(con)
B. tích
Marek so
với mổ
khám (%)
2002 15 010 5 680 487 175 171 4 2,28
2003 19 004 6 604 628 247 241 6 2,43
2004 14 493 4 571 488 271 262 9 3,32
Qua Bảng 1 chúng tôi thấy, tỷ lệ gà nghi bị bệnh Marek qua các lần mổ khám, quan sát đại thể
thì có chiều hướng tăng lên so với tổng số mổ khám ở từng năm cụ thể như sau:
Năm 2002 có 4/175 con mổ khám nghi bị Marek, chiếm 2,28% so với số gà được mổ khám.
Năm 2003 có 6/247 con mổ khám nghi bị Marek, chiếm 2,43% so với số gà được mổ khám.
Năm 2004 có 9/271 con mổ khám nghi bị Marek, chiếm 3,32% so với số gà được mổ khám.
Với kết quả theo dõi này, tuy đàn gà giống được nuôi đủ điều kiện và quy trình tiêu chuẩn
Việt Nam tại Liên Ninh, vẫn có hiện tượng của bệnh Marek xảy ra với tỷ lệ từ 2,28 - 3,32%.
Theo dõi mức độ nhiễm bệnh Marek của 2 đàn gà Lương phượng và Ri năm 2005
Từ những kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh Marek của các đàn gà giống tại trại Liên Ninh
ở những năm 2002, 2003 và 2004. Năm 2005, chúng tôi tiếp tục theo dõi, quan sát tất cả
những biểu hiện triệu chứng lâm sàng cũng như bệnh tích đại thể qua mổ khám những con
chết và nghi bị nhiễm bệnh Marek trên 2 đàn gà Lương Phượng và gà Ri (Bảng 2).
Bảng 2: Kết quả theo dõi mổ khám hai đàn gà Lương Phượng và gà Ri (Năm 2005)
Kết quả hao hụt và mổ khám
Lô theo
dõi (gà) Giai đoạn gà
Số gà
đầu kỳ
(con)
Hao
hụt
(con)
Mổ
khám
(con)
Do
bệnh
khác
(con)
Bệnh
tích
Marek
(con)
B. tích Marek
so với tổng mổ
khám (%)
Lương
phượng
Gà trưởng thành
(24-62 tuần tuổi) 2 676 176 76 74 2 2,63
Ri Gà trưởng thành (24-62 tuần tuổi) 1 497 59 40 39 1 2,50
Kết quả Bảng 2 cho thấy, mổ khám những con chết và những con nghi bệnh, biểu hiện bệnh
tích của bệnh Marek như sau: Gà Lương phượng tỷ lệ 2/76 con mổ khám có biểu hiện bệnh
tích của bệnh Marek, chiếm 2,63% trên tổng số mổ khám. Gà Ri tỷ lệ 1/40 con mổ khám có
biểu hiện bệnh tích của bệnh Marek, chiếm 2,5% trên tổng số con mổ khám. Như vậy, qua
thực tế theo dõi trong năm 2005 trên 2 đàn gà Lương phượng và gà Ri chúng tôi thấy, vẫn còn
lác đác xuất hiện những biểu hiện bệnh tích của bệnh Marek với tỷ lệ là 2,50-2,63%.
Phan v¨n lôc – Møc ®é nhiÔm bÖnh marek ...
5
Kết quả theo dõi đàn gà Sasso sau khi đã được tiêm vắc-xin Marek
Tình hình đàn gà Sasso sau khi tiêm vắc-xin
Tỷ lệ nuôi sống: Để hạn chế tỷ lệ hao hụt đàn gà do nhiễm Marek, việc dùng vắc-xin theo
đúng quy trình, đúng liều lượng, đúng thời gian là cần thiết. Tại trại gà giống Liên Ninh, hàng
năm chúng tôi vẫn bảo hộ đàn gà bằng cách tiêm phòng vắc-xin Marek đơn giá. Đến năm
2005 chúng tôi tiến hành dùng thêm loại vắc-xin Marek đa giá (Lê Văn Năm, 2005) cho gà
Sasso nhập nội. Đàn gà Sasso thí nghiêm được chia làm 2 lô và cho tiêm vắc-xin Marek (lúc 1
ngày tuổi) cụ thể như sau:
Lô I: gồm 744 con được tiêm vắc-xin đa giá (CRYOMAREK RISPEN HVT nhập ngoại).
Lô II: gồm 788 con được tiêm vắc-xin đơn giá (MD-VAC CFL nhập ngoại).
