Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của tỉnh Ninh Thuận

Trong giới hạn của bài báo này, nghiên cứu còn một số hạn chế cần tiếp tục được giải quyết ở các nghiên cứu sau. Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng mô hình DEA nên kết quả ước lượng chỉ số hiệu quả vẫn chưa tách được sai số ngẫu nhiên. Các nghiên cứu kế tiếp có thể áp dụng kỹ thuật bootstrap đã được phát triển rất mạnh trong phần mềm R để giải quyết vấn đề này. Thứ hai, nghiên cứu sử dụng thước đo hiệu quả hướng tâm của Farrel (1957) nên kết quả là các đầu vào có khả năng cắt giảm (mà đầu ra không đổi) cùng một tỉ lệ. Để tránh vấn đề “không dễ cắt giảm các đầu vào cố định” nghiên cứu này đã quy đổi các đầu vào biến đổi của sản xuất về cho 1 ha mặt nước sử dụng trong mô hình phân tích. Các nghiên cứu kế tiếp có thể sử dụng các thước đo và mô hình ước lượng hiệu quả tốt hơn, ví dụ mô hình hàm khảng cách [8]. Thứ ba, phát thải ô nhiễm môi trường, còn được gọi là đầu ra không mong muốn, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm cần được nội sinh hóa vào quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH CỦA TỈNH NINH THUẬN EFFICIENCY ANALYSIS OF INPUT UTILIZATION FOR INTENSIVE WHITE-LEG SHRIMP AQUACULTURE IN NINH THUAN PROVINCE Lê Kim Long1, Lê Văn Tháp1 Ngày nhận bài: 08/4/2016; Ngày phản biện thông qua: 20/8/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017 TÓM TẲT Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (còn gọi là hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu vào) cho các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Ninh Thuận trong năm 2014 bằng phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, các yếu tố đầu vào biến đổi của sản xuất có thể giảm xuống 20,7% trong khi vẫn duy trì được đầu ra không đổi. Do vậy, không thả giống quá dày và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thức ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề nuôi tôm Ninh Thuận. Hơn nữa, việc mở rộng diện tích nuôi và rút ngắn thời gian nuôi trong năm có ảnh hưởng tích cực, quan trọng, đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào. Cuối cùng, chất lượng của các chương trình tập huấn kỹ thuật của các cơ quan khuyến nông cũng như các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nghề nuôi cần được xem xét lại một cách cẩn trọng để hướng đến một nghề nuôi tôm bền vững cho Ninh Thuận. Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng thâm canh, Ninh Thuận, DEA ABSTRACT The study adopts Data Envelopment Analysis (DEA) method to analyse effi ciency in input utilisation (so-called technical effi ciency with input orientation) in intensive white-leg shrimp farming in Ninh Thuan province in 2014. The results indicate that, on average, variable inputs of production can be reduced by 20.7%, yet still maintaining a constant output. Therefore, effective management of stocking and feeding is very important for the development of Ninh Thuan’s white-leg shrimp aquaculture. In addition, expanding farm area and shortening culture time in the year of operation are also important for effi ciency improvement in input utilization. Finally, it is suggested that the quality of technical training courses and government’s credit policies for aquaculture should be re-assessed for a sustainable shrimp aquaculture in Ninh Thuan. Keywords: technical effi ciency, intensive white-leg shrimp farming, Ninh Thuan, DEA 1 Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 2001, tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu trở thành đối tượng nuôi quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vùng duyên hải, Việt Nam. