Study culture behavioral education for pedagogic students has an important meaning in forming
personality of teachers in the future and is a core factor in the school cultural construction
activities. As a structural element of educational process, the content on study culture behavioral
education for pedagogic students is a factor contributive to ensuring educational quality, one of
foundations for educators to identity educational methods and forms on study culture behavior for
students. Educational content is operational content of educators and students. This writing
mentions to some necessary contents on study culture behavioral education for students of Thai
Nguyen university of education.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nội dung giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Thúy Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 79 - 84
79
MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vũ Thị Thúy Hằng*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên Sư phạm có ý nghĩa quan trọng. Là một thành tố
cấu trúc của quá trinh giáo dục, nội dung giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên sư phạm
là yếu tố góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và là một trong những cơ sở để nhà giáo dục xác
định phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên Sư phạm.
Nội dung giáo dục chính là nội dung các hoạt động mà nhà giáo dục tổ chức cho sinh viên tham
gia. Dưới góc độ tiếp cận hoạt động, chúng tôi xây dựng một số nội dung giáo dục hành vi văn hóa
học tập cho sinh viên trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên dựa trên những cơ sở tâm lý
– giáo dục học như: mục tiêu đào tạo của trường Đại học Sư phạm, đặc điểm tâm sinh lý của sinh
viên, thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên. Các nội dung giáo dục được chúng tôi đặc
biệt quan tâm là: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức nội
dung học vấn; hành vi văn hóa trong giao tiếp với giảng viên và bạn học; hành vi văn hóa trong
xây dựng môi trường học tập, hành vi văn hóa nề nếp học tập.
Từ khóa: giáo dục, học tập, hành vi, hành vi văn hóa, văn hóa học tập
VÀI NÉT VỀ HÀNH VI VĂN HÓA
HỌC TẬP*
Hành vi văn hóa (HVVH) là những phản ứng,
cách ứng xử của con người (biểu hiện qua lời
nói, cử chỉ, thao tác, hành động, hoạt động,..)
trong những hoàn cảnh cụ thể, bị chi phối bởi
hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc; được
điều chỉnh bởi tâm lý, ý thức của chủ thể
khiến cho cách ứng xử ấy mang tính đặc thù
của hoàn cảnh xã hội, lịch sử. [3, tr24]
Hành vi văn hóa học tập (HVVHHT) là hành
vi văn hóa của con người trong hoạt động học
tập. Đây là biểu hiện cụ thể của ý thức văn
hóa, thái độ, tình cảm, cách ứng xử của con
người trong những tình huống cụ thể của quá
trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Dựa trên cách
tiếp cận hoạt động, chúng tôi xác định:
HVVHHT là cách ứng xử có ý thức, được
thúc đẩy bởi động cơ đúng đắn, thể hiện
những giá trị tốt đẹp của nhân cách người học
trong quá trình lĩnh hội tri thức; vừa phù hợp
với chuẩn mực chi phối cá nhân trong học
tập, vừa là mẫu mực có tác dụng giáo dục,
thuyết phục người khác thực hiện theo.
Cấu trúc HVVHHT bao gồm những thành
phần cơ bản như sau: Thành phần nhận thức;
*
Tel: 0983 939063, Email: minhhang_vn81@yahoo.com
Thành phần thái độ và xúc cảm học tập;
Thành phần kỹ năng thể hiện hành vi văn hóa
học tập
CƠ SỞ TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC CỦA
VIỆC XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GIÁO DỤC
HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP CHO SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Tiếp cận hoạt động với việc giáo dục hành
vi văn hóa học tập cho sinh viên: công tác
giáo dục hành vi VHHT phải quan tâm giáo
dục cách ứng xử của sinh viên trong hoạt
động học tập. Giáo dục hành vi VHHT không
phải chỉ dùng lời để thuyết phục, tác động
vào ý thức của sinh viên mà phải tổ chức các
hoạt động học tập thực tiễn cho sinh viên
tham gia- giáo dục trong hoạt động và bằng
hoạt động. [2, tr9]
Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên Sư
phạm: Sinh viên(SV) Sư phạm mang đầy đủ
những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh
viên nói chung, ngoài ra ở các em có những
đặc điểm tâm lý định hướng trở thành nhà
giáo trong tương lai. Điểm nổi bật trong sự
phát triển tâm lý của SV là sự phát triển về
mặt nhận thức, sự trưởng thành về mặt tình
cảm, tự ý thức và định hướng giá trị.
82Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Thị Thúy Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 79 - 84
80
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên với việc giáo dục HVVH học tập
cho sinh viên: Trường Đại học Sư phạm -
Đại học Thái Nguyên là trung tâm lớn đào tạo
giáo viên và cán bộ khoa học có trình độ đại
học và sau đại học, là cơ sở bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực
khoa học giáo dục, phục vụ đắc lực sự nghiệp
giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc. Giáo dục
hành vi văn hóa học tập cho sinh viên là nội
dung giáo dục quan trọng nhằm thực hiện
mục tiêu đào tạo của nhà trường đồng thời
cũng là nội dung trọng tâm để xây dựng văn
hóa học đường, văn hóa nhà trường Đại học
Sư phạm. Trường có nhiều điều kiện thuận lợi
để thực hiện công tác giáo dục này như:
truyền thống dạy - học của nhà trường, nội
dung học vấn và hệ thống các loại hình hoạt
động đặc trưng phong cách Sư phạm, đội ngũ
GV có trình độ,
Thực trạng biểu hiện hành vi văn hóa học
tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm
- Đại học Thái Nguyên
Chúng tôi nghiên cứu việc thực hiện các hành
vi: hành vi văn hóa nề nếp, hành vi văn hóa
trong nhận thức nội dung học tập; hành vi văn
hóa giao tiếp học tập của 350 sinh viên năm
thứ 2 (sinh viên k46). Chúng tôi sử dụng các
phương pháp Điều tra viết, quan sát, nghiên
cứu sản phẩm hoạt động học tập nhằm đo
những biểu hiện cụ thể về HVVHHT của sinh
viên. Kết quả nghiên cứu như sau:
Thực trạng thực hiện nề nếp học tập của
sinh viên:
Chúng tôi tìm hiểu 6 biểu hiện cụ thể của sinh
viên trong việc thực hiện nề nếp học tập. Các
biểu hiện này được xem xét qua tần suất thực
hiện ở 5 mức độ:Rất thường xuyên (Rất tx);
thường xuyên (TX); đôi khi(ĐK); hiếm
khi(HK); Chưa bao giờ (CBG). Kết quả thu
được ở bảng 1.
Kết quả tổng hợp ở bảng 1 cho thấy: các biểu
hiện văn hóa nề nếp chưa được thực hiện một
cách đồng đều. Tập chung chủ yếu vào các
hành vi như đi học đầy đủ, không bỏ giờ, bỏ
tiết(49.4 % SV thực hiện rất TX, 39.1% SV
thực hiện TX) ; chuẩn bị bài đầy đủ trước khi
đến lớp (54.9% thực hiện TX, 25.1 % thực
hiện rất TX).