Hai lô gà được nuôi trong cùng điều kiện sống, với các quy trình vệ sinh phòng bệnh thú y
như nhau. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn của gà trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3: Kết quả nuôi sống của đàn gà Sasso (%)
Tỷ lệ hao hụt Lô thí
nghiệm Giai đoạn gà
Đầu con
theo dõi Con %
Tỷ lệ nuôi sống
(%)
Gà con (1 - 5 tuần) 744 62 8,33 91,77
Gà dò (6 - 23 tuần) 672 42 6,25 93,75 Lô I
Gà đẻ (24 - 43 tuần) 267 27 10,11 89,99
Gà con (1 - 5 tuần) 788 71 9,01 90,99
Gà dò (6 - 23 tuần) 754 65 8,62 91,38 Lô II
Gà đẻ (24 - 43 tuần) 273 31 11,35 88,65
Kết quả bảng Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ hao hụt (do chết và loại bệnh) của đàn gà BQ ở cả 2 lô
của các giai đoạn gà con, gà dò và gà đẻ chiếm 8-10%. Sự chênh lệch về tỷ lệ nuôi sống và
hao hụt giữa các giai đoạn nuôi dưỡng của gà ở 2 lô có sự sai khác, nhưng sự sai khác không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả như sau:
Giai đoạn gà con: tỷ lệ nuôi sống ở lô I là 91,77% so với lô II là 90,99% (cao hơn 0,78%).
Giai đoạn gà dò: tỷ lệ nuôi sống ở lô I là 93,75% so với lô II là 91,38% (cao hơn 2,37%).
Giai đoạn gà đẻ: tỷ lệ nuôi sống ở lô I là 89,99% so với lô II là 88,65% (cao hơn 1,34%).
Tỷ lệ hao hụt (chết và loại bệnh) giữa 2 lô có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05). Với kết quả này, bước đầu đã nói lên việc sử dụng vắc-xin Marek đa giá cho đàn gà
Sasso đã phần nào có hiệu quả so với việc sử dụng vắc-xin Marek đơn giá ở những năm trước
đây thường áp dụng.
Kết quả mổ khám bệnh tích gà chết giai đoạn(43 tuần tuổi) trên đàn gà Sasso
Để đánh giá số gà chết và nghi bị nhiễm Marek của đàn gà Sasso, chúng tôi tiến hành mổ
khám theo dõi bệnh tích đại thể (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). Kết quả mổ khám quan sát
bệnh tích đại thể được thể hiện qua Bảng 4
Ở giai đoạn gà con, không có biểu hiện bệnh tích đại thể đối với cả 2 lô. Kết quả này cũng
phù hợp với quy luật chung là bệnh Marek thường ít xuất hiện ở giai đoạn gà con.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Sè 13-Th¸ng 8-2008
6
Vào cuối giai đoạn gà dò, ở lô I mổ 42 con đều không thấy có biểu hiện bệnh tích của bệnh
Marek, tương ứng ở lô II, khi mổ 65 con thì có 1/65 con có hiện tượng nổi u nhỏ lác đác trên
bề mặt của gan.
Bảng 4: Kết quả mổ khám trên đàn gà Sasso sau khi tiêm vắc-xin Marek đa giá và đơn giá
Kết quả mổ khám
Lô thí
nghiệm Giai đoạn gà
Đầu
con
theo
dõi
Số gà
mổ
khám
(con)
B. tích
Marek
(con)
Bệnh
khác
(con)
Bệnh tích
Marek so
với tổng mổ
khám (%)
Gà con (1 – 5 tuần) 744 62 0 62 0
Gà dò (6 – 23 tuần) 672 42 0 42 0 Lô I
Gà đẻ (24 – 43 tuần) 267 27 0 27 0
Gà con (1 – 5 tuần) 788 71 0 71 0
Gà dò (6 – 23 tuần) 754 65 1 64 1,54 Lô II
Gà đẻ (24 – 43 tuần) 273 31 0 31 0
Ở giai đoạn gà đẻ, mọi biểu hiện bệnh tích đại thể của bệnh Marek đều không có ở cả 2 lô, cụ
thể là: Lô I có 0/27 con mổ khám, Lô II có 0/31 con mổ khám. Những con gà có triệu chứng
lâm sàng và bệnh tích đại thể nghi bị bệnh Marek đều được chúng tôi gửi đến Trung tâm chẩn
đoán thú y – Cục Thú Y Trung ương để kiểm tra bệnh tích vi thể.
