Tên đề tài : Một số loài nấm độc phổ biến
Nấm là một trong những nguồn thực phẩm bổ dưỡng, chứa hầu như đầy đủ các vitamin, muối khoáng cần thiết cho cơ thể, chứa nhiều protein, axit amin. Nhưng có một số loài nấm chứa chất độc mà chúng ta không phân biệt được với nấm ăn và trong bài này sẽ giúp bạn đôi chút.
Nấm Amanita pholoides
Thuộc họ Amanitaceae, bộ agaricales ( nấm tán), lớp Hymenomycetes ( lớp nấm đảm đơn bào ), ngành Basidiomycota ( ngành nấm đảm ).
Đặc điểm hình thái
Mũ nấm:
Có hình bán cầu, màu xanh nhạt có khi trắng tuyền( màu sắc phụ thuộc vào nơi mà nấm mọc, tùy từng vùng khí hậu), đường kính có khi lên tới 10cm.
Bề mặt mũ:
Trơn, không có xơ, thìa nấm cân đối màu trắng.
Chân thìa nấm:
Hình củ, phình ra. Tán dưới mũ có màu trắng có khi xen lẫn màu xanh nhạt.
Chất độc
Chất độc của nấm Amanita phalloides là sự tổng hợp của hai loại chất độc amatoxins và phallotoxin nằm trong nhóm amanitoxin.
Triệu chứng khi ăn phải nấm A.phalloides
Đau bụng, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy sau 6 - 12 giờ ăn phải. Suy thận và gan, hôn mê và thường tử vong.Hiếm khi tử vong xảy ra trong 1 -2 ngày đầu do nôn, ỉa chảy mà thường tử vong vào những ngày sau do suy gan.
Viêm dạ dày – ruột: nôn thường kèm theo đau bụng quặn, ỉa chảy dữ dội gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, một số bệnh nhân có thể chết vì sốc trong vòng 24 giờ.
Suy gan: tổn thương có thể xuất hiện trong vòng 24 đến 36 giờ, enzym gan tăng nhanh. Suy gan tối cấp với các biểu hiện bệnh não gan, vàng da, toan chuyển hoá, rối loạn đông máu nặng. Khi có hạ đường huyết kèm theo thì thường có tiên lượng xấu và tử vong nhanh.
Cơ chế tác dụng chất độc
a – Amanitin( amatoxins) gây độc ở nấm A. phalloides, a-amanitin gắn vào nhân RNA polymerase II của tế bào Enkaryotic và ức chế tổng hợp n RNA gây chết tế bào. Gan và thận là hai cơ quan đích tổng hợp protein tốc độ cao nên thượng bị tổn hại nặng nề.( 1941 by Heinrich O. Wieland and Rudolf Hallermayer of the University of Munich).
Amatoxin là loại độc tố có độc tính cao và ổn định, không bị phân huỷ bởi nhiệt dưới bất cứ hình thức chế biến nào. Độc tố này ức chế tổng hợp protein của tế bào do tương tác với polymerase của RNA. Amatoxin được hấp thu ở ruột và gây chết các tế bào ruột sau 6 đến 24 giờ. Amatoxin được hấp thu ở gan và thận gây viêm và hoại tử tế bào gan nặng, suy thận.
Dược động học: Amatoxin nhanh chóng được hấp thu từ ruột và được vận chuyển tới gan nhờ quá trình vận chuyển mật. Khoảng 60% tái hấp thu nhờ chu trình gan ruột. Độc tố này được phát hiện trong nước tiểu từ 90-120 phút sau ăn. Người ta không tìm thấy chất chuyển hoá nào của Amatoxin.
Liều lượng ngộ độc
Amatoxin là loại có độc tố độc nhất trong số độc tố được biết. Liều tối thiểu gây chết người là 0,1 mg/kg. Một chiếc mũ của nấm Amanita có thể chứa tới 10-15 mg.
Giải độc khi ăn phải nấm Amanita phalloides
Hồi sức: đảm bảo đường thở, cho thở oxy, đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo khi cần.
