Những bài học có ý nghĩa khái quát rút ra từ công trình này mà bài viết đây
cố gắng nêu lên đáng để giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam tìm hiểu, suy
nghĩ, và nếu có thể thì tiến hành đối thoại và tranh luận. Theo tinh thần của chính
Said, chúng ta nên coi công trình này của ông như một cuốn sách kích thích suy
nghĩ, tìm tòi, thậm chí nghi vấn và tranh luận, chứ không nhất thiết là đồng ý. Nếu
từ đó dẫn đến những tự suy ngẫm, tìm ra những điều đáng chất vấn và chưa được
chứng minh trong tri thức, trong cách suy nghĩ, đặt vấn đề nghiên cứu của chúng ta
v.v., thì đây là một cuốn sách đáng tìm đọc và bổ ích.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về xã hội học tri thức đặt ra từ “Đông phương học” của E.W. Said, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (78), 2002 15
một số vấn đề về xã hội học tri thức
đặt ra từ “Đông ph−ơng học” của E.W. Said
Mai Huy Bích
Trong hơn hai thập kỷ nay kể từ khi xuất bản lần đầu (1978), công trình
“Đông ph−ơng học” của nhà nghiên cứu E. W. Said đã và đang có ảnh h−ởng lớn đến
khoa học xã hội ph−ơng Tây. Dựa trên cơ sở tìm hiểu và phân tích hàng loạt cuốn
tiểu thuyết, bài thơ, văn bản và chuyên khảo khoa học v.v. của các tác giả ph−ơng
Tây về ph−ơng Đông, kết hợp với vận dụng và phát triển các lý thuyết khoa học xã
hội vừa xuất hiện thời gian gần đây, cuốn sách đã đ−a ra một cách nhìn mới không
chỉ về ngành Đông ph−ơng học ở ph−ơng Tây, mà cả về mối quan hệ giữa tri thức với
quyền lực. Không phải ngẫu nhiên “Đông ph−ơng học” đ−ợc dịch sang tiếng Việt và
xuất bản ở Việt Nam (Said, E. W.1998. Đông ph−ơng học. Hà Nội: Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia). Công trình này nằm trong danh sách những nghiên cứu quan
trọng, những dấu mốc có ý nghĩa trong sự phát triển khoa học xã hội ph−ơng Tây mà
quỹ Ford đã tài trợ cho việc lựa chọn và gợi ý để giới thiệu với các nhà nghiên cứu
của Việt Nam1. Tuy nhiên, ng−ời viết bài này từng gặp không ít ý kiến phàn nàn và
thất vọng của một số nhà nghiên cứu chúng ta về nội dung cuốn sách với lý do nó
không đề cập đến Đông ph−ơng học mà họ quen biết và kỳ vọng ở nó, nghĩa là nó
không nói gì đến Trung Hoa, Nhật Bản hay Việt Nam v.v. Thực ra giá trị của cuốn
sách là ở chỗ thông qua việc xem xét những chủ đề trên, nó gợi ra nhiều vấn đề quan
trọng về xã hội học tri thức. Sau đây bài viết này xin trình bày tóm tắt những luận
điểm chính trong nội dung cuốn sách này và thử phân tích một số vấn đề đặt ra từ đó
về xã hội học tri thức nói chung.
Từ sự thể hiện ph−ơng Đông của ng−ời ph−ơng Tây ...
Cuốn sách nghiên cứu những cách thức mà ph−ơng Đông, cụ thể là các n−ớc
Trung Đông đ−ợc thể hiện và nhìn nhận trong con mắt của ng−ời ph−ơng Tây (Pháp,
Anh và Mỹ) ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Các tác giả ph−ơng Tây chia quả địa cầu
thành hai phần: ph−ơng Đông và ph−ơng Tây, và cho rằng các nhóm c− dân bản xứ
c− trú tại đấy có những tôn giáo, nền văn hóa hay bản chất chủng tộc thích hợp với
những vùng địa lý đó. Theo họ, các khái niệm “ph−ơng Đông” và “ph−ơng Tây” mang
ý nghĩa thực tế và có thật.
