Một số nét cơ bản về tư tưởng nghệ thuật của Haruki Murakami - Trần Thị Diệu Thúy

3. ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN NHẬN VÀ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC 3.1. Trước hết là cái nhìn hoài nghi về bản chất con người và xã hội. H. Murakami không nhìn nhận hiện thực bằng con mắt của các nhà văn đi trước mà xuất phát từ cái nhìn có tính phê phán và những hoài nghi về bản chất con người, bản chất của sinh mệnh và thể chế xã hội, tự thân của hoàn cảnh. Ông muốn tìm sự chân thực, toàn vẹn, thuần khiết của sinh mệnh, của sự tự do, cũng như tìm lối thoát cho linh hồn. Những trang viết của ông thấm đẫm cảm hứng mãnh liệt và nhất quán về cái phi thực, đó là một thế giới phi vật chất của cảm thức. 3.2. Hiện thực trong con mắt ông là giải phẫu những căn bệnh của xã hội hiện đại để tìm ra cội nguồn, gốc rễ của nó. Nếu Oe Kenzaburo cho rằng văn chương thanh cao cần phải liên tưởng tới những luận thuyết về cuộc đấu tranh xã hội đặc trưng cho thời kỳ những thập nên sau chiến tranh (40 - 60) cái thời mà “các nhà văn sống bằng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh và chính phủ phát xít”, với Oe phản ánh cuộc đấu tranh xã hội đơn giản là một bộ phận không thể tách rời của văn học thanh cao thì giờ đây sang thập niên khác (từ những năm 60 trở đi) Murakami lại không miêu tả hiện thực đấy mà là giải phẫu những căn bệnh của xã hội hiện đại, một xã hội công nghiệp với hình ảnh những con người hãnh tiến, cơ hội, lừa bịp, thủ đoạn trong chính trị và coi thường giá trị đạo đức, tình cảm. Nhân vật của ông ngày càng dấn thân hơn, đấu tranh để loại bỏ cái ác. 3.3. Hiện thực được thể hiện sống động trong thế giới của những giấc mơ, cho nên nhân vật của ông không “biến dạng” như trong thế giới nhân vật của F. Kafka mà nó thật sống động tự do trong thế giới của những giấc mơ kì diệu. Những giấc mơ mở ra một thế giới khác, thế giới của những điều kỳ ảo, mở ra một bình diện mới để nhận chân giá trị con người. Đó là tư tưởng nghệ thuật mới mẻ của ông nhằm tìm lối đi riêng cho sáng tác văn chương của mình, không lặp lại những cái gì đã cũ có từ truyền thống mà phơi bày những phương diện phi nhân tính hoá của xã hội hiện đại. 3.4. Dùng phương thức hiện thực huyền ảo để chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của mình. Nhà văn dùng thế giới ảo để phản ánh “mặt tối của sự vật” hay đúng hơn là phản ánh hiện thực xã hội mà chúng ta đang sống - một thời đại của công nghiệp, của công nghệ thông tin, dường như mọi thứ đều ảo hay người ta đang cố tình ảo hoá mọi thứ. Con người thật nhỏ bé trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, tất cả đều là những ký hiệu, những con số nên họ cô đơn, trống rỗng trong một cái vỏ vật chất đầy đủ. Do đó hiện thực trong sáng tác của ông là hiện thực của Nhật Bản hiện đại và cũng là hiện thực xã hội của nhiều nước hậu công nghiệp khác trên thế giới. Đó cũng là tính phi thời gian trong sáng tác của H. Murakami. Hiện thực biểu hiện trần trụi trong văn chương của ông nhưng câu chuyện mà ông đề cập đến thì lại không đơn giản, nó tầng tầng lớp lớp những ý nghĩa, ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc mà người đọc không dễ dàng gì lý giải nổi. Tóm lại tư tưởng nghệ thuật của H. Murakami rất phong phú, phức tạp, có những điểm độc đáo, mới lạ. Cùng với sự tìm tòi, nỗ lực, ông đã