Một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận

Tôm bị bệnh chết kèm theo dấu hiệu đỏ thân ở tôm chân trắng xuất hiện với tần suất gặp khá cao vào thời điểm chuyển mùa (40,38%). Đồng thời, bệnh xuất hiện chiếm tỷ lệ cao hơn vào mùa mưa so với mùa khô (28,84 và 17,30%). Trong khi đó chỉ 7 hộ trong số 52 hộ có tôm bị chết đỏ cho biết bệnh xuất hiện quanh năm. Bệnh chết đỏ ở tôm chân trắng có tần suất gặp cao vào thời gian có sự chuyển biến nhiệt độ của môi trường tại Ninh Thuận. Dựa vào biến đổi thời tiết, khí hậu ở Ninh Thuận, chúng ta có thể nhận định rằng, bệnh này đã xuất hiện với tần suất cao vào thời gian có nhiệt độ mát mẻ do mưa nhiều (mùa mưa) hay do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (giao mùa mưa-khô), đây là giai đoạn có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm ở Ninh Thuận. Từ đó có thể thấy rằng, mùa vụ có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh chết đỏ ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm ở Ninh Thuận. Vì vậy, người nuôi cần chọn mùa vụ nuôi thích hợp để phòng tránh và giảm thiệt hại do bệnh này gây ra.

pdf4 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC MỘT SỐ BỆNH NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NINH THUẬN COMMON AND SERIOUS DISEASES IN GROWN-OUT PONDS OF WHITE SHRIMP Litopenaeus vannamei IN NINH THUAN PROVINCE Đặng Thị Đoan Trang1, Lê Thành Cường2, Phạm Quốc Hùng3 Ngày nhận bài: 22/6/2015; Ngày phản biện thông qua: 06/9/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận. Nghiên cứu được thực hiện trên 30 hộ nuôi ở 3 huyện là Ninh Phước, Ninh Hải và Thuận Nam trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy có 4 bệnh gây chết cao và thường gặp ở tôm chân trắng nuôi tại đây đó là: Hội chứng chết sớm (EMS: Early Mortality Syndrome)/Hoại tử gan tụy cấp (AHPNS: Acute Hepato Pancreatic Necrosis Syndrome), bệnh chết đỏ (đỏ thân, đốm trắng), bệnh phân trắng (đường ruột) và bệnh đục cơ. Kết quả điều tra cho thấy tác nhân gây ra các bệnh trên là do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Từ khóa: tôm chân trắng Litopenaeus vannamei, bệnh nguy hiểm thường gặp, Ninh Thuận ABSTRACT The aim of the study was to determine the common and serious diseases in grown-out ponds of white shrimp (Litopenaeus vannamei) in Ninh Thuan province. The questionnaires were randomly distributed to 30 farms in three shrimp cultured districts of Ninh Phuoc, Ninh Hai and Thuan Nam. We concluded that there were 4 kinds of the common and serious diseases in cultured white shrimp as: Early Mortality syndrome (EMS)/Acute Hepato Pancreatic Necrosis Syndrome (AHPNS), red death (red body and white spot), white feces (gut disease) and white muscle disease. The pathogens were confirmed as bacteria, viruses and parasites. Keywords: white shrimp, common and serious diseases, Ninh Thuan 1 ThS. Đặng Thị Đoan Trang, 2 ThS. Lê Thành Cường, 3 TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) là đối tượng nuôi phổ biến và phát triển tại tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, gần đây nghề nuôi tôm chân trắng tại đây gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh bùng phát gây tổn thất nghiêm trọng. Các bệnh nguy hiểm như đốm trắng (White Spot Syndrome Virus - WSSV), đầu vàng (Yellow head virus - YHV), hội chứng gan tụy thường được ghi nhận trong các đợt dịch bệnh xảy ra trong các năm gần đây trên cả tôm sú và tôm chân trắng đã gây tổn thất nghiêm trọng về mặt kinh tế cho người nuôi tôm của tỉnh này [1], [2]. Từ thực tế đó, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04/2013 đến tháng 12/2013 tại 3 huyện nuôi tôm chân trắng trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận đó là Ninh Phước, Ninh Hải và Thuận Nam. Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu (điều tra cơ bản), 30 hộ nuôi (phân bổ theo bảng 1) được điều tra ngẫu nhiên tình hình xuất hiện bệnh giai đoạn 2010-2012, để chọn ra Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65 các bệnh nguy hiểm thường gặp; sau đó, điều tra dịch tễ được tiến hành trên các bệnh đã được chọn: thông qua phần mềm Epi Info 6, số lượng mẫu cần cho nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên từ dữ liệu các hộ nuôi được cung cấp bởi cơ quan quản lý. Cụ thể, 95 người trực tiếp nuôi tôm chân trắng thuộc các huyện: Ninh Phước (31 hộ nuôi), Ninh Hải (32 hộ nuôi) và Thuận Nam (32 hộ nuôi) được phỏng vấn trực tiếp. Thời điểm điều tra được thực hiện vào tháng 4, 5, 8, 9, 12 năm 2013. Các số liệu sau đó đã được mã hóa và tổng hợp bằng phần mềm Excel và các yếu tố nguy cơ có liên quan tới bệnh ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm đã được phân tích bằng phần mềm dịch tễ Epi-Info 6. Bảng 1. Phân bổ phiếu điều tra cơ bản (n= 30) STT Địa điểm điều tra Số hộ điều tra (hộ) Tỷ lệ (%) Huyện Xã Thôn 1 Ninh Hải (n=17) Hộ Hải Lương Cách 5 5,26 Phương Cựu 2 2,11 Hộ Diêm 2 2,11 Tân Hải Gò Thao 1 1,05 Thủy Lợi 1 1,05 Gò Đền 3 3,16 Khánh Hải (Thị trấn) 3 3,16 2 Thuận Nam(n=8) Phước Dinh Từ Thiện 3 3,16 Sơn Hải 4 4,21 Vĩnh Trường 1 1,05 3 Ninh Phước (n=5) An Hải Nam Cường 2 2,11 Hòa Thanh 3 3,16 Tổng 30 31,59 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tình hình xuất hiện bệnh trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm Bảng 2. Tình hình xuất hiện bệnh giai đoạn 2010-2012 (n=30 hộ) STT Tên hội chứng/bệnh 2010 2011 2012 Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) 1 Hội chứng chết sớm (EMS) 1/30 3,33 7/30 23,33 26/30 86,67 2 Chết đỏ (đỏ thân, đốm trắng) 4/30 13,33 9/30 30,00 12/30 40,00 3 Phân trắng (đường ruột) 1/30 3,33 4/30 13,33 7/30 23,33 4 Đục cơ 4/30 13,33 6/30 20,00 14/30 46,67 5 Nấm trên bạt 1/30 3,33 0/30 0,00 1/30 3,33 6 Còi 0/30 0,00 0/30 0,00 1/30 3,33 7 Vàng thân 0/30 0,00 0/30 0,00 1/30 3,33 8 Thối đuôi 0/30 0,00 0/30 0,00 1/30 3,33 9 Nấm thân 0/30 0,00 1/30 3,33 1/30 3,33 10 Xuất huyết 0/30 0,00 0/30 0,00 1/30 3,33 11 Đỏ đuôi 0/30 0,00 1/30 3,33 0/30 0,00 12 Đen mang 0/30 0,00 0/30 0,00 1/30 3,33 Kết quả cho thấy có 12 bệnh xuất hiện từ năm 2010 đến năm 2012, trong đó, 4 bệnh: Hội chứng chết sớm (EMS)/hoại tử gan tụy cấp (AHPNS), chết đỏ (đỏ thân, đốm trắng), phân trắng (đường ruột) và đục cơ là những bệnh có tần suất và tỷ lệ xuất hiện là cao nhất trong 12 bệnh xuất hiện trong ao tôm chân trắng ở tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, theo báo cáo của Chi cục thú y tỉnh, sự xuất hiện của bệnh Hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) trên tôm chân trắng vẫn còn tiếp diễn trong các năm 2012, 2013, 2014 và cho đến hiện nay. Diện tích bị nhiễm bệnh AHPNS lần lượt là 417, 85 ha; 79, 82 ha và 117, 9 ha trong các năm 2012, 2013 và 2014. Trong năm 2013, theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh, sự bùng phát và chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả của AHPNS, đã làm cho diện tích Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG thả nuôi tôm toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 75 % so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, sự xuất hiện của các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận vẫn còn đang tiếp diễn và gây thiệt hại cho người nuôi. 2. Các bệnh nguy hiểm thường gặp Bảng 3. Các bệnh nguy hiểm thường gặp Tên hội chứng bệnh Các dấu hiệu chính nhận dạng các bệnh Mùa vụ xuất hiện Tác nhân nghi ngờ Tác hại (%) Hội chứng chết sớm (EMS) Gan tụy sưng to sau đó teo lại, tôm bỏ ăn và gan tụy bị nhũn, tôm chết khi còn rất nhỏ 30-45 ngày sau khi thả Quanh năm Vi