Qua con mắt của ng−ời ph−ơng Tây, “ph−ơng Đông” (Orient) là một "nơi lãng
1 Tiếc rằng do không đồng ý với cách chuyển ngữ, nên bài viết này không sử dụng bản dịch tiếng Việt. Khi
cần trích dẫn cuốn sách, bài viết dựa theo bản gốc.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số vấn đề về xã hội học tri thức đặt ra từ "Đông ph−ơng học" của E.W. Said 16
mạn, với những con ng−ời kỳ lạ, những hồi ức và những cảnh đẹp không thể nào
quên và có những thể nghiệm đặc sắc” (Said, 1978:1). Họ khác hẳn với ph−ơng Tây
phàm tục. Qua việc các tác giả ph−ơng Tây nhìn nhận và thể hiện ph−ơng Đông, nổi
lên một cách nhìn, cách nghĩ, cách nói về thế giới, và hơn thế nữa, một cách đ−a ra
các nhận định về nó mà Said gọi là “Đông ph−ơng học”. Theo Said, Đông ph−ơng học
có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nó dựa trên cơ sở một phép l−ỡng phân (dichotomy), chia thế giới
thành 2 phần (đông - tây) khác hẳn, thậm chí t−ơng phản nhau. Chẳng hạn, trong
khi ph−ơng Đông hào nhoáng thì ph−ơng Tây thiết thực; ph−ơng Đông độc tài,
ph−ơng Tây dân chủ. Trái với ph−ơng Đông tàn bạo là ph−ơng Tây c− xử đẹp.
Ph−ơng Đông coi trọng thú nhục dục, còn ph−ơng Tây đề cao tự kiềm chế; ph−ơng
Đông nặng về phi lý, ph−ơng Tây - duy lý. Đối lập với ph−ơng Đông ứng xử nh− trẻ
thơ là ph−ơng Tây chín chắn v.v.
Thứ hai, nó cho rằng có thể nói về hai phần của thế giới một cách tổng quát
chung theo nghĩa là mỗi phần của thế giới có một tập hợp những đặc điểm chung cố
định mà mọi thành viên trong mỗi phần, mỗi nhóm, hay cộng đồng đó đều chia sẻ.
Chính theo nghĩa đó ng−ời ta mới nói về nhiều hiện t−ợng ph−ơng Đông. “ở châu Âu
ng−ời ta có thể nói về tính cách ph−ơng Đông, không khí ph−ơng Đông, câu chuyện
ph−ơng Đông, chế độ độc tài ph−ơng Đông hay ph−ơng thức sản xuất ph−ơng Đông
mà ng−ời khác vẫn hiểu” (Said, 1978:32).
Thứ ba, tuy nói về ph−ơng Đông, nh−ng qua đó Đông ph−ơng học cũng cho ta
biết nhiều về ph−ơng Tây. Nó coi ph−ơng Đông nh− một điều gì đó khác hẳn và đối
lập với ph−ơng Tây. Nó lấy ph−ơng Tây là tâm điểm để so sánh, và theo nghĩa đó,
ph−ơng Tây đ−ợc xem là bình th−ờng, còn ph−ơng Đông là “ng−ời khác”, “ng−ời lạ”.
Rõ ràng quan hệ “ta - họ”, hay “chủ thể - ng−ời khác” này không bình đẳng. Nếu so
sánh hai ph−ơng, thì ph−ơng Đông, dù có những đặc điểm hấp dẫn nhất định, vẫn
kém hơn ph−ơng Tây.
Ba đặc điểm trên là những sợi chỉ đỏ xuyên suốt Đông ph−ơng học của
ph−ơng Tây.
