Môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp

Sau quá trình lao động, người lao độngcần được phục hồi lấy lại thăng bằng sinh lý, sinh hóa, Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý Chế độ nghĩ ngơi giải trí, luyện tập phục hồi chức năng Các chế độ chăm sóc y tế,vấn đề xã hội.

ppt87 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS.BS.TRƯƠNG SƠNA. KHÁI NIỆM: Môi trường lao động là môi trường nơi con người tiến hành các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuấtI.Các yếu tố tác hại nghề nghiệp: 1. Định nghĩa: -Yếu tố tác hại nghề nghiệp là những yếu tố có trong quá trình sản xuất, điều kiện nơi làm việc. Có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động.Tất cả các yếu tố, điều kiện tại nơi làm việc của người lao động Một số yếu tố cần được quan tâm: - Yếu tố vi khí hậu - Yếu tố vật lý - Yếu tố hoá học - Yếu tố sinh học - Bụi : hữu cơ, vô cơ, vi sinh - Các yếu tố Ergonomie - Tâm sinh lý lao động a. Vi khí hậu: Nơi sản xuất là tổng hợp: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, vận tốc không khí tại nơi làm việcNhiệt độ: + Vi khí hậu nóng: nhiệt độ ≥ 320C (lao động nhẹ 340C, lao động nặng 300C). Khi nhiệt độ cao hơn cho phép sẽ ảnh hưởng: thần kinh trung ương (cảm giác mệt mỏi, Kém nhạy cảm, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, say nóng, say nắng dẫn đến tử vong.+ Vi khí hậu lạnh: dưới 180C, độ ẩm cao tốc độ gió lớn dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể người lao động, rối loạn thần kinh trung ương, gây co mạch cảm lạnh, viêm tĩnh mạch, thấp khớp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm loét dạ dàyBức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là các tia nhiệt phát ra từ nguồn các vật nóng và được các vật thể nơi làm việc hấp thụ làm nóng lên môi trường làm việcTốc độ gió: Nơi làm việc lưu thông không khí kém dễ làm tích tụ chất độc nơi làm việcĐộ ẩm cao: Thường gặp ở nơi có nhà xưởng thấp, không thông thoáng hoặc các nghề như chế biến thủy sản, đông lạnhĐộ ẩm không khí cao làm độc chất dễ phân giải, hòa tan làm cho niêm mạc đường hô hấp để giữ lại chất độc. Ngoài ra còn làm mồ hôi khó bốc hơi gây tăng thân nhiệt, mệt mỏi b.Yếu tố vật lý:Ánh sáng: - Mỗi ngành nghề, cần có độ chiếu sáng khác nhau. môi trường có độ chiếu sáng thấp, sẽ gây cảm giác mệt mỏi, giảm thị lực dẫn đến cận thị, có thể loạn thị, thao tác không chính xác, giảm năng xuất lao động, dễ gây tai nạn lao động, giảm tuổi thọ nghề nghiệp. -Môi trường có độ chiếu sáng quá cao: ảnh hưởng mắt như gây chói mắt, tổn thương võng mạc, màng tiếp hợp.Tiếng ồn: - Do các loại máy móc thiết bị có công suất lớn phát ra. Các máy móc sử dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các thiết bị có quá trình nghiền, đập, dệt, gò, hàn, cán thép. - Làm ảnh hưởng sức khỏe: tổn thương thính giác, gây điếc nghề nghiệp, gây mệt mỏi, suy nhược thần kinh, làm gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, khả năng tập trung bị chi phối, dễ phát sinh bệnh tâm thần.Rung chuyển:Nguyên nhân- Sử dụng dụng cụ cầm tay, dụng cụ rung với tần số từ 250 đến 1500 lần/ phút, sự rung chuyển nhanh và dữ dội làm tổn thương trực tiếp ở xương cổ tay.- Công việc mài, đánh bóng, sử dụng máy cưa: rối loạn mạch các ngón tay.Điện từ trường: Gây tác hại lên sức khỏe, ảnh hưởng lên hệ thần kinh, huyết áp và tim mạch.