Bảo tồn tài nguyên thực vật phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp: Hiện trạng và thách thức

Đặt vấn đề Việt Nam là một đất nước đa dạng sinh học nông nghiệp và là nơi sinh sống của các loài hoang dại thân thuộc của một số cây trồng quan trọng (bao gồm lúa, cây ăn quả v.v ). Trong nửa thế kỷ qua, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử phức tạp, hậu quả của chiến tranh đã ảnh hưởng to lớn đến đa dạng sinh học. Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học nói chung và tài nguyên di truyền thực vật nói riêng. Một trong các biện pháp được ưu tiên đó là xây dựng các qui định pháp luật, nâng cao nhận thức của các bên liên quan. Những luật và các Hiệp ước phù hợp nhất mà Chính phủ Việt Nam kí kết với quốc tế là sự chấp thuận của Hiệp ước Đa dạng sinh học (CBD) năm 1994, kế hoạch hành động Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh học ban hành tháng 12/1995; sự chấp thuận kế hoạch hành động toàn cầu của FAO năm 1996 và sự chấp thuận của Chương trình nghị sự 21 đối với Việt Nam năm 2004.

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo tồn tài nguyên thực vật phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp: Hiện trạng và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lấy sợi, 12 loài làm đồ uống, 181 loài làm thuốc, 39 loài làm gia vị, 29 loài làm cây che phủ chống xói mòn, 50 loài cây cảnh, 49 loài cây lấy gỗ, và 5 loài cây bóng mát. Số lượng các loài thực vật có quan hệ họ hàng với cây trồng là khoảng trên 1.300 loài, trong đó có nhiều loài đã và đang bị lãng quên. Ngoài ra còn rất nhiều loài thực vật có giá trị nông nghiệp chưa được khai thác sử dụng nhiều. Kết quả điều tra cũng cho thấy số loài cây bị đe doạ rất nhiều và ngày càng xuất hiện nhiều trong Sách đỏ Việt Nam (IUCN, 2006). Hiện nay tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn hơn 12.300 giống của 115 loài cây trồng. Đó là tài sản quí, phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên nữa. Một bộ phận quan trọng của của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quí mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam. 4. Sự xói mòn tài nguyên di truyền thực vật lương nông ở Việt Nam Do ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai như lũ lụt, hạn hán và do khai thác bừa bãi và một phần bị lạm dụng bởi các tổ chức và cá nhân nước ngoài, hàng năm có khoảng 300-400 giống tại các địa phương có nguy cơ cao bị xói mòn nguồn gen, trong đó có nhiều giống địa phương quí hiếm (ví dụ: Năm 1996 số loài bị đe doạ mất là 356, năm 2003 đã là 450). Nhiều giống lúa quí của Việt Nam có giá trị rất cao trong việc lai tạo giống lúa thơm thương mại hiện nay không thể tìm thấy tại Việt Nam mà chúng đã thuộc quyền sở hữu của một số quốc gia khác. Một ví dụ về sự mất mát nguồn gen theo Averyanov et al. (2003), Trần Thị Hoà (2007) về khai thác kiệt loài lan quí Paphiopedilum hangianum thuộc chi lan hài, đến năm 2001, sau 2 năm thu mua bùng nổ tất cả các quần thể được biết hầu như bị tuyệt diệt ngoài thiên nhiên. Từ những thông tin phân tích cho thấy TNDTTVLN ở Việt Nam đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng do tác động của các yếu tố kinh tế, yếu tố văn hoá, xã hội và yếu tố sinh học. Các yếu tố chính bao gồm: - Áp lực tăng dân số, và nghèo đói, - Tàn phá hệ sinh thái bao gồm nạn phá rừng và khai thác rừng không hợp lý dẫn đến thoái hoá đất, mất hệ thống canh tác truyền thống dẫn đến mất dần cây trồng bản địa. - Sử dụng giống mới năng suất cao làm thay đổi cơ cấu giống cây trồng, Du nhập các loài ngoại lai. - Thiên tai, sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi; - Môi trường thay đổi dưới áp lực của công nghiệp hoá, đô thị hoá, tăng mạnh sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu. - Kinh tế thị trường - Nhận thức về bảo tồn của các bên liên quan yếu; Quản lý lỏng lẻo, không chặt chẽ... Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy biện pháp tổ chức và quản lý hợp lý nhiệm vụ bảo tồn để phục vụ cho khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên cây nông nghiệp là nhiệm vụ khoa học cấp bách của nước ta hiện nay. 5. Những nỗ lực bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật lương nông ở Việt Nam Nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền cây nông nghiệp ở nước ta được tiến hành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Lúc bấy giờ Đông Dương là xứ xuất khẩu gạo quan trọng. Để xúc tiến khai thác thuộc địa và xuất khẩu lúa gạo, người Pháp đã tiến hành thu thập và lưu giữ nguồn gen lúa để chọn lọc ra các giống có năng suất và phẩm chất thích hợp. Cũng trong thời gian này người Pháp nhập nội và thiết lập các đồn điền cao su và cà phê, từ đó kéo theo việc nghiên cứu đánh giá quỹ gen hai loài cây này. Sau Hiệp định Geneve, bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp được tiến hành ở cả hai miền Nam, Bắc. Ở miền Bắc, từ năm 1952 (Viện Khảo cứu trồng trọt), năm 1955 (Học viện nông lâm), và bắt đầu từ năm 1956 (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam - VASI) đã chú trọng thu thập, đánh giá một số tập đoàn giống cây trồng, trong số đó nhiều giống được lưu giữ trong ngân hàng gen cho tới ngày nay. Các tập đoàn quỹ gen cây ăn quả và cây công nghiệp đầu tiên được tạo lập tại Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ và Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An. Công việc bị chiến tranh và những khó khăn kinh tế thời hậu chiến kéo dài làm gián đoạn. Đến năm 1987, sau khi Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chế lâm thời về bảo tồn nguồn gen, nhiệm vụ từng bước được tiến hành chính quy. Từ năm 1985-1992 Với sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Viện Hàn lâm nông nghiệp Liên Bang Nga đã tiến hành thu thập và lưu giữ hàng vạn mẫu giống thuộc 72 loài cây trồng khác nhau (Trần Đình Long, 2007). Năm 1989 Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia được hình thành, có phương tiện để bảo quản giống trong kho lạnh, duy trì đồng ruộng và bảo tồn in vitro. Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia được chia thành 2 nhóm chịu sự quản lý của 2 bộ: Cây lâm nghiệp, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và thiên địch, nguồn gen thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; và nguồn gen cây dược liệu do Bộ Y tế quản lý. Mỗi nhóm có một hệ thống các ngân hàng gen trải dài trên đất nước để bảo tồn các nguồn gen. Hàng năm nhà nước tăng ngân cho các hoạt động này qua các năm. Năm 1996, thành lập Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), là đầu mối của Hệ thống bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp của cả nước. Một vấn đề đang mang tính thời sự là nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu nông sản hàng hoá. Nguồn gốc xuất xứ nông sản gắn liền với hàm lượng nguồn gen bản địa có trong giống cây trồng sản xuất ra nông sản đó. Hàm lượng cao nhất là giống địa phương sử dụng trong sản xuất, tiếp đến là sự tham gia của nguồn gen bản địa ở các mức độ khác nhau vào việc tạo ra giống mới. Như vậy muốn khẳng định được nguồn gốc xuất xứ nông sản, chúng ta phải khẳng định chủ quyền và bảo tồn có hiệu quả tài nguyên di truyền thực vật của mình. Dưới đây là một số kết quả đáng khích lệ về bảo tồn và sử dụng TNDTTVLN trong thời gian qua. Bảo tồn và phát triển ngoại vi tài nguyên di truyền lương nông nghiệp Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi Kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia được thông qua (1995) bảo tồn ex-situ và phát triển TNDTTVLN đã được chú ý đầu tư đáng kể. Duy trì bền vững các tập đoàn ngoại vi (ex situ) hiện có: Có 30 đơn vị tham gia triển khai nội dung này (Trần Đình Long, 2007) Tổng số khoảng 40.000 nguồn gen cây trồng, thuộc khoảng 200 loài đã được thu thập và bảo tồn ngoại vi tại các vườn tập đoàn, tập đoàn trong ống nghiệm, hoặc tập đoàn hạt, bao gồm cả những vật liệu di truyền có giá trị kinh tế cao. Nhiều mẫu giống lưu giữ đã được sử dụng hiệu quả trong công tác cải tiến giống cây trồng. Đặc biệt là tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia, (VAAS), hơn 12.300 nguồn gen của 115 loài, bao gồm cả các giống địa phương, giống truyền thống và loài họ hàng hoang dại đang được lưu giữ. Các tập đoàn đồng ruộng lưu giữ tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật và tại các cơ quan khác trong hệ thống TNDTTV bao gồm khoai môn sọ, chuối, khoai lang, từ vạc, cây có múi, xoài, nhãn, ...v.v cũng là những vật liệu và là nguồn gen có giá trị lớn đối với công tác chọn tạo giống. Hàng năm có khoảng 1.000 nguồn gen từ các tập đoàn ngoại vi được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu chọn tạo giống và công nghệ sinh học. Phục hồi các mẫu giống bị đe doạ trong các tập đoàn: có 41 tập đoàn ngoại vi bị đe doạ đã được phục hồi bằng các phương pháp nhân mới, cứu phôi, thu thập lại tại 19 cơ quan nghiên cứu. Kết quả đạt được trong lĩnh vực này còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Hỗ trợ việc thu thập và nhập nội TNDTTVLN theo kế hoạch và có mục tiêu: Có khoảng 28 chương trình, dự án hoạt động trong lĩnh vực này nhằm kiểm kê, thu thập, nhập nội, mô tả, đánh giá và xây dựng các tập đoàn ngoại vi của các các cây như lúa, chuối, sắn, khoai lang, từ vạc, khoai môn sọ cây rau, đậu, các cây ăn quả có múi và nhiều cây khác. Trong vòng 15 năm trở lại đây, Việt Nam đã nhập nội hàng vạn giống, dòng các loại cây trồng từ Trung Quốc, Đức, Úc, Hà Lan, Thái Lan, Hàn Quốc và từ các tổ chức Quốc tế khác như AVRDC, CIRAD, IRRI, CIP, ICRISAT...Tuy nhiên do thiếu đội ngũ nhân viên kỹ thuật, do hạn chế về tài chính và thiếu phương pháp thích hợp, do thiếu thông tin về điều tra và thống kê TNDTTV, các kế hoạch đôi khi chưa thật sự tốt, có khi bị trùng lặp và một số hoạt động không đúng mục tiêu, chẳng hạn, đầu tư đã tập trung vào các giống nhập ngoại trong khi các giống địa phương, truyền thống và các vật liệu bị đe doạ lại chưa được quan tâm đúng mức. Mở rộng các hoạt động bảo tồn ngoại vi Đã có những nỗ lực nhằm mở rộng các hoạt động bảo tồn ngoại vi, như việc phân công trách nhiệm cho nhiều cơ quan/tổ chức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương. Hiên nay hệ thống bảo tồn TNDTTVLN gồm có các đơn vị đầu mối sau: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam bảo tồn quĩ gen cây nông nghiệp; Viện nghiên cứu Cao su bảo tồn nguồn gen cây cao su; Viện khoa học Lâm nghiệp bảo tồn nguồn gen cây rừng. Áp dụng phương pháp “Bảo tồn thông qua sử dụng”, khá nhiều các giống địa phương đã được phổ biến trở lại sản xuất cho nông dân bảo tồn và phát triển. Ghi nhận tầm quan trọng của bảo tồn ngoại vi, trong soạn thảo kế hoạch 5 năm 2006- 2010 Nhà nước đã ưu tiên thu thập và thành lập các tập đoàn trong ống nghiệm, tập đoàn đồng ruộng và tập đoàn hạt của những nguồn gen cây trồng quan trọng, bao gồm cả việc xây dựng năng lực và nâng cấp cơ sở vật chất cho các tổ chức và cơ quan hữu quan. Bảo tồn và phát triển nội vi tài nguyên di truyền thực vật lương nông Điều tra và kiểm kê TNDTTVLN Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu toàn diện TNDTTVNN, Chính phủ Việt Nam đã đưa vào tầm nhìn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2020 và kế hoạch hành động 5 năm 2006-2010 ưu tiên điều tra tài nguyên di truyền thực vật nói chung và tài nguyên di truyền thực vật nông nghiệp nói riêng, nhằm xác định những loài cần ưu tiên bảo tồn và để xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển chúng cho sử dụng bền vững. Hỗ trợ việc quản lý và phát triển trên đồng ruộng TNDTTVLN: Có hơn 20 hoạt động, triển khai bởi 16 cơ quan với sự tham gia của khoảng 15.000 lượt cán bộ địa phương và nông dân. Dưới đây là một số dự án liên quan: “Tăng cường cơ sở khoa học về bảo tồn trên đồng ruộng đa dạng sinh học nông nghiệp” thông qua 3 mục tiêu cụ thể: (1) hỗ trợ xây dựng cơ sở lý luận phục vụ quá trình ra quyết định của nông dân về bảo tồn nội vi đa dạng sinh học nông nghiệp; (2) tăng cường năng lực của các cơ quan trong việc lập kế hoạch và triển khai các chương trình bảo tồn TNDTTVNN; và (3) mở rộng việc sử dụng TNDTTVLN, và thúc đẩy sự tham gia của các cộng đồng nông dân và các tổ chức, ngành nghề khác trong công tác bảo tồn TNDTTVLN. Thông thường, vùng là các huyện và tiểu vùng là các xã, thôn bản với những đặc tính về nông nghiệp, xã hội, kinh tế và điều kiện tự nhiên, vừa đặc trưng vừa đại diện cho vùng sinh thái được lựa chọn để nghiên cứu các khía cạnh về sinh học, kinh tế và xã hội liên quan và xây dựng các mô hình bảo tồn trên đồng ruộng. Các hoạt động đã đạt được một số những kết quả đáng kể, các mô hình bảo tồn trên đồng ruộng của hộ gia đình đã được thiết lập cho lúa và khoai môn sọ tại các điểm đã lựa chọn, bao gồm 7 điểm thuộc 5 vùng sinh thái (Vùng núi phía Bắc: huyện Đà Bắc, Hoà Bình; Huyện Sapa, Lào Cai; Vùng bán sơn địa: huyện Nho Quan, Ninh Bình; Vùng châu thổ sông Hồng: huyện Nghĩa Hưng, Nam Định; Châu thổ sông Cửu Long: huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; Vùng Tây