Những quan niệm trên về ph−ơng Đông không chỉ là một cách nhận thức,
cách suy nghĩ, mà còn là một cách hành động của ng−ời ph−ơng Tây trong quan hệ
với ph−ơng Đông. Nh− Said đã vạch rõ, còn hơn là những nhận thức, Đông ph−ơng
học có liên quan đến những hệ thống thể chế và thực tiễn vật chất của chủ nghĩa
thực dân và chủ nghĩa đế quốc ph−ơng Tây để “giáo dục” ph−ơng Đông. Khi Đông
ph−ơng học của ph−ơng Tây trình bày ph−ơng Đông nh− một thực thể vừa bí hiểm,
hấp dẫn vừa hoang dã, đáng phải giáo dục, thì nó có liên hệ với cái mà ông gọi là
“một thể chế tập thể” để đề cập với ph−ơng Đông “bằng cách dạy dỗ họ, ổn định họ
và thống trị họ” (Said, 1978:3). “Thể chế tập thể” để đề cập với ph−ơng Đông bao gồm
không chỉ cách nghĩ, cách nhận thức trên đây, mà cả một bộ môn hàn lâm viện đ−ợc
gọi là Đông ph−ơng học với các học giả mệnh danh nhà Đông ph−ơng học. Họ có
nhiệm vụ tạo ra tri thức về ph−ơng Đông, và đ−a ra cách nhận định, mô tả ph−ơng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích 17
Đông, coi những quan điểm đó là chân thực và chính xác. Chẳng hạn nhiều học giả
thuộc Hội hoàng gia châu á (Royal Asiatic Society) đặt cho mình sứ mệnh sản xuất
tri thức về ph−ơng Đông, và thực tế những tri thức do họ sản xuất nên đã đ−ợc −u
tiên hơn hết, và chiếm địa vị chủ đạo trong Đông ph−ơng học. Nh− vậy, Said muốn
chúng ta xem xét những hậu quả đối với nhân loại của cách phân chia và thể hiện
thế giới này. Đông ph−ơng học có phần của nó trong việc bào chữa cho sự bành
tr−ớng thực dân chủ nghĩa của ph−ơng Tây. Và hậu quả của việc ph−ơng Tây nhận
thức nh− trên về ph−ơng Đông là sự xâm chiếm, thống trị, khai hóa của ph−ơng Tây
ở ph−ơng Đông. Đây là những bằng chứng thực nghiệm chứng minh luận điểm nổi
tiếng trong xã hội học: “Nếu con ng−ời ta xác định một tình huống là có thực, thì hậu
quả của nó là có thực” (W.I. Thomas). Nói cách khác, nếu ng−ời ph−ơng Tây coi ng−ời
ph−ơng Đông là hoang dã, cần đ−ợc thống trị và khai hóa, thì họ đã hành động theo
nhận thức nh− vậy bằng cách xâm chiếm, thống trị ph−ơng Đông; và hành động này
đã mang lại những hậu qủa thực tế rõ ràng.
Said đã vạch trần những sai sót gắn liền với ba đặc điểm trên nh− sau:
Phép l−ỡng phân Đông Tây có nguy cơ đơn giản hóa thực tế, quy cả thế giới
vào chỉ hai ph−ơng, tạo ra sự khác biệt hoặc t−ơng phản rạch ròi, bất kể và bất chấp
những khác biệt nội tại giữa các n−ớc (các xã hội) ph−ơng Đông cũng nh− ph−ơng
Tây. Hơn thế nữa, nó bỏ qua những n−ớc, những xã hội trung gian, không hẳn thuộc
ph−ơng nào. Và thật sai lầm nếu quan niệm rằng tất cả mọi ng−ời ph−ơng Đông đều
có chung những đặc điểm nào đó, cũng nh− toàn bộ ng−ời ph−ơng Tây chia sẻ một số
đặc điểm nhất định, bất kể họ thuộc giai cấp, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, sắc tộc,
tôn giáo, lứa tuổi nào v.v. Trong tr−ờng phái khoa học xã hội hậu hiện đại ph−ơng
Tây, lối t− duy gắn một đặc điểm bản chất nào đó chung cho mọi thành viên của một
loại ng−ời, một nhóm, một cộng đồng nào đấy, và coi đó là phổ biến đ−ợc gọi là cơ
bản luận (essentialism). Có thể coi đây là một “cơ bản luận địa lý”, tức là gán một số
đặc tính nào đó cho một bộ phận của địa cầu cùng những con ng−ời sinh sống trên
đó, coi đấy là những nét bao trùm hết thảy. Thực ra, những nhận xét, những đặc
tính này, nếu có đúng cũng chỉ đúng phần nào, và là sự khái quát hóa quá mức:
không phải ai ở ph−ơng Đông cũng suy nghĩ phi lý, phi logic, và không phải mọi
ng−ời ph−ơng Tây đều duy lý, có logic. Ch−a hết, với việc coi ph−ơng Tây là chủ thể
và ph−ơng Đông là ng−ời khác, Đông ph−ơng học đã tạo ra tôn ti thứ bậc cho thế
giới, trong đó ph−ơng Tây là trung tâm. Said viết: “Hết sức cần bác bỏ cái quan niệm
cho rằng có những không gian địa lý, nơi c− trú của những c− dân bản địa “khác
hẳn”, và có thể xác định họ trên cơ sở một tôn giáo, một nền văn hóa hay một đặc
tr−ng cơ bản theo chủng tộc và thích hợp với không gian địa lý đó” (Said, 1978:322).