Các biểu hiện chưa được thực hiện tốt là: đi
học đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động
học tập trong giờ học . Trong đó, tổng số sinh
viên TX và rất TX tích cực tham gia các hoạt
động học tập trong giờ học là 44.1%, có
40.8% SV đôi khi tích cực tham gia các hoạt
động học tập trong giờ lên lớp, thậm chí có
đến 11.1 % SV chưa bao giờ tích cực tham
gia các hoạt động học tập trong giờ học. Đặc
biệt, nhiều SV chưa thực hiện thường xuyên
hành vi nề nếp trong học tập, còn tồn tại tình
trạng SV đi học muộn; bỏ giờ, bỏ tiết; chưa
chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp; thiếu
nghiêm túc trong giờ kiểm tra, giờ thi,
Bảng 1: Một số biểu hiện hành vi văn hóa nề nếp trong học tập của sinh viên
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Stt Biểu hiện hành vi
Tần suất thực hiện (%)
rất TX TX ĐK HK CBG
1 Lập kế hoạch học tập cho bản thân 6.3 35.4 31.4 19.5 7.4
2 Đi học đúng giờ 19.4 41.1 28.3 6.3 4.9
3 Đi học đầy đủ, không bỏ giờ, bỏ tiết 49.4 39.1 3.4 4.9 3.1
4 Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp
theo yêu cầu của giáo viên 25.1 54.9 7.7 9.4 2.9
5 Tích cực tham gia các hoạt động học tập
trong giờ học 9.4 34.7 40.8 4.0 11.1
6 Nghiêm túc trong giờ kiểm tra, giờ thi. 24 55.4 10.8 6.3 3.7
83Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Thị Thúy Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 79 - 84
81
Thực trạng biểu hiện HVVH của sinh viên
khi thực hiện nhận thức nội dung học tập
Chúng tôi nghiên cứu những biểu hiện HVVH
khi sinh viên thực hiện hành vi tìm kiếm, khai
thác, tích lũy thông tin học tập. Kết quả thu
được như sau:
- Hành vi tìm kiếm thông tin phục vụ học tập:
đa số SV sử dụng thông tin học tập từ bài
giảng của giảng viên (33.4% rất TX, 57.1%
TX), đọc sách và tài liệu có liên quan đến
môn học (21.1% rất TX, 50.8% TX), . Hành
vi tích cực tìm kiếm thông tin học tập từ các
trang Web trên mạng Internet, thu thập thông
tin học tập từ kinh nghiệm của bạn cùng lớp,
của các anh(chị) khóa trên, trao đổi hoặc tìm
kiếm sự giúp đỡ của giảng viên còn mờ nhạt.
Cụ thể, tỷ lệ sinh viên đôi khi và hiếm khi thu
thập thông tin liên quan đến bài học trên các
trang Web là 52.8%; đôi khi và hiếm khi thập
thông tin liên quan đến học tập từ phía bạn
cùng học là 53.7%; đôi khi và hiếm khi thu
thập thông tin liên quan đến học tập từ sinh
viên khóa trên là 51.1%,
- Hành vi khai thác, xử lý thông tin học tập:
SV có thế mạnh ở hành vi tích cực và cố gắng
tập trung trí tuệ để nắm được bản chất nội
dung học tập(70.9% SV thường xuyên và rất
thường xuyên thực hiện). Tuy nhiên các biểu
hiện khác như: phân loại, sắp xếp, liên kết
thông tin học tập thành bài học cho mình;
phát triển nội dung học tập chưa được nhiều
SV thường xuyên thực hiện. Tỷ lệ SV đôi khi
và hiếm khi tiến hành phân loại, sắp xếp lại
thông tin học tập thành bài học cho mình là
60.6%, đôi khi và hiếm khi chủ động áp dụng
thông tin học tập dưới các hinh thức khác
nhau là 43.4%, Điều đó, chứng tỏ sinh viên
còn thụ động, chưa thực sự tích cực học tập.
- Hành vi tích lũy thông tin học tập: Tỷ lệ SV
thường xuyên và rất thường xuyên quan tâm
lưu trữ thông tin học tập là 91.1%. Cách thức
lưu trữ chủ yếu là: cố gắng ghi nhớ thông tin,
ghi chép lại, lưu trữ nhờ các công cụ hỗ trợ
như USB, máy tính,
Thực trạng biểu hiện HVVH trong giao tiếp
- học tập của sinh viên
Chúng tôi tìm hiểu về biểu hiện HVVH của
sinh viên trong giao tiếp - học tập với giảng
viên trong giờ lên lớp và các bạn cùng nhóm
học tập. Thông tin thu được như sau:
- Biểu hiện HVVH trong tương tác với giảng
viên: Các biểu hiện văn hóa trong giao tiếp
học tập với giảng viên được sinh viên thực
hiện nhiều nhất là: lễ phép, tôn trọng GV(91.1
% sinh viên thực hiện ở mức độ TX và rất
TX); Trong lớp, lắng nghe GV giảng bài
(84.6% SV thường xuyên thực hiện). Tuy
nhiên, các biểu hiện tương tác tích cực chưa
được thực hiện thường xuyên như: tích cực
phát biểu ý kiến xây dựng bài khi GV phát
vấn (46% sinh viên đôi khi và hiếm khi phát
biểu xây dựng bài), tích cực tham gia các hoạt
động học tập do giảng viên khởi xướng
(48.9% SV đôi khi và hiếm khi thực hiện),
mạnh dạn trao đổi với GV những suy nghĩ,
nguyện vọng của bản thân trong việc học tập
(64.6% SV đôi khi và hiếm khi thực hiện),
Đây là một khâu yếu trong việc thực hiện
hành vi văn hóa học tập của sinh viên.