tạo được một phong cách nghệ thuật và trở thành nhà văn có tiếng nói mới xoá nhoà ranh giới giữa văn học Nhật Bản và văn học thế giới, giữa văn học thuần tuý và văn học đại chúng, giữa thực và ảo. Qua tìm hiểu các tác phẩm của Murakami xuất bản tại Việt Nam chúng tôi nhận thấy có hai mô thức phong cách tiểu thuyết đó là mô thức phong cách tiểu thuyết hiện thực - trữ tình - đời tư hướng đến đông đảo độc giả gồm Rừng Na-uy, phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, Người tình Sputnik và mô thức phong cách tiểu thuyết huyền ảo, siêu thực - triết lý - thế sự, kén độc giả gồm Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nét cơ bản về tư tưởng nghệ thuật của Haruki Murakami - Trần Thị Diệu Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 54-59 MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA HARUKI MURAKAMI TRẦN THỊ DIỆU THUÝ Trường THCS & THPT Trung Hóa, Quảng Bình Tóm tắt: Có lẽ độc giả Việt Nam cũng không mấy xa lạ với Haruki Murakami - một tiểu thuyết gia hiện đại Nhật Bản. Tác phẩm của ông được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ và luôn nằm trong danh sách best-seller. Thành tựu mà tác giả đạt được một phần lớn chịu sự chi phối của tư tưởng nghệ thuật mới mẻ, phong phú, phức tạp với những điểm nổi bật sau: đó là khát vọng cải biến văn chương Nhật từ bên trong, chủ trương toàn cầu hoá văn chương trong tương lai, đổi mới cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực. Tư tưởng là kết quả của hoạt động tư duy và nhận thức lý tính, tư tưởng cũng được gọi là quan niệm. Còn tư tưởng nghệ thuật của nhà văn là hệ thống quan niệm, chủ trương của nhà văn đối với những sáng tác của mình, thể hiện thái độ của tác giả đối với cuộc sống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng, khẳng định cuộc sống nào, phê phán cuộc sống nào. Nhờ những tư tưởng nghệ thuật mà Murakami mới tạo được một phong cách nghệ thuật độc đáo và cùng với sự tìm tòi, nỗ lực, ông đã trở thành nhà văn có tiếng nói mới xoá nhoà ranh giới giữa văn học Nhật Bản và văn học thế giới. 1. KHÁT VỌNG CẢI BIẾN VĂN CHƯƠNG NHẬT TỪ BÊN TRONG Văn chương của Murakami có một cái gì đó mới lạ, độc đáo, riêng biệt không giống như văn chương truyền thống. Với khát vọng cải biến văn chương Nhật từ bên trong, H. Murakami đã có gan từ bỏ cái truyền thống mà ông đã tiếp thu hết sức đầy đủ, trên cơ sở ấy xây dựng một truyền thống mới cho văn học hiện đại. 1.1. Xây dựng một nền văn học mới, hiện đại mà nhân bản, mang màu sắc phương Tây. Sáng tác của ông đặc biệt mang màu sắc Mỹ hoá. Chính vì vậy ông bị các nhà phê bình lên án, chỉ trích, trong đó có cả Kenzaburo Oe - nhà văn đoạt giải Nobel thiên về lối viết truyền thống. Murakami đã tạo cho mình được một tiếng nói riêng, những tác phẩm của ông khiến độc giả “không còn quan tâm đến xuất xứ, dân tộc và nền văn hoá mà chúng được sinh ra”. Tuyệt nhiên trong những tiểu thuyết ấy, người ta không tìm thấy hoa anh đào, bonsai, trà đạo mà có âm sắc văn hoá đại chúng, chủ yếu là từ Mỹ. Motoyuki Shibata, giáo sư văn học Mỹ tại Đại học Tokyo đã nhận xét “Với phong cách đó, ông có thể sáng tạo nên thứ văn chương giá trị”. Tiếng tăm của H. Murakami đã thực sự lẫy lừng trên văn đàn thế giới, ông tạo được cho mình một phong cách không giống với bất cứ nhà văn Nhật nào. Một phong cách được hiện đại hoá theo lối viết phương Tây. Dù học đại học với chuyên ngành kịch cổ điển nhưng ông đam mê văn học Mỹ và tiếp xúc với nó từ rất sớm, với những tác giả như Scott Fitzgelald, Raymond Carver, Raymond Chandler và Kurt Vonnegut. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ông đã nói rằng: “Tôi chẳng nợ nần gì - dù là một giọt mực của truyền thống Nhật”, đó chính là chủ định của MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA HARUKI MURAKAMI 55 nhà văn. Ông đã từng nói hồi trẻ ông không chịu đọc một cuốn tiểu thuyết cổ điển Nhật nào hoặc đọc cũng không có chút xúc động. Có ý kiến nhận định đó là một sự khước từ văn hoá truyền thống do sự áp đặt của người cha - một giáo sư văn chương cổ điển Nhật. Thay vào đó ông say mê đọc và nghe tiểu thuyết, âm nhạc cổ điển Châu Âu, tiểu thuyết trinh thám, hình sự Mỹ và cũng rất mê các thể loại văn hoá đại chúng như phim ảnh Hollywood, nhạc Jazz Vì lẽ đó văn chương của ông tràn ngập những hình ảnh, biểu tượng của văn hoá đại chúng và những thủ pháp, lối kể chuyện, cách sử dụng các tình huống rất hấp dẫn, lôi cuốn của tiểu thuyết trinh thám, hình sự. Ông mượn cấu trúc của loại truyện này chứ không phải là nội dung của nó. Lâu nay dòng văn học đại chúng thường thiên về giải trí mà ít chú trọng đến chất lượng nghệ thuật nhưng đến Murakami ông không làm như vậy. Điểm mới của Haruki là ông đã nghệ thuật hoá văn học đại chúng, nâng nó lên một bước mới, thấm đẫm giá trị nhân văn. Nếu so sánh văn chương Murakami trong sự tương quan Kawabata và Oe Kenzaburo ta có thể thấy như sau: Kawabata luôn mang trong mình vẻ đẹp của truyền thống Nhật Bản, đến Oe đã có một sự cách tân, vẻ đẹp trong văn chương của ông mang dáng dấp của văn học hiện đại phương Tây, thấm đẫm triết lý hiện sinh. Còn Murakami, ông đã nâng văn chương đại chúng lên thành một nghệ thuật, vừa giải trí, vừa có giá trị thẩm mỹ vừa mang tính nhân bản sâu sắc. Cái cốt lõi trong tiểu thuyết Murakami vẫn là cấu trúc đại chúng, song tính đại chúng không làm ông xấu hổ vì ông quan niệm: Có người nghĩ rằng văn học là văn hoá cao và chỉ nên có một lượng độc giả nhỏ thôi nhưng Murakami không nghĩ như thế nên ông phải ra sức thi đua với văn hoá đại chúng, trong đó có TV, tạp chí, điện ảnh và video games. Chính những điều này đã tạo cho ông một phong cách mới, rất riêng, rất độc đáo thu hút đông đảo giới trẻ trên toàn cầu. Vì sao độc giả yêu mến ông như vậy? Theo chúng tôi có những lý do sau: Thứ nhất, văn phong trau chuốt, điêu luyện. Thứ hai, cốt truyện cấu tứ khéo léo, linh hoạt. Thứ ba tiểu thuyết của ông khơi gợi được sự đồng cảm của độc giả đặc biệt là những người trẻ tuổi, bằng cách nắm bắt được cảm giác vỡ mộng, chia cắt, hoang mang, sự hoài nghi và cô đơn của con người hiện đại trên khắp hành tinh. Thứ tư, kết hợp hài hoà giữa ảo và thực, đôi khi giữa nó không còn ranh giới nữa. Thứ năm, qua tiểu thuyết của ông người phương Đông tìm thấy ở đấy những cái mới lạ từ văn hoá phương Tây còn người phương Tây tìm thấy ở đó những nét riêng của truyền thống Nhật Bản. Chính sự kỳ lạ này đã làm nên sức hấp dẫn lý thú cho bạn đọc trên khắp hành tinh. Với những nỗ lực ấy, Haruki xứng đáng dành được sự ủng hộ nhiệt tình của những người yêu văn chương, muốn tìm kiếm một cái đẹp mới hiện đại mà nhân bản, tác giả “là nhà văn - chiến sĩ tiền phong của những tư tưởng nhân đạo và mới mẻ, gạt sang bên những định kiến và ngộ nhận giả tạo trói buộc để kiếm tìm sự tồn tại và niềm hạnh phúc đích thực, trong cuộc đấu tranh của chúng ta, cuộc đấu tranh vì con người như nhà văn vô sản vĩ đại A. Garaudy từng viết” (Khánh Phương). 