... đến một số vấn đề xã hội học tri thức
Câu hỏi đặt ra từ “Đông ph−ơng học” là: Vậy thì vì sao những tri thức của
nghành Đông ph−ơng học, dù phần nhiều không chính xác, dù đơn giản hóa và khái
quát hóa quá mức, vẫn đ−ợc chấp nhận và truyền bá rộng rãi không chỉ trong giới
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số vấn đề về xã hội học tri thức đặt ra từ "Đông ph−ơng học" của E.W. Said 18
học thuật ph−ơng Tây? Câu trả lời phần nào nằm ở mối quan hệ giữa tri thức và
quyền lực – một chủ đề quan trọng của xã hội học tri thức. Những điều mà nghành
Đông ph−ơng học của ph−ơng Tây thể hiện và nói về ph−ơng Đông không đơn giản
chỉ là ngôn từ, mà còn là quyền lực của một số nhóm đối với các nhóm khác. Theo
Said, phần nhiều nhận thức của Đông ph−ơng học là t−ởng t−ợng ra, và những cái
mà ông gọi là “địa lý và lịch sử t−ởng t−ợng” này đã giúp lý trí và t− duy ph−ơng Tây
tăng c−ờng tự ý thức của chính họ về bản thân họ. Đông ph−ơng học không chỉ đơn
giản là một quá trình mô tả, mà còn là một quan hệ quyền lực và thống trị nhờ đó
một nhóm (ph−ơng Tây) tự cho mình có quyền xác định bản sắc cho tất cả các nhóm
khác bằng việc định nghĩa cái gì là ph−ơng Đông, cái gì là ph−ơng Tây theo nghĩa
nào đó. Hơn thế nữa, tri thức về ph−ơng Đông còn làm cơ sở cho sự thống trị thực
dân. Nó tạo ra những ý t−ởng hết sức quan trọng trong quá trình chinh phục và
thống trị ph−ơng Đông. Cho rằng ng−ời ph−ơng Đông ch−a đ−ợc khai hóa, cần sự
thống trị và dẫn dắt của ph−ơng Tây, nên Đông ph−ơng học đã trở thành cái cớ và sự
biện minh cho cuộc xâm lăng, đô hộ của ph−ơng Tây ở ph−ơng Đông. Chẳng hạn,
ng−ời Pháp cần biết Aicập để chinh phục và chiếm đóng đất n−ớc này. Nhằm mục
đích đó, họ kéo theo quân đội của họ hàng loạt các nhà Đông ph−ơng học. Hiển nhiên
là Đông ph−ơng học có quan hệ với quyền lực thực dân. Tri thức về ph−ơng Đông gắn
với quyền lực của ng−ời ph−ơng Tây đối với ph−ơng Đông. Với Đông ph−ơng học,
ph−ơng Tây cho rằng họ nhận thức đ−ợc điểm yếu của ng−ời ph−ơng Đông, và có
quyền chinh phục, khai hóa ph−ơng Đông.
Nh−ng quan hệ giữa tri thức với quyền lực còn thể hiện ở một khía cạnh nữa.
Cần đặc biệt nhấn mạnh ở đây là rất nhiều điều trong Đông ph−ơng học, trong nhận
thức của ng−ời ph−ơng Tây về ph−ơng Đông không phù hợp với thực tế, không có ở
ng−ời ph−ơng Đông nói chung. Chúng chỉ tồn tại trong nhận thức của ng−ời ph−ơng
Tây, và theo nghĩa đó, ph−ơng Đông là điều do ph−ơng Tây nghĩ ra, “sáng tạo nên”,
và tạo nên cho ng−ời ph−ơng Tây. Quan trọng hơn, những nhận thức trên đ−ợc coi là
đúng, chính xác, chân thực, và đông đảo ng−ời ph−ơng Tây bao thế hệ đều chấp nhận
đó là chân lý. ít ai nghi ngờ, càng không ai nghĩ đến việc kiểm chứng chúng một cách
nghiêm túc. Điều đó cho thấy: khác với quan niệm quen thuộc về chân lý của nhận
thức luận thông th−ờng, tri thức không nhất thiết phải chân thực mới đ−ợc tin theo
và có sức mạnh.