- Đối với bạn cùng học, chúng tôi nghiên cứu
biểu hiện hành vi của SV trong nhóm học tập
với tư cách là thành viên có nhiệm vụ được
phân công riêng. Kết quả cho thấy các biểu
hiện văn hóa được SV thực hiện nhiều là:
Nắm rõ mục tiêu hoạt động chung của nhóm,
xác định đúng nhiệm vụ của bản thân trong
nhóm, sử dụng lời nói, cử chỉ đúng mực, tôn
trọng, chủ động chia sẻ với các bạn trong
nhóm. Các biểu hiện sinh viên chưa thực hiện
thường xuyên trong học tập nhóm là: tự phê
bình và phê bình thẳng thắn trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau (tỷ lệ SV đôi khi và hiếm khi
thực hiện hành vi này là 62%, có 8.6% SV
chưa bao giờ thực hiện hành vi này trong quá
trình làm việc nhóm với các bạn cùng học);
Lắng nghe và kiềm chế trong quá trình làm
việc chung( 56% SV đôi khi và hiếm khi thực
hiện, 8.9% SV chưa bao giờ thực hiện).
Tóm lại, thực trạng các biểu hiện hành vi
VHHT của sinh viên trường ĐHSP- ĐHTN
cho phép chúng ta khẳng định, mức độ phát
triển HVVHHT của SV chưa cao, còn rất
nhiều hạn chế đòi hỏi nhà giáo dục phải quan
tâm để xây dựng nội dung giáo dục phù hợp,
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động học
tập cho SV.
84Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Thị Thúy Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 79 - 84
82
MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC HÀNH VI
VĂN HÓA HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN:
* Các giá trị văn hóa học tập trung tâm cần
giáo dục cho sinh viên: Động cơ học tập đúng
đắn; Học nghiêm túc, có nề nếp và có kỷ luật;
Học tích cực, chủ động ; Học nghiên cứu,
sáng tạo; Học thân thiện, hợp tác.
Giáo dục sinh viên tích cực thực hiện
nhiệm vụ nhận thức nội dung học tập
Giáo dục sinh viên biết chủ động, tích cực
học tập; học kiên trì bền bỉ, có ý chí khắc
phục khó khăn; học nghiên cứu, sáng tạo.
Trong đó, tập trung vào nhóm hành vi sau:
- Hành vi tích cực tìm kiếm thông tin phục vụ
học tập.
- Hành vi khai thác (xử lý, tổ chức, đánh giá)
thông tin phục vụ học tập.
- Hành vi áp dụng, biến đổi, phát triển thông
tin học tập. VD: Đánh giá sự kiện khoa học
và thực tiễn hàng ngày trên cơ sở áp dụng kết
quả nhận thức; hành vi chuẩn bị kiểm tra, thi
cử; hành vi làm bài kiểm tra, bài thi; Hành vi
áp dụng kết quả nhận thức để làm thí nghiệm;
thực hành; Biến đổi, áp dụng các kết quả nhận
thức để hình thành tri thức và kỹ năng liên
môn, tích hợp đa lĩnh vực...
- Hành vi tích lũy, lưu giữ thông tin phục vụ
cho nhiệm vụ học tập nhất định.
