Về vấn đề tăng cường thể chế: Một trong những hiện tượng đáng lưu ý hiện
nay tại cơ sở là sự phân công công việc không đều, xu hướng chung là tập trung việc
cho Bí thư, Chủ tịch, trong khi đó có một số cán bộ khác có ít việc làm (tuy vẫn có chế
độ phụ cấp cao). Hơn nữa, có hiện tượng chồng chéo và bao biện, làm thay (sự trùng
lắp về cơ bản giữa các nghị quyết của cấp ủy đảng cơ sở và Hội đồng nhân dân cùng
cấp là một ví dụ cụ thể). Những hiện tượng này là thực tế cần giải quyết. Giải pháp ở
đây là "quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác cũng như chế độ
làm việc của các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể của hệ thống chính trị cơ
sở". Giải pháp này đã được sự đồng tình của 62,97% số người được thăm dò.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta trong giai đoạn hiện nay: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Xã hội học số 2 (82) 2003Xã hội học thực nghiệm
Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động của
hệ thống chính trị cơ sở ở n−ớc ta trong giai đoạn
hiện nay: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Nguyễn Văn Thủ
Hệ thống chính trị của n−ớc ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà n−ớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Nông dân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. D−ới sự lãnh đạo của Đảng,
hệ thống chính trị cơ sở n−ớc ta cùng h−ớng theo mục tiêu chung là: Dân giầu n−ớc
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu đó vừa là động lực thúc đẩy
hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, vừa là tiền đề để xây dựng tổ chức và nội
dung, ch−ơng trình hoạt động của mỗi bộ phận cấu thành hệ thống đó. Với t− cách là
lực l−ợng tiên phong, lãnh đạo đất n−ớc, hệ thống chính trị cơ sở n−ớc ta có vai trò
quyết định đối với vận mệnh của cả dân tộc, quyết định con đ−ờng đi lên, quyết định
t−ơng lai, tiền đồ và khả năng phát triển của đất n−ớc.
Hệ thống chính trị cơ sở n−ớc ta chia thành bốn cấp nh− là bốn phân hệ của
một hệ thống: Cấp trung −ơng, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung −ơng), cấp
huyện (quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh) và cấp xã (ph−ờng, thị trấn). Các phân
hệ này có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau trong cùng một hệ thống,
nh−ng mỗi cấp đều có vai trò, vị trí và chức năng riêng với t− cách là một bộ phận
cấu thành hệ thống chính trị cơ sở cả n−ớc.
Hệ thống chính trị cơ sở cấp xã (ph−ờng, thị trấn) đ−ợc gọi là hệ thống
chính trị cơ sở cấp cơ sở. Đó là cấp gần dân nhất, tồn tại trên một phạm vi không
gian rộng lớn nhất, thực thi các nhiệm vụ cụ thể nhất, bao quát hầu hết mọi lĩnh
vực hoạt động của đời sống xã hội, do vậy cũng phức tạp và quan trọng nhất. Hệ
thống chính trị cơ sở ở cơ sở vững mạnh là tiền đề cho sự vững mạnh của hệ thống
chính trị cơ sở cả n−ớc, bảo đảm cho sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện và có hiệu
lực, hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở cả n−ớc. Hệ thống chính trị cơ sở cấp cơ
sở yếu kém là nguy cơ nẩy sinh những t− t−ởng lệch lạc, những việc làm sai trái,
những tiêu cực và tệ nạn xã hội, làm hạn chế sự phát triển đi lên của đất n−ớc,
tạo cơ hội cho các lực l−ợng chống đối hoạt động xâm hại đến t− t−ởng, lối sống và
đe dọa cuộc sống bình th−ờng của nhân dân. Với vị trí, vai trò nh− vậy, việc
nghiên cứu, làm rõ thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở cấp cơ sở,
đồng thời tìm ra các giải pháp khả thi, hữu hiệu nhằm củng cố, phát triển, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nó là việc làm cần thiết, quan trọng và cấp
bách trong quá trình đổi mới ở n−ớc ta hiện nay.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Nguyễn Văn Thủ 37
Trong khuôn khổ của Đề tài khoa học độc lập cấp nhà n−ớc "Nghiên cứu một
số vấn đề nhằm củng cố, tăng c−ờng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội ở n−ớc ta hiện nay", h−ớng tới các mục tiêu trên, chúng tôi đã có
cuộc điều tra Xã hội học về hệ thống chính trị cơ sở ở cơ sở. Cuộc điều tra tiến hành
từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 2 năm 2002, tại Cần Thơ, Bắc Giang, Lào Cai, Hà
Tĩnh, Quảng Ngãi và Hải Phòng, bao quát ba miền của đất n−ớc và có các địa
ph−ơng tiêu biểu cho các khu vực đô thị, đồng bằng và miền núi; với tổng số phiếu
hợp lệ và đ−a vào xử lý là 1.058, bao gồm 748 phiếu điều tra đối t−ợng cán bộ cơ sở
và 310 phiếu điều tra đối t−ợng nhân dân.