Áp suất: Những người thợ lặn thường xuyên gặp tình trạng thay đổi áp suất nên có khả năng bị tổn thương tiền đình, thủng màng nhỉ và các sinh hóa huyết họcẢnh hưởng đến sức khỏe:- Hư khớp khuỷu tay, cử động khớp khuỷu tay khó khăn nhưng không đau- Hư khớp cổ tay: hóa mềm xương, kèm chứng đau nhức và hạn chế cử động- Rối loạn vận mạch: cảm giác ngón tay chết, tái nhợt lạnh. Khi cơn kịch phát đã qua, ngón tay trở nên nóng, xanh tím- Tổn thương thần kinh, cơ: teo cơ do cơ không cử động theo nhịp điệu của nó mà luôn trong tình trạng co liên tục.c. Yếu tố hóa họcNguồn phát sinh: - Các kim loại độc như: kẽm đồng, chì, asen, phát sinh từ quá trình nấu, luyện, đúc kim loại. - Các dung môi hữu cơ phát sinh từ các cơ sở in, sản xuất và sử dụng sơn, sản xuất giầy dép. - Hóa chất trừ sâu diệt cỏ phát sinh từ các cơ sở đóng chai, bao gói sản phẩm hóa chất trừ sâu.Ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe:- Nhiễm độc cấp tính: tai nạn lao động, xảy ra trong điều kiện bất ngờ, do một nồng độ lớn chất độc xâm nhập.- Nhiễm độc bán cấp tiến triển chậm hơn nhiễm độc cấp tính, do một nồng độ hóa chất nhỏ hơn xâm nhập vào cơ thể kéo dài trong thời gian từ vài giờ đến vài ngày.- Nhiễm độc mãn tính, do hóa chất xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài hàng tháng, hàng năm gây cho cơ thể, lúc đầu rối loạn sinh lý, sau đó các triệu chứng lâm sàng lần lượt xuất hiện, không cùng một lúc. Cơ chế của nhiễm độc mãn tính là chất độc xâm nhập vào cơ thể liên tục, gây tác hại từ từ, hoặc khu trú ở các bộ phận cơ thể và tích tụ dần, sau một thời gian sẽ tác động lên các cơ quan hoặc toàn thân.d.Yếu tố vi sinh vậtNguồn phát sinh - Các vi sinh vật: mầm bệnh có thể gây bệnh cho người tiếp xúc, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.- Nguồn sinh ra các sinh vật gây bệnh trong môi trường có thể từ các chất thải tiết như đờm, phân, nước tiểucủa người ốm hoặc người khỏe mang mầm bệnh , có thể từ súc vật như chó, mèo, chuột, bọthậm chí từ các chế phẩm của chúng như: thịt tươi, da, lông thú.nguyên vật liệu.Đường truyền nhiễm: qua 3 đường- Đường hô hấp: truyền trực tiếp từ người tới người, ngẫu nhiên như bệnh cúm, lao, bạch hầuHay do hít phải bụi trong đó có nước bọt người mang mầm bệnh bắn vào không khí.- Đường tiêu hóa: do ăn hoặc uống thức ăn ô nhiễm.- Đường da niêm: do vật bén nhọn, vết thương, côn trùng. Người nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trong nghề nghiệp như ngành y tế, thú y, chăn nuôi, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Hoặc do nghề nghiệp buộc phải tiếp xúc: các bộ y tế với các bệnh lây lan truyền nhiễm; các công nhân nông trại, công nhân cống rãnh dễ mắc bệnh truyền từ súc vật sang người.f. BụiKhái niệm: Bụi bao gồm các hạt rắn, nhỏ có kích thước dưới 10 m. Trong đó đáng lưu ý là bụi hô hấp có kích thước dưới 5m gây ra các bệnh phổi nghề nghiệp.Tác hại của bụi:- Các bệnh đường hô hấp: viêm họng, mũi, khí quản.- Dị ứng và những đáp ứng nhạy cảm khác: nhiều bụi thực vật như bã mía, bông, bột gạo, đay, chè, thuốc lá, gỗ là những chất dị ứng do hít phải có thể gây hen, mẫn sốt rơm hoặc ban mề đay.- Gây ung thư: Chất phóng xạ, asen và hợp chất của asen, các sợi amiăngNguồn gốc, các nghề hoặc công việc có nguy cơ tiếp xúc:- Bụi khoáng: bụi chứa silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiăng gặp trong các ngành nghề như khai thác mỏ, cơ khí luyện kim, đúc, gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng- Bụi kim loại: gặp trong khai thác mỏ, gặp trong chế biến quặng, phế liệu có chì, sản xuất sơn, sửa chữa acquy, sản xuất kim loại màu.