Giáo dục sinh viên nghiêm túc thực hiện nề
nếp học tập
Trong quá trình học tập, sinh viên cần chủ
động, nghiêm túc và tự giác thực hiện các
hành vi nề nếp học tập như:
- Thực hiện tốt nội quy học tập do nhà trường
đề ra như: Thực hiện tốt về giờ giấc học tập
(đi học đầy đủ, đúng giờ; không bỏ giờ, bỏ
tiết); trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái
phát biểu xây dựng bài; tôn trọng thầy cô,
đoàn kết với bạn học; thực hiện nghiêm túc
nhiệm vụ học tập gv đề ra; giữ gìn vệ sinh và
bảo quản trang thiết bị trong nhà trường;
nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử;
- Thực hiện tốt những quy định của học chế
tín chỉ như: Lập kế hoạch học tập, lựa chọn và
đăng ký môn học đúng thời hạn, phù hợp với
lực học và những điều kiện cá nhân,
Giáo dục sinh viên thực hiện HVVH trong
giao tiếp - học tập
* Giáo dục sinh viên thực hiện hành vi văn
hóa trong tương tác với giảng viên:
- Chủ động thiết lập các mối tương tác, liên
hệ với giảng viên thường xuyên
- Luôn có thái độ, lời nói, cử chỉ biểu thị sự
kính trọng và lễ phép, khiêm tốn học hỏi và
cầu thị trong giao tiếp đối với giảng viên
- Trong giờ lên lớp, sinh viên biểu thị thái độ,
tư thế tác phong nghiêm túc, đúng mực như:
tư thế ngồi nghiêm túc, lắng nghe GV giảng
bài, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài,
tích cực tham gia các hoạt động học tập do
giảng viên khởi xướng, hoàn thành có trách
nhiệm các nhiệm vụ học tập mà giảng viên
giao cho,
- Trong giao tiếp, sinh viên cởi mở, sẵn sàng
chia sẻ với giảng viên những băn khoăn, thắc
mắc, suy nghĩ của bản thân về các vấn đề học
tập, Biết lắng nghe và mạnh dạn góp ý mang
tính xây dựng để giảng viên có thêm kênh
thông tin hoàn thiện bản thân,
* Giáo dục sinh viên thực hiện hành vi văn
hóa trong tương tác với các bạn cùng học
Hành vi văn hóa học tập theo hướng cộng
đồng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Chủ động và sẵn sàng chia sẻ, cởi mở với
bạn bè về những vấn đề liên quan đến học tập
(cảm xúc, suy nghĩ, các điều kiện học tập,)
- Khi bạn bè gặp khó khăn, vướng mắc trong
học tập, sinh viên cần: Chủ động, tự nguyện
giúp bạn học tập với động cơ trong sáng; kiên
trì, cố gắng tìm mọi phương thức giúp bạn
học tập hiệu quả nhất; lựa chọn phương thức
chia sẻ phù hợp với bạn và tình huống học tập
cụ thể; sử dụng từ ngữ, cử chỉ, thái độ đúng
mực, thân mật, khuyến khích, tin tưởng sự
tiến bộ của bạn; biểu hiện sự tôn trọng người
đang được giúp đỡ; Giúp đỡ có hiệu quả bằng
cách giúp bạn mình tạo ra được sự cải thiện
nhất định trong học tập.
- Khi bản thân gặp những khó khăn, vướng
mắc trong học tập, sinh viên cần: Chủ động
tìm kiếm những người có thể giúp mình vượt
qua những khó khăn, vướng mắc trong học
tập mà mình đang gặp phải; cởi mở, nói rõ
85Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Thị Thúy Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 79 - 84
83
những khó khăn, nguyện vọng cần sự giúp
đỡ; sử dụng lời nói, biểu thị thái độ, hành vi
đúng mực, vừa thể hiện sự tôn trọng người
giúp mình vừa thể hiện niềm cảm kích, biết
ơn người đã giúp mình; lắng nghe và cầu thị;
biểu hiện sự tự chủ, không quá lệ thuộc; tự tin
và nỗ lực hơn nữa để không làm người giúp
mình phải thất vọng.