Gặp những nhận định nào đó về xã hội, một số ng−ời th−ờng muốn biết chúng
là đúng hay sai, và liệu đó có phải những mô tả chân xác không. Nh−ng họ quên mất
rằng đối với nhiều ng−ời khác, nhất là những ng−ời tạo ra tri thức, thì tri thức có
một mục đích thực tiễn: nó giúp họ làm điều gì đó. Nhiều ng−ời tạo ra tri thức tr−ớc
hết quan tâm đến một câu hỏi quan trọng: tri thức có giúp họ làm những việc mà họ
muốn làm hay không? Đối với họ, chức năng thực tiễn này của tri thức quan trọng
hơn hẳn so với tiêu chuẩn chân thực hay giả dối. Nh− K. Popper, nhà triết học khoa
học nổi tiếng đã nhận xét, con ng−ời ta có mong muốn tự nhiên là tin rằng những ý
t−ởng của mình là chính xác, và muốn tìm bằng chứng để xác nhận, chứ không để
bác bỏ chúng.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích 19
Ngoài ra, tri thức của Đông ph−ơng học đ−ợc rất nhiều ng−ời ph−ơng Tây coi
là đúng, chuẩn xác, chứ không bị nghi ngờ vì nó đ−ợc đ−a ra từ những ng−ời ít nhiều
có kinh nghiệm trực tiếp về ph−ơng Đông, đã đặt chân lên và sống ở đó (các nhà
thám hiểm, giáo sĩ, th−ơng gia, sĩ quan quân đội, nhà chức trách trong chính quyền
thực dân v.v. và các học giả). Những ng−ời này, bằng uy tín và quyền lực của mình
không chỉ tạo ra tri thức, mà còn có quyền xác định tri thức nào là đúng, tri thức nào
là sai, và cho phép hay không cho phép ai nghi ngờ một tri thức nào đó.
Nh− vậy, Said không chỉ chứng minh rằng những quan niệm, nhận định về
ph−ơng Đông là giả dối và có thể bác bỏ. Công trình của ông còn giúp ta tìm hiểu
cách thức mà những quan niệm, những nhận định đó đã trở thành chấp nhận đ−ợc
trong một xã hội nào đó, tức là thành những hệ thống, những tập hợp các ý t−ởng,
quan niệm và niềm tin đ−ợc coi là tri thức đúng, hay một thế giới quan. Hơn thế nữa,
chúng trở thành khuôn khổ vững chắc để hiểu cuộc sống, để suy nghĩ trong một lĩnh
vực nhất định của đời sống xã hội, thành hệ thống các quy tắc để tạo ra tri thức mới,
và nhất là để hành động trong đời sống xã hội, tức là thành cái mà nhà nghiên cứu
ng−ời Pháp M. Foucault gọi là diễn ngôn (discourse). Để thấy sức mạnh của diễn
ngôn, cần nêu rõ một thực tế này: không phải ngẫu nhiên nhiều nhà Đông ph−ơng
học ở ph−ơng Tây, thế hệ này tiếp thế hệ khác, đều tin theo và dựa vào những diễn
ngôn nói trên trong việc nhìn nhận, hiểu biết, và hành động với ph−ơng Đông. Lý do
là các diễn ngôn hiện hành đã chi phối họ. Một nhà Đông ph−ơng học mới vào nghề ở
ph−ơng Tây thu đ−ợc tri thức đầu tiên và hết sức quan trọng của mình về ph−ơng
Đông qua sách vở, bài giảng, tài liệu hiện có, với những diễn ngôn hiện hành về −u
thế của ph−ơng Tây và yếu thế của ph−ơng Đông. Anh (chị) ta phải học những cách
suy nghĩ, nhìn nhận hiện có. Ngay cả khi anh (chị) ta muốn hoài nghi những tri thức
hiện hành, không dễ gì anh (chị) ta có điều kiện và đ−ợc phép làm điều đó trong hoàn
cảnh xã hội và nhận thức xung quanh. Không phải ngẫu nhiên ng−ời đầu tiên chất
vấn chúng là một ng−ời xuất thân không phải ph−ơng Tây (tức Said) !
Rõ ràng, khác với quan niệm thông th−ờng của nhiều ng−ời rằng tri thức là
một kho tàng chung của nhân loại mà bất cứ ai có lòng ham hiểu biết và trình độ
nhận thức nhất định đều có thể tiếp thu và đóng góp một cách vô t−, Said gắn tri
thức với quyền lực trong xã hội. Qua ví dụ nêu trên ta đã thấy một biểu hiện nữa của
quan hệ giữa tri thức và quyền lực.