- Các loại phụ hóa chất: rất nhiều hỗn hợp hóa chất và các loại thuốc trừ sâu trong công, nông, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm.- Bụi sinh học: như vi sinh vật, nha bào, nấm mốc gặp trong nông, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).g. Các yếu tố ergonomie và tâm sinh lý lao độngErgonomie Khi ra đời (1949) Ergonomie: yêu cầu phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động cho phù hợp với các đặc điểm hình thái, sinh lý, tâm lý của con người để lao động có năng suất, an toàn và thoải mái, gò bó căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, sức lao động. Tổ chức là một khoa học trong lao động, nếu ta tổ chức, sắp xếp không hợp lý như không vệ sinh, không trật tự, ngăn nắp sẽ làm lao động không hiệu quả, kém chất lượng, nhàm chán, gây căng thẳng, mệt mỏi dễ gây tai nạn, bệnh tật và năng suất, hiệu quả sẽ thấp. Môi trường lao động có rất nhiều yếu tố nguy cơ, có tác động xấu đến sức khỏe, gây tai nạn, gây bệnh nghề nghiệp nên ta cần phải tổ chức công việc, tổ chức sản xuất cho hợp lý, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, kiến thức vệ sinh an toàn cho người lao động để phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe nơi làm việc.Tâm sinh lý lao động Là những nghiên cứu về hoạt động thần kinh giác quan, nghiên cứu yếu tố tâm lý sản xuất và các đặc điểm tâm lý trong những quá trình lao động khác nhau và cả các yếu tố thẩm mỹ như trang trí bố trí vật thể trong môi trường lao động.1- Hút thuốc lá:Ảnh hưởng phối hợp của khói thuốc lá và các yếu tố độc hại trong môi trường lao động:Thuốc lá bị nhiễm các chất độc hại trong môi trường lao động: hóa chất trừ sâu, chì, các chất độc khác.Các hóa chất có môi trường lao động bị phân giải thành các chất độc do nhiệt (do hút thuốc lá)Tác động phối hợp hoặc cộng hưởng do môi trường lao động bị nhiễm và các chất có trong khói thuốc lá.Những tai nạn có liên quan đến hút thuốc lá như tai nạn cháy. Uống rượu trong lao động có thể gây những tác hại:Rượu có thể làm tăng quá trình hấp thụ chất độc có trong môi trường lao động.Rượu có thể tác động phối hợp hoặc cộng hưởng với hóa chất độc có trong môi trường lao động.Dễ xảy ra tai nạn lao động.Phải thực hiện các quy định về chăm sóc sức khỏe người lao động, cải thiện môi trường lao động, đo kiểm môi trường thường xuyên, lập hồ sơ vệ sinh lao động, khám sức khỏe và kiểm tra bệnh nghề nghiệp theo định kìĐồng thời phải tuyên truyền giáo dục công nhân chấp hành tốt các nội quy về vệ sinh an toàn lao động.Thực hiện tốt chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc.PHẦN II:BỆNH NGHỀ NGHIỆP -Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến người lao động. -Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. -Bệnh có thể để lại di chứng hoặc không. -Có thể phòng tránh được bệnh nghề nghiệp.HIỆN NAY CÓ 30 BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BẢO HIỂM Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quảnNhóm II: Các bệnh nhiễm độc NNNhóm III: Các bệnh do yếu tố vật lýNhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệpNhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn NN Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản1. Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp .2. Bệnh bụi phổi Atbet ( amiăng ).3. Bệnh bụi phổi bông.4. Bệnh bụi phổi talc5. Bệnh viêm phế quản mãn tính NN.6. Bệnh hen phế quản NN.7. Bệnh than nghề nghiệpNhóm 2 : Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các chất đồng đẳng benzen.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì 3. Bệnh nhiễm độc Thủy ngân,ø hợp chất thủy ngân4 . Bệnh nhiễm độc mangan5. Bệnh nhiễm độc TNT ( trinitrotoluen ).6. Bệnh nhiễm độc Asen, hợp chất Asen7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu9. Bệnh nhiễm độc Carbomonocit nghề nghiệp10.Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp Nhóm 3 : Các bệnh NN do yếu tố vật lý1. Bệnh điếc do tiếng ồn (Điếc NN)2. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ3. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp4. Bệnh rung chuyễn nghề nghiệp5. Bệnh nghề nghiệp do rung tòan thân Nhóm 4 : Các bệnh da nghề nghiệp1. Bệnh sạm da NN2.Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da chàm tiếp xúc 3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệpNhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn NNBệnh viêm gan virus nghề nghiệpBệnh lao nghề nghiệpBệnh leptospira nghề nghiệpNhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp I- Bệnh nhiễm bụi phổi silicCông việc nhiễm độc bụi phổi silic: Khoan đập, tán, nghiền sàng đá, mài đáSản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm có silic tự doCác việc liên quan đến cát, bụi cát Một số ngành nghề công việc sau tiếp xúc với amiăng:Sản xuất vật liệu xây dựng tấm lợp amiăngKhoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiang.Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiang.Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiang; làm cách nhiệt bằng amiang.Tháo dỡ các công trình xây dựng có sử dụng amiangThao tác khô với amiang trong kỹ nghệ chế tạo ximăng amiang; chế tạo các loại bộ phận má phanh ôtô, bìa giấy bằng amiang... III- Bệnh bụi phổi bông :Công việc gây bệnh: Lao động khi xé bông, chải thô, làm sợi bông, đay, gai. Làm các vật liệu nhồi trong xây dựng; làm vật liệu tẩm trong xây1- Công việc gây bệnhTiếp xúc với:Sản phẩm của động vật, côn trùng: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôiThực vật: hạt cà phê, chèEnzyme sinh học, công nghiệp xà phòng, thuốcNhựa, cao su: nhân viên y tế, sản xuất đồ chơiChế biến thuỷ sản (tôm, cua)Anhydrite: nhà máy sản xuất nhựaBụi gỗ: chế biến gỗKim loại (nickel, platinum): công nghệ kim loại nặngThuốc (penixicllin, tetraxicllin): công nghiệp hoá, dược. Khác: Formalin, hexachlorophere (sử dụng ở bệnh viện)I- Bệnh nhiễm độc do chì và các hợp chất của chì:1- Công việc gây ra bệnh khi tiếp xúc với chì: Chế biến chì và các phế liệu có chì, thu hồi chì cũ, đúc, dát mỏng chì, hàn, mạ chì, gia công các dạng vật liệu chì, điều chế và sử dụng các oxyt chì, muối chì, sử dụng các dạng sơn, men có gốc chì, xăng pha chì.1- Công việc có thể gây bệnh: Khai thác, chế biến, tinh luyện benzen, dùng benzen để chế biến dẫn xuất, dùng benzen để tẩy, rửa các dạng mỡ bám lên vật liệu, cấu kiện. Điều chế các dung môi hoà tan cao su. Pha chế vecni, sơn, men, máttit để trang trí nội, ngoại thất của ngôi nhà. Dùng benzen làm chất hoà tan nhựa thiên nhiên và tổng hợp khi pha sơn. Dùng benzen hút nước trong rượu hoặc cồn.2- Triệu