Hành vi văn hóa hợp tác cùng làm việc với
các bạn khác trong nhóm học tập:
SV xác định đúng đắn mục tiêu làm việc của
nhóm; Chủ động hợp tác với các thành viên
khác trong nhóm học tập; Xác định được
nhiệm vụ của bản thân trong nhóm học tập;
Hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân trong
nhóm học tập; Tôn trọng và coi trọng công
việc và kết quả làm việc của các bạn khác;
Xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp
với các thành viên trong nhóm; Trao đổi, chia
sẻ kinh nghiệm, cảm xúc học tập với bạn bè
trong quá trình hợp tác; Tự phê bình và phê
bình thẳng thắn, khách quan trên tinh thần
xây dựng và sự tôn trọng lẫn nhau; Giải quyết
hài hòa những bất đồng hay xung đột trong
nhóm học tập trên tinh thần xây dựng.; Sử
dụng từ ngữ, biểu thị thái độ, cử chỉ đúng
mực, thể hiện sự nghiêm túc; Chân thành, ân
cần, thân thiện trong quá trình làm việc
chung; hợp tác thành công,
Giáo dục SV thực hiện hành vi văn hóa
trong xây dựng môi trường học tập, cảnh
quan sư phạm
Trong học tập, SV cần phải: Sắp xếp sách vở,
đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp;
Giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, phương tiện phục vụ
học tập mà nhà trường đã trang bị cho các
phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực
hành máy tính; Giữ gìn vệ sinh trường lớp
sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định; Không bẻ
cành, hái hoa trong khuôn viên của nhà
trường; Không viết hay vẽ lên tường, lên bàn
ghế; Đầu tóc, trang phục nghiêm túc, gọn
gàng; Thuyết phục các bạn khác cùng tham
gia các hoạt động xây dựng môi trường học
tập như thực hiện nghiêm túc nề nếp học tập,
học tập tích cực, thi đua học tốt;Thực hiện các
hoạt động chung bảo vệ môi trường, cảnh
quan sư phạm; Nhắc nhở, phê bình, ngăn
chặn các hành vi thiếu văn hóa, gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường học tập và cảnh
quan sư phạm
Tiểu kết: Giáo dục hành vi văn hóa học tập
cho sinh viên có ý nghĩa thực tiễn trong xây
dựng văn hóa nhà trường và nâng cao chất
lượng giáo dục của trường Đại học Sư phạm -
Đại học Thái Nguyên. Việc xây dựng nội
dung giáo dục HVVHHT cho sinh viên là
việc làm cần thiết để định hướng cho các nhà
giáo dục lựa chọn phương pháp, hình thức tổ
chức cũng như đề xuất các biện pháp cụ thể để
GDHVVHHT cho sinh viên đạt kết quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt
động, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội
[2]. Phạm Minh Hạc(1990), Phương pháp tiếp cận
hoạt động – nhân cách và giáo dục hiện đại; Bài
giảng tại hội nghị Quốc tế lần II về nghiên cứu lý
thuyết hoạt động từ 21 đến 25 tháng 5-1990 tại
Phần Lan, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Ánh Tuyết(2008), Giáo trình giáo
dục hành vi văn hóa cho trẻ em, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
86Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Thị Thúy Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 79 - 84
84
SUMMARY
SOME CONTENTS ON STUDY CULTURE BEHAVIORAL EDUCATION
FOR STUDENTS OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION
Vu Thi Thuy Hang*
College of Education – TNU
Study culture behavioral education for pedagogic students has an important meaning in forming
personality of teachers in the future and is a core factor in the school cultural construction
activities. As a structural element of educational process, the content on study culture behavioral
education for pedagogic students is a factor contributive to ensuring educational quality, one of
foundations for educators to identity educational methods and forms on study culture behavior for
students. Educational content is operational content of educators and students. This writing
mentions to some necessary contents on study culture behavioral education for students of Thai
Nguyen university of education.
Key words: education, study, bihavior, cultured behavior, study culture
Ngày nhận bài: 26/12/2012, ngày phản biện:09/1/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*
Tel: 0983 939063, Email: minhhang_vn81@yahoo.com
87Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_38514_42063_148201310474979_5725_2052039.pdf