1.2. Sáng tác của Murakami là sự tiếp biến của văn học phương Tây trên cơ sở tổ hợp các yếu tố Thiền và chất bi cảm, duy cảm từ phương Đông. Trên bề mặt văn bản, tiểu thuyết của ông không có bóng dáng của vẻ đẹp sầu bi, của trà đạo, bonsai hay hoa anh đào, nhưng ẩn khuất đâu đó người đọc vẫn tìm thấy nhà văn ít nhiều cũng đã kế thừa văn học truyền thống Nhật Bản. Trước hết nhà văn kế thừa tư tưởng Thiền từ phương TRẦN THỊ DIỆU THÚY 56 Đông. Chúng ta dễ dàng tìm thấy trong Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển những ảnh hưởng của yếu tố Thiền hay hình ảnh của con người tâm linh. Nếu phật giáo, Thiên Chúa giáo hướng con người đến sự giúp đỡ của một bậc toàn năng thì Thiền đòi hỏi con người phải tự vươn lên, phát huy mọi tố chất của mình để kiến tính thành Phật. Như vậy Thiền đòi hỏi con người phải nỗ lực hết mình, tự mình giác ngộ, không có một ai có thể cứu rỗi ngoài sức mạnh của nội lực bên trong. Murakami đã xây dựng nhân vật của mình theo hướng đó. Tiêu biểu nhất là Kafka Tamura - nhân vật chính của Kafka bên bờ biển. Cậu luôn tự nhủ mình: “Hãy là trang thiếu niên mười lăm tuổi kiên cường nhất thế giới. Ở tuổi mười lăm người ta bắt đầu bước vào đời. Cuộc đời luôn sẵn có những bất trắc, rình rập. Đôi khi số phận giống như một cơn bão cát nhỏ cứ xoay chiều đổi hướng liên tục” [1]. Cậu quyết định ra đi đúng hôm sinh nhật mười lăm tuổi, gạt bỏ cái bản đồ gen mà cha mẹ cậu để lại, chối bỏ người cha để đi tìm mẹ và chị gái, quan trọng hơn cậu ra đi là để chạy trốn khỏi lời nguyền độc địa của người cha: một ngày kia mày sẽ giết cha và ngủ với mẹ, chị gái. Nhưng kiếp người không thể thoát khỏi những oái ăm mà cuộc sống mang lại, cậu không ngờ rằng sự ra đi của mình là cơ hội để lời nguyền kia ứng nghiệm. Cuối cùng trên con đường tìm lại chính mình cậu đã hiểu rằng không thể thay đổi được định mệnh kia và trở về sống một cuộc sống bình thường, thanh thản, bình yên trong tâm hồn. Một quan niệm mang cảm thức phương Đông rõ rệt. Với hành trình của Tamura tác giả mong muốn đưa ra một giải pháp mới cho con người hiện đại, đó là phải tự mình vươn lên để khẳng định mình, phương thức đó dựa vào tư tưởng của Thiền, trong tác phẩm của mình ông không trực tiếp nhắc đến Thiền nhưng những câu hỏi của Thiền luôn được nhân vật đặt ra: Ta là ai? Từ đâu tới? Trở về đâu? Sinh ra như thế nào? Chết như thế nào?... Trong Biên niên ký chim vặn dây cót, những giấc mơ đầy cảm giác thực của Toru Okada trong khách sạn mơ là một lí giải về đời sống dưới góc độ huyền ảo có chút triết lý Thiền trong ấy. Thế giới thực tại đang đổ vỡ và mất đi niềm tin, giấc mơ đã nói lên được những khát vọng thầm kín của con người. Những căn phòng tối, người dấu mặt hay Toru còn có khả năng đi xuyên qua bức tường cũng thuộc về những đặc điểm của người phương Đông thiên về duy cảm. Người ta còn tìm thấy trong tác phẩm của Haruki phảng phất một nỗi buồn bi thảm thường có trong những truyện Genji của thế kỷ XI hay những trang viết lừng danh của Kawabata... Ông không theo đuổi cái đẹp bi thảm, cái đẹp bạo liệt như những nhà văn tiền bối nhưng ẩn chứa đằng sau những cái chết ở Rừng Na-uy người đọc vẫn tìm thấy ở đấy một tâm thức Nhật Bản sống động bằng dư vị hoài cổ của cái đẹp bi ai, cái mong manh của tình yêu. Như vậy chất duy cảm, bi cảm (aware) là điểm thứ hai nhà văn tiếp thu từ dòng văn học truyền thống. 