chứng:Tai biến cấp tính: hôn mê, co giật.Rối loạn tiêu hoá.Hội chứng xuất huyết có thể tái phát trong năm.Thiếu máu kiểu thiểu năng tuỷ hoặc suy tuỷ.Bệnh bạch cầu.3-Phòng bệnh:Trong các nhà máy sử dụng benzen làm nguyên liệu, các máy móc vận hành bảo đảm thật kín, hoạt động tốt. Ngoài ra, còn phải thiết kế hệ thống thông hút gió. Nếu nồng độ hơi benzen cao, phải có máy hút tại chỗ, tại bàn làm việc. Số người làm việc phải giảm ở mức tối thiểu.Kiểm tra môi trường lao động: Tại các phân xưởng có benzen phải định kỳ kiểm tra nồng độ benzen trong không khí.Nhất thiết công nhân tiếp xúc với benzen phải có quần áo bảo vệ thích hợp, phải giặt giũ thường xuyên.3-Phòng bệnh (tt):Quần áo mặc thường phải để riêng. Sau khi làm việc, phảI tắm nước nóng với xà phòng.Ở một số nơi, hệ thống hút chưa bảo đảm, cần phải sử dụng các loại mặt nạ.Người ta còn lắp đặt hệ thống dẫn không khí trong sạch ngoài trời thổi vào.Cấm rửa tay bằng benzen hoặc các dung môi khác có chứa benzen.Tránh vứt lung tung hoặc sử dụng các khăn lau thấm benzen.Cấm ăn uống nơi làm việc.Công việc có thể nhiễm độc thuỷ ngân: Chưng cất thuỷ ngân, thu hồi thuỷ ngân. Sửa chữa các nhiệt kế thuỷ ngân. Dùng thuỷ ngân trong các công việc về điện. Sản xuất axit acetic, axeton. Chế biến da dùng muối thuỷ ngân. Tẩy da bằng axit thuỷ ngân. Mạ vàng, mạ thiếc, mạ đồng, khảm vàng bạc dùng thuỷ ngân hoặc muối thuỷ ngân. Làm ngòi nổ mìn bằng Eluminate thuỷ ngân. Làm đồ sứ, in hình, làm hoa nhân tạo.1- Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc mangan: Khai thác, nghiền, sàng, đóng bao và trộn khô MnO2 nhất là trong việc chế tạo pin điện, que hàn. Dùng MnO2 trong việc làm già ngói, chế tạo thuỷ tinh, thuốc màu. Nghiền và đóng bao xỉ ở lò luyện kim có MnO2.1- Công việc gây bệnh: Nhồi, nạp thuốc vào lỗ mìn. Dùng mìn gây nổ phá đá. Các việc tiếp xúc với TNT. Các nghề nghiệp tiếp xúc:- Công nhân khai thác mỏ, luyện kim màu, sản xuất pin, linh kiện điện tửI- Bệnh điếc nghề nghiệp :1- Công việc có thể gây ra bệnh: - Công nhân làm việc ở những nơi bị ồn từ 6 giờ trở lên trong một ngày và độ ồn trên 85 dB. Công việc có thể gây ra bệnh: Khai thác và chế biến quặng có chất phóng xạ. Điều chế và sử dụng các chất phóng xạ, các sản phẩm hoá học và dược có chất phóng xạ. Điều chế và áp dụng các chất phóng xạ có phát quang. Nghiên cứu và đo các tia phóng xạ và quang tuyến X trong phòng thí nghiệm. Chế tạo các máy để điều trị bằng radium và các máy quang tuyến X. Các công việc liên quan đến tia xạ trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, trong nông nghiệp, quanh khu vực hàn hồ quang, hàn hơi. Các nghề nghiệp dễ mắc bệnh:Mọi công việc thực hiện trong điều kiện áp suất cao hơn áp suất không khí: thợ lặnNhững công việc có thể gây bệnh:- Thao tác với các loại dụng cụ hơi nén cầm tay như búa, dũi, búa tán vi vê, chầy đục phá khuôn, đúc khuôn, máy khoan đá...- Sử dụng các máy chạy bằng động cơ nổ, loại cầm tay, như máy cưa, máy cắt cỏ.