Nguyên: huyện Krông Nô, tỉnh Đắc Lắc Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kết quả là những giống cây trồng cổ truyền có giá trị không những được duy trì mà còn được phục hồi và phát triển; một số đáng kể các giống địa phương của các loài cây trồng như lúa, ngô, rau và đậu đỗ với những đặc tính quý và được ưa chuộng đã được phục tráng và trồng trong sản xuất với qui mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Kiến thức bản địa liên quan đến bảo tồn và phát triển TNDTTV cũng được quan tâm nghiên cứu tại các điểm đã lựa chọn. “Tăng cường vai trò của vườn gia đình trong việc bảo tồn nội vi TNDTTVNN” thông qua: (1) tư liệu hoá đa dạng về loài và đa dạng di truyền thực vật trong vườn gia đình, nghiên cứu các yếu tố sinh học, văn hoá và xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố và duy trì sự đa dạng đó; (2) xây dựng phương pháp và cách tiếp cận để vườn gia đình trở thành một hợp phần của bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp; và (3) phát triển chiến lược “bảo tồn thông qua sử dụng” như là một phần của bảo tồn ngoại vi và nội vi. Dự án đã được triển khai tại Huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, đại diện cho đồng bằng phía Nam; Huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, đại diện cho đồng bằng phía Bắc; Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đại diện cho vùng núi phía Bắc và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đại diện cho vùng đồi núi Bắc Trung bộ. Tại những điểm này có vườn gia đình phong phú và đa dạng về tài nguyên di truyền thực vật, có các hộ gia đình giầu kinh nghiệm làm vườn. Các loài thực vật phổ biến, phân bố rộng rãi trong vườn gia đình, các loài cây đặc hữu, đa dạng di truyền cao, có giá trị kinh tế xã hội lớn, có vai trò quan trọng trong sinh kế hộ gia đình, đồng thời lại có thể được bảo tồn và sử dụng bền vững, đã được chọn làm những loài tiêu biểu để dự án nghiên cứu, bao gồm chuối, bưởi, mướp, khoai môn sọ … Các vấn đề về giới tính liên quan đến bảo tồn và phát triển TNDTTVLN trong vườn gia đình cũng được quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vườn gia đình là nơi bảo tồn in situ lý tưởng cho nhiều loài cây trồng không thể trồng trên đồng ruộng và nhiều loài đặc hữu khác. “Bảo tồn trên đồng ruộng tài nguyên di truyền cây lúa ở cộng đồng” thông qua việc: (1) Thu thập nguồn gen lúa địa phương để bảo tồn nhằm ngăn ngừa việc mất mát do cơ giới hoá và thâm canh nông nghiệp; (2) Khởi xướng các hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền cây lúa tại cộng đồng; và (3) Hỗ trợ nông dân bảo tồn các giống lúa địa phương trên đồng ruộng của họ. Với dự án này tại lưu vực sông Cửu Long, khoảng 1.000 nguồn gen lúa địa phương đã được thu thập. Sau khi loại bỏ trùng lặp, còn lại 812 nguồn gen đưa vào bảo quản và đánh giá tại Trường Đại học Cần Thơ, trong đó 517 giống đã được phổ biến trở lại cho nông dân trồng và đánh giá trong các điều kiện sinh trưởng khác nhau. Nông dân tại các vùng được chọn đã được hỗ trợ để trồng, bảo tồn các giống lúa truyền thống trên cánh đồng của họ. Kết quả là nhiều giống địa phương không những được bảo tồn mà còn được phát triển, và nhờ vậy phương pháp “Bảo tồn thông qua sử dụng” đã được khởi xướng. “Thúc đẩy công tác quản lý trên đồng ruộng tài nguyên di truyền thực vật với sự tham gia của cộng đồng” thông qua điều tra, khảo sát đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng được chọn; phục hồi đa dạng của một số loài nhằm bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau; tăng cường dạng loài cây trồng trong các cơ cấu mùa vụ; và đa dạng hoá cây trồng và các hệ sinh thái. Bằng việc hỗ trợ cộng đồng tiếp cận các nguồn giống cây địa phương và trao đổi kiến thức bản địa, các dự án đã thúc đẩy việc tham gia của nông dân vào công tác bảo tồn và sử dụng các nguồn gen thực vật không có giá trị cao về kinh tế nhưng mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Đây chính là cơ sở để phát triển công tác bảo tồn và phát triển nội vi TNDTTVLN, kể cả đối với các loài hoang dại có quan hệ gần gũi với cây trồng. Thành tựu nổi bật nhất của các hoạt động này là đã xây dựng thành công qui trình nhân giống cho một số loài cây ăn quả, và đã phổ biến các kỹ thật canh tác cải tiến cho một số giống cây truyền thống. Nhân dân trong vùng dự án do vậy đã có thể duy trì và phát triển các nguồn gen di truyền có giá trị trên đồng đất của họ mà vẫn cải thiện được thu nhập của gia đình. Dự án cũng đã xây dựng một số vườn ươm gọi là “vườn ươm cộng đồng”, tại đó gốc ghép cây ăn quả sạch bệnh được sản xuất và cung cấp cho nông dân trong vùng. “Tăng cường bảo tồn nội vi các loài họ hàng với cây trồng và các loài hoang dại có giá trị nông nghiệp” có 8 chương trình, đề tài, hoạt động. Việc bảo vệ các loài cây họ hàng với cây trồng và những cây hoang dại có giá trị nông nghiệp trong các khu vực bảo vệ tự nhiên cũng đã được đẩy mạnh, và tổng số các khu bảo tồn thiên nhiên được nâng lên. Một số dự án cũng tập trung chú trọng bảo tồn nội vi các loài họ hàng hoang dại với cây trồng và các loài cây hoang dại có giá trị về nông nghiệp. Cụ thể, dự án "Bảo tồn tại chỗ một số nhóm cây trồng bản địa và họ hàng hoang dại của chúng ở Viêt Nam', có mã số: VIE/01/G35 từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 3 năm 2006. Mục đích của Dự án là bảo tồn tại chỗ tài nguyên di truyền của 6 nhóm cây trồng bản địa (lúa nương, đậu nho nhe, cây có múi (cam, quýt, bưởi dây, bưởi dại), chè, khoai sọ và nhãn - vải) có ý nghĩa toàn cầu và họ hàng hoang dại của chúng ở 7 tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam (Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây, Hưng Yên và Hải Dương). Đa dạng sinh vật nông nghiệp của 6 nhóm cây trồng này được bảo vệ thông qua việc giảm bớt các nguy cơ xói mòn tại các điểm của dự án. Chiến lược của dự án này là dựa vào cộng đồng để phát triển bền vững các vùng quan trọng về tài nguyên di truyền thực vật. Một trong những tồn tại quan trọng nhất ảnh hưởng tới bảo tồn nội vi các họ hàng hoang dại của cây trồng và các cây hoang dại có giá trị nông nghiệp là thiếu nghiên cứu điều tra, đánh giá một cách tổng thể về đa dạng TNDTTV của đất nước. Mặt khác, các kiến thức bản địa cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do vậy nhiều họ hàng với cây trồng hoặc cây hoang dại có giá trị nông nghiệp có thể đã không được dưa vào trong danh sách các loài cần được bảo vệ và phát triển để sử dụng bền vững. 6. Những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên di truyền thực vật lương nông ở Việt Nam Hiện nay, những hoạt động sau đang được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TNDTTVLN ở Việt Nam: -                      Mở rộng mô tả, đánh giá và tăng số lượng các tập đoàn hạt nhân phục vụ mục tiêu sử dụng; -                        Tăng cường các hoạt động mở rộng nền (cơ sở) di truyền; -                      Phát triển nông nghiệp bền vững thông qua đa dạng hóa cây trồng và sản phẩm; -                      Thúc đẩy phát triển và thương mại hóa các cây trồng và các loài còn ít được sử dụng; -                      Hỗ trợ sản xuất và cung cấp giống cây trồng địa phương; Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, như thiếu các chính sách, thiếu quy trình bảo hộ giống, quản lý yếu kém, chính sách trợ giá và hỗ trợ không thích hợp, và thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng và địa phương, việc cải tiến hệ thống sản xuất và cung cấp hạt giống vẫn đang là một tồn tại. Việc Phát triển thị trường mới cho các giống địa phương còn nhiều hạn chế. Đã có một số sản phẩm địa phương đặc sản đăng ký thương hiệu như gạo Tám Thơm, Vải Thiều Thanh Hà; Bưởi Năm Roi và Đoan Hùng; Cam Đường Canh … Ngoài ra còn một nhóm cầy trồng là nhóm cây trồng chưa khác thác đúng tiềm năng ((Neglected and Underutilized Crop Species/NUS) chưa được quan tâm đúng mức. Theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), trên thế giới hiện có khoảng 7.000 loài thực vật được xem là cây trồng nông nghiệp, nhưng trong số đó mới chỉ có khoảng 30 loài thực sự nuôi nhân loại. Chúng cung cấp tới 95% nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật cho con người (FAO, 1996). Hiển nhiên ngoài nhóm nhỏ cây trồng chính yếu này, số loài còn lại là rất lớn, chiếm tới 95% và chắc chắn chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội loài người hiện tại và nhất là trong tương lai. Đáng tiếc là phần đông đảo những loài thực vật nhiều tiềm năng này còn ít được quan tâm nghiên cứu về mặt cơ bản cũng như ứng dụng để khai thác, sử dụng chúng một cách đầy đủ phục vụ đời sống con người (Nguyễn Viết Tùng và Đỗ Thanh Lâm, 2008). Nguyên nhân chính là do thiếu các chiến lược, kế hoạch dài hạn cũng như các chính sách phù hợp. Nông dân thì thường tập trung sản xuất các loại cây trồng đem lại lợi nhuận trước mắt, còn các nhà khoa học lại không đủ nguồn lực để triển khai những nghiên cứu cần thiết và quảng bá về lợi ích của việc trồng các loại cây chưa được sử dụng hợp lý. Thêm vào đó, nguồn giống của các loại cây này rất hạn chế; các cơ quan/công ty không đầu tư nguồn ngân sách hạn hẹp của mình cho sản xuất và kinh doanh giống các cây trồng ít có nhu cầu. Phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp cho những loại cây này cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi không những nhiều thời gian, nỗ lực mà còn cả chi phí tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên nông nghiệp nói riêng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt nam và các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều chính sách, văn bản về bảo tồn và khai thác nguồn gen di truyền nông nghiệp. Riêng về nhóm các loài cây trồng NUS, theo Đặng Vũ Bình, (2006) đã có 120 văn bản và tài liệu liên quan, trong đó có 76 văn bản được xem là liên quan trực tiếp đến vấn đề sử dụng các loài cây trồng này. Điều đáng nói là trong đó có 47 văn bản khuyến khích so với 29 văn bản chưa khuyến khích các loài cây trồng NUS. Cũng theo tác giả này thì cho đến nay Việt Nam chưa có văn bản pháp quy nào nói riêng về các loài cây trồng NUS. Đánh giá về vai trò và ý nghĩa của nhóm các loài cây trồng NUS, kết quả thăm dò ý kiến trên 22 nhà khoa học và nhà quản lý Việt nam trong khuôn khổ một cuộc Hội thảo về phân tích chính sách quản lý tài nguyên di truyền nông nghiệp tiến hành tại Trường Đại học Nông nghiệp I vào ngày 23/8-2006 cho thấy: 86,36% số người đươc hỏi cho rằng các loài cây NUS là nguồn gen quý giá, 81,82% cho rằng có vai trò đóng góp cho phát triển nông nghiệp bền vững, và 80% cho rằng có thể đóng góp cho việc xoá đói giảm nghèo (Đặng Vũ Bình, 2006). 7. Ví dụ về Tài nguyên di truyền cây lúa và việc cần thiết xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất giống địa phương, một phương pháp gắn sử dụng với bảo tồn ở Việt Nam 7.1. Đa dạng nguồn gen cây lúa Hệ sinh thái đồng ruộng Việt Nam khá đa dạng và phong phú giống lúa, cây lúa phân bổ rộng và thích hợp nhiều vùng. Chỉ riêng tại đồng bằng sồng Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 172 giống địa phương và cải tiến đang trồng phổ biến, trong đó có 61 giống cho vùng nhiễm mặn tỉnh Kiên Giang (Ngô Đình Thức, 2006). Trong khuôn khổ chương trình sưu tập bảo tồn tài nguyên di truyền cây lúa của IRRI, trường ĐH Cần Thơ đã sưu tập lưu giữ được 995 mẫu giống thu thập từ nông dân ở ĐBSCL và 960 mẫu giống của nông dân ở các vùng đồi núi Việt Nam (Huỳnh Quang Tín, Võ-Tòng Xuân, 1996). Hoặc như tại tỉnh Dakak, chỉ ở 5 huyện đã thu thập được 291 mẫu giống chịu hạn và có phổ thích nghi cao, từ nhóm giống chín sớm (3 tháng) đến giống chín muộn (6 tháng). Riêng tại huyện Krông Nô cũng đã sưu tập được 50 mẫu giống (bảng 1). Bảng 1. Sự đa dạng của giống lúa cạn truyền thống tại Krông Nô, Daklak, 2004 STT Nhóm giống Số giống Thời gian sinh trưởng (tháng) Số hộ có trồng (hộ) Diện tích TB /hộ (ha/hộ) 1 Ngắn ngày (3 tháng) 08 3 139 0,09 2 Trung ngày (4-5 tháng) 12 4-4,5 224 0,10 3 Dài ngày (5,5-6 tháng) 30 5-6 744 1,89 Tổng cộng 50 -- 1107 0,99 (Nguồn: Phạm Văn Hiền và ctv, 2002) Ngay trên trên huyện này số giống cũng đã rất đa dạng, nhóm giống ngắn ngày có 8 giống, dài ngày có 30 giống, đây là nhóm giống chủ lực cho sản xuất lúa cạn vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Tây Nguyên. Điều tra 6 tỉnh Nam Định, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ và Daklak năm 2004 cũng cho kết quả tương tự: Số giống địa phương nhiều, chỉ số đa dang (VDI) cao (Nguyễn Tất Cảnh và CTV, 2006). Tuy nhiên, nguồn gen lúa hiện nay đang ngày càng suy giảm. 7.2. Suy giảm tài nguyên di truyền giống lúa Năm 1995 trong chương trình sưu tập và bảo tồn giống lúa cạn địa phương tại Krông Nô, 64 giống lúa cạn của người M’Nông đã được thu thập và bảo tồn Ex-situ tại trường Đại học Cần Thơ. Năm 2002 trong khuôn khổ dự án bảo tồn tại chỗ sự đa dạng sinh học trên đồng ruộng, nhóm nghiên cứu đã điều tra nông hộ và tổ chức hội thi đa dạng cây trồng, ghi nhận chỉ còn 50 giống, đến năm 2004 số giống đã suy giảm nghiêm