Trong bài này chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề về thực trạng, chủ yếu là
những khó khăn, v−ớng mắc trong hoạt động hiện nay của hệ thống chính trị cơ sở ở
cơ sở, tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất các biện pháp tháo gỡ, thông qua kết quả
điều tra 748 đối t−ợng là cán bộ cấp cơ sở.
1. Nhận xét chung về chất l−ợng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở cơ sở
hiện nay. Cuộc điều tra đ−a ra 6 mức độ nhận định, đánh giá để xin ý kiến các đối
t−ợng điều tra và kết quả ở bảng sau:
STT Đánh giá Tỷ lệ có ý kiến
1 Nói chung là tốt 68,58%
2 Tuy có một số hạn chế, nh−ng có thể khắc phục đ−ợc 68,18%
3 Có một số hạn chế, nh−ng đang đ−ợc chấn chỉnh và đang có chiều h−ớng tốt 52,81%
4 Có một số mặt hoạt động tốt, nh−ng còn nhiều biểu hiện lệch lạc, cần chấn chỉnh 32,35%
5 Hoạt động kém hiệu quả, cần sửa đổi 20,45%
6 Ch−a tốt lắm, còn nhiều hạn chế, khó khắc phục 17,25%
Với bảng số liệu trên có thể nhận xét rằng, về cơ bản các đối t−ợng đ−ợc
thăm dò cho rằng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở cơ sở hiện nay "tuy có
một số hạn chế nhất định, nh−ng nói chung là tốt". Những hạn chế ấy là "có thể
khắc phục đ−ợc, đang đ−ợc chấn chỉnh và cũng đang có chiều h−ớng tốt". Nhận
định này đ−ợc đa số cán bộ cơ sở đồng tình. Bên cạnh nhận xét cơ bản trên, tuy
không phải là số đông, nh−ng với 32,25% cán bộ cơ sở đ−ợc điều tra cho rằng "còn
có những biểu hiện lệch lạc, cần chấn chỉnh"; 20,45% cho rằng "hoạt động kém
hiệu quả, cần sửa đổi" và 17,25% cho rằng hoạt động ch−a tốt lắm, còn nhiều hạn
chế, khó khắc phục đối với hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, chí ít là tại các
địa bàn điều tra. Điều này dẫn đến việc tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn,
v−ớng mắc hiện nay trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở cấp cơ sở, góp
phần nâng cao chất l−ợng hoạt động của hệ thống.
2. Một số khó khăn, v−ớng mắc trong hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở
hiện nay là gì?