Đáp ứng miễn dịch của gà Sacsso với vắc-xin Marek đa giá và đơn giá
Bảng 5: Kết quả theo dõi kháng thể Marek bằng phản ứng AGP
Kết quả xét nghiệm Lô thí
nghiệm Thời điểm lấy mẫu
Số mẫu
HT + -
Tỷ lệ có
KT Marek
(%)
Lần I (Sau tiêm 1 tháng) 15 15 0 100
Lần II (Sau tiêm 5 tháng) 15 15 0 100 Lô I
Lần III (Sau tiêm 9 tháng) 15 14 1 93,3
Lần I (Sau tiêm 1 tháng) 15 15 0 100
Lần II (Sau tiêm 5 tháng) 15 14 1 93,3 Lô II
Lần III (Sau tiêm 9 tháng) 15 13 2 86,7
Cùng với việc theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống và mổ khám quan sát bệnh tích đại thể,
chúng tôi còn tiến hành lấy mẫu máu và huyết thanh ngẫu nhiên của đàn gà và các mẫu bệnh
phẩm của gà chết ở các giai đoạn gà con, gà dò và gà đẻ tương ứng ở cả 2 lô rồi gửi đi
Trung tâm chẩn đoán thú y - Cục Thú Y để xét nghiệm các chỉ tiêu sau: Kháng thể kháng
bệnh Marek. Những biến đổi vi thể tổ chức tế bào; Sự biến động về số lượng hồng cầu - bạch
cầu. Các kết quả được trình bày qua các Bảng 5. Ta thấy, hàm lượng kháng thể giữa các giai
đoạn gà con, gà dò và gà đẻ ở cả 2 lô không có sự khác biệt lớn. Cụ thể là:
Giai đoạn gà con: với 15 mẫu huyết thanh làm phản ứng AGP cho kết quả dương tính và đạt
tỷ lệ 100% có kháng thể ở cả 2 lô. Giai đoạn gà dò: Trong khi ở lô 1 cho kết quả dương tính
15/15 mẫu kiểm tra và tỷ lệ có kháng thể là 100% thì ở lô 2 chỉ có 14/15 mẫu dương tính và tỷ
lệ có kháng thể là 93,3%.Giai đoạn gà đẻ: ở lô 2 có 13/15 mẫu dương tính và tỷ lệ có kháng
thể là 86,7% thì ở lô 1 cũng có 14/15 mẫu dương tính và tỷ lệ có kháng thể là 93,3%. Thông
Phan v¨n lôc – Møc ®é nhiÔm bÖnh marek ...
7
thường sau khi tiêm vắc-xin Marek một tháng tỷ lệ có kháng thể đạt trên 90% là đạt yêu cầu
vì vi rút vắc-xin Marek đã có tác dụng với tế bào bảo vệ không cho vi rút Marek ngoài môi
trường xâm nhập vào cơ thể gây bệnh (Calnek và cs, 1991). Trong quá trình theo dõi đàn gà
Sasso, chúng tôi tiến hành lấy mẫu tổ chức của các gà bị chết và các gà có triệu chứng và bệnh
tích nghi bị nhiễm bệnh Marek gửi đi Trung tâm chẩn đoán thú y - Cục thú y để kiểm tra bệnh
tích vi thể. Kết quả được trình bày ở Bảng 6.
Bảng 6: Kết quả xét nghiệm bệnh lý vi thể bằng phương pháp Parafin
Kết quả xét
nghiêm Lô thí
nghiệm Thời điểm lấy mẫu
Số mẫu
bệnh
phẩm + -
Tỷ lệ tổn
thương bệnh
lý do Marek
(%)
Lần I (Sau tiêm 1 tháng) 5 0 5 0
Lần II (Sau tiêm 5 tháng) 5 0 5 0
Lô I
(Vắc-xin
đa giá) Lần III (Sau tiêm 9 tháng) 5 0 5 0
Lần I (Sau tiêm 1 tháng) 5 0 5 0
Lần II (Sau tiêm 5 tháng) 5 0 5 0
Lô II
(Vắc-xin
đơn giá) Lần III (Sau tiêm 9 tháng) 5 0 5 0
Kết quả bảng 6 cho thấy, tất cả số mẫu gửi đi kiểm tra bệnh tích vi thể của cả 2 lô gà đã được
tiêm vắc-xin Marek đa giá và đơn giá đều cho kết quả âm tính với bệnh Marek ở các giai đoạn
phát triển khác nhau. Để theo dõi biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, cụ thể là hồng cầu và bạch
cầu, chúng tôi đã lấy mẫu máu của cả 2 lô đã được tiêm vắc-xin.(do kinh phí có hạn nên
chúng tôi lấy mỗi lô 5 mẫu ngẫu nhiên để đánh giá). Kết quả được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7: Kết quả xét nghiệm chỉ số hồng cầu, bạch cầu gà Sasso
Kết quả xét nghiêm
Lô thí
nghiệm
Thời điểm lấy mẫu
Số
mẫu
máu
Chỉ số BC (BT:
30 000/mm3
máu)
Chỉ số HC (BT: 2,5 –
3,2 triệu/mm3 máu
Lần I (Sau tiêm 1 tháng) 5 29 870 3 175 000
Lần II (Sau tiêm 5 tháng) 5 29 890 3 185 000
Lô I
(Vắc-xin
đa giá) Lần III (Sau tiêm 9 tháng) 5 29 990 3 195 000
Lần I (Sau tiêm 1 tháng) 5 29 650 3 125 000
Lần II (Sau tiêm 5 tháng) 5 29 750 3 165 000
Lô II
(Vắc-xin
đơn giá) Lần III (Sau tiêm 9 tháng) 5 29 950 3 175 000
Kết quả Bảng 7 cho thấy, số lượng hồng cầu và bạch cầu bình quân của 5 mẫu máu ở cả 2 lô
được kiểm tra vào tháng thứ nhất, tháng thứ năm và tháng thứ chín sau khi tiêm vắc-xin đều
xấp xỉ bằng số lượng hồng cầu, bạch cầu của gà khoẻ mạnh (Cù Xuân Dần và cs, 1996). Điều
đó cho thấy, cả hai lô gà tiêm hai loại vắc-xin đa giá và đơn giá đã phát triển bình thường
khoẻ mạnh.