trọng. Sự phân bổ và xói mòn các giống được ghi nhận ở bảng 2. Bảng 2. Số lượng giống lúa cạn qua các năm tại huyện Krông Nô STT Nhóm giống Năm 1995 Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 1 Giống ngắn ngày 16 14 08 05 2 Giống trung ngày 15 14 12 08 3 Giống dài ngày 33 32 30 25 4 Tổng số giống 64 60 50 38 (Nguồn: Phạm Văn Hiền và ctv, 2004) Mặc dù người M’Nông có nhiều phong tục tập quán canh tác truyền thống quý giá kết tinh trong hoạt động sử dụng và bảo tồn giống lúa cạn bản địa, nhưng do nhiều áp lực số giống lúa cạn đã xói mòn đáng kể, năm 2002 so 1995 đã mất 17 giống trong hệ thống giống của cộng đồng bản địa và du nhập được 3 giống từ các cộng đồng người dân tộc phía Bắc di cư vào Krông Nô. 7.3. Hiện trạng sản xuất giống và giống lúa Giống lúa cho sản xuất được cung cấp bởi hai hệ thống giống tồn tại song song; một hệ thống giống chính thống từ các cơ quan nhà nước và các tổ chức của chính phủ, luôn được nhà nước hỗ trợ, và các công ty lớn nhưng chỉ cung ứng khoảng 20-30% khối lượng giống cho sản xuất, và một hệ thống giống nông hộ được hình thành lâu đời bởi chính người nông dân và cộng đồng của họ, hệ thống này cung ứng nhu cầu giống còn lại. Nhằm nâng cao năng lực đáp ứng giống đạt tiêu chuẩn cho sản xuất, trong chiến lược phát triển 1 triệu ha lúa lai đến 2010, nhà nước phải đầu tư để tự sản xuất và đáp ứng khoảng 70-80% nhu cầu hạt giống, hạn chế nhập khẩu và tiến tới tự túc. Theo Cục Khuyến nông - Khuyến lâm (2007), riêng nhu cầu hạt giống F1 cần cho sản xuất là 15.000 tấn, trong khi sản xuất trong nước mới đáp ứng gần 25% nhu cầu. Hàng năm nước ta phải nhập trên 11.000 tấn giống, với giá 15-26 triệu USD để đưa vào hệ thống cung cấp giống chính thống. Hiện nay trong hệ thống giống nông hộ, cộng đồng và nông dân đang lưu giữ một khối lượng đáng kể tài nguyên di truyền đa dạng các giống địa phương, nhất là các giống lúa. Ngân hàng giống tại Đại học Cần Thơ đang bảo tồn ex-situ 995 mẫu giống thu thập từ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, 960 mẫu giống của nông dân ở các vùng đồi núi Việt Nam (Huỳnh Quang Tín, Võ Tòng Xuân, 1996) là một minh chứng. Nhưng nguồn tài nguyên giống lúa địa phương này đang bị xói mòn nghiêm trọng do sức ép ngày càng gia tăng của sự gia tăng dân số sinh học lẫn cơ học, sự đói nghèo, thoái hóa đất, diện tích sản xuất lúa giảm, môi trường thay đổi, nhập nội các giống mới, độc canh cây công nghiệp dài ngày, và những rủi ro trong sinh hoạt gia đình (Sthapit và Jarvis, 2002; Phạm Văn Hiền, 2004). Hệ thống giống nông hộ bao gồm những giống địa phương và một số giống cải tiến được người dân chấp nhận đưa vào sản xuất đại trà, hệ thống giống nông hộ do người dân bảo tồn, lưu truyền trong sản xuất và chia sẻ nguồn giống trong và ngoài tộc họ, trong và ngoài cộng đồng. Nhu cầu lượng giống cây trồng các loại cho sản xuất là rất lớn, kết quả nghiên cứu của Phạm Đồng Quảng (2004) cho thấy lúa giống cần khoảng 1 triệu tấn, khoai tây 30.000 tấn, Rau 150 tấn…Khái quát hoá mức độ cung cấp giống của các thành phần kinh tế theo Vũ Hồng nhu (2006) và Michael Turner, 2006) cho thấy ước tính lượng giống cung cấp do nông hộ chiếm 65%, HTX và các câu lạc bộ chiếm 10%, còn lại là do các công ty và doanh nghiệp cung cấp. Hình 2. Phân chia cung cấp giống cây trồng Hiện tại tỷ lệ cung cấp giống đối với những cây trồng chính đạt như sau: -            Lúa thuần: 100% sản xuất trong nước trong đó trên 75% do nông dân tự sản xuất -            Lúa lai: 25% sản xuất trong nước và 75% nhấp từ Trung Quốc -            Ngô lai: 80% sản xuất trong nước và 20% nhập khẩu -            Lạc, đậu tương, cà phê, điều, cao su: 100% sản xuất trong nước -            Giống dứa: 50% sản xuất trong nước, 50% nhập khẩu -            Giống cây ăn quả: 97% sản xuất trong nước Hệ thống giống nông hộ bao gồm các cá nhân, tổ chức không phải doanh nghiệp tiến hành sản xuất giống cây trồng phục vụ nhu cầu giống của nông hộ và cung ứng cho cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu. Sản phẩm của hệ thống này là những giống địa phương, nhờ chọn lọc tự nhiên và được thành viên trong cộng đồng phát hiện trong quá trình sản xuất, họ tiếp tục tuyển chọn và lưu truyền cho nhiều thế hệ trong gia đình, luân chuyển trong các thành viên ngoại tộc và nội tộc, và giữa các thành viên trong cộng đồng, đôi khi luân chuyển ra các cộng đồng thôn xã khác. Hệ thống giống nông hộ, nhất là giống địa phương được nông dân bảo tồn thông qua sử dụng, do vậy đi kèm với nó là một hệ thống kiến thức bản địa phong phú trong đó bao gồm các biện pháp canh tác mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của tộc người sở hữu nó. Hệ thống giống nông hộ có nhiều giống mang ưu điểm vượt trội về phẩm chất, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, phổ thích nghi rộng, ít đòi hỏi đầu tư và kỹ thuật canh tác đơn giản. Nguồn cung cấp giống lúa là rất phong phú (bảng 4 và hình 2). Bảng 4. Nguồn giống cung cấp cho sản xuất của nông hộ (đơn vị tính: % hộ) STT Nguồn giống Hương Trà TT-Huế Quảng Điền TT-Huế Krôngna Daklak Buôn Đôn Daklak 1 Giữ giống từ vụ trước 75 75 60 95 2 Người thân trong dòng họ cho 5 0 10 50 3 Trao đổi giống với người ngoài làng 30 10 15 15 4 Tự sản xuất/nhân giống 30 25 15 15 5 Trao đổi với hàng xóm 40 15 25 25 6 Trao đổi với họ hàng 15 10 25 25 7 Thị trường (cửa hàng tư nhân) 30 35 65 85 8 Trạm khuyến nông 20 10 45 35 9 Công ty giống (tỉnh, liên doanh) 55 25 0 20 10 Hợp tác xã nông nghiệp 80 70 5 0 11 Sở NN & Phát triển nông thôn 10 5 0 0 12 Phòng NN & phát triển nông thôn 10 5 5 5 (Nguồn: Trần Văn Thuỷ và ctv, 2006; Trương Văn Tuyển và ctv, 2006) Kết quả bảng 5 cho thấy: trong 12 nguồn cung cấp giống thuộc cả hai hệ thống giống, nguồn giống do nông dân tự giữ một số giống từ vụ trước là chủ yếu (60-75%), cá biệt ở Buôn Đôn lên đến 95%. Tỷ lệ này cao ở vùng núi và thấp ở đồng bằng. Hình 2: Sơ đồ nguồn cung cấp giống của nông dân tai Cần Thơ (Nguồn: Phạm Văn Hiền và ctv, 2006) Các giống lúa cải tiến thường được cung cấp chủ yếu từ hệ thống chính thống như công ty giống, trung tâm giống, hợp tác xã nông nghiệp, còn các giống địa phương chủ yếu được cung cấp từ hệ thống nông hộ. Do đó, việc khuyến khích nông hộ tham gia sản xuất giống để giữ gìn tài nguyên di truyền thông qua việc lưu giữ các giống địa phương là rất quan trọng, nó không chỉ nâng cao hiệu quả của đời sống của người dân địa phương mà còn góp phần quan trọng bảo tồn tài nguyên di truyền (Nguyễn Tất Cảnh và CTV, 2008). 