Có thể nói ở đây Said vận dụng lý thuyết diễn ngôn của Foucault và quan hệ
giữa diễn ngôn với quyền lực. Foucault cho rằng quyền lực có sức mạnh tạo sinh
(productive) theo nghĩa nh− sau. Ví dụ nh− trong việc phạm pháp, thì sức mạnh tạo
sinh của quyền lực không nằm ở việc bắt một tên tội phạm, mà đầu tiên ở việc tạo ra
khái niệm tội phạm. Chính hệ thống các ý t−ởng, tức các diễn ngôn mà chúng ta gọi
là quan niệm về tội phạm, rồi tội phạm học phải có tr−ớc đã. Rồi từ đó xuất hiện
những cách thức cần có để đ−ơng đầu với tội phạm. Tóm lại, theo Foucault, xuất hiện
đầu tiên là diễn ngôn về tội phạm, và tiếp đó, kẻ tội phạm, nhà tội phạm học, cảnh
sát, quan tòa, nhà tù - tất cả đều đ−ợc tạo ra từ diễn ngôn. Quyền năng của các diễn
ngôn là ở những định nghĩa chúng đ−a ra, ở thứ ngôn từ chúng sử dụng và ta buộc
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số vấn đề về xã hội học tri thức đặt ra từ "Đông ph−ơng học" của E.W. Said 20
phải dùng để suy nghĩ về cuộc sống xã hội, và qua đó hiểu biết cuộc sống đó. Nh− thế
các diễn ngôn không chỉ đơn giản can thiệp vào thực tế hiện hành, mà còn kiến tạo
nên thực tế này.
Tóm lại, nhận thức luận (tức lý thuyết triết học về tri thức và cách chúng ta
có đ−ợc tri thức) có một vấn đề cơ bản và cổ điển: tri thức của chúng ta và cách chúng
ta nói về hiện thực có khớp với hiện thực không (Marshall, 1998:198). Khác với nhận
thức luận, xã hội học tri thức vận dụng ở đây ít quan tâm đến nội dung, tính chân
thực của các hệ thống tri thức. Thay vào đó, xã hội học tri thức tập trung vào những
khía cạnh thực tiễn, và vào lợi ích mà tri thức cung cấp cho những ng−ời tin vào nó,
cũng nh− các cách thức để sản xuất, chấp nhận và phổ biến tri thức trong xã hội.
Nếu đi theo cách thức quen thuộc của nhận thức luận hoặc sử học, thì ta chỉ có thể
vạch ra đ−ợc sự giả dối, không chân thực của Đông ph−ơng học, chứ không giải thích
đ−ợc vì sao nhiều ng−ời tin ở tri thức giả dối, càng không lý giải đ−ợc vì sao tri thức
giả dối lại đ−a đến những hành động mà chủ nghĩa thực dân và đế quốc ph−ơng Tây
đã làm đối với ph−ơng Đông. Nói cách khác, xã hội học tri thức giải thích tri thức
theo quan điểm của ng−ời tạo ra và tin ở tri thức, chứ không chỉ theo con mắt ng−ời
bên ngoài. Tóm lại, đối với xã hội học tri thức điều quan trọng không hẳn và không
chỉ là nội dung tri thức (tức là việc tri thức có phản ánh hiện thực không) mà là cách
thức tri thức đ−ợc tạo ra, chấp nhận, phổ biến và chỉ đạo hành động trong xã hội.
Nh− vậy, nhiều bằng chứng thực nghiệm mà Said đ−a ra đã gợi ta nhớ đến
một luận điểm nổi tiếng trong thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism) mà P.
Berger và T. Luckmann là những ng−ời đặt nền móng. Hầu hết các nhà xã hội học
khác cho rằng hiện thực xã hội tồn tại độc lập đối với những điều con ng−ời ta nói về
nó, nhận thức nó, và độc lập với việc họ sống trong đó. Cách nhìn nhận này có nguồn
gốc từ triết học: các nhà triết học coi hiện thực là “cái đang tồn tại” (Blackburn,
1994:320) và độc lập với tri thức của chúng ta về nó - chẳng hạn theo một số nhà
triết học theo chủ nghĩa hiện thực phê phán (critical realists) (Marshall, 1998:198).