Bù nước và điện giải tích cực vì mất nước và điện giải nhiều có thể gây ra tụt huyết áp. Truyền Natriclorua 9%0 hoặc ringerlactat 10-20ml/kg bolus, sau đó truyền theo áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc thậm chí truyền theo áp lực động mạch phổi.
Thuốc: silymarine (legalon) : có tác dụng bảo vệ gan, ức chế cạnh tranh với amatoxin tại recepteur; thay đổi tính thấm của màng tế bào gan, có tác dụng ngăn chặn độc tố vào gan, làm tăng tổng hợp protein của ribosom; thúc đẩy quá trình hồi phục của tế bào gan. ; viên 70mg, uống 420-800mg/ngày.
Chống rối loạn đông máu bằng truyền huyết tương tươi đông lạnh. Chỉ định ghép gan khi bệnh nhân bị suy gan tối cấp.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị dặc hiệu khi bị ngộ độc. Nhiều nghiên cứu trên động vật và các nghiên cứu so sánh hồi cứu trên người thấy rằng nếu điều trị sớm bằng silibinin tiêm tĩnh mạch chậm với liều 20-50mg/kg/ngày, hoặc với penicillin G (Benzylpenicillin) liều cao. Thực nghiệm trên động vật chứng minh penicillin G có tác dụng ức chế hấp thu amatoxin vào gan. Nghiên cứu hồi cứu trên lâm sàng cũng cho thấy liều cao penicillin làm giảm tỷ lệ
23 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số loài nấm độc phổ biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ LOÀI NẤM ĐỘC PHỔ BIẾN
Nấm là một trong những nguồn thực phẩm bổ dưỡng, chứa hầu như đầy đủ các vitamin, muối khoáng cần thiết cho cơ thể, chứa nhiều protein, axit amin. Nhưng có một số loài nấm chứa chất độc mà chúng ta không phân biệt được với nấm ăn và trong bài này sẽ giúp bạn đôi chút.
Nấm Amanita pholoides
Thuộc họ Amanitaceae, bộ agaricales ( nấm tán), lớp Hymenomycetes ( lớp nấm đảm đơn bào ), ngành Basidiomycota ( ngành nấm đảm ).
Đặc điểm hình thái
Mũ nấm:
Có hình bán cầu, màu xanh nhạt có khi trắng tuyền( màu sắc phụ thuộc vào nơi mà nấm mọc, tùy từng vùng khí hậu), đường kính có khi lên tới 10cm.
Bề mặt mũ:
Trơn, không có xơ, thìa nấm cân đối màu trắng.
Chân thìa nấm:
Hình củ, phình ra. Tán dưới mũ có màu trắng có khi xen lẫn màu xanh nhạt.
Amanita pholoides
Vòng cuống
Bao gốc
Chất độc
Chất độc của nấm Amanita phalloides là sự tổng hợp của hai loại chất độc amatoxins và phallotoxin nằm trong nhóm amanitoxin.
Triệu chứng khi ăn phải nấm A.phalloides
Đau bụng, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy sau 6 - 12 giờ ăn phải. Suy thận và gan, hôn mê và thường tử vong.Hiếm khi tử vong xảy ra trong 1 -2 ngày đầu do nôn, ỉa chảy mà thường tử vong vào những ngày sau do suy gan.
Viêm dạ dày – ruột: nôn thường kèm theo đau bụng quặn, ỉa chảy dữ dội gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, một số bệnh nhân có thể chết vì sốc trong vòng 24 giờ.
Suy gan: tổn thương có thể xuất hiện trong vòng 24 đến 36 giờ, enzym gan tăng nhanh. Suy gan tối cấp với các biểu hiện bệnh não gan, vàng da, toan chuyển hoá, rối loạn đông máu nặng. Khi có hạ đường huyết kèm theo thì thường có tiên lượng xấu và tử vong nhanh.