7.4. Các văn bản về Bảo tồn Tài nguyên di truyền Nông nghiệp Nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền ở Việt Nam đã được tiến hành từ lâu, nhưng chỉ đến năm 1987 sau khi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật thì một màng lưới bảo tồn tài nguyên di truyền mới được hình thành và cùng với nó là các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý và bảo tồn khai thác sử dụng nguồn gen lần lượt được xây dựng và ban hành. Cho đến nay, có 42 văn bản chính sách liên quan trực tiếp đến tài nguyên di truyền thực vật của Việt Nam được ban hành gồm có 7 Luật, 2 Pháp lệnh, 6 Nghị định, 30 Quyết định và 2 Thông tư liên Bộ. Trong đó có các văn bản mới, có nhiều liên quan đến bảo tồn và khai thác tài nguyên di truyền thực vật như: Pháp lệnh Giống cây trồng, Luật sở hữu trí tuệ (Phần 4 về Quyền đối với giống cây trồng) và Nghị định số 104 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng (Nguyễn Ngọc Kính và CTV, 2008). Trên thế giới, các văn bản chính về quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền là Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (CBD), Hiệp ước quốc tế về nguồn tài nguyên di truyền thực vật vì mục tiêu nông lương (ITPGRFA), Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV)... Nghiên cứu, phân tích các văn bản pháp quy về tài nguyên di truyền thực vật của Việt Nam và so sánh với các văn bản của thế giới về lĩnh vực này cho thấy hai điểm dưới đây: Nhờ có sự tham khảo, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong quá trình xây dựng, nên các văn bản pháp quy về tài nguyên di truyền của Việt Nam về cơ bản phù hợp với các văn bản tương tự của quốc tế - Tài nguyên di truyền là tài sản quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý; Khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan, chính quyền nhà nước và khu vực tư nhân (Tổ chức và cá nhân) tham gia vào việc quản lý nguồn gen cây trồng; Nhà nước đầu tư và hỗ trợ trong việc thu thập, bảo tồn nguồn gen quý hiếm; Các vấn đề về tiếp cận nguồn gen (trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm, khuyến khích việc tiếp cận và chia sẻ lợi ích, tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận tài nguyên di truyền thực vật vì mục tiêu lương thực và nông nghiệp trong hệ thống đa phương). Nhìn chung các văn bản còn tản mạn, thiếu hệ thống và còn nhiều mảng trống như: chưa có cơ chế chính sách cho bảo tồn in-situ, chưa có cơ chế chia sẻ lợi ích và chưa có các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống giống nông hộ với mục đích bảo tồn, khai thác và sử dụng tốt các giống địa phương, nhằm đảm bảo đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp nói riêng. Do sự khai thác bất hợp lý tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) suy giảm đa dạng sinh học nói chung và đặc biệt là suy giảm tài nguyên di truyên nông nghiệp nói riêng. Việc « xói mòn » tài nguyên di truyền xẩy ra không chỉ do các hoạt động kinh tế quá mức như đã nêu ở phần trên mà còn do nhận thức chung của các bên liên quan đến tài nguyên di truyền nông nghiêp, trong đó có sự quan tâm xây dựng các văn bản chính sách để quản lý và khuyến khích các hình thức bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp. Ví dụ dưới đây tóm lược một số điểm quan trọng trong việc khuyến khích bảo tồn tài nguyên di truyền các cây trồng địa phương thông qua sản xuất giống nông hộ, hỗ trợ nông dân tham gia chọn lọc, phục tráng và phát triển các giống địa phương. 7.5. Sự cần thiết phải xây dựng một văn bản pháp luật về Quản lý giống cây trồng nông hộ Lợi ích của hệ thống giống nông dân là rất to lớn: + Hệ thống giống nông dân cung cấp giống sẵn có tại địa phương, kịp thời, phù hợp về cơ cấu giống cũng như loài cây trồng cho người sản xuất tại địa phương. + Hỗ trợ hệ thống giống chính thống của nhà nước trong việc sản xuất, cung ứng giống khi có những biến cố làm cho hệ thống giống chính thống không có khả năng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất như: Chiến tranh, Thiên tai, Những vùng sâu vùng xa không tiện lợi giao thông, dân nghèo… và những nguyên nhân khác không hấp dẫn hệ thống giống chính thống trong việc thu lợi nhuận. - Góp phần nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương. - Giúp người nông dân nâng cao nhận thức về canh tác giống cây trồng cũng như chọn lọc giống và thúc đẩy việc chọn tạo giống mới. Điều này thúc đẩy hợp tác vói các nhà khoa học, tạo điều kiện đưa tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. - Người nông dân gắn bó với nhau trong cộng đồng địa phương, tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái, môi trường, văn hoá và kinh tế xã hội. - Nâng cao tính năng động cho người nông dân trong một nền kinh tế thị trường hướng tới hội nhập. - Điểm quan trọng nữa là góp phần bảo tồn, lưu giữ nguồn tài nguyên di truyền thực vật cũng như vốn kiến thức cổ truyền được đúc kết từ lâu đời. Những lý do trên đây cho thấy cần có chính sách phù hợp để khuyến khích công tác giống cây trồng trong nước nói chung và hệ thống giống nông hộ nói riêng. Căn cứ vào các văn bản hiện nay, Quyết định cấp Bộ về lĩnh vực này là hợp lý, vì Thủ tướng Chính Phủ mới ký Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 về việc Tiếp tục thực hiện QĐ số 225/1999/QĐ-TTg ngày10/12/1999 về chương trình Giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010, trong đó có một số nội dung đã đề cập đến giống nông dân. Quyết định của Bộ sẽ quy định cụ thể hơn những nội dung thuộc về lĩnh vực giống nông dân trong Chương trình chung về Giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp của Thủ tướng Chính phủ. 7.6. Nội dung cơ bản cuả Quyết định số 35 /2008/QĐ-BNN ngày 15/2/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý sản xuất giống cây trồng nông hộ i/ Mục tiêu của Quyết định là rộng, liên quan đến sản xuất giống và bảo tồn tài nguyên di truyền bao gồm 2 khoản tại điều 3 là:“Khuyến khích nông hộ tham gia vào việc lưu giữ, bảo tồn và khai thác có hiệu quả nguồn gen cây trồng địa phương, chọn tạo giống cây trồng mới” và “tạo điều kiện thuận lợi để nông hộ sản xuất giống cây trồng có chất lượng tốt, giá thành hạ đáp ứng yêu cầu của sản xuất”. Tại điều 4 ghi rõ nông hộ được tham gia các hoạt động: “thu thập, lưu giữ, bảo tồn, khai thác, sử dụng nguồn gen cây trồng địa phương theo quy định của pháp luật” về giống cây trồng và quan trong hơn là đã cụ thể hoá 4 phương thức thực hiện nội dung này, trong đó chỉ rõ nông hộ được trực tiếp cây dựng đề tài, dự án hoặc tham gia các đề tài dự án, được