2. CHỦ TRƯƠNG TOÀN CẦU HOÁ VĂN CHƯƠNG TRONG TƯƠNG LAI 2.1. Nhà văn phải tạo ra một ngôn ngữ Nhật Bản mới gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trong cuộc trao đổi với Jay Mc Enernate, ông đã khẳng định “thế hệ già không hài lòng vì nền văn chương đang tàn lụi Thế nhưng đâu phải như thế. Đơn giản là những người đương thời của tôi và cả tôi đang cố gắng tạo nên một ngôn ngữ Nhật Bản mới”. Ngôn ngữ mà ta thường thấy trong văn chương Nhật luôn mờ ảo, tế nhị, song với Murakami nhà văn lại muốn ngôn ngữ văn chương mới phải sáng tỏ, sống động, phải MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA HARUKI MURAKAMI 57 gần gũi với tiếng nói chân thật mà người dân sử dụng. Ông kiên quyết “lột bỏ những thứ rườm rà, lôi thôi dính chặt xung quanh tiếng Nhật” để giao lưu với thế giới bằng thứ ngôn ngữ mới đó. 2.2. Nhà văn phải tìm kiếm một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp chung cho toàn nhân loại. Mặc dù ông tôn trọng vẻ đẹp và sự tinh tế trong quá khứ song theo ông “tất cả truyền thống đều thuộc về quá khứ và không thể nói lên một điều gì đó thực sự về Nhật Bản hiện nay”. Tác giả luôn tìm tòi cho mình một hướng đi mới không lặp lại con đường của các nhà văn truyền thống. Ông cho rằng cái đẹp trong quá khứ cũng chỉ là quá khứ mà thôi, không thể lấy quá khứ để áp đặt lên hiện tại. Xã hội ngày nay đã khác bởi vậy văn chương cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, với sự vận động và phát triển của quy luật nội tại của văn chương, do đó nhà văn có trách nhiệm phải sáng tạo ra vẻ đẹp mới, làm cho nó được lên ngôi. “Một số nhà phê bình hay học giả phương Tây có cái thói hễ văn chương Châu Á thì phải “đặc mùi Châu Á”. Chẳng có lý do gì khiến tôi phải rập khuôn theo họ. Cái mà tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi là NHỮNG CON NGƯỜI” [2]. Murakami đi theo một khuynh hướng mới, cái mà ông miêu tả là những con người và người đó có thể sống ở bất kỳ đâu trên thế giới tuỳ người đọc chọn lựa, họ có thể thấy bóng dáng của mình trong đó. 2.3. Nhân vật của Murakami mang cảm thức của con người hiện đại trên toàn cầu. Tác phẩm đã nắm bắt được cảm giác vỡ mộng, chia cắt, hoang mang bên cạnh một vẻ bề ngoài tĩnh lặng, đòi hỏi nhân vật phải tự mình dấn thân, trải nghiệm để tìm ra chân lý. Cảm thức này phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ông cũng phơi bày phương diện phi nhân tính hoá của xã hội hiện đại, con người chỉ tự do trong ảo tưởng còn trong thực tế họ lại bị sự kiểm soát rất gắt gao của nhà nước. 2.4. Khác với những nhà văn truyền thống, Murakami không đặt nặng vấn đề bản sắc dân tộc trong tác phẩm của mình mà bóng dáng của hoa anh đào, trà đạo, kimono, haiku ẩn khuất đâu đó, trên bề mặt văn bản hiện lên là những yếu tố của văn hoá đại chúng phương Tây (chủ yếu là từ Mỹ). Văn hoá phương Tây, lối sống phương Tây ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội Nhật Bản hiện đại. Chẳng những người ta đã từng gọi Nhật Bản là “phương Tây giữa lòng Châu Á” đó sao? Và Murakami là người nói lên tiếng nói đó. Tuy nhiên ông vẫn là một nhà văn Nhật, viết bằng tiếng mẹ đẻ, được nuôi dưỡng