Cơ chế tác dụng chất độc
a – Amanitin( amatoxins) gây độc ở nấm A. phalloides, a-amanitin gắn vào nhân RNA polymerase II của tế bào Enkaryotic và ức chế tổng hợp n RNA gây chết tế bào. Gan và thận là hai cơ quan đích tổng hợp protein tốc độ cao nên thượng bị tổn hại nặng nề.( 1941 by Heinrich O. Wieland and Rudolf Hallermayer of the University of Munich).
Amatoxin là loại độc tố có độc tính cao và ổn định, không bị phân huỷ bởi nhiệt dưới bất cứ hình thức chế biến nào. Độc tố này ức chế tổng hợp protein của tế bào do tương tác với polymerase của RNA. Amatoxin được hấp thu ở ruột và gây chết các tế bào ruột sau 6 đến 24 giờ. Amatoxin được hấp thu ở gan và thận gây viêm và hoại tử tế bào gan nặng, suy thận.
Dược động học: Amatoxin nhanh chóng được hấp thu từ ruột và được vận chuyển tới gan nhờ quá trình vận chuyển mật. Khoảng 60% tái hấp thu nhờ chu trình gan ruột. Độc tố này được phát hiện trong nước tiểu từ 90-120 phút sau ăn. Người ta không tìm thấy chất chuyển hoá nào của Amatoxin.
Liều lượng ngộ độc
Amatoxin là loại có độc tố độc nhất trong số độc tố được biết. Liều tối thiểu gây chết người là 0,1 mg/kg. Một chiếc mũ của nấm Amanita có thể chứa tới 10-15 mg.
Giải độc khi ăn phải nấm Amanita phalloides
Hồi sức: đảm bảo đường thở, cho thở oxy, đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo khi cần.
Bù nước và điện giải tích cực vì mất nước và điện giải nhiều có thể gây ra tụt huyết áp. Truyền Natriclorua 9%0 hoặc ringerlactat 10-20ml/kg bolus, sau đó truyền theo áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc thậm chí truyền theo áp lực động mạch phổi.
Thuốc: silymarine (legalon) : có tác dụng bảo vệ gan, ức chế cạnh tranh với amatoxin tại recepteur; thay đổi tính thấm của màng tế bào gan, có tác dụng ngăn chặn độc tố vào gan, làm tăng tổng hợp protein của ribosom; thúc đẩy quá trình hồi phục của tế bào gan. ; viên 70mg, uống 420-800mg/ngày.
Chống rối loạn đông máu bằng truyền huyết tương tươi đông lạnh. Chỉ định ghép gan khi bệnh nhân bị suy gan tối cấp.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị dặc hiệu khi bị ngộ độc. Nhiều nghiên cứu trên động vật và các nghiên cứu so sánh hồi cứu trên người thấy rằng nếu điều trị sớm bằng silibinin tiêm tĩnh mạch chậm với liều 20-50mg/kg/ngày, hoặc với penicillin G (Benzylpenicillin) liều cao. Thực nghiệm trên động vật chứng minh penicillin G có tác dụng ức chế hấp thu amatoxin vào gan. Nghiên cứu hồi cứu trên lâm sàng cũng cho thấy liều cao penicillin làm giảm tỷ lệ tử vong (Floersheim và cs 1982). Penicillin G liều 500 000 UI/kg/ngày hay 300mg/kg/ngày dùng trong 3 ngày.
Nấm Amanita muscaria
Thuộc họ (Anitaceae), bộ nấm tán(Agaricales ), phân lớp nám đảm đơn bào ( Hymenomycetes ), lớp ( Agaricomycetes ), ngành nấm đảm ( Basidiomycota ).
Đặc điểm hình thái
Quả nấm có màu đỏ rực hay đỏ cam hay màu vàng , màu sắc có thể đậm hay nhạt tùy thuộc vào môi trường
Mũ nấm có phủ những vảy màu trắng.
Đường kính mũ nấm từ 10-15cm, cuống và vòng màu trắng hoặc vàng, chân phình dạng củ, thịt nấm trắng không có mùi đặc biệt.