So sánh hiệu quả kinh tế của 2 loại vắc-xin Marek đa giá và đơn giá
So sánh hiệu quả kinh tế của 2 loại vacxin được trình bày ở Bảng 8.
Kết qủa Bảng 8 cho thấy, chỉ xét riêng về mặt giá thành thì vắc-xin Marek đa giá đắt gấp
4 lần vắc-xin Marek đơn giá. Ngoài ra, điều kiện bảo quản của vắc-xin Marek đa giá còn
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Sè 13-Th¸ng 8-2008
8
bắt buộc phải có bình chứa Nitơ lỏng, trong khi đó, đối với vắc-xin Marek đơn giá, chỉ cần có
nước đá là đã được.
Bảng 8: So sánh hiệu quả kinh tế của 2 loại vắc-xin Marek đa giá và đơn giá
TT Danh mục Vắc-xin Marek đa giá (Lọ 1000 liều)
Vắc-xin Marek đơn giá
(Lọ 1000 liều)
01 Giá thành 800 000 đồng/1 000 liều 200 000 đồng/1 000 liều
02 Nhiệt độ bảo quản Trong Nitơ lỏng (-1960) Nhiệt độ lạnh 40C
03 Điều kiện bảo quản Phải có bình nitơ lỏng Chỉ cần nước đá
03 Điều kiện tiêm Như nhau Như nhau
04 Liều lượng tiêm 0,2ml/con 0,2ml/con
05 Vị trí tiêm Dưới da đầu Dưới da đầu
06 Khả năng bảo hộ Tốt Tốt
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Sau khi tiêm vắc-xin đơn giá và đa giá cho đàn gà Sasso một tháng nuôi tại trại thực nghiệm
Liên Ninh cho thấy, trong tổng số gà chết đã được mổ khám từ 2002-2005. Kết quả như sau
:Số gà phát hiện có mang bệnh tích Marek chiếm 2,25-3,32%. Chỉ số hồng cầu và bạch cầu
của gà bình thường. Đáp ứng miễn dịch cao đạt 100%.
Trong điều kiện cơ sở thực hiện tốt an toàn sinh học (tại trại thực nghiệm Liên Ninh), chỉ cần
dùng vắc-xin Marek đơn giá là đã có thể khống chế được bệnh Marek.
Đề nghị
Cho phép áp dụng biện pháp vệ sinh an toàn sinh học và dùng vắc-xin Marek đơn giá cho gà
nuôi tại Trại thực nghiệm gia cầm Liên Ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Calnek. B. W., H. John Barnes. C. W. Beard, W. M. Reid, H. W. Yoder, Ir. (1991). Diseases of Poultry. Marek’s
disease by B. W. Calnek and R. L. Witter. Iowa State University Press, Ames, Iowa, USA. pp 342-385.
Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý học
Gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Lê Văn Năm (2005). Thông tin gia cầm khoa học công nghệ - Sản xuất - Thị trường. Hiện tượng giảm hiệu quả
của vacxin, nguyên nhân và hướng giải quyết chống bệnh Marek. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
(Số 1 - 2005). Tr: 20-21.
Nguyễn Vĩnh Phước, Hồ Đình Chúc, Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh (1978). Bệnh truyền nhiễm Gia súc
Đại học Nông nghiệp I. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
*Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Nga; TS. Bạch Mạnh Điều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b9_luc_3228.pdf