bởi một nền văn hoá truyền thống, trong cái nôi của gia đình bố mẹ là giáo sư văn học cổ điển. Nếu cho rằng tiểu thuyết của ông đánh mất bản sắc, đánh mất truyền thống và đã bị phương Tây hoá thì chưa thật chính xác. Nhà văn cũng là người có khát vọng đưa văn học Nhật Bản phát triển cao hơn gần với văn học thế giới cho nên hà cớ gì văn chương Châu Á phải “đặc mùi Châu Á”? Ông không đặt nặng vấn đề bản sắc dân tộc bởi nó không là những giá trị bất biến, vĩnh hằng mà luôn luôn vận động, đổi mới. Đó là khát vọng của một nhà văn chân chính muốn xoá nhoà ranh giới giữa văn học Nhật Bản và văn học thế giới, vươn đến tầm phổ quát. Tiểu thuyết của Murakami là một bước đột phá mới mẻ của văn chương Nhật Bản đương đại. Nhà văn đã xoá nhoà ranh giới giữa văn học Nhật Bản và văn học thế giới, văn học đại chúng và văn học thuần tuý, giữa TRẦN THỊ DIỆU THÚY 58 thực và ảo. Chính sự xoá nhoà giữa ba yếu tố đó đã làm cho văn chương của ông vươn đến tầm phổ quát. Với chủ trương toàn cầu hoá văn học trong tương lai, Murakami “là một điển hình cho ta thấy một nhân vật tinh hoa của văn chương đương đại Nhật Bản 20 năm trở lại đây, đấy là tìm kiếm sự khác biệt và phá vỡ những định kiến khi người ta hình dung về văn hoá Nhật lâu nay. Rõ ràng, không thể cứ nói đến văn hoá Nhật là người ta chỉ hình dung về samurai, về geisha, trà đạo, cắm hoa, thơ haiku, kịch Noh hay là vẻ đẹp truyền thống duy mỹ trong các tác phẩm của Kawabata, Mishima, Tanizaki, Akutagawa Tôi cho rằng đấy mới là điều quan trọng chứ không phải văn chương của ông đậm hay nhạt bản sắc văn hoá dân tộc” [3]. 3. ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN NHẬN VÀ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC 3.1. Trước hết là cái nhìn hoài nghi về bản chất con người và xã hội. H. Murakami không nhìn nhận hiện thực bằng con mắt của các nhà văn đi trước mà xuất phát từ cái nhìn có tính phê phán và những hoài nghi về bản chất con người, bản chất của sinh mệnh và thể chế xã hội, tự thân của hoàn cảnh. Ông muốn tìm sự chân thực, toàn vẹn, thuần khiết của sinh mệnh, của sự tự do, cũng như tìm lối thoát cho linh hồn. Những trang viết của ông thấm đẫm cảm hứng mãnh liệt và nhất quán về cái phi thực, đó là một thế giới phi vật chất của cảm thức. 3.2. Hiện thực trong con mắt ông là giải phẫu những căn bệnh của xã hội hiện đại để tìm ra cội nguồn, gốc rễ của nó. Nếu Oe Kenzaburo cho rằng văn chương thanh cao cần phải liên tưởng tới những luận thuyết về cuộc đấu tranh xã hội đặc trưng cho thời kỳ những thập nên sau chiến tranh (40 - 60) cái thời mà “các nhà văn sống bằng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh và chính phủ phát xít”, với Oe phản ánh cuộc đấu tranh xã hội đơn giản là một bộ phận không thể tách rời của văn học thanh cao thì giờ đây sang thập niên khác (từ những năm 60 trở đi) Murakami lại không miêu tả hiện thực đấy mà là giải phẫu những căn bệnh của xã hội hiện đại, một xã hội công nghiệp với hình ảnh những con người hãnh tiến, cơ hội, lừa bịp, thủ đoạn trong chính trị và coi thường giá trị đạo đức, tình cảm. Nhân vật của ông ngày càng dấn thân hơn, đấu tranh để loại bỏ cái ác. 3.3. Hiện thực được thể hiện sống động trong thế giới của những giấc mơ, cho nên nhân vật của ông không “biến dạng” như trong thế giới nhân vật của F. Kafka mà nó thật sống động tự do trong thế giới của những giấc