Bao gốc
Amanita muscaria
Vảy nấm
Amanita muscaria( màu vàng )
Chất độc
Nấm chứa cholin, muscarin và muscaridin. Muscarin gây tác hại cho hệ thần kinh giao cảm. Cholin không độc lắm nhưng khi bị ô xy hoá thì thành chất rất độc.
Hoạt chất gây độc là muscimol (3hydroxy-5-aminomethy-1isoxazol - một sản phẩm của quá trình ôxy hóa hoặc làm khô của acid ibotenic)
Triệu chứng khi ăn phải nấm
Người ăn phải loại nấm này sau 30 phút đến 2 giờ sẽ có dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, thất điều, loạng choạng, toát mồ hôi, chảy nước dãi, nôn mửa và ỉa chảy. Sau đó có dấu hiệu co giật, hung hăng, lo lắng ảo giác, đồng tử co, phản xạ ánh sáng giảm. Nếu ngộ độc nặng có thể gây mê sảng, co giật, liệt trung khu hô hấp và tử vong.
Liều lượng ngộ độc
Người và động vật ăn phải 6 mg muscimol hoặc 30 – 60 mg ibotenic acid là có thể gây tử vong.
Điều trị ngộ độc
Chưa có thuốc giải đặc trị
Amanita pantherina
Thuộc họ (Anitaceae), bộ nấm tán(Agaricales ), phân lớp nám đảm đơn bào ( Hymenomycetes ), lớp ( Agaricomycetes ), ngành nấm đảm ( Basidiomycota ).
đặc điểm hình thái
Quả nấm có màu nâu, đường kính khoảng 4-10cm, thịt nấm màu trắng, mùi thơm của củ cải và vị ngọt nhẹ, cuống nấm dài khoảng 7 -11 cm, đướng kính cuống 1-2,5 cm,ở nước ta mọc nhiều ở Tam Đảo, Hòa Bình và Đà Lạt. Nấm gây độc nhanh chỉ sau 1-2giờ sau khi ăn. Nhìn bên ngoài thì nấm này khá giống với nấm Amanita muscaria
Bao gốc
Vòng cuống
Vảy nấm
Amanita pentherina
Chất độc
Thành phần và liều lượng chất gây độc của A.pantherina giống với A.muscaria
Amanita verna
Thuộc họ (Anitaceae), bộ nấm tán(Agaricales ), phân lớp nám đảm đơn bào ( Hymenomycetes ), lớp ( Agaricomycetes ), ngành nấm đảm ( Basidiomycota ).
Đặc điểm hình thái
Quả nấm màu trắng, đôi khi ở giữa có màu vàng bẩn, bề mặt khi thời tiết khô thì nhẵn bóng, khi trời ẩm thì ướt và dính. Phấn nấm màu trắng, đường kính khoảng 5-10cm, cuống và vòng cũng màu trắng, chân phình dạng củ.
Mọc ở phía nam nước Mỹ
Chất độc
Hoạt chất gây độc là Amatoxin giống với nấm A.pholoides
cơ chế gây độc giống với cơ chế của A.pholoides chủ yếu làm suy gan và tác động mạnh lên hệ tiêu hóa.
Quả thể non của A.verna
Amanita virosa
Thuộc họ (Anitaceae), bộ nấm tán(Agaricales ), phân lớp nám đảm đơn bào (Hymenomycetes ), lớp ( Agaricomycetes ), ngành nấm đảm ( Basidiomycota ).
Đặc điểm hình thái
Quả nấm màu trắng, có hình nón hoặc đỉnh nón tròn, đường kính 4-12cm, phiến trắng. Thịt nấm màu trắng, mùi khó chịu. Nấm mọc vào mùa thu, đơn độc hoặc thành từng đám.