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với diện tích nuôi gia tăng nhanh chóng từ 13.455 hec-ta năm 2005 tới 22.192 hec-ta năm 2010 [6]. Năm 2012, diện tích nuôi đã đạt 38.169 ha với sản lượng 177.817 tấn. Đặc biệt, theo dữ liệu của VASEP, trong năm 2012, mặc dù diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ chiếm 5,9% diện tích nuôi thủy sản cả nước nhưng 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 sản lượng đạt tới 27,3% tổng sản lượng nuôi cả nước [5]. Ninh Thuận là tỉnh cực nam của miền Trung, Việt Nam với diện tích tiềm năng để nuôi tôm nước lợ khoảng 1.000 hec-ta (ha). Nghề nuôi tôm ở Ninh Thuận bắt đầu với con tôm sú từ những năm 1990 với hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu phát triển ở Ninh Thuận đầu những năm 2000. Trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, Ninh Thuận là địa phương có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn. Năm 2005, UBND tỉnh Ninh Thuận chính thức cho phép đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi thử nghiệm tại khu vực nuôi tôm thuộc dự án nuôi tôm trên cát xã An Hải, huyện Ninh Phước, sau đó được nhân rộng tại hai vùng dự án nuôi tôm trên cát An Hải và vùng dự án nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải kể từ đầu năm 2006 theo Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận [4]. Ngay từ khi triển khai, đối tượng tôm thẻ chân trắng đã được nhiều người dân hưởng ứng chuyển đổi nhờ những ưu điểm vượt trội của nó so với tôm sú như: dễ sinh sản và thuần dưỡng; có thể nuôi ở mật độ cao, yêu cầu hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú, chúng có thể nuôi được ở nhiều loại thủy vực khác nhau. Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản thì từ năm 2006 đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2006 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận là 159 ha, năm 2008 diện tích nuôi là 600 ha, năm 2010 diện tích nuôi là 811 ha và đến năm 2011 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây là 984 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh khoảng 850 ha [4]. Trong những năm qua, do lợi nhuận từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao nên diện tích nuôi ngày càng gia tăng không theo quy hoạch của địa phương và của ngành. Diện tích nuôi gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát và lây lan. Đây cũng chính là hệ quả của việc quản lý chưa chặt chẽ, trình độ của người nuôi còn hạn chế, nhất là kỹ thuật quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi v.v, làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa thật sự phát triển bền vững. Mặc dù lợi nhuận của nghề nuôi tôm mang lại tuy có cao nhưng thiếu tính ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ [1, 4]. Thế giới đã và đang dịch chuyển mô hình phát triển từ “kinh tế nâu, brown economy” sang “kinh tế xanh, green economy” [17] . Đây là bước chuyển tiếp cần thiết để từng bước tiến tới sự phát triển bền vững. Trong điều kiện dân số thế giới gia tăng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là một chủ đề được nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách trên thế giới quan tâm. Farrel, năm 1957, là người đầu tiên xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết này [10]. Hiện tại, có hai cách tiếp cận phân tích chính là Data Envelopment Analysis (DEA), còn gọi là cách tiếp cận phi tham số, được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự năm 1978; và Stochastic Frontier Analysis (SFA), hay là cách tiếp cận tham số, được phát triển bởi Battese và Coelli năm 1995 [7, 8]. Ưu điểm chính của DEA so với SFA là không phải tìm kiếm và giả thiết dạng hàm cho công nghệ sản xuất, và vì thế, thường đơn giản trong tính toán và không phải thực hiện các kiểm định với yêu cầu rất chặt chẽ (thường không phải lúc nào cũng thỏa mãn) về giả thiết nhiễu của mô hình. Nhược điểm chính của phương pháp DEA là không tách được nhiễu ngẫu nhiên ra khỏi kết quả tính toán [9]. Việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào của các đơn vị sản xuất