mơ kì diệu. Những giấc mơ mở ra một thế giới khác, thế giới của những điều kỳ ảo, mở ra một bình diện mới để nhận chân giá trị con người. Đó là tư tưởng nghệ thuật mới mẻ của ông nhằm tìm lối đi riêng cho sáng tác văn chương của mình, không lặp lại những cái gì đã cũ có từ truyền thống mà phơi bày những phương diện phi nhân tính hoá của xã hội hiện đại. 3.4. Dùng phương thức hiện thực huyền ảo để chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của mình. Nhà văn dùng thế giới ảo để phản ánh “mặt tối của sự vật” hay đúng hơn là phản ánh hiện thực xã hội mà chúng ta đang sống - một thời đại của công nghiệp, của công nghệ thông tin, dường như mọi thứ đều ảo hay người ta đang cố tình ảo hoá mọi thứ. Con người thật nhỏ bé trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, tất cả đều là MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA HARUKI MURAKAMI 59 những ký hiệu, những con số nên họ cô đơn, trống rỗng trong một cái vỏ vật chất đầy đủ. Do đó hiện thực trong sáng tác của ông là hiện thực của Nhật Bản hiện đại và cũng là hiện thực xã hội của nhiều nước hậu công nghiệp khác trên thế giới. Đó cũng là tính phi thời gian trong sáng tác của H. Murakami. Hiện thực biểu hiện trần trụi trong văn chương của ông nhưng câu chuyện mà ông đề cập đến thì lại không đơn giản, nó tầng tầng lớp lớp những ý nghĩa, ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc mà người đọc không dễ dàng gì lý giải nổi. Tóm lại tư tưởng nghệ thuật của H. Murakami rất phong phú, phức tạp, có những điểm độc đáo, mới lạ. Cùng với sự tìm tòi, nỗ lực, ông đã tạo được một phong cách nghệ thuật và trở thành nhà văn có tiếng nói mới xoá nhoà ranh giới giữa văn học Nhật Bản và văn học thế giới, giữa văn học thuần tuý và văn học đại chúng, giữa thực và ảo. Qua tìm hiểu các tác phẩm của Murakami xuất bản tại Việt Nam chúng tôi nhận thấy có hai mô thức phong cách tiểu thuyết đó là mô thức phong cách tiểu thuyết hiện thực - trữ tình - đời tư hướng đến đông đảo độc giả gồm Rừng Na-uy, phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, Người tình Sputnik và mô thức phong cách tiểu thuyết huyền ảo, siêu thực - triết lý - thế sự, kén độc giả gồm Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Haruki Murakami (2007). Kafka bên bờ biển, Dương Tường dịch. NXB Văn học. [2] Haruki Murakami (2006). Biên niên kí chim vặn dây cót, Trần Tiễn Cao Đăng dịch. NXB Hội Nhà văn. [3] Văn Bảy (2006), Murakami - vượt qua giải Nobel, nguồn hoa/Murakami-vuot-qua-giai-Nobel/40165946/105/. Title: SOME KEY FEATURES OF HARUKI MURAKAMI’S ARTISTIC THOUGHT Abstract: Perhaps, Haruki Murakami, a modern Japanese novelist, is also familiar to many Vietnamese readers. His works have been translated into more than 40 languages and they are always on the best-seller list. The author’s achievements are mainly affected by his new diverse and complicated artistic thought, which has some outstanding aspects. He desires to transform the inner of Japanese Literature, advocates globalizing Literature in the future and wants to change how to appraise and reflex the reality. ThS. TRẦN THỊ DIỆU THÚY Trường THCS & THPT Trung Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình. ĐT: 0122.4564296.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19_291_tranthidieuthuy_10_tran_thi_dieu_thuy_7846_2021138.pdf
Tài liệu liên quan