Cuống dài khoảng 15 cm
Vòng cuống
Chất độc
Phallotoxins, amatoxins
Cơ chế và liều lượng chất đôc gây chết người giống với nấm Amanita pholoides
Russula emetica (nấm xốp gây nôn )
Thuộc họ ( Russulaceae), bộ nấm tán ( Russulales ), phân lớp nám đảm đơn bào (Hymenomycetes ), lớp ( Agaricomycetes ), ngành nấm đảm ( Basidiomycota ).
Đặc điểm hình thái
Mũ nấm màu đỏ, có khi vàng hoặc vàng nhạt đường kính từ 3 – 10 cm, mọc đơn độc, cuống nấm dài khoảng 7 cm, đường kính cuống khoảng 1 cm ,. Có mùi dễ chịu, vị cay tính nóng.
Chất độc
Hoạt động của chất độc hiện chưa xác định nhưng thường gây nôn.
Russula foetens
Thuộc họ ( Russulaceae), bộ nấm xốp ( Russulales ), phân lớp nám đảm đơn bào (Hymenomycetes ), lớp ( Agaricomycetes ), ngành nấm đảm ( Basidiomycota ).
Đặc điểm hình thái
Mũ nấm màu trắng, đôi khi có màu vàng bẩn ở giữa, đường kính mũ nấm từ 5 – 10 cm, cuống dài từ 5 – 12 cm, đường kính cuống nấm 1,5 tới 4 cm, trong cuống nấm có nhiều vách ngăn.
Russula foetens
Chất độc
lactapiperanol E
lactapiperanol A
Gyrramitra esculenta
Thuộc họ (Discinaceae), bộ Pezizales), lớp (Ascomycetes ), ngành nấm túi (Ascomycota ).
Đặc điểm hình thái
Nấm có các nếp nhăn hình não người, có màu nâu đỏ tới màu đỏchiều cao nấm 10 – 12 cm, đường kính mũ nấm 15 cm, cuống nấm dài 6 – 7 cm, đường kính cuống nấm 2 – 3 cm.
Gyrramitra esculenta
Chất độc
Monomethylhydrazine
triệu chứng khi ăn phải nấm
Hội chứng kích thích dạ dày ruột xuất hiện muộn sau ăn từ 6-12 giờ. Biểu hiẹn nôn, ỉa chảy, chóng mặt, đau đầu, yếu cơ, sảng, co giật, tăng máu, methemoglobin, có thể gặp suy gan hoặc suy thận.
Liều lượng ngộ độc
Đối với trẻ nhỏ: 10 – 30 mg/kg thể trọng
Đối với người lớn và động vật: 20 – 40 mg/kg thể trọng
Corinarius orellanus
Thuộc họ (Cortinariaceae), bộ nấm tán(Agaricales ), lớp ( Homobasidiomycetae ), ngành nấm đảm ( Basidiomycota ).
Đặc điểm hình thái
Mũ nấm có đường kính 3 – 9 cm có màu cam
Corinarius orellanus
Chất độc
Orellanine
Triệu chứng khi ăn phải nấm
Đau bụng, chán ăn, nôn xảy ra sau 24-36 giờ, sau đó xuất hiện suy thận từ ngày thứ 3 đến 14 ngày (hoại tử ống thận).
Liều lượng gây độc
12 – 20 mg/kg trọng lượng cơ thể
Coprinopsis atramentaria
Thuộc họ (Psathyrellaceae), bộ nấm tán(Agaricales ), lớp (Basidiomycetes ), ngành nấm đảm ( Basidiomycota ).
Đặc điểm hình thái
Đường kính mũ nấm 3 – 7 cm, cuống nấm dài 7 – 17 cm, đường kính cuống nấm 1 – 1,5 cm, mũ nấm có màu tro.
Coprinopsis atramentaria
Chất độc
Coprine
triệu chứng khi ăn phải nấm
mặt đỏ, buồn nôn và nôn, cảm giác lo lắng, kho thở, chóng mặt sau khi ăn nấm 5 – 10 phút, nếu như uống thêm rượu thì tác dung sẽ mạnh hơn và có thể gây tử vong.nếu không uống rượu thì thời gian tác dụng khoảng 2 – 3 giờ.