nhằm đề xuất các chính sách phát triển bền vững đã và đang được áp dụng rất rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm. Cả hai cách tiếp cận Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39 phân tích DEA và SFA đều có những ưu, nhược điểm riêng và được áp dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu của ngành nuôi trồng thủy sản [11,16]. Dù vậy, hiện có rất ít các nghiên cứu theo các cách tiếp cận này cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt nam khi tính bền vững đang là một câu hỏi quan trọng, đặc biệt đối với nghề nuôi tôm [15]. Các nghiên cứu tiêu biểu về nuôi tôm trên thế giới sử dụng cách tiếp cận phân tích DEA có thể kể đến như: Matinez & Lueng, năm 2003, cho nghề nuôi tôm của Mexico và Nguyen & Fisher, năm 2014, cho nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam [13,15]. Để đơn giản trong tính toán và phân tích, cách tiếp cận phân tích DEA được lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu này. Mục tiêu của bài viết là: phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của nghề khai nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của Ninh Thuận, với bộ dữ liệu thu thập cho năm sản xuất 2014, nhằm đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và các hộ nuôi nhằm từng bước phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững ở Ninh Thuận. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm về hiệu quả (Effi ciency) Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào (inputs) đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó [9]. Hiệu quả = Đầu ra /Đầu vào 2. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất (Technical effi ciency with input orientation) Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định [9]. Phương pháp DEA Farrel (1957) là người đầu tiên xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết này và sau đó được Charnes, Cooper, và Rhodes phát triển vào năm 1978 với tên gọi là DEA như sau [7, 9, 10]: Giả sử một nghề sản xuất đơn giản sử dụng 2 yếu tố đầu vào x1, x2 để sản xuất ra 1 đầu ra q được trình bày như hình vẽ dưới đây. Đường biên SS’ là đường biên giới hạn của sản xuất, nghĩa là để sản xuất được một đơn vị sản lượng đầu ra thì (i) miền không gian phía tay trái của đường SS’ là miền không gian không khả thi; (ii) miền không gian nằm bên tay phải của đường SS’ là miền sản xuất khả thi trong thực tế. Như vậy, các đơn vị sản xuất trong thực tế nằm trên đường SS’ là có sự kết hợp tốt nhất, tiết kiệm nhất các yếu tố đầu vào của sản xuất nên được xem là các đơn vị sản xuất đạt được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đạt 100%. Vì vậy C và D là những đơn vị sản xuất đạt hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, A và B là những đơn vị sản xuất chưa đạt hiệu quả. Mức hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất A được đo lường khoảng cách OA’/OA và nhỏ hơn 1. Tương tự, sự không hiệu quả của B được trình bày bởi khoảng cách OB’/OB và nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là các đơn vị sản xuất A và B có thể giảm sử dụng 2 đầu vào đối với A là từ A đến A’, và B là từ B đến B’ mà không giảm đầu ra. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Dữ liệu nghiên cứu 1.1. Địa bàn và qui mô nghiên cứu Đối tượng khảo sát là các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của tỉnh Ninh Thuận trong năm sản xuất 2014. Tổng số hộ nuôi 40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 trong tổng thể là 442 và mẫu nghiên cứu là 102, chiếm tỷ lệ 23% trên tổng thể. 1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi được cung cấp bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, sau đó rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập để chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ nuôi. 2. Mô hình và phương pháp phân tích dữ liệu Các nghiên cứu