khuẩn 50-100 Chết đỏ (đỏ thân, đốm trắng) Tôm ăn tăng trong 2 ngày, toàn cơ thể chuyển màu hồng, xuất hiện đốm trắng, bỏ ăn, ruột rỗng, chết tấp bờ Mùa mưa Virus 70-100 Phân trắng (đường ruột) Ruột rỗng không có thức ăn, gan teo và có màu trắng, tôm chậm lớn, thải phân trắng Giao mùa khô và mùa mưa Vi khuẩn 30-50 Đục cơ Gan bình thường, đôi khi cong thân, 1 vài đốt cơ gần và giữa đuôi bị đục Mùa khô Ký sinh trùng 5-10 Các bệnh nguy hiểm thường gặp được người nuôi mô tả có dấu hiệu như sau: Hội chứng chết sớm (EMS): gan tụy sưng to sau đó teo lại, tôm bỏ ăn và gan tụy bị nhũn, tôm chết khi còn rất nhỏ 30-45 ngày sau khi thả. Những mô tả này rất giống với mô tả về EMS được đưa ra bởi Tổng cục Thủy sản (2013) do tác nhân vi khuẩn gây ra và hiện đang gây tổn thất nghiêm trọng cho người nuôi tôm thẻ trên nhiều địa phương của cả nước. Bệnh chết đỏ (đỏ thân, đốm trắng): tôm ăn tăng mạnh trong 2 ngày, toàn cơ thể chuyển màu hồng, xuất hiện đốm trắng, bỏ ăn, ruột rỗng, chết tấp bờ. Những dấu hiệu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Sudha và cộng sự (1998) là bệnh do tác nhân virus gây ra với tỷ lệ chết cao và nguy hiểm. Bệnh phân trắng (đường ruột): ruột rỗng không có thức ăn, gan teo và có màu trắng, tôm chậm lớn, thải phân trắng và bệnh thường xuất hiện khi môi trường có biến động, đặc biệt vào lúc giao mùa. Người nuôi cho rằng tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn vì có thể dùng kháng sinh để giảm tỷ lệ chết và có thể nuôi tiếp tục đến cỡ thu hoạch. Những mô tả về dấu hiệu bệnh cũng có nét tương đồng với các bệnh do vi khuẩn Vibriosis [3]. Bệnh đục cơ: gan bình thường, đôi khi cong thân, một vài đốt cơ gần và giữa đuôi bị đục; những mô tả này giống với bệnh hoại tử cơ do IMNV [4]. Tuy nhiên tỷ lệ chết ở đây được người nuôi cho biết là rất thấp <10% và chết rải rác. Từ đó, chúng tôi cho rằng tác nhân gây bệnh đục cơ ở đây không phải là do virus. Bên cạnh đó, Tangprasittipap và cộng sự (2013) và Tourtip và cộng sự (2009) đã phát hiện ra rằng trùng hai tế bào cũng là tác nhân gây bệnh trên tôm chân trắng và cũng có biểu hiện trắng bông ở các đốt của tôm như mô tả của người nuôi. Do đó, chúng tôi nghi ngờ bệnh đục cơ ở tôm chân trắng có thể do ký sinh trùng gây ra. 3. Một số kết quả điều tra dịch tễ các bệnh nguy hiểm thường gặp Trong các bệnh nguy hiểm thường gặp từ kết quả điều tra cơ bản tại tỉnh Ninh Thuận (bảng 3), hai bệnh AHPNS/EMS và chết đỏ là những bệnh gây tác hại rất nặng nề cho người nuôi. Thông qua điều tra dịch tễ, chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Bảng 4. Tần suất ao nuôi tôm chân trắng bị AHPNS/EMS (n=95 ao) Ao bệnh Ao không bệnh Số ao Tỷ lệ (%) Số ao Tỷ lệ (%) Ao đất 25 26,32 12 12,63 Ao cát 40 42,11 18 18,94 Như vậy, tôm chân trắng nuôi trên ao cát có tỷ lệ mắc bệnh AHPNS/EMS cao hơn tôm nuôi trên ao đất (bảng 4). Tôm bệnh thể hiện giảm ăn rồi bỏ ăn, hay tăng cường tiêu thụ thức ăn trong vài ngày rồi mới bỏ ăn. Chúng cập mép/dạt bờ ao, ruột rỗng và yếu, hiện tượng chết xuất hiện sau 7-10 ngày Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67 kể từ khi biểu hiện bệnh lý trong ao. Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng thường tập trung chủ yếu ở gan tụy, với hiện tượng gan tụy bị teo và dai. Trong một chu kỳ nuôi tôm chân trắng thương phẩm, sự bùng phát và gây tác hại của bệnh bắt gặp ở tháng nuôi thứ 2 (từ 30 đến 60 ngày nuôi) với tần suất cao, 37/49; chiếm tỷ lệ là 75,52% các trường hợp bị bệnh trong năm 2010, các trường hợp còn lại chia đều cho 2 giai đoạn trước 30 ngày nuôi (6/49, chiếm 12,24%) và sau 60 ngày nuôi (6/49, chiếm 12,24%). Bệnh này xảy ra ở giai đoạn 30-60 ngày nuôi, thường gây tác hại lớn vì lúc này kích cỡ tôm còn nhỏ, nếu thu hoạch ngay gây thua lỗ lớn; còn