Liều lượng ngộ đôc
Nếu uống rượu liều lượng ngộ độc là 5mg/ dl
Nếu không uống rượu liều lượng ngộ độc là 50 – 100 mg/ dl
Các nhóm chất độc của nấm độc
Nhóm Amanitoxin:
Thường gặp ở các loài thuộc chi Amanita như: Amanita phalloides, A. verna, A. virosa… với các triệu chứng khi trúng độc như: Đau bụng, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy sau 12 giờ ăn phải. Suy thận và gan, hôn mê và thường tử vong.
Nhóm Gyromitin:
Gặp ở các loài nấm Gyromitra esculenta, Gyrometra infula… sau 6 - 8 giờ ăn nấm có cảm giác sưng phù, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút, uể oải, thiếu kiểm soát cơ, bồn chồn và trong một số trường hợp có thể chết.
Orellaine:
Gặp ở một số loài nấm thuộc chi Cortinarius như: Cortinarius orellanus, C.speciosissimus. Có triệu chứng: Rất khát nước, kèm nóng và khô môi, nhức đầu, ớn lạnh. Đau lưng hoặc đau bụng, nôn mửa. Tổn thương thận sau 3 đến 5 ngày.
Nhóm Muscarine:
Thường gặp ở các loài nấm thuộc chi Clitocybe và Inocybe, là những loài nấm nhỏ, trắng hoặc nâu, thường gặp trên những bãi cỏ, gây ra triệu chứng 3 chảy: Chảy mồ hôi, chảy nước mắt, chảy nước bọt. Co thắt đồng tử, bị ảo giác, co bắp thịt, tiêu chảy, tim đập chậm và tụt huyết áp.
Nhóm Muscimol:
Gặp ở các loài thuộc chi Amanita như Amanita muscaria, A. cokeri, A.gemmata, gây triệu chứng co bắp thịt, hoa mắt, nôn mửa, hôn mê với những ảo giác chỉ sau 2 giờ ăn phải.
Amanita muscaria
Nhóm Coprine:
Chỉ gặp ở Coprinus atramentarius với triệu chứng mặt và cổ nóng sốt, tay chân có cảm giác như kiến bò. Tay tê cóng, tim đập mạnh, hồi hộp, nôn mửa nhưng không gây chết. Triệu chứng xảy ra chỉ sau 30 - 60 phút ăn nấm có kèm uống rượu. Nồng độ cồn trong máu càng cao càng làm nặng thêm.
Nhóm Psilocybin và Psilocin:
Gặp ở một số loài nấm thuộc 4 chi: Psilocybe, Panaeolus, Conocybe và Gymnopilus. Có triệu chứng: Ảnh hưởng đến ý thức. Gây ảo giác, cười vô ý thức, cảm thấy khoan khoái và đôi khi cảm thấy như xuất hồn ra khỏi xác. Ảo giác như LSD của cần sa.
A. phalloides
8. Nhóm Gây kích thích bao tử và đường ruột:
Một số loài nấm thuộc các chi Agaricus, Amanita, Chlorophyllum, Tricholoma… gây tiêu hóa khó chịu chỉ sau 30 đến 90 phút ăn nấm. Phổ biến nhất là nôn mửa và tiêu chảy, bụng bị co thắt. Bình phục trong ngày hoặc sau vài ngày. Khó điều trị do không thể xác định chất độc nào gây ra triệu chứng trên và chỉ bình phục khi bao tử đã được súc rửa sạch.