trước đây trong nghề nuôi trồng thủy sản ở các nước đang phát triển áp dụng phương pháp phân tích DEA, ví dụ như Lê Kim Long và Đặng Hoàng Xuân Huy (2015); Nguyen & Fisher (2014) và Alarm (2011), thường lựa chọn cách tiếp cận tối thiểu hóa đầu vào với đầu ra không đổi vì: (i) các hộ nuôi ở các nước đang phát triển thường có nguồn lực đầu vào tài chính có hạn; (ii) các hộ nuôi dễ kiểm soát đầu vào hơn nhiều so với đầu ra; và (iii) việc sử dụng lãng phí đầu vào trong nghề nuôi, đặc biệt là thức ăn và kháng sinh, hóa chất đang thách thức nghiêm trọng tính bền vững của các nghề nuôi [1, 8, 13]. Do vậy, bài viết này cũng thực hiện đo lường hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào trong khi vẫn duy trì được mức đầu ra không đổi. Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật thuần túy nên mô hình DEA sẽ xem xét trường hợp năng suất biến đổi theo quy mô (variable return to scale – VRS) [9]. Mô hình toán cụ thể cho bài toán DEA_VRS với định hướng đầu vào như sau: Giả sử rằng có N hộ nuôi tôm thẻ chân trắng và sử dụng K yếu tố đầu vào. Đối với hộ nuôi thứ i (i = 1, 2,, N), dữ liệu đầu vào và đầu ra được biểu diễn bằng các véc tơ cột là xi và yi . Dữ liệu cho tất cả các hộ nuôi được biểu diễn bởi ma trận K*N yếu tố đầu vào, X, và véc tơ cột đầu ra Y. Khi đó, mô hình toán cho hộ nuôi thứ i là: TEj(X,Y) = min θj θj, λ với các ràng buộc: n Yj Xλ; λ > 0; ∑ λj = 1 (1) j = 1 TEj là thước đo vô hướng của hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi thứ i và có giá trị thuộc [0, 1]. Do vậy, để phân tích sự ảnh hưởng của các đặc điểm sản xuất của nông hộ đến hiệu quả kỹ thuật, hồi quy tobit thường xuyên được áp dụng cho mô hình phân tích sau [7]: TEj = ßZj + εj (2) Trong đó, TEj là chỉ số hiệu quả kỹ thuật tính toán từ (1); Zj là véc tơ các đặc điểm sản xuất của nông hộ, ß là véc tơ các tham số được ước lượng và εj là sai số ngẫu nhiên. Phần mềm thống kê R được sử dụng để ước lượng kết quả. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thống kê mô tả các biến dùng trong phân tích Tiếp theo Lê Kim Long và Đặng Hoàng Xuân Huy (2015); Nguyen & Fisher (2014), và Alarm và các cộng sự (2011), nghiên cứu này sử dụng 5 biến đầu vào biến đổi chủ yếu (chiếm phần lớn chi phí biến đổi) của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Ninh Thuận là [6, 2,15]: giống, thức ăn, lao động, hóa chất năng lượng cho mỗi ha trong năm sản xuất 2014, 01 biến đầu ra là sản lượng tôm thu hoạch trên một ha trong năm cho mô hình DEA_VRS ở (1). Trên cơ sở tổng lược của Sharma & Lueng năm 2003; Iliyasu và các cộng sự năm 2014 và Nguyen & Fisher năm 2014; cũng như đặc điểm của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận, các đặc điểm sản xuất của nông hộ được lựa chọn cho mô hình phân tích (2) gồm [11, 15, 16]: (i) diện tích trang trại nuôi tôm; (ii) vay nợ là biến giả với biến có giá trị là 1 nếu hộ có vay nợ, và có giá trị là 0 nếu hộ không vay nợ; (iii) thời gian nuôi là số ngày hộ nuôi tôm trong năm; (iv) kinh nghiệm là số năm mà chủ hộ tham gia nghề nuôi; (v) tập huấn là biến giả với giá trị bằng 1 nếu hộ đã từng được tập huấn Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41 kỹ thuật bởi các cơ quan nhà nước, và giá trị bằng 0 nếu chưa được tập huấn; (vi) học vấn cũng là biến giả và có giá trị bằng 1 nếu chủ hộ đã học từ trung cấp trở lên, và giá trị là 0 nếu chưa. Bảng 1 mô tả thống kê tất cả các biến sử dụng trong nghiên cứu này. Bảng 1. Một số giá trị thống kê của các biến dùng trong phân tích Tên biến Đơn vị tính Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Mô hình hàm sản xuất Sản lượng đầu ra (y) Kg/ha 29.930,69 11.345,63 5.260,00 50.010,00 Đầu vào (x) Giống (x1) 1000 con/ha 4.323,73 1.829,58 500,00 9.900,00 Thức ăn (x2) Kg/ha 46.465,69 20.814,28 6.300,00 87.300,00 Lao động (x3) Số giờ/ha 7.562,93 2.908,29 2.316,00 13.714,00 Hóa