Nhiều nhà triết học marxist cũng có quan điểm t−ơng tự: hiện thực là “cái đang thực
tế tồn tại và phát triển (). Với ý nghĩa đó, hiện thực không những khác với tất cả
cái bề ngoài, cái t−ởng t−ợng và cái huyền hoặc, mà còn khác với tất cả chỉ là cái logic
(cái t− duy), mặc dù cái này hoàn toàn đúng, và còn khác với tất cả chỉ là cái khả
năng, cái có thể có nh−ng ch−a tồn tại” (Rozental, 1986:244). Trong khi đó, lý thuyết
kiến tạo xã hội khẳng định: bản thân cái mà các cá nhân và các nhóm nhìn nhận và
coi là hiện thực thật ra là sản phẩm của sự t−ơng tác xã hội của các cá nhân và
nhóm; và hiện thực xã hội đ−ợc hình thành trong sự tác động qua lại đó. Nói cách
khác, những điều con ng−ời ta quan niệm và nói về hiện thực xã hội cũng là một
phần của hiện thực ấy và có thể trở thành hiện thực. Xã hội và đời sống xã hội là sản
phẩm tập thể của con ng−ời, do con ng−ời tạo ra, chứ không phải điều có tr−ớc, ấn
định tr−ớc hoặc điều coi là đ−ơng nhiên. Theo lý thuyết này, thì không nên coi hiện
thực xã hội là cái đã đ−ợc ấn định; trái lại, các nhà xã hội học cần mô tả và phân tích
các quá trình kiến tạo nên hiện thực và tri thức về nó. Đây chính là tính chất xã hội
của tri thức.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích 21
Vận dụng vào xã hội học tri thức, ta thấy tri thức có thể và đôi khi là những
điều đ−ợc kiến tạo nên trong quá trình tác động qua lại giữa các cá nhân và các
nhóm, mà không nhất thiết đ−ợc đối chiếu với hiện thực xem nó có đúng hay không,
tức là không qua việc quy chiếu nó vào hiện thực khách quan bên ngoài. Khi con
ng−ời ta và các nhóm đồng ý với nhau rằng nên coi những ý t−ởng và bằng chứng
nhất định (không nhất thiết phải là chân lý) là tri thức, họ dựa trên tri thức đó để
chỉ đạo hành động thực tiễn.
*
* *
Kể từ khi “Đông ph−ơng học” ra đời, giới khoa học xã hội ph−ơng Tây nồng
nhiệt đón nhận và hoan nghênh cuốn sách này. Đã xuất hiện nhiều công trình phân
tích, diễn giải và giới thiệu “Đông ph−ơng học”. Mặc dù vậy, không phải không có
những ý kiến bất đồng và phê phán. Một số nhà nghiên cứu vạch rõ rằng trong nội bộ
ngành Đông ph−ơng học ph−ơng Tây có nhiều nhánh khác nhau với những tiếng nói
khác nhau, nh−ng qua sự trình bày của Said, ng−ời đọc có cảm t−ởng nh− tất cả chỉ
là một. Nhiều ý kiến khác cho rằng tác giả không chú ý tới vai trò của ng−ời ph−ơng
Đông, nên không mô tả và phân tích xem liệu ng−ời ph−ơng Đông có đáp lại những
gì ng−ời ph−ơng Tây nhìn nhận, c− xử và hành động đối với họ ngay trên đất n−ớc
của họ. Thêm nữa, mặc dù trong phép l−ỡng phân của Đông ph−ơng học, ph−ơng
Đông th−ờng đ−ợc coi là mang nhiều nữ tính, còn ph−ơng Tây - nam tính, và quan hệ
Đông Tây đ−ợc nhìn nhận nh− là quan hệ quyền lực nam nữ, nh−ng giới không phải
là một nhãn quan đ−ợc sử dụng trong công trình này. Ví dụ tác giả không chú ý rằng
giới tính của nhà Đông ph−ơng học liệu có ảnh h−ởng gì tới sự tái hiện ph−ơng Đông
của ông ta hay bà ta không? Có gì khác biệt giữa tri thức do nhà Đông ph−ơng học nữ
tạo ra với tri thức do đồng nghiệp nam của bà? Những câu hỏi này đã không đ−ợc trả
lời.
Tuy nhiên, những điều phê phán đó không làm giảm giá trị và ý nghĩa công
trình của Said. Chúng chỉ l−u ý các nhà khoa học xã hội rằng: nên đ−a ra những
cách trình bày tinh tế hơn về mối liên hệ giữa các hình thức quyền lực khác nhau với
các hình thức tri thức trong việc tái hiện không gian địa lý và văn hóa xã hội.