Hầu hết các nấm độc đều mọc hoang ở bãi cỏ, ven đường, trong rừng. Có loại có màu trắng muốt, xám, nâu hay sặc sỡ. Đối với những loài thuộc chi Amanita đều có vòng bao cuống và bao gốc. Đây là những loài nấm cộng sinh, chỉ mọc chung quanh một số cây nhất định, rộ lên vào mùa mưa hoặc trong rừng thường xanh. Những vụ ngộ độc nấm hoang là do lầm lẫn giữa nấm ăn được và nấm độc cũng như ăn nhiều vào một lúc. Thí dụ như: Amanita phalloides có màu trắng, mềm, mùi rất dịu như mật ong. Khi nấu thơm mùi hạt dẻ, 90% trường hợp gây chết ở châu Âu, châu Mỹ là do loài nấm này. Amanita verna: mọc ở vùng nhiệt đới, gây chết người nhiều ở Việt Nam, vì dễ đánh lừa do có màu trắng muốt, đẹp.
Bảng phân loại nấm độc
Hội chứng
Loại nấm
Độc tố
Triệu chứng
Dạ dày–ruột xuất hiện muộn và suy gan
Amanita phalloide, A. ocreta, A verna, A virosa, A bisporigena, Galerina autumnalis, G marginata và một vài loại Lepiota và Conocybe
Amatoxxin
Xuất hiện muộn sau ăn từ 6 đến 24 giờ. Kích thích dạ dày ruột như nôn, ỉa chảy, đau bụng co thắt, sau 2-3 ngày xuất hiện suy gan cấp, hoặc tối cấp.
Dạ dày–ruột xuất hiện muộn, bất thường về thần kinh trung ương, tan máu, viêm gan
Gyrometra (helvella) esculanta, loại khác
Monomethylhydrazine
Hội chứng kích thích dạ dày ruột xuất hiện muộn sau ăn từ 6-12 giờ. Biểu hiẹn nôn, ỉa chảy, chóng mặt, đau đầu, yếu cơ, sảng, co giật, tamn máu, methemoglobin, có thể gặp suy gan hoặc suy thận.
HC cholinergic
Clitocybe dealbata, C cerusata, Inocybe, Omphalotus olearius
Muscarin
Sau ăn 30 phút-2 giờ,Vã mồ hôi, nhịp nhanh, co thắt phế quản, chảy nước mắt, tăng tiết nước bọt, nôn, ỉa chảy, đồng tử co. Điều trị bằng Atropin.
Phản ứng giống Dislfiram với rượu
Coprinus atramentarius, Clitocybe clavipes
Coprine
Trong vòng 30 phút sau khi uống rượu: buồn nôn, nôn, đỏ bừng, nhịp nhanh, tụt huyết áp, nguy cơ xảy ra phản ứng có thể tới 5 ngày su ăn nấm.
HC kháng cholinergic
Amanita muscaria, A pantheria
Axit Iboteric, muscimol
Sau ăn 30 phút-2 giờ, Nôn, chóng mặt, giật cơ, hoang tưởng, sảng, rối loạn tâm thần.
Viêm dạ dày và suy thận
Amanita smithiana
Allenic norleucine
Đau bụng, nôn xảy ra sau ăn 30 phút - 12 giờ, suy thận tiến triển từ từ vào ngày thứ 2-3.
Cơn viêm dạ dày muộn và suy thận
Cortinarius orellanus, loại Cortinarius khác
orellanine
Đau bụng, chán ăn, nôn xảy ra sau 24-36 giờ, sau đó xuất hiện suy thận từ ngày thứ 3 đến 14 ngày (hoại tử ống thận)
ảo giác
Psilocybe cubensis, Panaeolina foenisecii, khác
Psilocybin, psilocyn
Sau ăn 30 phút-2 giờ, ảo giác, rối loạn cảm giác, nhịp nhanh, đồng tử giãn, có thể co giật.
Kích thích dạ dày ruột
Chlorophyllum molybdite, Boteus satanas, loại khác
Không xác định
Nôn, ỉa chảy xuất hiện 30 phút - 2 giờ sau ăn
Thiếu máu tan máu
Paxillus involutus
Không xác định
Triệu chứng kích thích dạ dày ruột, xuất hiện tan máu do trung gian miễn dịch sau ăn 2 giờ
Cơ chế gây độc ở nấm Amanita
Ở nước ta đa số các vụ ngộ độc về nấm la do nấm Amanita, sau đây là cơ chế gây độc ở nấm Amanita
Amanitin có cấu tạo gồm một nhóm cyclic polypeptides phức tạp mà làm tổn hại mô tổng hợp RNA, ngăn cản việc sản xuất cụ thể của protein trong các tế bào gan và thận.