chất (x4) Kg/ha 105,56 55,55 9,50 321,30 Năng lượng (x5) Kw/ha 379.926,54 231.735,31 25.320,00 932.224,00 Đặc điểm sản xuất nông hộ Diện tích trang trại (Z1) Ha 0,85 0,69 0,3 6 Vay nợ (Z2) Dummy 0,75 - 0 1 Thời gian nuôi (Z3) Ngày nuôi/năm 224,80 61,18 55 330 Kinh nghiệm (Z4) Năm 11,31 4,10 4,0 24 Tập huấn kỹ thuật (Z5) Dummy 0,67 - 0 1 Học vấn (Z6) Dummy 0,23 - 0 1 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Bảng 1 cho thấy một số đặc trưng cơ bản của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Ninh Thuận. Các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận có diện tích nuôi bình quân đạt 0,85 ha, lớn nhất là 6 ha và nhỏ nhất là 0,3 ha, với độ lệch chuẩn là 0,69. Kinh nghiệm tham gia nuôi trồng thủy sản của chủ hộ bình quân đạt 11,31 năm, lớn nhất là 24 và nhỏ nhất là 4 năm. Năng suất tôm bình quân cho mỗi ha trong năm 2014 đạt 29.930,69 kg, lớn nhất là 50.010 và nhỏ nhất là 5.260 kg với độ lệch chuẩn là 11.345. Thời gian nuôi bình quân trong năm 2014 của mỗi hộ là 224,80 ngày, nhỏ nhất là 55 ngày và lớn nhất là 330 ngày. 2. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp DEA Kết quả tính toán hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào được trình bày như ở Bảng 2. Bảng 2. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận 2014 Chỉ tiêu TEVRS 1. Tổng số hộ nuôi trong mẫu 102 2. Các hộ nuôi đạt hiệu quả (TE = 1) 15 4. Mức hiệu quả trung bình 0,793 5. Phân nhóm mức hiệu quả Số hộ Tần số (%) 0,4 – 0,5 5 4,9 0,5 – 0,6 7 6,9 0,6 - 0,7 13 12,7 0,7 - 0,8 26 25,5 0,8 - 0,9 23 22,5 0,9 - 0,1 13 12,7 1,0 15 14,8 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 Qua bảng 2, hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tỉnh Ninh Thuận biến động từ 0,4 đến 1,0 với giá trị trung bình là 0,793 và có phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn; trong đó, 14,8% số hộ nuôi đạt hiệu quả 100%. Kết quả này cho thấy, bình quân, các đầu vào biến đổi hiện tại của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Ninh Thuận có thể giảm xuống 20,7% trong khi vẫn duy trì được đầu ra không đổi. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đối tương đồng với kết quả của Alarm năm 2014 đối với nghề nuôi cá ba sa thâm canh ở Bangladesh [6]; và có xu hướng đạt được hiệu quả cao hơn kết quả của Nguyen & Fisher năm 2014 tính toán cho nghề nuôi tôm (nhiều giống và loại hình nuôi) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long [15]. Trong năm sản xuất 2014, với bình quân số vụ nuôi trong năm của mẫu là 2,18, từ dữ liệu Bảng 1, hai chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng đối với các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận là [14]: (i) mật độ thả giống bình quân là ((4.323,73*1000)/2,18))/10000 = 166 con/m2; (ii) hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) bình quân là (46.465,69/29.930,69) = 1,53 lần, tức mức sử dụng thức ăn là 1,53 kg để tạo ra được 1 kg thành phẩm tôm. Với kết quả mức hiệu quả kỹ thuật trung bình là 79,3% cho thấy rằng, bình quân, hộ nuôi chỉ nên thả mật độ nuôi mỗi vụ là 166*0.793 = 132 con/m2 và FCR chỉ nên sử dụng ở mức 1,53*0,793 = 1,21 lần. Điều này, không chỉ giúp các hộ tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất (thức ăn chiếm khoảng 50% chi phí biến đổi) mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi lượng phát thải ô nhiễm của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu do thức ăn tạo ra. Kết tiếp, với kết quả tính toán và dạng phân phối của hiệu quả kỹ thuật được trình bày ở Bảng 2, mô hình hàm hồi quy Tobit được lựa chọn và áp dụng để phân tích các đặc điểm sản xuất và nông hộ ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận như sau [7]: Bảng 3. Mô hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Giá trị t Giá trị p Hệ số chặn 0,9650 0,0958 10,075 0,000 Diện tích trang trại 0,1090* 0,0402 