Một là, về vấn đề cán bộ: Đáng kể nhất là vấn đề "trình độ, năng lực của
cán bộ còn nhiều hạn chế". Tỷ lệ xác nhận hiện t−ợng này t−ơng đối cao. Sự hạn
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ... 38
chế về trình độ, năng lực cán bộ còn đ−ợc khẳng định rõ hơn khi có 30,61% cán bộ
đ−ợc thăm dò cho rằng "có nhiều việc họ không biết xử lý nh− thế nào". Khó khăn
trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở cơ sở không chỉ đơn thuần là vấn đề
trình độ và năng lực cán bộ, mà còn ở tính tiền phong g−ơng mẫu, liên quan đến
phong cách, phẩm chất cán bộ. Điều này gợi lên từ con số: 52,01% cho rằng "có
một số cán bộ lãnh đạo địa ph−ơng không thật sự đi sâu, đi sát quần chúng". Một
điểm đáng l−u ý nữa, tuy số l−ợng ng−ời có ý kiến này không cao nh−ng cũng là
một yếu tố quan trọng làm hạn chế sức chiến đấu của hệ thống chính trị cơ sở cơ
sở, gây khó khăn cho hoạt động của cá nhân, tổ chức tại địa ph−ơng, đó là sự mất
đoàn kết nội bộ (19,65%).
Hai là, về vấn đề điều kiện, ph−ơng tiện làm việc: Xếp hàng thứ 3 trong số
những khó khăn, v−ớng mắc hiện nay của hệ thống chính trị cơ sở cơ sở là vấn đề
điều kiện, ph−ơng tiện làm việc. Có 77,14% cho rằng điều kiện, ph−ơng tiện làm việc
của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở hiện nay còn thiếu thốn nhiều,
trong đó đáng l−u ý (tuy số l−ợng không cao) là có 35,83% cho rằng những điều kiện
tiên quyết nh− thông tin, văn bản chỉ đạo từ cấp trên đ−a xuống nhiều khi cũng
không kịp thời và đầy đủ. Đây là yếu tố vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ
quan. Khách quan đối với từng cán bộ, bởi tự bản thân họ không thể tự tạo, tự lo cho
mình những điều kiện, ph−ơng tiện để làm việc đ−ợc. Là chủ quan, bởi điều này hoàn
toàn có thể khắc phục đ−ợc nếu có sự quan tâm đúng mức của Nhà n−ớc và các cấp
chính quyền.
Ba là, về vấn đề hoàn cảnh khách quan của xã hội: Những khó khăn khách
quan đối với hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở cấp cơ sở hiện nay là "điều kiện
kinh tế - xã hội của địa ph−ơng còn nhiều khó khăn" (với 86,5% số ng−ời thừa nhận)
và "trình độ dân trí và sự hiểu biết pháp luật của dân còn nhiều hạn chế" (với 78,74%
thừa nhận). Điều này cũng ảnh h−ởng đến mặt bằng trình độ chung của đội ngũ cán
bộ cơ sở, đồng thời cũng ảnh h−ởng đến hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình
của số cán bộ này (với tỷ lệ không nhỏ: 50,13%).
Bốn là, về công tác lãnh đạo, điều hành, hoạt động: Ngoài những khó khăn
xuất phát từ điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội, các lý do chủ quan là khá rõ nét.
Không chỉ có khó khăn về trình độ, hoàn cảnh, năng lực, phẩm chất, tính tiên phong
g−ơng mẫu của cán bộ mà còn sự quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, giúp đỡ của cấp
trên. Theo kết quả điều tra, số ng−ời cho rằng "sự quan tâm của cấp trên ch−a kịp
thời, th−ờng xuyên" là 54,01% và "thiếu phối hợp, đồng bộ khi xử lý công việc" là
44,12%. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi thực hiện cơ chế thị tr−ờng xã hội chủ
nghĩa, khi b−ớc vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khối l−ợng công việc của
cán bộ trong Hệ thống chính trị cơ sở tăng lên rất nhiều và đó là lý do khiến 44,12%
số cán bộ đ−ợc thăm dò cho rằng "có quá nhiều việc cần xử lý". Đây cũng đ−ợc xem
nh− một khó khăn trong hoạt động của họ. Khó khăn này vừa thể hiện trình độ, năng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Nguyễn Văn Thủ 39
lực của cán bộ, vừa thể hiện sự hạn chế trong quản lý, điều hành hệ thống chính trị
cơ sở hiện nay.