Amatoxins tấn công các nucleoli trong nuclei của các tế bào gan.
Cơ chế ngộ độc chia làm 4 giai đoạn
Giai đoạn đầu (tiềm tàng):
Thời gian 6 đến 24 giờ sau khi ăn ,các độc tố sẽ tích lũy trong gan và thận.
Giai đoạn thứ hai:
Khoảng thời gian khoảng 24 giờ tiếp theo đặc trưng của lực nôn mửa, tiêu chảy.
Giai đoạn thứ ba:
Khoảng thời gian 24 giờ đến 4 ngày gan thận và đang bị hư hỏng
Giai đoạn thứ tư (giai đoạn lặp lại )
Trong đó thận và gan xảy ra hiện tượng vàng da, dạ dày và ruột bị chảy máu, dẫn đến tử vong từ 4-7 ngày sau khi ăn phải nấm độc.
Cách phân biệt nấm độc và nấm thường
NHẬN DẠNG HÌNH THÁI BÊN NGOÀI :
Nấm độc thường có bao gốc ( kiểu loa )
Nấm độc thường có vòng cuống ( vành, nhẫn) ở cuống nấm
Nấm độc thường có những đốm sần xùi, nhiều loại màu sắc ở trên phiến nấm.
Khi đi lấy nấm, các bạn nên:- Nên đi với người có kinh nghiệm trong việc thu lượm nấm - Ghi nhớ những nơi có môi trường thuận lợi mà nấm thường mọc, cùng với thời tiết khi nấm mọc. (Nấm chỉ mọc trong môi trường và thời tiết thích hợp ở một khoảng thời gian nhất định.) - Nấm có thể mọc liên tiếp nhiều ngày ở cùng một địa điểm. Năm sau, vào đúng thời điểm, nấm có thể mọc lại chỗ cũ. - Không nên cắt ngang chân nấm, phải đào lên xem có bọc loa hình chén không. - Không nên lấy những cây nấm mọc dưới đất mà phía dưới mũ có các bào tử li ti màu đỏ hồng. - Không nên lấy những nấm khía có nhựa trắng đục như sữa. - Không nên lấy nấm có đầu bóng láng, có màu sặc sỡ hay phát sáng (lân tinh) trong đêm tối. - Không nên ăn các loại nấm chưa rõ nguồn gốc và không biết rõ nấm đó có ăn được không
Khi bị ngộ độc nấm lập tức gây nôn cho chất độc được tống ra ngoài, uông than hoạt tính để than hấp phụ chất độc trên bề mặt, uống một số thuốc có tác dung giải đọc như rau má, nước đường, râu ngô…tuyệt đố không được uống rượu vì rượu là dung môi hóa tan rất tốt các chất độc vì thế không được uống rượu khi bi trúng độc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Văn Đính (2000), “Ngộ độc cấp nấm độc”, Cẩm nang cấp cứu, Nhà xuất bản Y học, 370-373.
2. p://
3. vietbao.vn/Suc-khoe/Xu-tri-khi-ngo-doc-nam/40060092/250/
4.
5. Giáo trình Nấm học của PGS.TS Ngô Anh
6.thủ viện bài giảng violet “ Nấm độc”
7. Sách cây độc ở Việt Nam-Trần công Khánh và Phạm Hải
8. google.com.vn – hình ảnh
9.
10.
Bài tiểu luận
MỘT SỐ LOẠI NẤM ĐỘC PHỔ BIẾN
GV HƯỚNG DẪN:
TS Ngô Anh
SV THỰC HIỆN:
Nguyễn Quốc Thanh
Lớp sinh K32
DHKH HUẾ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MOT SO LOAI NAM DOC DUOC BIET.doc