2,710 0,006 Thời gian nuôi -0,0007* 0,0002 -2,434 0,014 Kinh nghiệm -0,0048 0,0044 -1,091 0,275 Vay nợ -0,0527 0,0393 -1,341 0,179 Tập huấn kỹ thuật 0,0256 0,0347 0,739 0,460 Học vấn -0,0371 0,0438 -0,847 0,397 * Mức ý nghĩa 5% Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Kết quả ở Bảng 3 cho thấy hai biến diện tích trang trại và thời gian nuôi ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận với mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, thứ nhất, kết quả cho thấy nếu diện tích trang trại nuôi tôm càng lớn thì hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào càng cao. Lí do là các trang trại nuôi tôm càng lớn càng có xu hướng được hưởng lợi từ đặc trưng kinh tế của quy mô sản xuất [7]. Thứ hai, nếu thời gian nuôi trong năm càng dài thì sự phi hiệu quả càng lớn. Kết quả này có thể giải thích bởi hai lí do: (i) các hộ nuôi kéo dài chu kỳ nuôi hơn mức cần thiết sẽ tốn nhiều đầu vào nhưng tôm không lớn nhiều nữa [7]; (ii) các nông hộ với thời gian nuôi dài trong năm có xu hướng sử dụng đất quá mức và vì thế sẽ phải đối diện với rủi ro lây lan dịch bệnh và ô nhiễm. Alarm năm 2011 và Nguyen & Fisher năm 2014 cũng tìm thấy mối quan hệ này [6, 15]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43 Lê Kim Long & Phạm Thị Thanh Bình năm 2016 đã khuyến cáo rằng sự phát thải ni-tơ từ thức ăn nuôi tôm đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất đáng kể tới khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ ở Quảng Ngãi [3]. Lui & Sumaila năm 2010 ước lượng mức độ ô nhiễm do phát thải ni-tơ từ thức ăn trong nghề nuôi cá hồi đã làm năng suất nuôi cá hồi thiệt hại tới 3,5% [12]. Tiếp theo, mức độ ảnh hưởng của các biến còn lại đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào đều không có ý nghĩa thống kê dù ở mức ý nghĩa 10%. Dù vậy, có hai vấn đề cũng cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn. Thứ nhất, biến tập huấn kỹ thuật dù có tác động dương nhưng không có ảnh hưởng đủ mạnh đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào của nông hộ. Nguyen & Fisher năm 2014 cũng tìm thấy kết quả tương tự đối với nghề nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long [15]. Thứ hai, có tới 75% hộ gia đình nuôi tôm có vay nợ (Bảng 1), và hiện tại, vay nợ đang có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kỹ thuật dù tác động là chưa đủ ý nghĩa thống kê (ở mức 10%). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận DEA (VRS) đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận trong năm sản xuất 2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu đầu ra không đổi, các đầu vào biến đổi của sản xuất có thể giảm xuống 20,7%. Như vậy, bình quân, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Ninh Thuận nên thả giống với mật độ 132 con/m2 và nuôi với FCR bình quân là 1,21 lần. Mô hình phân tích hồi quy Tobit cho thấy, để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào thì việc mở rộng diện tích nuôi và rút ngắn thời gian nuôi trong năm có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, các chính sách về đất cho nghề nuôi tôm cũng như các chính sách để quản lý thời gian nuôi trong năm như: quy hoạch vùng nuôi, mùa nuôi, xử lý chất thải và thông tin thị trường là rất cần thiết. Cuối cùng, chất lượng của các chương trình tập huấn kỹ thuật của các cơ quan khuyến nông cũng như các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nghề nuôi trồng thủy sản của Nhà nước cần được xem xét lại để hướng đến một nghề nuôi tôm bền vững cho Ninh Thuận. Trong giới hạn của bài báo này, nghiên cứu còn một số hạn chế cần tiếp tục được giải quyết ở các nghiên cứu sau. Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng mô hình DEA nên kết quả ước lượng chỉ số hiệu quả vẫn chưa tách được sai số ngẫu nhiên. Các nghiên cứu kế tiếp có thể áp dụng kỹ thuật bootstrap đã được phát triển rất mạnh trong phần mềm R để giải quyết vấn đề này. Thứ hai, nghiên cứu sử dụng thước đo hiệu quả hướng tâm của Farrel (1957) nên kết quả là các đầu vào có khả năng cắt giảm (mà đầu ra không đổi) cùng một tỉ lệ. Để tránh vấn đề “không dễ cắt giảm các đầu vào cố định” nghiên cứu này đã quy đổi các đầu vào biến đổi của sản xuất về cho 1 ha mặt nước sử dụng trong mô hình phân tích. Các nghiên cứu kế tiếp có thể sử dụng các thước đo và mô hình ước lượng hiệu quả tốt hơn, ví dụ mô hình hàm khảng cách [8]. Thứ ba, phát thải ô nhiễm môi trường, còn được gọi là đầu ra không mong muốn, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm cần được nội sinh hóa vào quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2012. Báo cáo tóm lược về Quy hoạch thủy sản Việt Nam tới 2020 và tầm nhìn 2030. Hà Nội, Việt Nam. 44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 2. Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy, 2015. Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các ao nuôi tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 40(2): 7-14. 3. Lê Kim Long, Phạm Thị Thanh Bình, 2016. Phân tích khả năng sinh lợi của nghề nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí KHCN Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, 2: 32-40. 4. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Thuận, 2013. Quy hoạch thủy sản Ninh Thuận đến 2020, Ninh Thuận, Việt Nam. 5. VASEP, 2013. Báo cáo về xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 và dự báo năm 2013. Hà Nội, Việt Nam. Tiếng Anh 6. Alarm, F., 2011. Measuring technical, allocative and cost effi ciency of pangas (Pangasius hypophthalmus, Sauvage 1878) fi sh farmers of Bangladesh. Aquaculture Research, 42(10): 1487-1500. 7. Battese, G. E., & Coelli, T. J., 1995. A model for technical ineffi ciency effects in a stochastic frontier production function for panel data. Empirical economics, 20(2): 325-332. 8. Charnes, A., Cooper, W. W., & Rhodes, E., 1978. Measuring the effi ciency of decision making units. European Journal of Operational Research, 2(6): 429-444. 9. Charnes, A., Cooper, W. W., Lewin, A. Y., & Seiford, L. M. (Eds.), 2013. Data envelopment analysis: Theory, methodology, and applications. Springer Science & Business Media. 10. Farrell, M. J., 1957. The measurement of productive effi ciency. Journal of the Royal Statistical Society, 120(3): 253-290. 11. Iliyasu, A., Mohamed, Z. A., Ismail, M. M., Abdullah, A. M., Kamarudin, S. M., & Mazuki, H., 2014. A review of production frontier research in aquaculture, 2001–2011. Aquaculture Economics & Management, 18(3): 221-247. 12. Liu, Y., & Sumaila, U. R., 2010. Estimating pollution abatement costs of salmon aquaculture: a joint production approach. Land Economics, 86(3): 569-584. 13. Martinez, C, F. J., & Leung, P., 2004. Sustainable aquaculture and producer performance: measurement of environmentally adjusted productivity and effi ciency of a sample of shrimp farms in Mexico. Aquaculture, 241(1): 249-268. 14. NACA, 2011. Application of Business Management Principles in Small Scale Aquaculture. pbworks.com/w/page/33326179/Application%20of%20Business%20Management%20Principles%20in%20 Small%20Scale%20Aquaculture. 15. Nguyen, K. T., & Fisher, T. C., 2014. Effi ciency analysis and the effect of pollution on shrimp farming in the Mekong river delta. Aquaculture Economics & Management, 18(4): 325-343. 16. Sharma, K. R., & Leung, P., 2003. A review of production frontier analysis for aquaculture management. Aquaculture Economics & Management, 7(1–2): 15-34. 17. UNEP, 2011. Towards a green economy: Pathways to sustainable development and poverty eradication - A synthesis for policy makers. United Nations Environment Programme.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_su_dung_cac_yeu_to_dau_vao_cho_nghe_nuoi.pdf
Tài liệu liên quan