Nhân thể xin có một nhận xét về những chú thích mà ban biên tập th−ờng
thêm vào trong bản dịch tiếng Việt. Rải rác đó đây, mỗi khi tác giả nói đến vai trò
của Đông ph−ơng học trong chính sách của ph−ơng Tây đối với ph−ơng Đông, ban
biên tập đều đ−a chú thích vào bản dịch để tỏ ý không đồng tình. Ví dụ khi tác giả
viết: "Tóm lại Đông ph−ơng học là một phong cách của ph−ơng Tây để thống trị, điều
chỉnh cơ cấu ph−ơng Đông và xác lập quyền lực đối với ph−ơng Đông", thì biên tập
viên chú thích rằng: "Đây là quan điểm của tác giả cuốn sách này cần xem xét"
(trang 11 bản tiếng Việt) hay: "Đây là quan điểm của tác giả cần phân tích thêm"
(trang 14) v.v. và v.v. Thực ra, Said đã bị hiểu sai: ông nói đến Đông ph−ơng học của
ph−ơng Tây, cụ thể là của Pháp, Anh và Mỹ từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chứ
không phải Đông ph−ơng học chung chung. Hơn nữa, Said dẫn ra các quan điểm của
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số vấn đề về xã hội học tri thức đặt ra từ "Đông ph−ơng học" của E.W. Said 22
Đông ph−ơng học ph−ơng Tây để phê phán tính chất sai lầm về nhận thức và tác hại
của chúng trong việc định h−ớng chính sách thực dân của ph−ơng Tây đối với
ph−ơng Đông, chứ ông không đồng tình với chúng. Theo nghĩa đó, không nhất thiết
cần l−u ý ng−ời đọc ở những điểm này.
Mặc dù cuốn sách chỉ bàn đến một không gian nghiên cứu cụ thể (Trung
Đông), tức là một phần nhỏ của Đông ph−ơng, hơn nữa, chỉ đề cập tới Đông ph−ơng
học ph−ơng Tây, nh−ng nh− trên đã nêu, ý nghĩa và giá trị của nó v−ợt xa khỏi phạm
vi cụ thể đó. Nếu l−u ý rằng phạm vi bao quát của xã hội học tri thức không nh− các
lĩnh vực xã hội học khác (ví dụ nông thôn, đô thị, gia đình, tội phạm v.v.) mà bao
trùm lên hoạt động nhận thức của con ng−ời và sản phẩm của hoạt động đó, thì cống
hiến của “Đông ph−ơng học” quả là lớn. Đúng là chúng ta không tìm đ−ợc ở cuốn
sách những tri thức trực tiếp liên quan đến phần ph−ơng Đông mà ta quen thuộc,
trong đó có Việt Nam. Nh−ng nh− đã phân tích ở trên, thu hoạch của chúng ta từ
cuốn sách này chủ yếu về mặt ph−ơng pháp luận (cụ thể là những bài học về lối t−
duy l−ỡng phân, về cơ bản luận) và lý thuyết (về quan hệ giữa quyền lực, diễn ngôn
và tri thức, lý thuyết về tính xã hội của tri thức, khác với nhận thức luận). Rất có thể
nhiều điều mà đông đảo con ng−ời coi là đúng thì ban đầu chỉ do một số ng−ời đ−a ra
vì lầm t−ởng và ngộ nhận, hay vì một nguyên nhân nào đó, rồi do cơ chế hình thành
và phổ biến tri thức đã nêu, nhất là do cơ chế quyền lực, tri thức đó không đ−ợc
chứng minh mà trở thành diễn ngôn, thành khuôn khổ để nhận thức, suy nghĩ và
hành động của nhiều ng−ời, và đ−ợc coi là đ−ơng nhiên.
Những bài học có ý nghĩa khái quát rút ra từ công trình này mà bài viết đây
cố gắng nêu lên đáng để giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam tìm hiểu, suy
nghĩ, và nếu có thể thì tiến hành đối thoại và tranh luận. Theo tinh thần của chính
Said, chúng ta nên coi công trình này của ông nh− một cuốn sách kích thích suy
nghĩ, tìm tòi, thậm chí nghi vấn và tranh luận, chứ không nhất thiết là đồng ý. Nếu
từ đó dẫn đến những tự suy ngẫm, tìm ra những điều đáng chất vấn và ch−a đ−ợc
chứng minh trong tri thức, trong cách suy nghĩ, đặt vấn đề nghiên cứu của chúng ta
v.v., thì đây là một cuốn sách đáng tìm đọc và bổ ích.
Sách báo trích dẫn
1. Blackburn, S. 1994. The Oxford Dictionary of Philosophy. Oxford: Oxford University Press.
2. Marshall, G. 1998. A Dictionary of Sociology. Oxford: Oxford University Press.
3. Rozental, M. M. 1986. Từ điển triết học. Moskva: Nhà xuất bản Tiến bộ.
4. Said, E. W. 1978. Orientalism. Harmondsworth: Penguin.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_xa_hoi_hoc_tri_thuc_dat_ra_tu_dong_phuong_h.pdf