Năm là, một số khó khăn, v−ớng mắc khác: Cái khó khi tiến hành công việc cụ
thể của cán bộ cũng là vấn đề cần quan tâm. Một mặt, bản thân ng−ời cán bộ chủ
chốt, nh− đã nói trên, có những mặt hạn chế nhất định về trình độ, năng lực và khả
năng bố trí thời gian công tác; mặt khác số cán bộ giúp việc cho họ cũng hạn chế về
trình độ, năng lực. Số cán bộ giúp việc này không phải là do dân bầu, mà do cấp cơ sở
tuyển dụng. Các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng và thực tế việc áp dụng các quy
định về tuyển dụng còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số thanh niên có trình độ không
đ−ợc nhận vào làm việc, trong khi đó, những ng−ời giúp việc lại yếu về năng lực,
trình độ. Số ng−ời đ−ợc thăm dò thừa nhận khó khăn này là 54,81%. Đây là khó khăn
phổ biến nhất đối với cá nhân những ng−ời cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị
cơ sở cơ sở hiện nay.
Thứ hai, "có nhiều việc muốn giải quyết dứt điểm nh−ng không giải quyết
đ−ợc", do v−ớng mắc về cơ chế, do lề lối làm việc, do những mối quan hệ ràng
buộc xã hội nông thôn. Với tỷ lệ ng−ời đ−ợc thăm dò thừa nhận là 54,41%, khó
khăn này đứng hàng thứ 2 trong số các khó khăn có tính cá nhân của cán bộ cơ
sở, thể hiện tính đặc thù của các mối quan hệ dòng họ, làng xã, nông nghiệp,
nông thôn hiện nay. Sự quá tải cũng đang là một gánh nặng cho cá nhân. Sự
phân cấp của huyện (quận) xuống xã (ph−ờng) hiện nay có nhiều bất hợp lý,
thêm vào đó các nhiệm vụ giao cho cán bộ cấp cơ sở theo quy định của pháp luật
cũng thật nặng nề, dẫn đến có 49,47% số ng−ời đ−ợc thăm dò cho rằng sự quá tải
trong công việc hiện nay đang là cái khó khăn của họ. Ngoài những khó khăn do
công việc quá tải nói trên, còn có 23,53% cán bộ hiện nay thừa nhận rằng cái khó
khăn của họ là vì quần chúng không ủng hộ và 21,52% cho rằng họ có khăn vì
tập thể lãnh đạo không ủng hộ (21,52%). Tuy số có khó khăn này không cao
nh−ng rất đáng l−u ý. Lẽ th−ờng, khi có khó khăn, v−ớng mắc sẽ nẩy sinh nhu
cầu tháo gỡ, các số liệu thể hiện sự khó khăn, nếu đem đối chiếu với những kiến
nghị của cán bộ sẽ thấy ra đ−ợc mức độ tin cậy của các con số.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến những khó khăn, v−ớng mắc nói trên?