- Tiếp xúc với các vật gây rung chuyền theo đường tay khác như tời khoan dầu khí, mài nhẵn các vật kim loại tỳ vật mài lên đá mài quay tròn...1- Những công việc có thể gây bệnh: Công nhân sử dụng máy sàng tuyển than, lái các xe vận tải lớn, máy xúc, máy ủi, máy nâng hoặc những người đứng trên mặt sàn có nhiều độ rung. Những người lái xe với tốc độ quá cao trên những đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng hay những người điều khiển các phương tiện quá hạn sử dụng trên những đoạn đường có chất lượng không tốt cũng dễ có nguy cơ bị bệnh. I- Bệnh sạm da: Những công việc có thể gây bệnh:Trong các ngành công nghiệp hóa dầu, luyện than, nhựa than, nhựa đường, luyện kim, phim ảnh, bụi thực vật, hóa chất cao su, hơi hydro carbua, các alcoloid thuốc lá, bức xạ ion hóa hợp chất lưu huỳnh. Công việc có thể gây ra bệnh: Chế tạo accuSản xuất xi măng, đồ gốm, bột màu.Pha sơn hay pha vôi màu, men sứ, thuỷ tinh, cao su, bản kẽm, gạch chịu lửa, hợp kim nhôm.Nghề nề và phụ nề, mạ điện, mạ crôm.Triệu chứng: Dị ứng và sạm da. Các nốt dầu thường gặp lẻ tẻ một ít nốt ở mu ngón tay, rìa ngoài mu bàn tay.1- Các nghề nghiệp dễ nhiễm bệnhNgười lao động thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc lạnh hoặc vừa ẩm ướt vừa lạnh.I- Bệnh lao nghề nghiệp Các nghề nghiệp dễ nhiễm bệnh: Tiếp xúc gần gũi, kéo dài với nguồn lây. Đặc biệt là các nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao.Ngành Công an, những người làm quản giáo và theo dõi đối tượng mắc bệnh lao tại các trại giam... Các nghề nghiệp dễ nhiễm bệnh:Nhân viên y tếLeptospira Xoắn khuẩn Leptospira1- Các nghề nghiệp dễ nhiễm bệnh:Nhân viên ngành Y. Cảnh sát.Vệ sinh công nghiệp tốt, đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động: thông gió hút bụi, làm ướt, sản xuất theo quy trình kín,Nếu điều kiên có thể được: những công đoạn nhiều yếu tố độc hại cần được từng bước tự động hóa.Thay thế các nguyên vật liệu ít độc hại, hạn chế thâm chí cấm sử dụng chất độc hại.Trang thiết bị phù hợp với công việc và tầm vóc người lao động.Sắp xếp nhà xưởng gọn gàng, trật tự, ngăn nắp thuận tiện đi lại, vận chuyển. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.Tạo môi trường làm việc thoải mái về vật chất lẫn tinh thần.Tổ chức thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động.Tập huấn cho người lao động các kiến thức về môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp.Thực hiện đo đạc môi trường và khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động.Tổ chức hệ thống an toàn vệ sinh viện và sơ cấp cứu tốt.Điều dưỡng, điều trị phục hồi cho người lao động khi mắc bệnh.Chấp hành đúng các nội quy cơ quan, pháp luật Nhà nước.Sử dụng các trang bị cá nhân đầy đủ và đúng kỹ thuật.Vệ sinh, ngăn nắp nơi làm việc và thực hiện tốt các biện pháp nâng cao sức khỏe nơi làm việc như thể dục thể thao, không hút thuốc; tham gia các phong trào nâng cao cải tiến kỹ thuật tại nơi làm việc góp phần bảo vệ sức khỏe cá nhân và mọi người tại nơi làm việc.Có đầy đủ các quy trình về quản lý Nhà nước kịp thời, phù hợpKiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước, của các ngành chuyên mônTuyên truyền và tập huấn về bệnh nghề nghiệp cho mọi ngườiSau quá trình lao động, người lao độngcần được phục hồi lấy lại thăng bằng sinh lý, sinh hóa,Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lýChế độ nghĩ ngơi giải trí, luyện tập phục hồi chức năngCác chế độ chăm sóc y tế,vấn đề xã hội.Khám phát hiện BNNĐo đac tìm tác hại BNNĐ/C liên hê: TS.BS Trương SơnDĐ: 0989.872.009CQ: Trung tââm Bảo vệ Sức khoẻ Lao đđộng và Môi trường TPHCMĐ/C: 49 Bis Điện biên Phủ, P.Đa Kao, Q.1, TPHCMEmail: linhsonanh1@yahoo.comWebsite: www.suckhoemoitruonghcm.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptmtld_bnn_0818.ppt
Tài liệu liên quan