ngân sách hỗ trợ 100% chi phí bình tuyển công nhận đối với cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, một khoản kinh phí khá lớn mà như theo các điều tra đánh giá là các nông hộ khó có thể đáp ứng được: “Nông hộ trực tiếp xây dựng đề tài, dự án đầu tư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện hoặc tham gia các đề tài, dự án do các cơ quan khác chủ trì; được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí bình tuyển, công nhận đới với nông hộ có giống cây trồng đăng ký công nhận là cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BNN ngày 24 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế bình tuyển, công nhận, quản lý và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp và cây ăn quả”. Ngoài ra còn qui định “Kinh phí cho công tác thu thập, lưu giữ, bảo tồn, khai thác sử dụng nguồn gen, giống cây trồng địa phương do ngân sách nhà nước hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt”, trong đó qui định rõ “Ngân sách Trung ương hỗ trợ đối với các dự án do các Bộ, ngành Trung ương phê duyệt” và “Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ đối với các dự án do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt”. Những qui định này sẽ tạo điều kiện cho nông hộ về mặt kinh phí và quan trong hơn là tạo nên động lực tốt để họ phát triển giống nông hộ. Để thực hiện điều này vấn đề quan trong là làm thế nào để thông tin về các đề tài dự án đến được với người nông dân, nhất là những nguời ở vùng sâu, vùng xa, không chỉ có vậy mà sự sẵn sàng hỗ trợ và tiếp nhận của các cơ quan hành chính địa phương. ii/ Công nhận hệ thống giống không chính thức hay còn gọi là hệ thống giống cộng đồng, như ghi tại điều 1 về Phạm vi điều chỉnh, trong đó ghi rõ ràng “một số nội dung quản lý đối với các hoạt động: lưu giữ bảo tồn, khai thác nguồn gen và giống cây trồng địa phương; chọn tạo giống cây trồng mới; sản xuất và trao đổi giống cây trồng trong cộng đồng hoặc lưu thông trên thị trường và lấy đơn vị là nông hộ khi đề cập hộ nông dân,tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ (gọi là nông hộ)”. Thể hiện sự bình đẳng Bảo hộ giống cây trồng mới do nông hộ sản xuất được như tại điều 6 là khi đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng đó thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng. hoặc tại khoản 2 điều 8: Sản xuất, trao đổi và lưu thông giống nông hộ Nông hộ sản xuất giống cây trồng với mục đích thương mại: “Đối với giống thuộc Danh mục giống cây trồng chính phải đảm bảo các điều kiện theo khoản 1, Điều 36 Pháp lênh giống cây trồng” và “ Đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm phải đảm bảo các điều kiện theo khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh giống cây trồng” và “ Phải thực hiện các quy định về công bố, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật”. iii/ Nêu rõ sản phẩm của sản xuất giống tại nông hộ là “giống do nông hộ chọn tạo, sản xuất để sử dụng, trao đổi hoặc lưu thông trên thị trường”. Đây là lần đầu tiên chính thức được thừa nhận giống nông hộ trong một quyết định hành pháp. Điều này có thể được hiểu rằng, hệ thống giống không chính thống đã được nhìn nhận về vai trò và sự tồn tại của nó. iv/ Nông hộ được thừa nhận tham gia vào việc Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới, phục tráng giống cây trồng như tại điều năm, trong đó “được tham gia đăng ký thực hiện các đề tài khoa học về chọn tạo giống cây trồng mới, phục tráng giống cây trồng với Sở Khoa học công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc với Vụ Khoa học công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 ban hành kèm theo Quy chế quản lý đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT”. Và khi có kết quả, như “giống cây trồng do nông hộ chọn tạo ra có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho một tổ chức khác ở địa phương hoặc trung ương đăng ký khảo nghiệm, sản xuất thử và công nhận giống theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT”. v/ Xác định rõ những ưu tiên hỗ trợ cho hoạt động giống nông hộ, chủ yếu bao gồm tạo nguồn kinh phí hỗ trợ như dành hẳn một điều, điều 7 và các khoản tại điều 9 và các ưu tiên khác như đào tạo, tạo các điều kiện đăng ký công nhận... Về điều 7 Quyết định qui định đối với “Nông hộ sản xuất giống trong vùng sản xuất giống tập trung thuộc chương trình giống cây trồng của tỉnh giai đoạn 2006-2010 được ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến giống theo quy định tại Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến 2010 và Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 8 tháng 3 năm 2007 của liên Bộ: Tài chính và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho cho Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp”. Hoặc tại khoản 2 điều 7 đã ghi “Kinh phí phục vụ khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận giống cây trồng mới, bình tuyển cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới do nông hộ chọn tạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Mức hỗ trợ cụ thể do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT”. Điều 7 có sự phân biệt giữa hộ trong vùng giống tập trung được hưởng các ưu đãi của Chương trình giống cây trồng, cây lâm nghiêp của Nhà nước, còn những hộ khác được hưởng mức hỗ trợ của cấp địa phương (tỉnh). Điều 9 có 5 khoản chỉ rõ trách nhiệm của 5 cơ quan như Cục Trồng trọt, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Các Viện nghiên cứu giống cây trồng thuộc Bộ, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố thực hiện việc: - Hướng dẫn các địa phương giúp đỡ nông hộ đăng ký, xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án về thu thập bảo tồn và sử dụng nguồn gen cây trồng, phục tráng giống cây trồng, nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt - Hướng dẫn giúp đỡ các địa phương, nông hộ thực hiện các hoạt động: khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đăng ký bảo hộ giống cây trồng - Tư vấn giúp đỡ nông dân trong công tác bảo tồn, lưu giữ, khai thác nguồn gen, giống cây trồng, phục tráng giống cây trồng, nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới. - Trực tiếp quản lý, hướng dẫn các hoạt động giống nông hộ trên địa bàn. - Xây dựng và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động giống nông hộ nêu tại Điều 7. - Chỉ đạo hệ thống khuyến nông địa phương đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn sản xuất giống nông hộ. Cân nhắc tới những khó khăn mà sản xuất giống cây trông nông hộ phải đối mặt như qui mô quá nhỏ, tiềm lực đầu tư thấp và trình độ khoa học công nghệ thấp, nhưng Quyết định đã không phân biệt về chất lượng giống giữa giống sản xuất của nông hộ và của hệ thống chính thống và không tạo một hành lang ưu tiên khi lưu thông trên thị trường, mà yêu cầu khi lưu thông trên thị trường giống sản xuất tại nông hộ phải đảm bảo qui định về chất lượng hàng hoá. Điều này buộc các nông hộ sản xuất giống nâng cao chất lượng chất lượng. Những trường hợp khác là theo thoả thuận giữa các bên liên quan. 8. Kết luận chung Về cơ bản các hoạt động liên quan đến sản xuất, trao đổi và lưu thông giống cây trồng nông hộ được cấp tỉnh đảm nhận, trong đó cơ quan chịu trách nhiệm chính là cơ quan chuyên môn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp phê duyệt là Ủy ban nhân dân các tỉnh. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tạo điều kiện pháp lý thông thoáng hơn để công tác quản lý sản xuất, trao đổi và lưu thông giống cây trồng nông hộ được tốt hơn. Quyết định cũng tạo cơ chế linh hoạt cho các đối tượng sản xuất giống nông hộ trong vùng giống tập trung hoặc ngoài vùng giống tập trung. Về cơ bản các hoạt động trong quản lý sản xuất giống cây trồng nông hộ đã được cụ thể, từng công việc có đầu mối rõ ràng, phía các Sơ Nông nghiệp và PTNT có điều kiện chủ động hơn trong việc chỉ đạo và quản lý giống nông hộ tại địa phương cũng như chủ động kinh phí để đầu tư phát triển Bảo tồn tài nguyên di truyền và giống nông hộ tại địa phương mình (Nguyễn Văn Đĩnh và CTV, đang in). Trách nhiệm quản lý nhà nước ở cấp bộ đã giảm áp lực đi rất nhiều, Quyết định thể hiện sự phân cấp quản lý một cách khá mạnh. Như vậy, tài nguyên di truyền thực vật cho lương thực và nông nghiệp của Việt nam là rất phong phú, hiện tài sản quí giá này đang bị xói mòn nghiêm trọng. Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn sự xói mòn bằng các biện pháp khác nhau như hình thành màng lưới lưu giữ và bảo tồn nguồn gen, tăng cường ngân sách cho công tác điều tra nghiên cứu và thu thập và bảo tồn ngoại vi, quan tâm ngày càng cao tới bảo tồn nội vi, nâng cao sự tham gia của các bên liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Điểm đặc biệt cần lưu ý là khuyến khích đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp và khuyến khích nông hộ tham gia sản xuất giống địa phương nhằm tạo nên các sản phẩm địa phương chứa đựng nguồn gen bản địa. Ghi chú: 1.        Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; 2.        Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật, VAAS 3.        Hội Giống cây trồng Việt Nam; 4.        Trường Đại học Nông Lâm, tp Hồ Chí Minh Tài liệu tham khảo ·        Averyanov et al. 2003. Significance of sighting rate in inferring extinction and threat, p.562-567 in Conservation Biology, V.20, 2003. ·        Đặng Vũ Bình. 2006. Báo cáo phân tích chính sách thúc đẩy hoặc cản trở việc sử dụng rộng rãi các loài chưa khai thác đúng tiềm năng ở Việt Nam (trong khuôn khổ Dự án hợp tác với Tổ chức thúc đẩy toàn cầu về những loài chưa khai thác đúng tiềm năng GFU (tiếng Anh) ·        Nguyễn Tất Cảnh và CTV. 2008. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa - hướng đi mới cho xoá đói giảm nghèo ở vùng núi Việt Nam. http:// ditruyen.mard.gov.vn. ·        Cục Khuyến nông - Khuyến lâm. 2007. ·        Phạm Văn Hiền, Nguyễn Văn Đĩnh, Trương Văn Tuyển, Trần Văn Thuỷ. 2008. Hệ thống giống nông hộ: Hiện trạng và giải pháp. http:// ditruyen.mard.gov.vn. ·        Trần Thị Hoà. 2007. Báo cáo tổng quan về tình hình tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Đề tài xây dựng khung chiến lược quốc gia về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. ·        Nguyễn Thị Ngọc Huệ. 2008. Tổng quan bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam. http:// ditruyen.mard.gov.vn. ·        Nguyễn Đăng Khôi. 1995. Báo cáo của Ban chủ nhiệm Dự án, trang10-26 trong Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt nam. Các báo cáo tại Hội thảo Quốc gia về tăng cường chương trình tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam, Hà Nội, 28-30/3/1995. NXB Nông nghiệp ·        Nguyễn Ngọc Kính. 2006. Tổng quan các chính sách và quy định về tài nguyên di truyền ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “ Đề xuất chính sách tài nguyên di truyền I. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. ·        Nguyễn Ngọc Kính và CTV. 2008 So sánh các văn bản hiện hành về chính sách Bảo tồn tài nguyên di truyền của Việt Nam với quốc tế. http:// ditruyen.mard.gov.vn. ·        Trần Đình Long. 2007. Một số ý kiến về bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp. Báo cáo tham luận tại Hội thảo khoa học chủ đề Bảo tồn TNDTNN, Đại học Nông nghiệp 1, 28/9/ 2007. ·        Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Vĩnh Thảo. 2007. Lúa đặc sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 160 trang ·        Phạm Đồng Quảng. 2004. www.clrri.org/ ·        Trần Văn Thuỷ, Phan Văn Tân, Nguyễn Thị Mừng và Cao Văn Hồng. 2006. Ý kiến của nông dân và các bên liên quan về tài nguyên di truyền ở Daklak. Trong Kỷ yếu hội thảo: Đề xuất chính sách tài nguyên di truyền I. NXB Nông nghiệp, p. 105-117. ·        Ngô Đình Thức. 2006. Nghiên cứu phát triển giống lúa chống chịu mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ nông nghiệp ·        Huỳnh Quang Tín. 2006. Các giống lúa do nông dân chọn tạo: Cơ hội và thách thức. Hội thảo quốc gia: Áp dụng chính sách về giống và bảo hộ giống cây trồng nhằm tăng cường hệ thống giống của nông dân. NXB Lao động xã hội trang 39-48 ·        Huỳnh Quang Tín, Võ Tòng Xuân. 1996. Report on upland rice collection project in Vietnam Cantho. ·        Michael Turner. 2006.Tăng cương vai trò của Nông dân trong chương trình giống quốc gia. Hội thảo quốc gia: Áp dụng chính sách về giống và bảo hộ giống cây trồng nhằm tăng cường hệ thống giống của nông dân. NXB Lao động xã hội trang 61-64. ·        Trương Văn Tuyển và ctv. 2006. Ý kiến của nông dân và các bên liên quan về tài nguyên di truyền ở Thừa Thiên Huế. Trong Kỷ yếu hội thảo: Đề xuất chính sách tài nguyên di truyền I. NXB Nông nghiệp, p. 89-104. Nguyễn Viết Tùng, Nguyễn Thanh Lâm. 2008. Suy nghĩ về vấn đề các loài cây trồng chưa khai thác đúng tiềm năng ở Việt Nam. http:// ditruyen.mard.gov.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo tồn tài nguyên thực vật phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp- Hiện trạng và thách thức.doc
Tài liệu liên quan