nếu không thu ngay, tôm trong ao cũng chết đến 70-100% trong vòng 3-7 ngày. Bảng 5. Tần suất gặp của bệnh AHPNS/EMS ở các giai đoạn khác nhau trong 1 vụ nuôi năm 2013 Các chỉ tiêu theo dõi 60 ngày Tần suất gặp 6/49 37/49 6/49 Tỷ lệ (%) 12,24 75,52 12,24 Bảng 6. Tần suất gặp của bệnh chết đỏ ở các mùa trong năm 2013 Chỉ tiêu theo dõi Mùa mưa(tháng 9-11) Mùa khô (tháng 12- 9) Giao mùa (mùa mưa sang khô) Quanh năm Tần suất gặp 15/52 9/52 21/52 7/52 Tỷ lệ (%) 28,84 17,30 40,38 13,46 Tôm bị bệnh chết kèm theo dấu hiệu đỏ thân ở tôm chân trắng xuất hiện với tần suất gặp khá cao vào thời điểm chuyển mùa (40,38%). Đồng thời, bệnh xuất hiện chiếm tỷ lệ cao hơn vào mùa mưa so với mùa khô (28,84 và 17,30%). Trong khi đó chỉ 7 hộ trong số 52 hộ có tôm bị chết đỏ cho biết bệnh xuất hiện quanh năm. Bệnh chết đỏ ở tôm chân trắng có tần suất gặp cao vào thời gian có sự chuyển biến nhiệt độ của môi trường tại Ninh Thuận. Dựa vào biến đổi thời tiết, khí hậu ở Ninh Thuận, chúng ta có thể nhận định rằng, bệnh này đã xuất hiện với tần suất cao vào thời gian có nhiệt độ mát mẻ do mưa nhiều (mùa mưa) hay do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (giao mùa mưa-khô), đây là giai đoạn có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm ở Ninh Thuận. Từ đó có thể thấy rằng, mùa vụ có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh chết đỏ ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm ở Ninh Thuận. Vì vậy, người nuôi cần chọn mùa vụ nuôi thích hợp để phòng tránh và giảm thiệt hại do bệnh này gây ra. IV. KẾT LUẬN Có 4 bệnh nguy hiểm và thường gặp ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận đó là: Hội chứng chết sớm (EMS)/Hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) và phân trắng (đường ruột) do tác nhân vi khuẩn; bệnh chết đỏ (đỏ thân, đốm trắng) do virus và bệnh đục cơ là do ký sinh trùng gây ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Khắc Lâm, 2010. Ngiên cứu bệnh teo gan trên tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận và đề xuất các giải pháp phòng bệnh tổng hợp. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. 2. Dư Ngọc Tuân, 2011. Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. Tiếng Anh 3. Lightner D.V, 1996. A handbook of shrimp pathology and diagnostic procedures for diseases of cultured Penaeid shrimp. Published by World Aquaculture aociety- Section 3 –Viral diseases, p. 125. 4. OIE, 2009. Infectious Myonecrosis-IM, Manual of Diagnostic tests for Aquatic animals. OIE, Paris, p. 96-104. 5. Sudha P.M., C.V. Mohan, K.M. Shankar And A. Hegde, 1998. Relationship between White Spot Syndrome Virus infection and clinical manifestation in Indian cultured penaeid shrimp. Aquaculture, 167, p. 95-101. 6. Tangprasittipap A., Srisala J., Chouwdee S., Somboon M., Chuchird N., et al., 2013. The microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei is not the cause of white feces syndrome in whiteleg shrimp Penaeus (Litopenaeus) vannamei. BMC Vet Res 9:139. 7. Tourtip S., Wongtripop S., Stentiford D.G., Bateman S.K., Sriurairatana S., Chavadej J., Sritunyalucksna K., Withyachumnarnkul B., 2009. Enterocytozoon hepatopenaei sp.nov. (Microsporida: Enterocytozoonida), a parasite of the black tiger shrimp Penaeus monodon (Decapoda: Penaeidae): Fine structure and phylogenetic relationships. Journal of Invertebrate Pathology 102:21-29. Website 8. Tổng cục Thủy sản, 2013. Vài nét về tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam. san-viet-nam/b-nuoi-trong/vai-net-ve-tinh-hinh-nuoi-tom-chan-trang-tren-the-gioi-va-viet-nam/, Số ra ngày 29/08/2013. Cập nhật ngày 01/05/2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_benh_nguy_hiem_thuong_gap_tren_tom_chan_trang_litopen.pdf
Tài liệu liên quan