Có sáu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, v−ớng mắc nói trên,
đó là quy định không rõ ràng, sự phối hợp thiếu đồng bộ, chặt chẽ, trình độ năng lực
cán bộ còn hạn chế, điều kiện, ph−ơng tiện làm việc còn thiếu và đặc biệt là thiếu sự
quan tâm, hỗ trợ của cấp trên và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Trên thực tế, các
khó khăn, v−ớng mắc có sự ràng buộc lẫn nhau. Do trình độ, năng lực hạn chế có thể
dẫn đến vi phạm các quy định hoặc lúng túng trong lãnh đạo, điều hành; điều kiện,
ph−ơng tiện khó khăn tất yếu làm hạn chế chất l−ợng hoạt động. Do vậy, trong số
những nguyên nhân kể ra sau đây, có những nguyên nhân đồng thời là những khó
khăn đã nói ở trên. Kết quả tổng hợp cho thấy nguyên nhân dẫn đến những khó
khăn, v−ớng mắc trên nh− sau:
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ... 40
STT Nguyên nhân Tỷ lệ ng−ời có ý kiến
1 Trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế 83,02%
2 Thiếu thông tin, ph−ơng tiện và điều kiện 62,57%
3 Thiếu quan tâm, hỗ trợ của cấp trên 55,61%
4 Một số quy định ch−a rõ ràng, thiếu, khó thực hiện 49,20%
5 Quan hệ phối hợp giữa đảng, chính quyền, đoàn thể ch−a chặt chẽ, hợp lý 46,79%
6 Thiếu sự đồng tình ủng hộ của nhân dân 31,15%
Có thể nhận thấy đáng kể nhất là vấn đề trình độ, năng lực của cán bộ. Có
83,02% cho rằng trình độ, năng lực cán bộ là nguyên nhân làm hạn chế chất l−ợng hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở ở cơ sở. Trình độ cán bộ hiện diện nh− một khó khăn
(đã nói trên), cũng đồng thời là nguyên nhân làm cho các khó khăn, v−ớng mắc khác trở
nên khó khăn, v−ớng mắc hơn, mà cái sâu xa của nó chính là vấn đề đào tạo, bồi d−ỡng
cán bộ. Một công việc mới, một tình hình mới, những yêu cầu, đòi hỏi mới đẻ ra nhu cầu
cấp thiết về đào tạo, bồi d−ỡng. Đào tạo, bồi d−ỡng không đáp ứng đ−ợc yêu cầu, đây
thực sự là nguyên nhân làm cho các khó khăn ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân thứ hai là thiếu ph−ơng tiện, điều kiện làm việc, với số ng−ời
thừa nhận là 62,57%. Đây là một thực tế, nh−ng ch−a đ−ợc các cấp chính quyền quan
tâm đúng mức, đặc biệt về vấn đề thông tin với t− cách là điều kiện tiên quyết để
hoạt động hiệu quả.
Xếp thứ 3 trong số nguyên nhân là vấn đề sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, với
55,61% số ng−ời thừa nhận. Khi trình độ còn hạn chế, khi có nhiều công việc còn ch−a
biết làm nh− thế nào, khi có quá nhiều công việc cần phải làm, lại thêm những khó khăn
về hoàn cảnh bản thân và gia đình, nói chung cán bộ cấp cơ sở rất cần sự hỗ trợ, quan
tâm giúp đỡ của cấp trên, cụ thể là cấp huyện (quận). Tuy nhiên, những quy định về thủ
tục phê duyệt cho vay vốn, quy hoạch đất đai ở một số huyện không những không tạo
điều kiện hỗ trợ cho cấp cơ sở, ng−ợc lại là gây khó khăn thêm cho cơ sở. Con số 55,61%
không thể không thành vấn đề trong trách nhiệm của cấp huyện (quận) đối với cơ sở.
Xếp thứ 4 trong số những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, v−ớng mắc
là do "một số quy định về thể chế ch−a rõ, ch−a đủ, dẫn đến những khó khăn, v−ớng
mắc trong thực hiện". Tỷ lệ thừa nhận vấn đề này là 49,2%. Đây là một thực tế khách
quan, chúng ta còn thiếu nhiều luật, văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh
nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật
trong các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, về đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, các chế độ, chính sách −u tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, cứu đói giảm
nghèo, ...đã đ−ợc Nhà n−ớc ban hành, nh−ng sự h−ớng dẫn thực hiện nhiều khi
không đồng bộ, chậm, thêm vào đó là năng lực, trình độ có phần hạn chế của cán bộ
cơ sở, đã trở thành nguyên nhân làm họ không nắm đ−ợc đầy đủ, thực hiện đôi khi
còn lúng túng, không triệt để và dễ vi phạm..
Các nguyên nhân khác nh− "sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể
thiếu chặt chẽ, có chỗ ch−a hợp lý", đứng hàng thứ 5, với 46,79% số ng−ời thừa nhận
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Nguyễn Văn Thủ 41
và "thiếu sự đồng tình ủng hộ của nhân dân", đứng hàng cuối cùng, với 31,15% số
ng−ời thừa nhận.
4. Giải pháp nào để khắc phục v−ớng mắc, khó khăn nói trên?
Theo kết quả điều tra:
STT Giải pháp Tỷ lệ đề xuất
1 Nâng cao năng lực trình độ cán bộ 92,51%
2 Tăng thêm phụ cấp cho cán bộ 85,83%
3 Đổi mới cách quản lý, điều hành công việc 69,65%
4 Quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ, quan hệ công tá c của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể 62,97%
5 Cải tiến chế độ bầu cử và bổ nhiệm cán bộ 54,55%
Có thể phân ra thành 2 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về công tác cán bộ và
nhóm giải pháp về tăng c−ờng thể chế.
Về công tác cán bộ: Tr−ớc hết đó là giải pháp về đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ.
Phù hợp với nhận định về tình hình và nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn,
v−ớng mắc tại các cơ sở hiện nay, số đông cán bộ đ−ợc thăm dò, với tỷ lệ áp đảo
92,51% và với sự nhất quán trong tất cả các tỉnh, đã đề xuất giải pháp: "nâng cao
trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở". Điều này dẫn đến việc xem xét kỹ về chất l−ợng,
ph−ơng pháp và hiệu quả công tác đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ cơ sở trong thời gian
qua. Cần có sự thay đổi lớn về nội dung, cách làm để có hiệu quả sát thực với yêu cầu
công việc hiện nay của cán bộ cơ sở. Các nội dung không thiết thực, không phù hợp
với khả năng nhận thức của số đông cần l−ợc bỏ và tăng c−ờng sự hiểu biết về luật
pháp, kỹ năng quản lý, về quy trình và các b−ớc tiến hành công việc cụ thể cho cán
bộ cơ sở. Một đề xuất nữa cũng về cán bộ, đó là việc cải tiến, tăng chế độ phụ cấp cho
cán bộ cơ sở. Chế độ phụ cấp cho cán bộ hiện nay ch−a hợp lý và cũng ch−a thỏa
đáng, tuy tổng kinh phí của Trung −ơng và các địa ph−ơng chi phí cho khoản này là
khá lớn. Số ng−ời đề xuất giải pháp này là 85,83%, một tỷ lệ đáng kể.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ, năng lực và tăng chế độ phụ cấp, số đông
(54,55%) còn đề nghị cải tiến chế độ bầu cử để lựa chọn đ−ợc một đội ngũ có chất
l−ợng cao hơn. Đây là đề xuất hợp lý, phù hợp với 2 đề xuất trên.
Về vấn đề tăng c−ờng thể chế: Một trong những hiện t−ợng đáng l−u ý hiện
nay tại cơ sở là sự phân công công việc không đều, xu h−ớng chung là tập trung việc
cho Bí th−, Chủ tịch, trong khi đó có một số cán bộ khác có ít việc làm (tuy vẫn có chế
độ phụ cấp cao). Hơn nữa, có hiện t−ợng chồng chéo và bao biện, làm thay (sự trùng
lắp về cơ bản giữa các nghị quyết của cấp ủy đảng cơ sở và Hội đồng nhân dân cùng
cấp là một ví dụ cụ thể). Những hiện t−ợng này là thực tế cần giải quyết. Giải pháp ở
đây là "quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác cũng nh− chế độ
làm việc của các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể của hệ thống chính trị cơ
sở". Giải pháp này đã đ−ợc sự đồng tình của 62,97% số ng−ời đ−ợc thăm dò.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_kho_khan_han_che_trong_hoat_dong_cua_he_thong_chinh_t.pdf